Mục Lục
Lời mở đầu
Nội Dung
I) Khái niệm và phân loại Đại diện.
1)Khái niệm .
2) Đặc điểm của quan hệ Đại diện .
3) Các hình thức Đại diện .
3.1) Đại diện theo pháp luật .
3.2) Đại diện theo ủy quyền .
3.3) So sánh 2 loại đại diện : giữa đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật .
II) Phạm vi đại diện .
1)Phạm vi đại diện
2) Trường hợp không có thẩm quyền đại diện và vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện .
III) Chấm dứt đại diện .
1 ) Chấm dứt đại diện theo pháp luật .
2 ) Chấm dứt đại diện theo ủy quyền .
IV)Kết Luận .
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8330 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích và trách nhiệm giữa người được đại diện và người thứ ba ( còn gọi là mối quan hệ gián tiếp).
-Người đại điện xác lập quan hệ với người thứ ba là nhân danh người được đại diện chứ không phải nhân danh chính họ.Do vậy người đại diện phải giới thiệu tư cách pháp lý của mình với người thứ ba để người này hiểu được hai vấn đề trước khi xác lập giao dịch đó là : thứ nhất , ai là người người trao đổi lợi ích hay chịu trách nhiệm về hậu quả của giao dịch với họ ; thứ hai là thẩm quyền của người đại diện đến đâu và đưa ra cơ sở chứng minh như hợp đồng ủy quyền hay các bằng chứng khác vv…
- Mục đích người đại diện xác lập quan hệ với người thứ ba là vì lợi ích của người được đại diện .Lợi ích và quyền lợi trong quan hệ với người thứ ba được chuyển cho người được đại diện. Vậy người đại điện có được lợi ích gì ?
Trong quan hệ đại diện theo ủy quyền , có thể họ được hưởng thù lao , tiền công theo thỏa thuận . Còn với đại diện theo pháp luật thì chỉ có nghĩa vụ theo pháp luật chứ người đại diện không được hưởng lợi ích vật chất cụ thể từ quan hệ này –Người đại diện là nhân danh người được đại diện và thẩm quyền của họ bị giới hạn trong phạm vi đại diện theo thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật nhưng họ vẫn có sự chủ động trong khi tiến hành công việc cần thiết để đạt được mục đích là vì lợi ích của người được đại diện .
3) Các hình thức Đại diện .
Đại diện có hai hình thức trong pháp luật dân sự là :
+ đại diện theo pháp luật .
+ đại diện theo ủy quyền .
3.1) Đại diện theo pháp luật .
Điều 140 , BLDS 2005 quy định : “Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc do cơ quan nhà nước quyết định”
Căn cứ để hình thành quân hệ đại diện này là do ý chí nhà nước .Pháp luật quy định mối quan hệ đại diện được xác lập dựa trên các mối quan hệ tồn tại sẵn có chứ không phụ thuộc vào ý chí hay sự định đoạt của các chủ thể .
Các chủ thể trong quan hệ đại diện theo pháp luật có thể là cá nhân , hộ gia đình , tổ hợp tác hoặc pháp nhân , bao gồm :người chưa thành niên , người được giám hộ , người bị hạn chế năng lực hành vi , pháp nhân , hộ gia đình , tổ hợp tác tương ứng với đó có những người đại diện lần lượt là cha , mẹ ; người giám hộ ;người được tòa án chỉ định ; người đứng đầu pháp nhân ; chủ hộ ; tổ trưởng .
Theo em , các chủ thể được đại diện theo pháp luật có 2 loại .Thứ nhất ,là cá nhân thì cá nhân đó phải là cá nhân không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ , chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật , người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình , người bị tòa án ra quyết định tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự .Do là đối tượng cần được pháp luật bảo vệ bởi bản thân họ không thể trực tiếp tham gia vào các giao dịch nên pháp luật phải quy định sẵn những chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi cho họ trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự . Thứ hai là các chủ thể mang tính quyên lợi công đồng , là những tổ chức nên khi tham gia vào các giao dịch dân sự bắt buộc phải thông qua người đại diện cụ thể .
Người đại diện phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ .
Các quan hệ trên có tính bền vững và ổn định được dựa trên mối quan hệ huyết thống như cha, mẹ với con chưa thành niên hay dựa trên mối quan hệ pháp lý được ghi nhận như quan hệ giám hộ hoặc dựa trên tính tồn tại ổn định của các chủ thể là tổ hợp tác , pháp nhân , hộ gia đình .
3.2) Đại diện theo ủy quyền .
Khoản 1 điều 142 BLDS quy định : “ Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện”.
Hai bên chủ thể của quan hệ đại diện theo ủy quyền đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều 143BLDS 2005 : người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đaị diện theo ủy quyền trừ trường hợp pháp luật có quy đinh giao dịch dân sự phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện .
Đại diện theo ủy quyền có hai loại : Đại diện theo ủy quyền của cá nhân và đại diện theo ủy quyền của tổ chức ( pháp nhân , tổ hợp tác , hộ gia đình , vv).
Đại diện theo ủy quyền của cá nhân , cá nhân có thể thống qua người khác để xác lập giao dịch dân sự .Người khác ở đây được hiểu là có thể là cá nhân khác hoặc pháp nhân khác . VD: A ủy quyền cho 1 người khác là B hay A có thể ủy quyền cho 1 công ty đứng ra để thực hiện xác lập giao dịch dân sự cho mình.
Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó ủy quyền cho người khác xác lập thực hiện giao dịch dân sự .
Trong vấn đề đại diện theo ủy quyền của tổ chức được quy định trong từng trường hợp khác nhau .
Khoản 1 Điều 107 BLDS2005 quy định về đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình : “ Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện cho hộ trong quan hệ dân sự”. Đại diện theo ủy quyền của tổ hợp tác là : “ Tổ trưởng tổ hợp tác có thể ủy quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ”. Như vậy đối với đại diện theo ủy quyền của tổ hợp tác và hộ gia đình thì người được ủy quyền chỉ có thể là thành viên trong hộ gia đình hay tổ hợp tác mà thôi.Còn với pháp nhân thì bộ luật dân sự không chỉ rõ phạm vi những người được ủy quyền .Nên về pháp nhân vấn đề này sẽ được điều chỉnh trong điều lệ của pháp nhân đó .
Khoản 2 , Điều 142 , BLDS 2005 quy định : “ Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận , trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản”.
Pháp luật tôn trọng ý chí của các bên trong việc lựa chọn hình thức tồn tại của quan hệ ủy quyền . Tuy nhiên hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền dưới hình thức viết tay hay có công chứng , chứng thực sẽ có nhiều lợi ích , đó là cơ sở để người đại diện có thể thể giới thiệu tư cách pháp lý của mình với người thứ ba , hay khi có xảy ra tranh chấp thì đó sẽ là bằng chứng , cớ sở để có thể giải quyết và bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể . Nếu quan hệ ủy quyền xác lập thông qua hình thức miệng thì khi xảy ra tranh chấp sẽ rất khó có cơ sở và chứng cứ để giải quyết .Như vậy căn cứ pháp lý để nhận biết quan hệ ủy quyền là hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền có công chứng , chứng thực có thể do pháp luật quy định , nếu pháp luật không quy định các bên có thể tự thỏa thuận đưa ra hình thức công chứng , chứng thực cho hợp đồng ủy quyền của mình .
3.3) So sánh 2 loại đại diện : giữa đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật .
Trước hết đại diện theo pháp luật (Điều 140 BLDS 2005: Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định) và đại diện theo ủy quyền (Khoản 1,Điều 142 BLDS 2005: Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện) đều có những điểm giống nhau cơ bản của chế độ đại diện, đó là:
Hai loại đại diện đều là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đều có khung pháp lý chung: Căn cứ xác lập, người nào là đại diện, phạm vi đại diện, chấm dứt đại diện.
Hậu quả giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập thực hiện hoặc do người xác lập thực hiện vượt quá phạm vi đại diện của đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền đều không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. (Điều 145, 146 BLDS 2005)
Mặc dù người đại diện (theo pháp luật hay theo ủy quyền) giao dịch dân sự trực tiếp vời người thứ 3 nhưng quan hệ pháp luật dân sự không phải xác lập giữa người đại diện và người thứ 3 mà là giữa người được đại diện với người thứ 3.
Người đại diện: phải thông báo cho người thứ 3 trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình; không được xác lập thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ 3 mà mình cũng là đai diện cho người đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (Khoản 4,5 Điều 144 BLDS 2005)
Đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền đều chấm dứt đối với cá nhân khi việc ủy quyền không còn cần thiết hoặc việc ủy quyền không tiếp tục thực hiện được, đối với pháp nhân khi pháp nhân chấm dứt; người đại diện hoặc người được đại diện chết. (Điều 147,148 BLDS 2005)
Sau đó đặc biệt quan trọng là những căn cứ phân biệt giữa đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền (nói cách khác là điểm khác nhau gữa chúng); chúng ta sẽ cùng xem xét từng tiêu chí của hai loại đại diện này:
Tiêu chí
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN
1,Căn cứ xác lập quan hệ đại diện
- Được xác lập do quy định của pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định (Điều 140 BLDS 2005).
- VD: Bộ trưởng Bộ GDĐT có thể quyết định một trong các phó hiệu trưởng cán bộ trường đại học làm quyền hiệu trưởng.
- Được xác lập theo sự ủy quyền,theo thỏa thuận ý chí giữa người đại diện và người được đại diện (Điều 142 BLDS 2005)
- VD: Bà A ủy quyền cho chị gái mình bà B tới cơ quan nhận tiền lương tháng hộ.
2,Người đại diện.
- Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- VD: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ;…(Điều 141 BLDS 2005)
- Người đại diện không nhất thiết phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- CM: Tại khoản 2 Điều 143 BLDS 2005 có quy định người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đaị diện theo ủy quyền trừ trường hợp pháp luật có quy đinh giao dịch dân sự phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập
3,Hình thức đại diện
- Pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
- Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.(Khoản 2 Điều 143 BLDS 2005 điều này đã được sửa đổi so với BLDS 1995)
- Tùy vào từng trường hợp mà hợp đồng có thể giản đơn hay phức tạp: bằng miệng hoặc văn bản đơn phương-giấy ủy quyền; hợp đồng ủy quyền- hành vi pháp lý đa phương (HĐUQ
: mục 12 chương XVIII BLDS 2005)
4,Phạm vi đại diện
- Người đại diện theo pháp luật có quyền thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của ngừoi được đại diện được pháp luật thừa nhận, không làm ảnh hưởng tới lợi ích của ngừoi được đại diện trừ trường hợp pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định khác.(Khoản 1 Điều 144 BLDS 2005)
- Phạm vi ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền (Khoản 3 Điều 144 BLDS 2005), người đại diện theo ủy quyền chỉ được xác lập trong khuôn khổ phạm vi đã được xác lập.
- Ngoài ra người đại diện theo ủy quyền còn phải tuân theo nội dung giao dịch (công việc ủy quyền) và thời hạn ủy quyền
.
=> Phạm vi đại diện của đại diện theo pháp luật rộng hơn phạm vi đai diện theo ủy quyền
5,Chấm dứt đại diện
Đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền nói chung đều chấm dứt khi việc đại diện không còn cần thiết hoặc không thể thực hiên được như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên chúng vẫn có những nét khác nhau riêng nổi bật ở đại diện theo ủy quyền
+ Các bên của đại diện theo ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt quan hệ đại diện.(Điểm b, Khoản 2 Điều 147 BLDS 2005: Người ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc ủy quyền và điểm b khoản 2 Điều 148 cũng tương tự như vậy).
+ Việc ủy quyền còn chấm dứt khi người ủy quyền (hoặc pháp nhân) hoặc người được ủy quyền bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.(Điểm c, Khoản 2 Điều 147 BLDS 2005 và Điểm c khoản 2 Điều 148:BLDS 2005).
+ Hậu quả pháp lý phát sinh sau khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền: người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với người được đại diện (hoặc pháp nhân ủy quyền) hoặc với người thừa kế của người được đại diện (hoặc pháp nhân thừa kế).( Điểm c, Khoản 2 Điều 147 và Điểm c khoản 2 Điều 148:BLDS 2005).
Bổ sung thêm 1 phần khác nhau đó là các chủ thể của đại diện theo ủy quyền thì đều là người có đầy đủ năng lực dân sự ( cả người đại diện và được đại diện ) chỉ trừ trường hợp đặc biệt đã trình bày ở trên .
II) Phạm vi đại diện .
1)Phạm vi đại diện .
“ Phạm vi đại diện là giới hạn quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong việc nhân danh người được đại diện xác lập và thực hiện giao dịch với người thứ ba”
Việc xác định phạm vi đại diện có những ý nghĩa pháp lý quan trọng sau đây :
+Thứ nhất , về nguyên tắc “ người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”( khoản 3, điều 1444, BLDS 2005) và qua đó mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện và người thứ ba .Thậm chí , nếu người đại diện có lỗi trong khi thực hiện việc đại diện nhưng trong phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người thứ ba thì trách nhiệm vẫn thuộc về người đại diện . Người đại diện có lỗi trong phạm vi đại diện sẽ phảo chịu trách nhiệm độc lập với người được đại diện . ( trường hợp này khác với người đại diện vượt quá phạm vi đại diện hoặc không có thẩm quyền đại diện ).
+Người thứ ba phải biết rõ về phạm vi thẩm quyền đại diện bởi họ đang xác lập, thực hiện giao dịch một cách gián tiếp với chủ thể phía bên kia trong quan hệ .
+Thứ ba, phạm vi đại diện còn là căn cứ để xem xét tính hiệu lực của một số giao dịch do người đại diện xác lập , thực hiện.
Khoản 5 Điều 144 quy định : “ Người đại diện không được xác lập , thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó , trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. VD: Ông A ủy quyền cho B mua oto cho A và ông B lại chính là người bán oto, vậy một mình B sẽ đứng về hai phía trong một quan hệ .
Liên quan đến vấn đề này thì trường hợp đối với những cá nhân không có đủ năng lực hành vi , bị tâm thần , không có khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi được pháp luật quy định người giám hộ ( là đại diện cho người được giám hộ ) có quy định để đảm bảo quyền lợi cho người được giám hộ .Tại khoản 3 , điều 69 , BLDS2005 quy định : “ Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan tới tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu , trừ trường hợp giao dịch dược thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của của người giám sát việc giám hộ”.
- Phạm vi đại diện được xác định tùy theo từng hình thức đại diện :
+ Đối với đại diện theo pháp luật :
Khoản 1 Điều 144 BLDS 2005 : “Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập , thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện”. Như vậy pháp luật cho phép người đại diện theo pháp luật có quyền chủ động tối đa trong việc chủ động lựa chọn , xác lập và thực hiện các giao dịch lien quan đến người được đại diện nhưng phải xuất phát từ lợi ích của người được đại diện. Như vậy , có nghĩa là khi có bất kì khiếu kiện thì người đại diện phải chứng minh được giao dịch đó là vì lời ích của người đại diện . Nếu có chứng minh về sự lạm quyền gây thiệt hại cho người được đại diện thì giao dịch đã xác lập bị tuyên vô hiệu .
Trường hợp đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự , thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật chỉ là “ đồng ý” hay “ không đồng ý” cho phép người bị hạn chế năng lực hành vi tự họ xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự .
+ Đối với đại diện theo ủy quyền :
Khoản 2 Điều 144 BLDS 2005 quy định: “ phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền”.
Như vậy , thẩm quyền của người đại diện được giới hạn bởi nội dung ghi trong hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền .( Phụ thuộc vào ý chí của người được đại diện cho phép , giới hạn trong một phạm vi ).
Nếu được sự đồng ý của người được đại diện thì người đại diện có thể ủy quyền lại cho người khác .
2) Trường hợp không có thẩm quyền đại diện và vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện .
Về nguyên tắc , giao dịch dân sự do người đại diện xác lập thực hiện chỉ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện nếu trong phạm vi đại diện , vì giao dịch được thực hiện phù hợp với ý chí và lợi ích của người được đại diện.
Nếu giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập , thực hiện thì sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho người được đại diện .Tuy nhiên , nếu sau đó người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý chấp nhận giao dịch đó thì vẫn mang lại quyền và nghĩa vụ của giao dịch .Người đã giao dịch với người không có thẩm quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định . Nếu hết thời hạn ấn định mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện .
Trong trường hợp người được đại diện hay người đại diện của người này không chấp nhận hợp đồng giao dịch do người không có thẩm quyền đại diện ký kết thì mặc dù hợp đồng đó không có giá trị đối với người được đại diện nhưng giá trị của hợp đồng đã ký kết có giá trị thi hành hay không lại phụ thuộc vào quyền quyết định của người đã ký kết giao dịch với người không có thẩm quyền đại diện. Nếu người đã giao dịch có căn cứ để biết và phải biết về việc không có thẩm quyền đại diện thì trường hợp này giao dịch sẽ bị vô hiệu ( bởi đó là sự cố ý của cả 2 bên ) còn nếu người đã giao dịch không có căn cứ để biết và không thể biết về việc không có thẩm quyền đại diện thì có thể giải quyết bằng hai phương án :
+Chấp nhận giao dịch đã xác lập với người không có thẩm quyền đại diện và có quyền yêu cầu người không có thẩm quyền đại diện thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng với mình .
+Có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch đã xác lập và yêu cầu người không có thẩm quyền đại diện phải bồi thường thiệt hại cho mình.
Nếu giao dịch do người đại diện xác lập , thực hiện vượt quá phạm vi đại diện sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần vượt quá phạm vi đại diện .Tuy nhiên nếu người được đại diện sau đó chấp nhận phần giao dịch vượt quá này thì phần giao dịch đó sẽ vẫn có giá trị với người được đại diện .
Giao dịch do người đại diện xác lập , thực hiện vượt quá thẩm quyền đại diện không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ với người được đại diện nhưng vẫn có giá trị pháp lý đối với người đã xác lập giao dịch này trong trường hợp họ không biết hoặc không thể biết về việc vượt quá thẩm quyền đại diện . Lúc này họ cũng sẽ có quyền lựa chọn :
+ yêu cầu người đại diện vượt quá thẩm quyền đại diện phải thực hiện nghĩa vụ về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.
+ Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch và yêu cầu bồi thường thiệt hại .
Trường hợp nếu người đã xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi thẩm quyền mà vẫn xác lập giao dịch thì giao dịch đó sẽ vô hiệu ; nếu gây thiệt hại cho người được đại diện thì người đại diện vượt quá phạm vi đại diện và người đã xác lập giao dịch phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
-So sánh thêm và làm rõ hơn về hậu quả pháp lý của trường hợp không có thẩm quyền đại diện và vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện :
Vấn đề này đã được BLDS quy định rất rõ tại Điều 145 và điều 146 BLDS 2005.
. Điều 139 của BLDS đã cắt nghĩa rằng đại diện là việc người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi giao dịch. Trong thực tế, việc xác lập quyền đại diện của người đại diện đối với người được đại diện đã nảy sinh ra nhiều vấn đề mà cần các quy phạm pháp luật dân sự, đó là: Vượt quá thẩm quyền đại diện hoặc không có thẩm quyền đại diện.
Việc tìm hiểu, làm rõ vượt quá thẩm quyền đại diện là gì, không có thẩm quyền đại diện là gì, sẽ là cơ sở để hiểu rõ bản chất của 2 khía cạnh này, từ đó có thể phân tích được một cách cặn kẽ hậu quả pháp lý của chúng.
Nhìn chung, hai trường hợp xác lập giao dịch không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện đều có bản chất là như nhau. Vì suy tới cùng, hậu quả pháp lý của 2 khía cạnh này cũng chỉ là để xem có sự phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người đại diện và người được đại diện hay không, cũng như là có một bên nào có quyền đơn phương chấm dứt giao dịch dân sự hay không. Vì thế, công việc đi phân tích hậu quả pháp lý trong các trường hợp đã kể trên chính là xác định sự phát sinh quyền và nghĩa vụ trong giao dịch dân sự mà có mối quan hệ đại diện tham gia vào cũng như quyền đơn phương chấm dứt hợp đông giao dịch dân sự hay không.
Ở Điều 145 đã quy định rằng: “ người đã giao dịch với người không có quyền đại …” Lấy cơ sở pháp lý từ đó, có thể thấy rằng sẽ không có sự phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện, mà thay vào đó sẽ là việc phát sinh nghĩa vụ đối với người không có quyền đại diện. Các trường hợp không có thẩm quyền đại diện trong thực tế xã hội rất phong phú và đa dạng. Hiểu một cách đơn giản nhất, không có thẩm quyền đại diện là việc một người không có quyền đại diện đối với một chủ thể khác lại vẫn thực hiện việc giao dịch dân sự với 1 người thứ 3. Có thể lấy ví dụ như sau: Ông A muốn mua ô tô, và ông A đã đưa một số tiền cho ông B và yêu cầu ông B đại diện cho ông A đi mua ô tô. Thế nhưng, ông B lại tự ý thay đổi quyết định mà chuyển sang mua xe máy cho ông A. Về bản chất, ông B là đại diện cho ông A trong việc mua ô tô, thế nhưng ông B lại đại diện ông A để mua xe máy. Xét về thẩm quyền, lúc đó ông B không có quyền đại diện trong việc mua xe máy. Như vậy, căn cứ theo Điều 145 BLDS thì sau khi thực hiện giao dịch trên, thì sẽ không hề có một sự phát sinh về quyền và nghĩa vụ nào đối với ông A; mà thay vì đó ông B mặc dù không có quyền đại diện về việc mua xe máy cho ông A nhưng vẫn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đối với người bán xe máy. Tuy nhiên, nếu ông B có sự thông báo trước khi mua xe máy với ông A và được ông A đồng ý thì ông B có thể thực hiện giao dịch dân sự kể trên với tư cách là người đại diện hợp pháp của ông A.
Về bản chất thì không có thẩm quyền đại diện và vượt quá thẩm quyền đại diện đều có bản chất như nhau, cho nên hậu quả pháp lý của vượt quá thẩm quyền đại diện cũng là sự phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người đại diện hay được đại diện. Nhưng không thể từ đó mà đồng nhất không có thẩm quyền đại diện và vượt quá thẩm quyền đại diện, vì dù gì nó cũng là hiện tượng khác nhau cho nên sẽ có những đặc thù khác nhau. Nếu hậu quả pháp lý trong trường hợp không có thẩm quyền đại diện là sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện, thì hậu quả pháp lý trong trường hợp vượt quá hẩm quyền đại diện là sẽ chỉ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với phần giao dịch dân sự được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện của người đại diện. Nói như vậy nghĩa là sẽ vẫn có phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với phần giao dịch dân sự nằm trong phạm vi đại diện của người đại diện. Trong giao dịch dân sự mà bên tham gia có một bên là một chủ thể có quan hệ đại diện, rất dễ nẩy sinh ra những vấn đề vượt quá thẩm quyền đại diện hoặc không có thẩm quyền đại diện sẽ phát sinh thiệt hại cho người thứ ba. Cho nên, pháp luật đã có những quy phạm pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba. Cụ thể là trong khoản 2 Điều 145 và khoản 2 Điều 146 đã quy định hậu quả pháp lý trong giao dịch dân sự khi không có thẩm quyền đại diện hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện.
III) Chấm dứt đại diện .
Quan hệ đại diện không tồn tại vĩnh viễn mà sẽ phải chấm dứt khi có các sự kiện pháp lý nhất định xảy ra .
1 ) Chấm dứt đại diện theo pháp luật .
-Khoản 1 Điều 147 BLDS 2005 quy định đại diện theo pháp luật của cá nhân chấm dứt khi :
+ Người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục. Cụ thể , nếu con đã thành niên đủ 18 tuổi thì cha mẹ không còn là người đại diện nữa .hay có quyết định của tòa án tuyên bố hủy bỏ quyết định mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự của một cá nhân thì người giám hộ và người được tòa án chỉ định không còn là đại diện của cá nhân này .
+ NGười được đại diện chết .
+ Các trường hợp khác do pháp luật quy định ( thống thường lien quan tới việc người đại diện không có đủ khả năng , điều kiện để làm người đại diện như không đủ năng lực hành vi , vv..)
-Chấm dứt đại diện theo pháp luật của pháp nhân : Quan hệ đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt ( Khoản 1 , Diều 148 , BLDS 2005 ) Trường hợp pháp nhân bị tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản hay có quyết định giải thể hay bị hợp nhất , chia tách pháp nhân thì quan hệ đại diện của pháp nhân đó sẽ chấm dứt .
-Chấm dứt đại diện của hộ gia đình và tổ hợp tác : thông thường quan hệ đại diện sẽ chấm dứt khi hộ gia đình hoặc tổ hợp tác đó chấm dứt sự tồn tại .Ngoài ra chủ hộ nếu không còn đủ điều kiện làm người đại diện theo quy định theo pháp luật thì thành viên khác đủ điều kiện sẽ làm chủ hộ. Đối với tổ hợp tác , khi tổ trưởng ra khỏi tổ hợp tác thì tổ trưởng của tổ hợp tác sẽ là thành viên khác được thay thế theo thỏa thuận của các tổ viên.
Như vậy hình thức đại diện theo pháp luật sẽ chấm dứt khi chủ thể được đại diện không còn là đối tượng cần được pháp luật bảo vệ nữa như khi các nhân đã có đủ khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi hoặc khi các chủ thể là các tổ chức ( pháp nhân , tổ hợp tác ) không còn tồn tại . Bên cạnh đó với trường hợp người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vấn đề Đại điện của Luật dân sự bt lớn hk dân sự 1.doc