Tiểu luận Vấn đề đạo đức trong thời đại ngày nay

Mục lục

Nội dung

I.Chương I:Khái luận về đạo đức

1.Khái niệm về đạo đức

2.Các thành tố của đạo đức

3. Đạo đức cá nhân và đạo đức XH

II.Chương 2:Thực trang đạo đức trong XHVN ngày nay

1. Đạo đức trong XH

2.Đạo đức trong gia đình

3. Đạo đức trong nhà trường đặc biệt là giảng đường ĐH

III.Chương 3:Giải pháp điều chỉnh và khắc phục

1.Một số lời dạy của Bác Hồ về đạo đức lối sống

2.Giải pháp chung cho vấn đề đạo đức của toàn XH

3.Giải pháp cho vấn đề đạo đức trong gia đình

4.Giải pháp chovấn đề đạo đức trong giảng đường ĐH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

docx17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14850 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề đạo đức trong thời đại ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”. 1.2.Các thành tố của đạo đức: Ý thức đạo đức: con người không thể sống bên ngoài các mối quan hệ xã hội. Cốt lõi của những mối quan hệ đó là tương quan của những quyền lợi cá nhân và những quyền lợi cộng đồng. Để tồn tại, con người phải đưa vào nhau trên cơ sở những lợi ích cá nhân phải phù hợp với những lợi ích của cộng đồng. Những nguyên tắc bảo đảm cho sự phù hợp của những quyền lợi ấy khi đã trở thành tình cảm, quan điểm, quan niệm sống chính là ý thức đạo đức Hành vi đạo đức: Mọi hành vi được thực hiện do thôi thúc của một động cơ nào đó. Khi hành vi được thực hiện đó thôi thúc của ý thức đạo đức thì nó được gọi là hành vi đạo đức. Hành vi đó thể hiện ý thức đạo đức và văn hoá đạo đức của cá nhân. Quan hệ đạo đức : Quan hệ đạo đức là những quan hệ đã ý thức đạo đức điều chỉnh giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và xã hội. Những quan hệ này thường được hình thức hoá bằng những nghi thức xã hội, những phong tục, tập quán... vì thế một mặt nó thể hiện ý thức đạo đức, mặt khác nó đóng vai trò hình thành và củng cố ý thức đạo đức 1.3.Đạo đức cá nhân-đạo đức xã hội: Đạo đức xã hội:là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác định, là phương thức điều chỉnh hành vi cá nhân của cộng đồng nhằm hình thành và phát triển hoàn thiện tồn tại của xã hội ấy. Đạo đức cá nhân:là đạo đức những cá nhân người riêng lẻ trong cộng đồng, phản ánh sự tồn tại của các cá nhân ấy như là thể hiện riêng lẻ của tồn tại xã hội của cộng đồng về lợi ích và hành động của các cá nhân Tóm lại, đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội là sự thống nhất biện chứng giữa cai chung-cái riêng, cái phổ biến, đặc thù và cái đơn nhất. 2.Thực trạng đạo đức trong xã hội Việt Nam ngày nay 2.1.Đạo đức trong xã hội Không phải ngẫu nhiên mà một số người cho rằng, nền đạo đức ở nước ta hiện nay đang có nguy cơ trượt dốc. Thực tế cho thấy rằng, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Đáng chú ý là, "tệ sùng bái” nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng”. Ngoài xã hội đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên những khuôn mẫu, những giá trị đạo đức truyền thống. Nạn tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính và các tệ nạn xã hội khác đang phát triển. Đặc biệt, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức và lối sống. Thực tế cho thấy rằng, những năm gần đây, số vụ buôn lậu, buôn bán ma tuý, làm hàng giả được phát hiện ngày càng tăng. Một bộ phận trong lớp trẻ hiện nay có xu hướng chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, sùng bái đồng tiền, quay lưng lại với các giá trị văn hoá truyền thống, đạo đức truyền thống. Trái với truyền thống coi trọng tình nhân ái của dân tộc ta, một bộ phận trong nhân dân, chủ yếu là lớp trẻ, vị thành niên đã và đang sa vào cuộc sống bạo lực, phi nhân tính. Tình hình tội phạm hình sự ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường đang ở mức khá nghiêm trọng so với trước. Một loạt tội danh mới nguy hiểm đã xuất hiện, như khủng bố cá nhân, tống tiền, bắt cóc trẻ em, buôn bấn phụ nữ, buôn bán chất nổ, chất ma tuý với số lượng lớn, tổ chức đâm thuê chém mướn, môi giới mại dâm, xì ke ma tuý. Tình hình phụ nữ phạm tội và các vụ phạm tội do người chưa thành niên thực hiện có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt trong những năm gần đây, xã hội xuất hiện nguy cơ khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn giá trị - niềm tin và lối sống ở thế hệ trẻ. Họ đang lớn lên, đang vào đời và chuẩn bị vào đời (thanh, thiếu niên) mà không biết tìm những điểm tựa tinh thần, tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức và lối sống ở đâu, với những tấm gương nào để noi theo. Thói đạo đức giả với những biểu hiện của nó trong lối sống, nói không đi đôi với làm ở những người lớn, trong gia đình, nhà trường, cơ quan, công sở và ở ngoài xã hội đã gây ra những phản cảm nặng nề đối với lớp trẻ, làm cho họ mất niềm tin. mất phương hướng trong cuộc sống. Thực trạng và những vấn đề đặt ra trên đây phần nào đã cảnh báo cho chúng ta biết được vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp. Các bậc thang giá trí có phần bị đảo lộn. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh, trung thực, có lý tưởng, có tinh thần bảo vệ và xây đựng đất nước... với lối sống sa đọa, ích kỷ, thực dụng, bạo lực giữa cái thiện và cái ác vẫn đang không ngừng diễn ra với tốc độ ngày càng gia tăng, song bên cạnh những điều tốt, những cái hay được du nhập vào đời sống xã hội Việt Nam thì đồng thời, những cái tiêu cực, cái xấu, cái đáng lên án cũng đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp nhân dân. Thực trạng của sự biến đổi giá trị đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam như đã nêu trên là vấn đề đáng lo ngại và cần báo động. Nó không chỉ là mối quan tâm của một số người, một số cơ quan nghiên cứu, mà là vấn đề của toàn Đảng, toàn dân. Nếu chúng ta không có sự quan tâm đúng mức, không có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết và ngăn chặn kịp thời những tiêu cực về mặt đạo đức đó, thì hậu quả của nó đối với đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước là hết sức nghiêm trọng, không thể lường hết được. 2.2. Đạo đức trong gia đình Đạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội. Ở nước ta, từ xa xưa, "tam tòng tứ đức”, “chung thuỷ”, "trinh tiết" đã từng là quy định của đạo đức gia đình đối với người phụ nữ, hiếu đễ đã từng là quy định của đạo đức gia đình về quan hệ cha mẹ - con cái, anh chị em. Cùng với sự phát triển của đất nước, tự do kết hôn, hôn nhân một vợ một chồng, tình yêu chung thuỷ đối với cả hai vợ chồng hay mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình… cũng đã được coi là những quy định của đạo đức gia đình mới. Ngày nay nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và ngày càng hiện đại, có khá nhiều bạn trẻ cũng đã có những quan niệm đúng đắn trong tình yêu và hôn nhân, tình yêu phải luôn trong sáng, đúng mực, luôn giữ gìn và tôn trọng nhau, người phụ nữ cũng ngày càng năng động hơn, không chỉ thành công ngoài xã hội mà họ còn giỏi giang trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình, h ọ luôn dành tình yêu và lòng chung thuỷ son sắc cho chồng con. Nhờ có người phụ nữ mà gia đình luôn trong ấm, ngoài yên, gia đình hạnh phúc,xã hội phát triển và xuất hiện nhiều tấm gương gia đình văn hoá, cha mẹ chăm sóc con cái đầy đủ, con cái có hiếu đối với ông bà, cha mẹ. Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này cùng lúc kéo theo những biến đổi trong văn hoá, đạo đức xã hội cũng như đạo đức gia đình. Bên cạnh những gia đình truyền thống, luôn giữ gìn bản sắc truyền thống gia đình thì những đợt sóng biến đổi nhiều mặt của xã hội đã dội vào gia đình, tác động đến đạo đức gia đình. Không ít những giá trị đạo đức gia đình đang bị vi phạm, thể hiện lệch lạc. Trước hết phải kể đến quan niệm về đạo đức hôn nhân. Nam nữ yêu nhau, đi đến quyết định kết hôn và quá trình chung sống của gia đình vẫn thường được coi là một vấn đề hệ trọng của đời người. Nhưng hiện nay, ở một số người, quan niệm đạo đức hôn nhân đang trở nên lộn xộn. Ở họ, tính nghiêm túc của hôn nhân đang bị xem thường. Với quan niệm "Tình yêu bốc lửa, yêu nhanh, cưới nhanh" mà từ đó đã có không ít trường hợp kết thúc với kết quả là "cưới nhanh, tan vỡ ngay". Từ lập luận kết hôn khi yêu nhau và ly hôn khi không còn tình yêu vợ chồng, họ đã bỏ qua tất cả các khía cạnh ràng buộc của mối quan hệ cha mẹ - con cái. Biểu hiện xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của việc ly hôn đôi khi còn có nguyên do là: lấy việc kết hôn làm "bàn đạp" để đạt một mục đích nào đó. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ 1987 - 1994, ở 6 tỉnh của nước ta đã có 60.556 vụ ly hôn. Xu hướng ly hôn tăng nhanh đặc biệt từ những năm 90 trở lại đây siều cuộc ly hôn chẳng những đã tạo nên những xung đột mạnh trong đạo đức vợ chồng, mà còn khiến cho một số con cái sau khi bố mẹ ly hôn đã không được giáo dục đạo đức một cách lành mạnh, đứa trẻ gây nên những hành vi rối nhiễu, trầm cảm, thậm chí can phạm. Một biểu hiện sai lệch khác của quan niệm hôn nhân là một số người lấy nhân tố kinh tế, tiền bạc làm tiêu chuẩn trên hết của việc kết hôn. Họ coi hôn nhân cũng là "hàng mua bán" để rồi từ đó, đưa đến bao nhiêu nỗi bất hạnh, cho bản thân và những người trong cuộc. Bên cạnh những biểu hiện không nghiêm túc về hôn nhân, còn có hiện tượng đạo đức tình dục bị vi phạm. Hành vi tình dục diễn ra trước hôn nhân hoặc không dẫn tới hôn nhân kiểu "già nhân ngãi, non vợ chồng” bắt đầu được một số người tán thưởng, dư luận xã hội cho qua. Lầu nay, chúng ta thường quan niệm tình dục là cái chỉ có sau kết hôn và tình dục phải gắn với hôn nhân. Nhưng hiện nay, nhờ những người quan niệm tách biệt giữa tình dục và hôn nhân. Đã có những đôi nam nữ chấp nhận việc có quan hệ tình dục với nhau nhưng không đi đến hôn nhân. Có trường hợp quan niệm tình dục như một giai đoạn tiền hôn nhân, giai đoạn thử nghiệm của hôn nhân. Họ coi quan hệ tình dục là biểu hiện của tình yêu, có "như vậy" mới thật lòng yêu nhau. Nhưng sự thật nghiệt ngã đã đến với những cô gái dễ dãi: phải đi nạo thai vì quan hệ tình dục. Trong cả hai trường hợp, rõ ràng đương sự (nam - nữ) đã thoát khỏi trách nhiệm và nghĩa vụ đối với quan hệ tình dục nam nữ mà thực chất, chúng vốn gắn chặt với nhau. Quan niệm đạo đức hôn nhân trở nên lộn xộn còn thể hiện ở một số người có hành vi phạm pháp do ngoại tình hay mại dâm. Sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình đã phát sinh nhiều hiện tượng phạm tội dã man, nghiêm trọng, điển hình là nạn giết vợ (ở Lâm Đồng), quan hệ bất chính với con dâu nên giết vợ (ở Tứ Lộc Hải Hưng). Hành vi phạm pháp của người chồng đối với vợ có khi còn xuất phát từ ý thức coi thường phụ nữ, đối xử không bình đẳng trong quan hệ gia đình, dẫn đến hành vi ngược đãi, hành hạ vợ con. Đây được coi là nguyên nhân đáng kể dẫn đến tình trạng ly hôn ở Hà Nội, trong số 23.738 vụ kiện ly hôn có 7.372 vụ (chiếm 31%) là do vợ bị đánh đập, ngược đãi. Cũng lý do trên, ở Hải Phòng là 30%, Nghệ An là 41%, Tuyên Quang là 60%. Tất cả các hiện tượng phạm pháp của người chồng đối với người vợ dù do ngoại tình hay đó coi thường phụ nữ đều là sự vi phạm đ ạo đức gia đình, làm lay chuyển bản chất nhân văn của gia đình - giá trị cốt lõi của con người trong quan hệ vợ chồng. Trong không khí sôi động của cơ chế thị trường, mọi người đều mong muốn có công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống. Cùng với xu hướng đó là nhu cầu được hưởng thụ các tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Từ nhu cầu đó, có những người đã đồng nghĩa hạnh phúc gia đình với sự thoả mãn cao mọi nhu cấu cá nhân. Song khi đạt được sự thoả mãn cao nhu cầu cá nhân thì cũng là lúc xảy ra xung đột lợi ích giữa các thành viên, đạo đức gia đình bị vi phạm, hạnh phúc gia đình không còn. Dường như ở đó, người ta coi thương những yếu tố vô hình làm nên giá trị hạnh phúc gia đình, là nền tảng đạo đức gia đình, như lòng nhân ái, sự đồng cảm, sự quan tâm lẫn nhau... Đạo đức gia đình còn thể hiện qua mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình. Ở Việt Nam, từ trước đến nay, vẫn đề cao việc chăm sóc con cái và con cái có hiếu đối với ông bà, cha mẹ. Đó là nét đặc sắc của văn hoá gia đình Việt Nam, văn hoá gia đình phương Đông. Song, trong nhưng năm gần đây, đã có một số gia đình quá yêu chiều con cái hoặc không quan tâm, săn sóc ông bà, cha mẹ, không muốn làm nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ. Từ chỗ đặt mục đích “lợi ích" làm trọng, họ đã thúc đẩy các thành viên gia đình đối xử với lớp người già theo nguyên tắc trao đổi sòng phẳng. Họ đã lấy mức độ giàu - nghèo làm tiêu chuẩn xác định quan hệ thân sơ trong họ hàng. Cách đối xử trở nên không bình thường đã làm cho mối quan hệ vốn có giữa các thế hệ trong gia đình (họ hàng) bị mất thăng bằng. Nhiều chuyện con cái ngược đãi cha mẹ già, anh chị em xung đột nhau chỉ vì đất đai thừa kế đã làm đau lòng mọi người. Cuối cùng, hiện tượng coi thường giáo dục gia đình đang xảy ra ngày càng nhiều đã góp phần đáng kể phá vờ nền tảng đạo đức gia đình. Có gia đình đã thu hẹp phạm vi giáo dục gia đình vào việc nuôi con ăn học, chỉ chú ý đến thành tích học tập hay sức khoẻ thể lực mà bỏ qua việc giáo dục phẩm chất đạo đức cá nhân, cách ứng xử trong mối quan hệ với người khác. Hiện tượng buông lỏng giáo dục phẩm chất đạo đức và cách ứng xử đúng đắn, tình nghĩa đã gây ra nhiều hậu .quả tiêu cực. Có những gia đình đã thung túng cho tính tham lam, ích kỷ, ngang ngược của con cái. Họ đã để cho quan niệm tư lợi, "đồng tiền trên hết" ngự trị, lưu hành trong mọi hoạt động sống của gia đình. Thậm chí có gia đình, bố mẹ sống buông thả, có hành vi thất đức, không ý thức rằng đó là những bài học tự nhiên đối với con cái. Sự lúng túng, bất lực trong việc giáo dục đạo đức gia đình của cha mẹ, sự coi thường, phủ định sạch trơn những nội dung và hình thức giáo dục đạo đức truyền thống cho con cái đã dẫn đến phá vỡ mối liên kết tinh thần của tổ ấm gia đình. Nguyên nhân của những hiện tượng lệch chuẩn đạo đức gia đình trước hết là những vấn đề liên quan đến luật pháp. Những quy định của luật pháp là cơ sở chính hình thành đạo đức gia đình. Nhà nước ta đã ban hành Luật hôn nhân - gia đình mới (năm 2000) quy định mối quan hệ đạo đức gia đình: trách nhiệm, quyền lợi của cha mẹ đối với con cái và ngược lại, trách nhiệm giữa vợ và chồng và cả khung hình phạt đối với những người phạm luật. Song, trên thực tế,công việc tuyên truyền, giáo dục hôn nhân và gia đình chưa được thực hiện thường xuyên và rộng rãi, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa...". Vì vậy, có thể nói, hiện tượng "mù pháp luật" đã xảy ra. Người phạm pháp (đánh đập vợ, con, ngược đãi cha mẹ già…) lại không hiểu hành vi của mình là phạm tội, người bị hại lại cam chịu cho rằng đó là số phận. Tuy nhiên, phải thấy rằng, việc tuân thủ pháp luật của một số người chưa nghiêm chỉnh. Có người biết quy định của luật là hôn nhân một vợ một chồng nhưng vẫn vi phạm. Ở thành phố Hồ Chí Minh có 4418 vụ kiện chồng có vợ hai ở Kiên Giang bình quân mỗi năm xảy ra 1498 vụ. Nguyên nhân liên quan đến vai trò của giáo dục, việc xem thường giáo dục đạo đức gia đình, phương pháp dạy con không cụ thể, nội dung giáo dục đạo đức chung chung... đã không làm cho học sinh hiểu sâu sắc trong nhà trường), không giác ngộ được con cái (trong gia đình). Mặt khác, trong điều kiện mở cửa, hội nhập hiện nay, việc giao lưu văn hoá dễ đàng trong vá ngoài nước đã góp phần đưa vào các sách báo, phim ảnh lành mạnh, bên cạnh đó, không thiếu những sách báo, phim ảnh không lành mạnh, khích lệ tự do tình dục, ca ngợi chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, bạo lực... Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng tới quan niệm đạo đức gia đình, hôn nhân và luyến ái của không ít người. Nguyên nhân về kinh tế tác động đến đạo đức gia đình cho thấy, do nền kinh tế thị trường ở nước ta đang ở giai đoạn đầu, chưa hoàn thiện, chính sách chưa đồng bộ nên đã sinh ra nhận thức không đúng rằng, trong cơ chế này, ai có ý thức đạo đức thì bi thua thiệt. Sự mở cửa của nền kinh tế đá làm cho con người chịu ảnh hưởng trực tiếp của các trào lưu tư tưởng xã hội như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa sùng bái tiền - vàng, chủ nghĩa cá nhân, vi kỷ... Chúng thẩm thấu vào ứng cách ứng xử cá nhân và do đó, nó làm ho luân lý đạo đức của gia đình trở nên xấu đi. 2.3. Đạo đức trong nhà trường đặc biệt là trong giảng đường đại học Bên cạnh một số ít các bạn trẻ năng động luôn tìm tòi học hỏi những tri thức mới, tham gia nhiệt tình, năng động vào các công tác xã hội, những việc làm từ thiện thì ở nhà trường, đặc biệt là trong giới sinh viên, đã nảy sinh xu hướng quan tâm nhiều đến lợi ích kinh tế của cá nhân, điều đó được biểu hiện trong việc chọn ngành nghề để làm giàu hoặc có quyền lực. Khi tốt nghiệp ra trường, phần lớn trong số họ không muốn làm việc ở các cơ quan của tổ chức Đảng, đoàn thể, giáo dục... "Thập nạn" trong sinh viên hiện nay, như tiêu cực trong thi cử, cờ bạc, quan hệ tình dục phóng túng, mê tín dị đoan, uống rượu say, nghiện hút, cắm quán, trộm cướp, ham mê văn hoá phẩm đồi truỵ, vô kỷ luật, mất trật tự vệ sinh, đua đòi, chạy theo lối sống tiêu dùng cho thấy, thực trạng đạo đức sinh viên đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, giải quyết. Xã hội phát triển, cuộc sống ngày càng đầy đủ hơn đã tác động tiêu cực đến đạo đức giới trẻ hiện nay, rõ nét nhất là biểu hiện thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử ở một bộ phận không nhỏ sinh viên hôm nay. Cái cá nhân nhiều khi lấn át cái cộng đồng, họ coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Một sinh viên kinh tế trong một cuộc phỏng vấn đã cho rằng, kinh doanh là hoạt động đem lại lợi nhuận cho mình bằng bất cứ giá nào và không cần đếm xỉa đến vấn đề đạo đức. Một tiêu cực thứ hai là giới trẻ hiện nay đang hình thành một thái độ bàng quan đối với những người xung quanh. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác ở họ thấp đi, và nếu có thì thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Tác động tiêu cực tiếp theo là cùng với sự du nhập lối sống đã dần dần làm không ít sinh viên xa rời các giá trị đạo đức truyền thống rất đẹp vốn vẫn đang phù hợp với thời kỳ hiện đại. Hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo đức và lối sống trong bối cảnh một nền kinh tế, xã hội mở cửa. Các quan niệm đạo đức trong một bộ phận sinh viên đang bị lệch chuẩn, đặc biệt có quan niệm cho rằng, đạo đức và lợi ích cá nhân là hoàn toàn đồng nhất trong mọi lúc, ở mọi nơi. Cũng như vậy, với sự phát triển của thông tin, sự hỗ trợ của công nghệ cao ,gần đây, tác động tiêu cực của môi trường ảo đã hiện thục hoá qua một số vụ xung đột trong các chatter ngoài đời. Sự dối lừa được coi là chuyện bình thường. Nhiều SV đi thuê làm khoá luận, đồ án tốt nghiệp, hoặc đi thi hộ trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng. Hiện tượng mua bằng, bán điểm không còn là chuyện hiếm thấy. Điều đáng lo ngại là nhiều SV bộc lộ thái độ coi đó là chuyện bình thường, không liên quan đến đạo đức. Sự lạnh lùng trong các mối quan hệ tình cảm đang ngày càng lan rộng trong SV. Không thể không đáng suy nghĩ với lời một bài hát như thế này: "Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc". Nó như một tuyên ngôn cho lối sống lạnh lùng, vô cảm, thiếu hụt những đam mê và khát vọng vốn là tài sản quý báu của tuổi trẻ. Bên cạnh đó, trong nhiều SV, xuất hiện thái độ đòi hỏi hơn là sự hy sinh, ước muốn hưởng thụ nhiều hơn đóng góp, ít chú ý đến nghĩa vụ và trách nhiệm công dân... Vấn đề đạo đức trong tầng lớp sinh viên hiện nay đang ởtình trạng đáng báo động, cần có những giải pháp cụ thể để điều chỉnh. Thực trạng của sự biến đổi giá trị đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam như đã nêu trên là vấn đề đáng lo ngại và cần báo động. Nó không chỉ là mối quan tâm của một số người, một số cơ quan nghiên cứu, mà là vấn đề của toàn Đảng, toàn dân. Nếu chúng ta không có sự quan tâm đúng mức, không có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết và ngăn chặn kịp thời những tiêu cực về mặt đạo đức đó, thì hậu quả của nó đối với đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước là hết sức nghiêm trọng, không thể lường hết được. 3.Giải pháp điều chỉnh và khắc phục Khi chúng ta vi phạm pháp luật chúng ta sẽ chịu xử phạt của pháp luật nhưng khi vi phạm giá trị đạo đức thì ta sẽ chịu sự phán xét của “toà án lương tâm” vô cùng khắc nghiệt, vì vậy muốn lương tâm luôn thanh thản chúng ta hãy trau rồi đạo đức và cùng xã hội đưa ra những giải pháp để cải thiện và dần xoá bỏ tình trạng đạo đức đang trượt dốc ở nước ta hiện nay 3.1.Gi ải ph áp chung cho to àn x ã h ội Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cũng như của Việt Nam đã chỉ ra rằng, chúng ta không thể chấp nhận một sự tăng trưởng đơn thuần về kinh tế, với cái giá phải trả là sự mai một bản sắc văn hoá dân tộc, sự huỷ hoại các giá trị đạo đức truyền thống. Để giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, trước hết chúng ta phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho toàn xã hội, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Bởi lẽ, một thực tế không thể phủ nhận được là do thiếu sự giáo dục và tuyên truyền sâu rộng về đạo đức trong nhà trường, nên những hiểu biết của thế hệ trẻ về các giá trị đạo đức, có thể nói, không đầy đủ, thậm chí còn sai lệch ở một số thanh niên. Trong quá trình xây dựng đất nước, nếu chúng ta chỉ quan tâm tới tăng trưởng kinh tế mà không chú ý đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống thì sự phát triển xã hội sẽ trở nên lệch lạc, không bền vững. Để giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam, trước hết chúng ta phải coi trọng và quan tâm một cách thực sự đến công tác tuyên truyền và giáo dục, đạo đức cho toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhưng chúng ta phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức trong gia đình, trong nhà trường, mà còn phải làm tất cả nhiệm vụ giáo dục đạo đức ngoài xã hội. Chủ động xây dựng nền đạo đức mới là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, muốn vậy chúng ta phải có biện pháp cụ thể: Thứ nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho toàn xã hội, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Thứ hai là xây dựng hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới làm cơ sở đánh giá và điều chỉnh đạo đức. Thứ ba là chuyển hoá lý tưởng đạo đức thành thực tiễn đạo đức. Thứ tư là tăng cường nêu gương hình tượng nhân cách đạo đức. 3.2.Giáo dục đạo đức trong gia đình Giáo dục đạo đức trong gia đình là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành. Thực tế đã chỉ ra rằng, gia đình hạnh phúc thì xã hội lành mạnh, gia đình càng giữ được "gia phong" thì kỷ cương xã hội càng nghiêm minh. Để xây dựng đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh thì đầu tiên về mặt nhận thức, coi việc xây dựng đạo đức gia đình là công việc quan trọng, có ý thức của nhà nước, cộng đồng, gia đình và mỗi cá nhân. Mặc dù hệ thống đạo đức nói chung và đạo đức gia đình nói riêng, về bản chất, là hệ thống mở, nhưng cần phải có một hệ thống quy định đạo đức gia đình cụ thể. Đây là trách nhiệm của các cơ quan hưu quan và của các nhà nghiên cứu hiện nay. Những nội dung của đạo đức gia đình ngày nay cần phải kế thừa những quy tắc truyền thống, như tôn kính, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, đề cao việc tu dưỡng bản thân, xây dựng gia đình hạnh phúc. Đồng thời, trong nội dung đạo đức gia đình cũng cẩn tiếp thu những phẩm chất đạo đức tiến bộ, như tư tưởng bình đẳng, công bằng, chính trực, tình nghĩa, tự do kết hôn, hôn nhân một vợ một chồng. Như vậy, rõ ràng là trong nội dung của đạo đức gia đình, chúng ta phản đối những phong tục lạc hậu, như thói gả bán hôn nhân, trọng nam khinh nữ, đa thê, đồng thời cũng không chấp nhận hiện tượng nam nữ chung sống không kết hôn, ly hôn không chính đáng. Xây dựng hệ thống đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh cần phải chống sự xâm nhập của chủ nghĩa sùng bái tiền - vàng, chủ nghĩa cá nhân, tự do tình dục hay không chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, người già cả, ốm đau trong gia đình. Trong việc xây dựng hệ thống đạo đức gia đình rất cần đến việc mở rộng hiệu lực của việc chấp hành pháp luật, tăng cường giáo dục pháp chế, có những đảm bảo về mặt pháp luật để giác ngộ người dân tuân thủ pháp luật một cách tự nguyện, trở thành ý thức cá nhân. Đồng thời, chấn chỉnh hiện tượng chấp hành pháp luật không nghiêm chỉnh, đặc biệt là những hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình, luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em, luật thừa kế tài sản… Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đạo đức gia đình. Cần phải cải tiến cách giảng dạy, truyền thụ nội dung giáo dục đạo đức gia đình cho học sinh ở các cấp học tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTriet 6.docx
Tài liệu liên quan