Tiểu luận Vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn hiện pháp luật

MỤC LỤC

MỞ BÀI 2

NỘI DUNG 2

I, Khái quát về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 2

1.1 Khái niệm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 2

1.2 Đặc điểm của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 2

1.3 Ý nghĩa của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 3

II, Khái quát về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm 3

2.1 Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm 3

2.2 Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp phúc thẩm 6

2.2.1 Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp phúc thẩm 6

2.2.2 Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự 7

III, Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật 8

3.1 Thực tiễn áp dụng 8

3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm 9

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8932 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn hiện pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 10 Vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn hiện pháp luật. BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT ĐCGQVADS Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự VADS Vụ án dân sự BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 BLDS Bộ luật dân sự năm 2005 LPS Luật phá sản năm 2004 HĐXX Hội đồng xét xử ĐCXXVADS Đình chỉ xét xử vụ án dân sự VKS Viện kiểm sát MỤC LỤC MỞ BÀI Qua thực tế cho thấy quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là những quy định có vị trí quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự. Bởi lẽ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được xem như một phương thức xử lí đặc biệt của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn hiện pháp luật”. NỘI DUNG I, Khái quát về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 1.1 Khái niệm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc tòa án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định [1,tr263]. Như vậy, ĐCGQVADS là việc toà án cho ngừng hẳn mọi hoạt động tố tụng. Đây không phải là một bước bắt buộc của thủ tục mà chỉ là một quyết định mà Tòa án có thể áp dụng sau khi đã thụ lý vụ án khi có những lý do khiến quá trình giải quyết vụ án phải dừng lại hẳn. 1.2 Đặc điểm của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Thứ nhất, ĐCGQVADS là ngừng hẳn các hoạt động tố tụng để giải quyết một VADS cụ thể. Lúc này sẽ kết thúc cả về mặt thủ tục tố tụng lẫn giải quyết nội dung VADS, không được khôi phục lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thứ hai, căn cứ để ĐCGQVADS là những căn cứ do pháp luật quy định. Căn cứ ĐCGQVADS bao gồm cả nguyên nhân chủ quan, khách quan và ở mỗi giai đoạn xét xử, ở từng loại đình chỉ, các căn cứ này là không giống nhau. Thứ ba, việc ĐCGQVADS phải do Tòa án áp dụng. Như vậy, có thể hiểu ĐCGQVADS là quyết định ngừng vĩnh viễn việc giải quyết vụ án dân sự của Tòa án khi có những căn cứ do pháp luật quy định. 1.3 Ý nghĩa của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Quyết định ĐCGQVADS nhằm giảm bớt chi phí tố tụng cho đương sự khi việc tiếp tục tố tụng không thật sự cần thiết nữa bởi vụ án đã được giải quyết…Vì thế đương sự không phải tốn kém tiền bạc, thời gian tham gia tố tụng.Việc ĐCGQVADS cũng giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho cả nhà nước. Việc ĐCGQVADS khi nguyên đơn vi phạm thời gian Tòa án triệu tập (nguyên đơn được triệu tập đến lần thứ hai vẫn không có mặt) đặc biệt có tác dụng răn đe, gián tiếp bảo đảm giải quyết vụ án đúng thời hạn, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật tố tụng. Quyết định ĐCGQVADS gắn với việc hủy bản án của Tòa án cấp trên bảo đảm việc áp dụng đúng và thống nhất các quy định về đình chỉ. Và cũng giúp Tòa án cấp dưới thấy được những sai lầm, vi phạm, thiếu sót của mình, trên cơ sở đó Tòa án cấp trên có hướng khắc phục thiếu sót đó, góp phần bảo vệ đương sự. Quyết định ĐCGQVADS đúng căn cứ, thủ tục sẽ tạo được niềm tin của nhân dân vào Tòa án, đồng thời bảo đảm tính pháp chế XHCN trong công tác xét xử của Tòa án. II, Khái quát về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm Các căn cứ ĐCGQVADS được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 192 BLTTDS - Những căn cứ phát sinh sau khi tòa án đã thụ lý vụ án (Khoản 1 Điều 192): +) “Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế”. Những quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn, bị đơn là cá nhân không được thừa kế là những quyền và nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của họ. Do gắn liền với nhân thân nên khi đương sự chết, quyền và nghĩa vụ nhân thân đương nhiên chấm dứt. Lúc này đương nhiên hoạt động tố tụng tại tòa sẽ chấm dứt vì đối tượng xét xử không còn nữa. Nhưng cần phân biệt trường hợp này với trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng theo Khoản 1 Điều 62 BLTTDS. Người thừa kế của đương sự được xác định theo các quy định về thừa kế của BLDS. Trong trường hợp đương sự có nhiều người thừa kế thì tất cả những người thừa kế tham gia tố tụng hoặc họ phải thỏa thuận với nhau bằng văn bản để cử người đại diện tham gia tố tụng. Trường hợp tất cả người thừa kế đều từ chối nhận di sản hoặc không có người thừa kế hoặc có người thừa kế nhưng người thừa kế không được hưởng thì di sản thuộc về Nhà nước, sau khi thực hiện việc thanh toán các nghĩa vụ theo thứ tự ưu tiên theo quy định tại Điều 683 BLDS. Trong trường hợp này tòa án vẫn tiến hành giải quyết vụ án. +) “Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó”. Đây là trường hợp nguyên đơn, bị đơn là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản thì tư cách pháp lý của các cơ quan, tổ chức này không còn, hoạt động trên thực tế sẽ chấm dứt, các quyền và nghĩa vụ cũng chấm dứt theo. Nếu không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó thì Tòa án phải ĐCGQVADS. +)“Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện”. Hành vi khởi kiện của người khởi kiện là cơ sở để tòa án giải quyết vụ án nhưng sau khi tòa án thụ lý giải quyết vụ án thì người này rút đơn khởi kiện và được tòa án chấp nhận hoặc xác định người này không có quyền khởi kiện làm cho cơ sở của việc giải quyết vụ án không còn nữa. Vì thế vụ án sẽ bị đình chỉ giải quyết. Mục 10.1 phần II nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP cũng có hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. +) “Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án”. Nếu cơ quan, tổ chức đã khởi kiện mà lại rút đơn kiện thì Tòa án có trách nhiệm ĐCGQVADS đó với điều kiện không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có giải thích thỏa đáng thế nào là “không có nguyên đơn”. Mặt khác, nguyên đơn được hiểu là người đã khởi kiện hoặc được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Như vậy, khó có thể có trường hợp một vụ án không có nguyên đơn. +) “Các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết vụ án”. Đây là việc các đương sự chủ động thỏa thuận về giải quyết vụ án trong quá trình tố tụng mà không cần đến sự tác động của Tòa án. Khi xuất hiện căn cứ này, tòa án phải ĐCGQVADS vì lúc này đối tượng xét xử của vụ án không còn. Căn cứ này thể hiện quyền tự định đoạt của đương sự. Nếu sự thỏa thuận của các đương sự là tự nguyện, không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội thì Tòa án phải tôn trọng quyền định đoạt đó và vụ án sẽ bị ĐCGQVADS. Nhưng sau khi tự thỏa thuận, Tòa án không được thông báo về kết quả của sự tự thỏa thuận thì Tòa án cũng không thể ra quyết định ĐCGQVADS. Nên căn cứ này cần sửa lại để phù hợp. +)“ Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt”. Nếu triệu tập nguyên đơn hợp lệ đến lần thứ hai mà họ vẫn vắng mặt thì coi như họ đã từ chối quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình. Tòa án sẽ ĐCGQVADS mà không cần xét đến việc vắng mặt của nguyên đơn có lý do chính đáng hay không có lý do chính đáng. “Triệu tập hợp lệ” là việc tuân thủ các thủ tục quy định tại Điều 151, 154 và 155 BLTTDS. Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà một trong các nguyên đơn vắng mặt dù đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai còn các nguyên đơn khác đều có mặt theo giấy triệu tập thì tòa án sẽ giải quyết như thế nào? Pháp luật hiện nay chưa có quy định rõ ràng nên việc áp dụng chưa được thống nhất. Nếu chỉ do một nguyên đơn không đến mà Tòa án ra quyết định ĐCGQVADS sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi của các nguyên đơn khác cũng như giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Và với trường hợp cơ quan tổ chức khởi kiện để bảo vệ người khác thì hậu quả pháp lý sẽ như thế nào nếu nguyên đơn được triệp tập hợp lệ lần hai mà vẫn không đến? +)“ Đã có quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó”. Khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản DN, HTX thì các quyền và nghĩa vụ sẽ được giải quyết thông qua thủ tục phá sản. Vì thế, tòa án đang giải quyết vụ án sẽ phải ĐCGQVADS kể từ ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản. +)“Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định”. Đó là các trường hợp làm căn cứ cho Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS mà trong BLTTDS chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (mục 10.2 phần II NQ 02/2006/NQ-HĐTP). - Những căn cứ phát sinh trước khi tòa án đã thụ lý vụ án (Khoản 2 Điều 192): Những căn cứ này phát sinh trước khi tòa án thụ lý vụ án, nhưng khi thụ lý tòa án phát hiện ra phải trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự theo quy định tại Điều 168 BLTTDS. Và sau khi thụ lý vụ án mới phát hiện ra thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xoá tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Các căn cứ này là những trường hợp phải phát hiện từ khi nhận đơn kiện nhưng do thiếu sót nên sau khi đã thụ lý vụ án, tòa án mới phát hiện ra. Tòa án ĐCGQVADS để khắc phục sai sót của mình. Nên giữa khoản 1 và 2 Điều 192 BLTTDS hoàn toàn độc lập, chúng có mục đích và hậu quả pháp lý khác nhau. Các trường hợp quy định tại Điều 192 nêu trên là căn cứ để ĐCGQVADS trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. BLTTDS chưa có quy định nào về căn cứ ĐCGQVADS tại phiên tòa sơ thẩm ngoài Điều 201 BLTTDS. Như vậy, dẫn tới cách hiểu là không được ĐCGQVADS tại phiên tòa sơ thẩm. Nên cần quy định cụ thể hơn về vấn đề này. Thẩm quyền ra quyết định ĐCGQVADS ở Tòa án cấp sơ thẩm Người có quyền ra quyết định ĐCGQVADS trước phiên tòa xét xử sơ thẩm là Thẩm phán được Chánh án phân công giải quyết vụ án (Điều 194 BLTTDS), tại phiên tòa sơ thẩm là hội đồng xét xử (Điều 210 BLTTDS). Hình thức của quyết định ĐCGQVADS ở Tòa án cấp sơ thẩm Quyết định ĐCGQVADS phải lập thành văn bản. Mẫu, nội dung quyết định được quy định cụ thể tại NQ02/2006/NQ-HĐTP(Mẫu 11a, 11b). Hiệu lực và hậu quả pháp lý của quyết định ĐCGQVADS ở tòa án cấp sơ thẩm Hiệu lực: Quyết định ĐCGQVADS chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà có thể bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thời hạn kháng cáo là 7 ngày theo khoản 2 Điều 245 BLTTDS. Hậu quả pháp lý: Khi tòa án ra quyết định ĐCGQVADS thì hoạt động tố tụng chấm dứt (khoản 1 điều 193). Tiền tạm ứng án phí mà đương sự nộp xác định theo quy định tại khoản 2,3 Điều 193 BLTTDS. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp phúc thẩm Đình chỉ ở cấp phúc thẩm có hai trường hợp là ĐCGQVADS ở phúc thẩm và đình chỉ xét xử phúc thẩm. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp phúc thẩm Căn cứ đình chỉ được quy định tại điều 278 BLTTDS, các căn cứ này xuất hiện và tồn tại ở giai đoạn sơ thẩm. Đáng ra tòa án cấp sơ thẩm phải phát hiện ra các căn cứ đó và quyết định ĐCGQVADS nhưng VADS vẫn được giải quyết. Khi xét VADS theo thủ tục phúc thẩm tòa án phát hiện ra các căn cứ này nên đã ĐCGQVADS. Ngoài ra theo điều 269 BLTTDS, trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì HĐXX phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không. Nếu bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. HĐXX phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và ĐCGQVADS. Ngoài ra, nếu trong VADS có người có quyền và nghĩa vụ liên quan, mà họ vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ giải quyết như thế nào? Mục 4 phần III NQ 05/2006/ NQ-HĐTP cũng đã có hướng dẫn vấn đề này. Thẩm quyền ra quyết định ĐCGQVADS ở cấp phúc thẩm là HĐXX. Hình thức của quyết định ĐCGQVADS ở cấp phúc thẩm là văn bản. Nội dung và hình thức của quyết định này tuân theo mẫu 17 tại NQ 05/2006/ NQ-HĐTP. Hiệu lực và hậu quả pháp lý của quyết định ĐCGQVADS ở cấp phúc thẩm. Về nguyên tắc quyết định có hiệu lực ngay. Đương sự, VKS không thể kháng cáo kháng nghị. Tuy nhiên nếu có căn cứ quyết định này vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Hậu quả pháp lý: Với trường hợp Tòa án ĐCGQVADS theo điều 278 BLTTDS sau khi rút đơn khởi kiện, nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện lại VADS theo thủ tục do BLTTDS quy định nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật. Các trường hợp khác, Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm vì căn cứ để ĐCGQVADS trong thủ tục phúc thẩm xuất hiện có nghĩa là bản án, quyết định sơ thẩm không có cơ sở. Quyết định ĐCGQVADS tại thủ tục phúc thẩm đồng nghĩa với việc hủy bản án sơ thẩm và chấm dứt thủ tục tố tụng. Với quyết định ĐCGQVADS theo điều 269 BLTTDS hậu quả pháp lý và tiền án phí được xác định theo điểm b khoản 1 điều 269 Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự Căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự quy định tại điều 260 BLTTDS đó là : - Các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 192 BLTTDS. Căn cứ này xuất hiện trong quá trình tòa án cấp phúc thẩm giải quyết vụ án thì Tòa án sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.. Hoạt động xét xử phúc thẩm chấm dứt, sau đó công nhận giá trị pháp lý của bản án quyết định sơ thẩm. Còn nếu căn cứ này xuất hiện, tồn tại từ khi giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm nhưng không được tòa án sơ thẩm phát hiện mà đến cấp phúc thẩm, tòa án cấp phúc thẩm mới phát hiện ra thì sẽ ĐCGQVADS theo điều 278 BLTTDS. - “Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị”. Tại khoản 2 điều 256 và mục 10.2 phần I Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP cũng có hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. - Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định. Và tòa án có thể ra quyết định ĐCXXVADS phần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt nếu người này đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt tại phiên tòa (khoản 2 Điều 266 và mục 2 phần II Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP). Thẩm quyền ra quyết định ĐCXXVADS ở cấp phúc thẩm. Tùy vào thời điểm là giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên tòa mà Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hoặc HĐXX sẽ ra quyết định ĐCXXVADS. Hình thức của quyết định ĐCXXVADS ở cấp phúc thẩm là văn bản tuân theo mẫu 15, 16 tại NQ 05/2006/ NQ-HĐTP. Hiệu lực và hậu quả pháp lý của quyết định ĐCXXVADS ở cấp phúc thẩm. Về nguyên tắc quyết định có hiệu lực ngay. Tuy nhiên nếu có căn cứ quyết định này vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Quyết định này chấm dứt hoạt động xét xử phúc thẩm và làm phát sinh hiệu lực của bản án quyết định sơ thẩm (với khoản 2 Điều 260). Còn với quyết định theo điểm a, c khoản 1 điều 260 thì chưa quy định hậu quả pháp lý. III, Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật 3.1 Thực tiễn áp dụng Ưu điểm: Nói chung các thẩm phán đã áp dụng chính xác các quy định về ĐCGQVADS trong mọi trường hợp. Năm 2008, tòa án cấp sơ thẩm đã đình chỉ 13890 VADS, 12628 vụ án về HNGĐ, 987 vụ án về KDTM và tuyên bố phá sản, 298 vụ án lao động. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ 515 VADS, 21 vụ án về KDTM và tuyên bố phá sản, 19 vụ án lao động [4, tr43]. Các số liệu trên cho thấy việc phải áp dụng quy định về đình chỉ khá phổ biến trong việc giải quyết vụ án. TANDTC đã làm tốt nhiệm vụ hướng dẫn Tòa án cấp dưới trong việc áp dụng thống nhất quy định về ĐCGQVADS. Khuyết điểm: Không đưa người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bị đơn vào tham gia tố tụng. Các tòa án còn lúng túng với việc xác định tư cách của đương sự là tổ chức đã sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi không bàn giao khoản nợ có tranh chấp sang tổ chức mới. Không xác minh được chính xác đương sự đã nhận được giấy triệu tập hay chưa? Nguyên nhân: Số lượng các vụ án dân sự cần phải đình chỉ mà ngành Tòa án phải thụ lý giải quyết ngày càng tăng tính chất cũng phức tạp trong khi một số quy định của pháp luật vẫn còn bất cập mà chưa được sửa đổi,bổ sung hoặc hướng dẫn. Thẩm phán thường xuyên bị đe dọa, gây sức ép thậm chí bị hành hung ảnh hưởng tới tính khách quan khi quyết định ĐCGQVADS. Và cũng có một số nguyên nhân chủ quan như do trình độ, năng lực còn hạn chế và thiếu trách nhiệm cá nhân của đội ngũ cán bộ tòa án nhất là thẩm phán ở các tòa án địa phương [4,tr48]. TANDTC chậm ban hành các nghị quyết để hướng dẫn các vướng mắc mà tòa án cấp dưới gặp phải… 3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm Đối với đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm Với căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS thì nên hướng dẫn thêm như sau: “Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì đại diện của cơ quan nhà nước nhận tài sản của bị đơn sẽ phải tiếp tục tham gia tố tụng thay bị đơn để giải quyết tranh chấp với nguyên đơn”. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ với nguyên đơn thì nhà nước mới được nhận tài sản của bị đơn. Đối với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS cần có hướng dẫn chi tiết hơn. Khi người khởi kiện là người đại diện theo ủy quyền, Tòa án không đương nhiên ra quyết định ĐCGQVADS mà phải xem xét phạm vi ủy quyền theo hợp đồng. Khi việc rút đơn kiện nằm trong phạm vi ủy quyền, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nguyên đơn thì Tòa án mới được ĐCGQVADS. Đối với căn cứ đình chỉ điểm d khoản 1 Điều 192 BLTTDS nên sửa lại như sau: bỏ cụm từ “trong trường hợp không có nguyên đơn” và sửa lại là “cơ quan tổ chức khởi kiện thay nguyên đơn rút văn bản khởi kiện và nguyên đơn có đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án”. Căn cứ đình chỉ theo điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS cần sửa lại là: “Các đương sự đã tự thỏa thuận và có đơn yêu cầu Tòa án không tiếp tục giải quyết vụ án”. Quy định ĐCGQVADS do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt có thể sửa: Nếu vụ án có nhiều nguyên đơn nhưng họ có yêu cầu độc lập với bị đơn thì khi có một nguyên đơn vắng mặt lần hai không có lý do chính đáng thì tòa án có thể tách vụ kiện ra để giải quyết yêu cầu của các đương sự có mặt. Với vụ án có nhiều nguyên đơn, có yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của người liên quan mà một trong các nguyên đơn vắng mặt lần hai không có lý do chính đáng thì Tòa án nên đình chỉ xét xử phân yêu cầu của nguyên đơn vắng mặt. Đối với đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp phúc thẩm Trường hợp HĐXX phúc thẩm căn cứ Điều 269 BLTTDS ra quyết định ĐCGQVADS, Tòa án cấp phúc thẩm mở phiên tòa giải quyết VADS theo thủ tục chung nếu bị đơn đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn, không phân biệt trong thời hạn kháng cáo kháng nghị có đương sự nào kháng cáo hoặc VKS kháng nghị không là chưa hợp lý. Vì thế, nên quy định lại theo hướng sau: Sau khi có bản án, quyết định sơ thẩm, nếu vẫn trong thời hạn kháng cáo mà nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Tòa án sơ thẩm hướng dẫn cho đương sự kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm để tòa án có căn cứ để mởi phiên tòa phúc thẩm. Và tùy thuộc vào việc bị đơn có đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn hay không mà tòa án giải quyết theo điều 269 BLTTDS. Mặt khác, nếu hết thời hạn kháng cáo nguyên đơn mới rút đơn khởi kiện và cũng không có kháng cáo kháng nghị đối với bản án quyết định sơ thẩm thì về nguyên tắc bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Vì thế trường hợp này, tòa án phúc thẩm không chấp nhận rút đơn và không hủy bản án sơ thẩm và ĐCGQVADS theo điều 269 BLTTDS. KẾT LUẬN Từ sự phân tích trên có thể thấy các quy định của pháp luật về vấn đề đình chỉ giải quyết VADS tại Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm là khá toàn diện. Tuy vậy nhưng các quy định vẫn còn những điểm chưa thống nhất, chưa hợp lí và còn dàn trải khiến việc áp dụng pháp luật cũng như tìm hiểu, nắm bắt các quy định của pháp luật gặp nhiều khó khăn. Do đó cần có những quy định bổ sung nhằm khắc phục và hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về vấn đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam - NXB Tư Pháp, Hà Nội, năm 2005. Nguyễn Triều Dương, Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tạp chí Luật học, số 5/2005. Ths. Nguyễn Triều Dương, Về việc rút đơn khởi kiện của đương sự trong TTDS, Tạp chí TAND, số 11/2009. Hoàng Thị Phương Liên, Khóa luận tốt nghiệp, Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2010. Tưởng Duy Lượng, Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2009. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Bộ luật dân sự năm 2005. Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 05 năm 2006 hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp sơ thẩm” của bộ luật tố tụng dân sự. Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP Nghị Quyết 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/08/2006 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba "Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp phúc thẩm" của Bộ luật tố tụng dân sự.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề đình chỉ qiải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này (2).doc
Tài liệu liên quan