Tiểu luận Vấn đề độc quyền ở Việt Nam

Vấn đề là độc quyền hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là độc quyền nhà nước, các công ty tư nhân chưa có khả năng và tiềm lực kinh tế để chiếm vị trí thống lĩnh hay độc quyền trong các ngành kinh tế chính. Bên cạnh đó, cùng với quá trình mở cửa thị trường thông qua việc ký kết và gia nhập các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đã và sẽ xuất hiện các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam. Những công ty nầy, với sức mạnh kinh tế của mình, có khả năng tạo lập được vị thế độc quyền và trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nội địa Việt Nam với tiềm lực hạn chế đang bị loại dần khỏi đời sống kinh tế. Tình trạng loại bỏ đối thủ để chiếm đoạt thị trường thiết lập vị thế độc quyền như có những công ty đem hàng trăm tấn sản phẩm để biếu hoặc bán phá giá làm cho không một doanh nghiệp trong nước nào có đủ tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động sản xuất bình thường

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11873 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề độc quyền ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp sản xuất với chi phí thấp hơn những doanh nghiệp khác nhờ vào kinh nghiệm, tính kinh tế của quy mô, v.v. Do đó, những doanh nghiệp lớn có khả năng loại trừ những doanh nghiệp khác ra khỏi ngành bằng cách cắt giảm giá (mà vẫn có thể thu được lợi nhuận), từ đó tạo ra thế độc quyền cho mình. Một khi vị thế độc quyền được thiết lập, sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp khác sẽ rất khó khăn, bởi vì những doanh nghiệp mới thường sản xuất ở mức sản lượng thấp và như vậy phải chịu chi phí (trung bình) cao. Những doanh nghiệp này sẽ dễ dàng bị nhà độc quyền loại khỏi thị trường bằng cách giảm giá. Sự độc quyền hình thành từ con đường cạnh tranh bằng chi phí như vậy được gọi là độc quyền tự nhiên. 1.2. Pháp lý : Nhiều nhà độc quyền được tạo ra từ nguyên nhân pháp lý chứ không phải từ nguyên nhân kinh tế như trên. Chúng ta có thể thấy pháp luật tạo ra sự độc quyền dưới dạng hai hình thức sau:                1.2.1.Pháp luật bảo hộ bằng phát minh, sáng chế. Bằng phát minh, sáng chế được pháp luật bảo vệ là một trong những nguyên nhân tạo ra độc quyền vì luật bảo hộ bằng sáng chế chỉ cho phép một nhà sản xuất sản xuất mặt hàng vừa được phát minh và do vậy họ trở thành nhà độc quyền.              1.2.2.Pháp luật bảo hộ những ngành có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.Các ngành công nghiệp công ích như điện, nước, thông tin liên lạc, một số kênh phát thanh, truyền hình, v.v. sẽ được bảo hộ hay độc quyền bởi nhà nước vì chúng có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia. Những ngành này thường là các ngành có chi phí sản xuất trung bình giảm dần khi quy mô tăng. Do vậy, chính phủ cho rằng chi phí trung bình sẽ càng thấp khi sản lượng gia tăng và nó sẽ đạt mức thấp nhất chỉ khi tổ chức ngành này như là một nhà độc quyền 1.3.Xu thế sáp nhập của các công ty lớn: Trên thế giới hiện nay đang diễn ra xu thế sáp nhập của các công ty lớn. Xu thế này diễn ra do những nguyên nhân sau: 1.3.1.   Áp lực của việc tìm kiếm khách hàng. Việc sáp nhập của các công ty sẽ giúp mở rộng thị trường cho từng công ty. Các công ty, sau khi sáp nhập, sẽ tận dụng được mạng lưới phân phối có sẵn của mình và của cả những công ty trong liên minh để nâng cao thị phần của mình và chiếm lĩnh thị trường. Do vậy, việc sáp nhập có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thu tóm thị trường và hình thành vị thế độc quyền. 1.3.2. Giảm chi phí sản xuất - kinh doanh. Việc sáp nhập sẽ làm mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nên có thể làm tăng quy mô sản xuất cho từng doanh nghiệp. Điều này có thể tạo ra tính kinh tế nhờ quy mô của quá trình sản xuất. Do vậy, sự sáp nhập có thể giúp doanh nghiệp sử dụng tài nguyền về nhân lực, tiền của, v.v. có hiệu quả hơn. 1.4.Tình trạng kém phát triển của thị trường: Sự kém phát triển của thị trường sẽ dẫn đến hàng hoá không được lưu thông một cách thông suốt. Do hàng hoá không lưu thông tốt trên thị trường cho nên nhà cung ứng nào có điều kiện cung ứng hàng hoá cho một thị trường nào đó mà các nhà cung ứng khác không thể với tới thì sẽ trở thành độc quyền trên thị trường đó. Đây là hình thức độc quyền có tính cục bộ và xảy ra ở quy mô nhỏ. Sự độc quyền như vậy thường xuất hiện ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hay hải đảo, v.v. . 2.Đường cầu và đường doanh thu biên: Là do người cung ứng duy nhất một hàng hoá nào đó, nhà độc quyền đối diện với đường cầu của thị trường, và đường cầu thị trường có xu hướng dốc xuống từ trái sang phải. Khác với một doanh nghiệp cạnh tranh phải chấp nhận giá thị trường, nhà độc quyền là người định giá. Nhà độc quyền có thể chọn sản xuất tại bất kỳ một mức sản lượng nào trên đường cầu thị trường nhưng phải đánh đổi giữa sản lượng và giá bán sản phẩm. Nhà độc quyền cung ứng càng nhiều thì giá cả sẽ càng giảm. Ta có thể mô tả sự đánh đổi giữa giá và sản lượng của một doanh nghiệp độc quyền ở hình 2.  Để tối đa hoá lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ chọn sản xuất mức sản lượng mà tại đó . Sau đó, nhà độc quyền kiểm tra xem ở mức sản lượng này giá cả (hay doanh thu bình quân) có trang trải được các chi phí hay không. Hình 4 biểu diễn nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của nhà độc quyền. Nhà độc quyền sẽ chọn mức sản lượng tối ưu q1, tại đó đường MR cắt đường MC. Với đường cầu D, nhà độc quyền sẽ định mức giá là P1, tương ứng với điểm B, để bán hết sản lượng q1 được sản xuất ra. 3.Chỉ số Lerner:Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhà độc quyền là người ấn định giá. Sau khi đã quyết định sản xuất q1, nhà độc quyền niêm yết giá P1 vì biết rằng người tiêu dùng sẽ tiêu thụ đúng q1. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng trong khi doanh nghiệp cạnh tranh định giá bằng với chi phí biên thì nhà độc quyền định giá cao hơn chi phí biên do giá cả của nhà độc quyền lớn hơn doanh thu biên. Do vậy, để đo lường sức mạnh độc quyền các nhà kinh tế xem xét mức độ chênh lệch giữa giá độc quyền và chi phí biên ở tại mức sản lượng mà nhà độc quyền có lợi nhuận là tối đa. Cụ thể, sức mạnh độc quyền được biểu hiện bằng chỉ số Lerner (tại điểm tương ứng với lợi nhuận tối đa của nhà độc quyền) như sau:   . trong đó: L là chỉ số Lerner. Chỉ số Lerner luôn có giá trị nằm giữa 0 và 1. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ở mức sản lượng tương ứng với lợi nhuận tối đa thì nên . Đối với nhà độc quyền, L luôn dương vì . Nếu L càng lớn, sức mạnh độc quyền càng lớn vì khi đó giá bán càng lớn hơn MC 4.Lợi nhuận độc quyền: Lợi nhuận độc quyền có thể được xem như là phần trả công cho các nhân tố hình thành nên sự độc quyền như: phát minh, sáng chế, vị trí thuận lợi hay sự năng động của nhà độc quyền. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp khác sẽ sẵn sàng trả một số tiền để sang nhượng bản quyền các phát minh, sáng chế, v.v. nhằm kiếm được lợi nhuận tiềm năng của vị thế độc quyền. Một khi quyền độc quyền được sang nhượng thấp hơn giá trị thị trường thực tế, người được sang nhượng sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, vị thế độc quyền không bảo đảm cho doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi nhuận. Điều này còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chi phí trung bình và đường cầu đối với sản phẩm của nhà độc quyền. Hình 4 cho thấy nhà độc quyền có thể thu được lợi nhuận độc quyền khi chọn mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận. Tại mức sản lượng này, đường AC của nhà độc quyền nằm dưới đường cầu. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét trường hợp nhà độc quyền không thể thu được lợi nhuận độc quyền do đường AC nằm trên đường cầu (hình 5). 5.Không có đường cung trong độc quyền: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cung của doanh nghiệp chính là đường chi phí biên. Tổng hợp đường cung của từng doanh nghiệp ta có đường cung của ngành. Trong độc quyền, cách xây dựng đường cung như trên không thể thực hiện được. Mức cung của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào đường cầu và doanh thu biên. Với một đường cầu cố định, "đường cung" độc quyền chỉ là một điểm, điểm kết hợp giữa giá và sản lượng tại đó MR = MC (điểm B trong các hình 4 và 5). Nếu đường cầu dịch chuyển, đường MR sẽ dịch chuyển theo và một mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận mới sẽ được chọn. Tuy nhiên, nối các điểm cân bằng này lại để hình thành một "đường cung" sẽ không có ý nghĩa. Hình dạng đường này sẽ rất kỳ lạ, phụ thuộc vào độ co giãn của đường cầu thị trường khi nó dịch chuyển. Như vậy, doanh nghiệp độc quyền không có một "đường cung" xác định (hình 6). 5. Độc quyền và vấn đề phân bổ nguồn tài nguyên xã hội Sự xuất hiện của độc quyền có thể làm giảm đi tính hiệu quả của việc phân bổ nguồn tài nguyên xã hội bởi vì nhà độc quyền có thể giảm sản lượng để có giá cao hơn. Việc giảm sản lượng có thể làm cho doanh nghiệp có lợi hơn nhưng người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại. Bây giờ, chúng ta hãy so sánh giá cả và sản lượng của doanh nghiệp độc quyền và ngành cạnh tranh để từ đó xác định "chi phí xã hội của độc quyền". Để có thể so sánh, chúng ta giả định rằng một thị trường độc quyền có thể vận hành như một ngành cạnh tranh. Giả sử thị trường cạnh tranh và nhà độc quyền có cùng một đường chi phí biên (MC). Trong thị trong cạnh tranh, giá bằng với chi phí biên, tương ứng với giá cạnh tranh PC và sản lượng QC, tại đó đường MC cắt đường cầu (P = MC) (hình 7). Khi xuất hiện độc quyền, nhà độc quyền chọn mức sản lượng qM mà tại đó MR = MC, nên giá độc quyền PM sẽ cao hơn chi phí biên hay giá cạnh tranh. Sức mạnh độc quyền dẫn đến giá cao hơn và sản lượng bị giảm còn QM. Do giá cao hơn nên người tiêu dùng giảm lượng mua từ QC xuống còn QM và như vậy, thặng dư tiêu dùng bị mất đi một khoảng tương đương với diện tích (A+B) trên hình 7. Ngoài ra, xã hội còn có thể phải chịu chi phí khác ngoài phần thiệt hại xã hội B và C. Đó là, doanh nghiệp còn có thể phải chi thêm một khoản chi phí lớn không hiệu quả về mặt xã hội để dành duy trì hoặc để thể hiện sức mạnh độc quyền của mình. Chi phí này có thể bao gồm chi phí quảng cáo, vận động hành lang và những tranh thủ pháp lý để tránh sự điều tiết của chính phủ hay chống "Luật chống độc quyền". Nhà độc quyền cũng có thể lắp đặt thêm những nhà máy thừa công suất để tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô, v.v.    6.Độc quyền và vấn đề phân biệt giá cả:Khác với thị trường cạnh tranh, một nhà độc quyền có khả năng ấn định các mức giá khác nhau đối với nhiều người tiêu dùng khác nhau. Ta gọi trường hợp này là phân biệt giá. Sự phân biệt giá có thể làm tăng lợi nhuận của nhà độc quyền so với việc định một mức giá duy nhất cho tất cả sản phẩm của mình.     6.1.Chính sách phân biệt giá hoàn toàn: là chính sách mà trong đó nhà độc quyền ấn định cho mỗi (nhóm) khách hàng một mức giá tối đa mà người đó có thể trả. Mức giá đó gọi là giá sẵn sàng trả hay giá đặt trước của người tiêu dùng. Nếu nhà độc quyền có thể xác định rõ nhu cầu của từng khách hàng hay từng nhóm khách hàng của mình, họ có thể định giá cao nhất mà (nhóm) khách hàng của mình có thể trả. Với cách định giá này, nhà độc quyền sẽ “bòn rút” hết thặng dư tiêu dùng của người tiêu dùng bởi vì nhà độc quyền định cho mỗi khách hàng mức giá tối đa mà họ có thể trả.   + Bán Q1 sản phẩm với giá P1, (Q2 – Q1) sản phẩm với giá P2, ... + MR = P nhưng không phải giảm giá cho các đơn vị sản phẩm trước đó. + Đường MR cũng chính là đường cầu. + Q4: sản lượng tương ứng với LNmax. + Lợi nhuận tăng lên so với trường hợp không phân biệt giá. 6.2.Chính sách phân biệt giá đối với hai thị trường riêng biệt Nhà độc quyền sẽ định giá cao hơn ở các thị trường có hệ số co giãn thấp hơn (thị trường 1). 7.Chính sách hạn chế độc quyền :là việc làm cần thiết vì độc quyền gây ra thiệt hại đối với nền kinh tế. Hạn chế độc quyền là một trong những vấn đề quan trọng trong kinh tế học ứng dụng. Các ngành công nghiệp phục vụ tiện ích như điện lực, viễn thông, v.v. thường bị khống chế bằng luật pháp để nhằm buộc các ngành này hoạt động trong phương thức có lợi nhất về phương diện xã hội để hạn chế phần thiệt hại do độc quyền. Ta có một số cách để hạn chế độc quyền như sau: 8.Điều tiết giá: Do xã hội bị tổn thất, các quốc gia phải sử dụng một phương cách để hạn chế sức mạnh độc quyền, trong đó có phương thức điều tiết giá. Chính phủ ấn định một mức giá trần nào đó thấp hơn mức giá độc quyền. Chính sách này có thể làm giảm được tổn thất do sức mạnh độc quyền. 9.Điều tiết trong thực tế:Những quy định về độc quyền thường dựa trên tỷ lệ lãi thu được từ vốn. Cơ quan điều tiết cho phép nhà độc quyền định một mức giá nhất định để đạt được một mức lãi sao cho mức lãi này, theo nghĩa nào đó, là “cạnh tranh” hay “công bằng”. Phương pháp này gọi là điều tiết theo lợi tức. Mức giá cao nhất được phép dựa trên mức lãi đầu tư kỳ vọng mà doanh nghiệp sẽ thu được. Chẳng hạn, chính phủ cho phép nhà độc quyền định giá sản phẩm của mình để đạt một mức lợi nhuận bằng 10% số vốn đầu tư của doanh nghiệp vì chính phủ cho đó là mức lãi trung bình của các ngành trong nền kinh tế. 10.Luật chống độc quyền:Một biện pháp đơn giản và hữu hiệu để chống độc quyền là ban hành các quy định, luật lệ nhằm ngăn cản ngay từ đầu các doanh nghiệp trong việc giành được sức mạnh thị trường quá mức. Một số nước trên thế giới có nền kinh tế thị trường phát triển đã ban hành “Luật chống độc quyền” như Mỹ, các nước EU, v.v. một cách hoàn chỉnh. III-Thực tiễn ở Việt Nam Vấn đề là độc quyền hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là độc quyền nhà nước, các công ty tư nhân chưa có khả năng và tiềm lực kinh tế để chiếm vị trí thống lĩnh hay độc quyền trong các ngành kinh tế chính. Bên cạnh đó, cùng với quá trình mở cửa thị trường thông qua việc ký kết và gia nhập các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đã và sẽ xuất hiện các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam. Những công ty nầy, với sức mạnh kinh tế của mình, có khả năng tạo lập được vị thế độc quyền và trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nội địa Việt Nam với tiềm lực hạn chế đang bị loại dần khỏi đời sống kinh tế. Tình trạng loại bỏ đối thủ để chiếm đoạt thị trường thiết lập vị thế độc quyền như có những công ty đem hàng trăm tấn sản phẩm để biếu hoặc bán phá giá làm cho không một doanh nghiệp trong nước nào có đủ tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động sản xuất bình thường. Thực trạng vấn đề độc quyền ở Việt nam hiện đang nỗi lên vấn đề lạm dụng độc quyền để trục lợi, biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp; hành xử "độc quyền", mang tính ban phát; độc quyền điện, nước, xăng dầu, viễn thông, hàng không… tự quy định giá cả bắt buộc các doanh nghiệp phải đẩy chi phí kinh doanh lên cao, hậu quả duy trì ưu đãi các dự án không có hiệu quả kinh tế đã dẫn tới hậu quả tỉ lệ tăng trưởng kinh tế tính trên vốn đầu tư của VN suy giảm khoảng 25% trong các năm gần đây. Chúng ta có thể tham khảo qua các bài báo để hiểu rõ hơn: “Dự luật cạnh tranh đang được Quốc hội thảo luận. Dự luật này cũng được các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế chú ý. Ý kiến dưới đây bàn thêm về hiệu quả quản lý hoạt động cạnh tranh với những tập đoàn, tổng công ty nhà nước độc quyền. Theo các Quyết định 90 và 91-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương thành lập các tập đoàn kinh doanh, Chính phủ đã cho thành lập một loạt các tổng công ty và tập đoàn kinh doanh nhà nước: Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Dầu khí, Dệt may, Hoá chất, Điện lực, Than, Thép, Ximăng.. . Nhiều tổng công ty trong số này là các doanh nghiệp (DN) độc quyền hoặc được ưu đãi đặc biệt của Chính phủ. Như vậy, về cơ bản hiện trạng độc quyền ở VN chủ yếu là độc quyền nhà nước. Các công ty tư nhân chưa có khả năng và tiềm lực kinh tế để chiếm vị trí thống lĩnh hay độc quyền trong các ngành kinh tế chính . Thật ra vấn đề không có gì khó hiểu - độ lớn, tầm ảnh hưởng và vị trí của các DN độc quyền nhà nước được xây dựng trên chủ trương của Chính phủ và phí độc quyền do người tiêu dùng - không có lựa chọn nào khác - trả chứ không phải trên hiệu quả quản lý và khả năng cạnh tranh của các DN độc quyền nhà nước . Khi ra thị trường quốc tế, các biện pháp bảo hộ kiểu “chăn êm nệm ấm” như vậy không thể áp dụng được nữa. Muốn tồn tại, các DN phải có khả năng cạnh tranh thật sự thể hiện qua khả năng quản lý và tổ chức kinh doanh, khả năng giảm giá thành, tăng năng suất, giao hàng đúng hẹn, đảm bảo chất lượng và nhanh nhạy linh hoạt đáp ứng yêu cầu thị trường . Tình trạng duy trì ưu đãi cho các DN nhà nước và tài trợ cho các tập đoàn kinh doanh quốc doanh đầu tư vào các dự án không có hiệu quả kinh tế đã dẫn tới hậu quả là trong khi tỉ lệ tăng trưởng GDP của VN ở mức 7,4% thì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế tính trên vốn đầu tư của VN (chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư) suy giảm khoảng 1/4 hay 25% trong các năm gần đây. Theo UNDP, trong vài năm tới nếu tiếp tục tập trung vốn đầu tư cho các DN nhà nước các ngành độc quyền thì VN không thể có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ công cộng cho thành phố và nông thôn . Cách xây dựng các tổng công ty - tập đoàn kinh doanh không có gì là mới và có thể thấy ở nhiều nơi mà điển hình ở châu Á có thể thấy tại Singapore và Hàn Quốc. Tuy nhiên tính hiệu quả và mức độ thành công trong cạnh tranh của các công ty này thì mỗi nơi mỗi khác tuỳ thuộc phương pháp quản lý của chính phủ các quốc gia . Kinh nghiệm thực tế ở VN cũng như các quốc gia khác cho thấy các công ty độc quyền sẽ không bao giờ tự nguyện từ bỏ các đặc quyền, đặc lợi của mình trừ khi chúng bị luật pháp kiểm soát chặt chẽ và người tiêu dùng giám sát . Dự luật cạnh tranh qui định hoạt động của các công ty độc quyền nhà nước sẽ chịu sự quản lý về giá cả, khối lượng và chất lượng của Nhà nước; tuy nhiên về mặt hiệu quả kinh tế, đây chưa hẳn là biện pháp tối ưu do để quản lý được hết các hoạt động độc quyền nhà nước cần một cơ quan quản lý cạnh tranh cực lớn, hệ thống pháp luật hết sức phức tạp và thường xuyên có những lĩnh vực cơ quan quản lý không thể quán xuyến hết nổi. VN chưa ở mức độ phát triển này, song việc tính toán hiệu quả của việc quản lý nhà nước vào hoạt động cạnh tranh cần được duy trì ở mức hạn chế, tránh tình trạng để cơ quan quản lý cạnh tranh trở nên quá tải do can thiệp quá sâu vào thị trường, hay quay trở lại phương pháp quản lý bao cấp với các hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường. ( Phùng Tuấn, Báo Tuổi trẻ,2-11-2004 ) “Đã và đang xuất hiện tình trạng lạm dụng độc quyền Nhà nước để biến thành độc quyền doanh nghiệp, một số quan chức và chuyên gia tham gia quá trình thực hiện đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, vừa cảnh báo. Theo đánh giá của ông Phạm Viết Muôn, thành viên Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DNNN, Nhà nước chủ trương giữ độc quyền trong sản xuất kinh doanh một số ngành, lĩnh vực như: vật liệu nổ, hoá chất độc, chất phóng xạ, hệ thống truyền tải điện quốc gia, mạng trục thông tin trong nước và quốc tế, in bạc và chứng chỉ có giá trị, thuốc lá điếu... thông qua các doanh nghiệp 100% vốn của Nhà nước. Thế nhưng trên thực tế, độc quyền Nhà nước đã và đang biến thành độc quyền của các doanh nghiệp này. Ông Muôn dẫn chứng, Nhà nước độc quyền trong kinh doanh thuốc lá điếu thông qua việc thành lập các DNNN thuộc các địa phương như TP HCM, Khánh Hoà, Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng. Trong khi đó, hiện đang có xu hướng sáp nhập các doanh nghiệp thuốc lá ở địa phương vào Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Nếu xu hướng này tiếp tục xảy ra, sẽ dẫn tới độc quyền doanh nghiệp. Các chuyên gia còn cho rằng, việc các Tổng công ty vẫn nắm giữ một thị phần áp đảo và chưa có sự cạnh tranh của các đối thủ ở thành phần kinh tế khác cũng đang tạo "đất sống" cho độc quyền doanh nghiệp. Cụ thể, thị phần trong nước của Tổng công ty (TCT) Than hiện nay là 97%, của TCT Điện là 93%, của TCT Thép là 60%, của TCT Xi măng là 59%, TCT Giấy là 50%... Trong khi đó, ở một số thị trường lớn, nếu một doanh nghiệp có thị phần 35% đã bị xem xét; có thị phần trên 50% sẽ bị coi là đã thống lĩnh thị trường và hành vi của doanh nghiệp này sẽ được kiểm soát nhằm hạn chế việc cạnh tranh không bình đẳng. Trong tương lai các TCT nêu trên sẽ tạo thế độc quyền thông qua thị phần lớn mặc dù các TCT này không hoạt động trong lĩnh vực mà Nhà nước giữ thế độc quyền. Từ thực tế này, việc tạo cơ chế để doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc các TCT không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế mà còn tác động nâng cao khả năng cạnh tranh của các TCT. Còn theo ông Muôn, đối với các sản phẩm không thuộc độc quyền Nhà nước, mà cả nước chỉ có một số ít doanh nghiệp sản xuất, cần kiểm soát độc quyền doanh nghiệp bằng cách cho phép nhập khẩu từ nước ngoài. Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, không nhập khẩu hoặc đánh thuế nhập khẩu cao đối với những mặt hàng trong nước cũng đang tạo điều kiện cho độc quyền doanh nghiệp tồn tại và gây thiệt thòi cho người tiêu dùng nội địa.” ( Đầu tư 15-6-2004) “ Dư luận trước và sau Tết Nguyên đán đã ồn ả lên chuyện các ngành điện, viễn thông, nước sinh hoạt đã có lối hành xử theo kiểu độc quyền khi phải đối mặt với những sai lầm do chính họ gây ra. Nào là ngành điện tự ý áp đặt cách tính giá điện mới phi lý, thiếu công bằng, chỉ có lợi cho mình mà không nghĩ đến quyền lợi của người mua; nào là hai mạng điện thoại di động lớn nhất nước cậy thế "chủ đạo", phớt lờ những lời kêu ca của khách hàng về chất lượng dịch vụ, khi bị báo chí lên án thì lại đổ lỗi cho ông... "khách quan"; nào là ngành nước lại rục rịch tăng giá, trong khi bán cả nước bẩn cho người dân.. . Vì sao lại có thái độ coi thường các "thượng đế" giữa thời buổi kinh tế thị trường "thuận mua vừa bán" như vậy? Câu trả lời thật giản đơn và có lẽ ai cũng biết: Chỉ vì 3 ngành này còn độc quyền hoàn toàn, hoặc nắm giữ thị phần quá lớn nên cậy quyền ép dân. Thì đó, các ngành điện, nước tuy đã rục rịch bàn đến chuyện sẽ cổ phần hoá hoặc sẽ cho tự do kinh doanh một số khâu (nhất là khâu kinh doanh) để tạo thế cạnh tranh. Nhưng "ý định tốt" này xem ra triển khai quá chậm và kết cục là ở thời điểm này họ vẫn chưa chịu chia sẻ "miếng bánh" cho ai, nên vẫn một mình một chợ, tự tung, tự tác. Bởi vậy, mới có chuyện khi mất điện, mất nước hay nước bẩn thì các ngành không hề có ý bồi thường, nhưng nếu dân chậm nộp tiền điện, nước vài ngày là họ sẵn sàng cắt! Riêng mạng điện thoại di động thì với tiềm lực của người chỉ đi tiên phong, lại được nhiều ưu ái của Nhà nước, nên dù gần đây có xuất hiện thêm 2 - 3 đối thủ, nhưng với thị phần chỉ vài ba phần trăm thì sân chơi thực sự vẫn thuộc về kẻ mạnh. Cũng bởi thế, khi nghẽn mạch, mất sóng, họ vẫn lớn tiếng: Đây là chuyện thường ngày ở... mạng! . Buồn là chuyện cửa quyền sinh ra từ độc quyền trên đây không chỉ xảy ra với 3 ngành trên. Người dân đi máy bay, tàu hoả vẫn bị trễ giờ và chất lượng đôi khi không tốt vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt kể cả khi nhà bay, nhà tàu không một lời xin lỗi! Dĩ nhiên là Nhà nước chia sẻ với một số lĩnh vực nhạy cảm nên những năm qua ít nhiều vẫn có những động thái ưu ái, bảo hộ. Song, quan điểm bảo hộ này là rất rõ ràng: Bảo hộ có điều kiện, có thời hạn và có lựa chọn. Một lộ trình xoá bỏ bảo hộ đã được vạch ra, nhưng rất tiếc một số ngành quen thói ỷ lại, không muốn rời bầu sữa bao cấp nên vẫn mang nặng căn bệnh cửa quyền. Hơn nữa, Luật Cạnh tranh vừa được Quốc hội ban hành, cũng đã thể hiện rất rõ quan điểm: Chống lợi dụng độc quyền nhà nước để biến thành độc quyền doanh nghiệp. Bởi vậy, rất mong 3 ngành trên hãy thấu hiểu quan điểm bảo hộ của Nhà nước, cũng như thấm nhuần tinh thần của Luật Cạnh tranh, để có những hành xử tiến dần với cơ chế thị trường. Đừng lợi dụng sự ưu ái của Nhà nước để duy trì kiểu hành xử "độc quyền", mang tính ban phát. (Theo Lao Động -Ngày 22/2/2005) “Các cơ quan độc quyền như điện, nước, xăng dầu… tự quy định giá cả bắt buộc các doanh nghiệp phải đẩy chi phí kinh doanh lên cao, làm mất đi sức cạnh tranh. Đây là ý kiến của các doanh nghiệp TP HCM với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) để chuẩn bị ý kiến trình Thủ tướng chính phủ sáng nay. Ông Hoàng Văn Minh, Tổng Giám đốc Tổng công ty thương mại Sài Gòn, cho rằng những mặt hàng chủ lực như điện, xăng dầu... nhà nước lại thả nổi giá. Hiện nay, giá các loại mặt hàng này đang cao gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy có chính sách bù giá nhưng không biết bao giờ doanh nghiệp mới nhận được. Ông đề nghị VCCI nên có kiến nghị để các sở ngành tham mưu cho chính phủ có chính sách đặc biệt nhằm giảm giá những mặt hàng trên. Theo ông Nguyễn Văn Cường, Phó chủ tịch Hiệp hội nhựa Việt Nam, vấn đề độc quyền là một cản trở cho các doanh nghiệp, vì vậy các chính sách nhà nước cần phải cởi mở, thông thoáng hơn, nhất là đối với đơn vị ngoài quốc doanh. Bên cạnh độc quyền, các vấn đề về cổ phần hoá, chính sách thuế, nhà đất cũng được các doanh nghiệp đề cập tới. Ông Đồng Văn Khiêm, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Phong Lan, cho biết, hiện nay chính phủ cứ hối thúc các doanh nghiệp cổ phần hoá nhưng sau khi cổ phần hoá thì bỏ mặc. Khi đó, việc đi vay vốn, thủ tục xin thuê đất… đều tự nhiên khó khăn lên, làm cho các doanh nghiệp "hoảng sợ" không dám cổ phần hoá. Ông đề nghị phải có chính sách cổ phần hoá rõ ràng, phải có một hội nghị để các lãnh đạo nghe ý kiến doanh nghiệp tạo ra chính sách thích hợp sau cổ phần hoá. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, hứa sẽ ghi nhận mọi ý kiến của các doanh nghiệp để làm báo cáo trình lên Thủ tướng. Ông cũng đề nghị các doanh nghiệp nên phản ánh thường xuyên hơn các vấn đề lên các bộ, ngành.(Theo Tuổi Trẻ Thứ năm, 6/5/2004 ) IV-Kết luận và phương hướng cải tiến Mặc dù không chuyên nghiên cứu về vấn đề độc quyền, nhưng qua tìm hiểu cơ bản về độc quyền và bằng cảm nhận thực tế về vấn đề độc quyền ở Việt Nam thông qua các hoạt động đời sống kinh tế-xã hội đang diễn ra hằng ngày cùng với tham khảo các bài báo viết vấn đề độc quyền ở Việt Nam; ta nhận thấy một thực tế là do nhà nước bảo hộ những ngành có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia: điện, vận tải, viễn thông, xăng dầu,hàng không và thực tế hiện nay ở nước ta chưa có một doanh nghiệp nào giành được thế độc quyền bằng tự do cạnh tranh mà tất cả đều nhờ vào những quyết định mang tính hành chính và do đó chỉ là độc quyền nhà nước. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây không diễn ra cạnh tranh, nhưng trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường hiện nay thì cạnh tranh lại là yếu tố q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề độc quyền ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan