Tiểu luận Vấn đề duy trì hoà bình và an ninh quốc tế

Table of Contents

A. LỜI MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 1

I. KHÁI QUÁT CHUNG 1

1. Khái quát về Tổ chức quốc tế Liên chính phủ 1

a. Khái niệm Tổ chức quốc tế 1

b. Nguyên tắc pháp lý của Tổ chức quốc tế: 1

c. Thẩm quyền, quyền hạn và chức năng của Tổ chức quốc tế: 2

2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề duy trì hoà bình và an ninh quốc tế: 3

a. Khái niệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế 3

b. An ninh tập thể 4

c. Ngoại giao phòng ngừa 4

d, Cưỡng chế hoà bình: 4

e, Kiến tạo hoà bình 5

f, Xây dựng hoà bình sau xung đột 5

g, Giải trừ quân bị 5

h, Các biện pháp củng cố lòng tin 5

i, Các biện pháp bảo đảm an ninh quốc tế 6

II. LIÊN HỢP QUỐC 6

III. TỔ CHỨC QUỐC TẾ KHU VỰC 6

1. Khái niệm: 6

2. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN). 7

II. MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ TIÊU BIỂU TRONG VIỆC DUY TRÌ HOÀ BÌNH VÀ AN NINH THẾ GIỚI 7

1. Liên hợp quốc: (United Nations) 7

2. Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE – The Organization for Security and Co-operation in Europe ): 12

2. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) 13

3. Việt Nam và hoạt động giữ gìn hòa bình, An nình quốc tế của Liên hợp quốc. 13

C. THAY LỜI KẾT 15

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3350 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên bố kháng nghị mang tính chất pháp lý; + Quyền bảo vệ đối với các đại diện và quan chức của mình; + Quyền đưa tranh chấp ra Tòa án quốc tế; + Nghĩa vụ phải gánh chịu sự truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Ngoài ra, tổ chức quốc tế còn hoạt động với tư cách là một pháp nhân theo pháp luật quốc nội: Ví dụ. Điều 39 Điều lệ của Tổ chức lao động quốc tế quy định rằng tổ chức đó có tất cả các quyền của pháp nhân, trong đó có quyền ký các hợp đồng, quyền có bất động sản và động sản, quyền định đoạt chúng và quyền là nguyên đơn trước Tòa án các quốc gia thành viên. c. Thẩm quyền, quyền hạn và chức năng của Tổ chức quốc tế: Thẩm quyền của tổ chức quốc tế được hiểu là quyền của tổ chức trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ: Liên hợp quốc có thẩm quyền trong lĩnh vực hòa bình và an ninh của nhân loại và tất cả các lĩnh vực khác của đời sống quốc tế. Thẩm quyền của tổ chức thường được ghi rõ trong văn bản thành lập tổ chức. Quyền hạn của tổ chức quốc tế được hiểu là các quyền mà tổ chức có được để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ví dụ: Liên hợp quốc có quyền áp dụng vũ lực (trong đó có việc sử dụng lực lượng vũ trang) đối với bất cứ ai nếu điều đó là cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh nhân loại. Chức năng của Tổ chức quốc tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Chức năng của Tổ chức quốc tế được chia làm hai loại: Chức năng cơ bản và chức năng không cơ bản. Chức năng cơ bản của tổ chức quốc tế được hiểu là mục đích chính của tổ chức. còn các chức năng không cơ bản của tổ chức được thực hiện nhằm mục đích để thựuc hiện chức năng cơ bản. 2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề duy trì hoà bình và an ninh quốc tế: a.  Khái niệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế Gìn giữ hoà bình là việc “sử dụng các lực lượng do nhiều quốc gia đóng góp để đạt nhiều mục đích khác nhau: Quan sát giới tuyến ngừng bắn và giám sát ngừng bắn, cách ly các lực lượng xung đột, thúc đẩy thực hiện luật pháp và trật tự, cung cấp hỗ trợ, giúp đỡ nhân đạo”. Các nguyên tắc trong giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế gồm: + Nguyên tắc “An ninh không chia cắt” Mỗi quốc gia luôn là thực thể độc lập, có chủ quyền nên đều có quyền thiết lập nền an ninh riêng biệt của mình. Nền an ninh riêng của mỗi quốc gia có liên quan trực tiếp đến một vấn đề rất quan trọng, đó lầ vấn đề thựuc hiện quyền tự vệ hợp pháp của quốc gia. Phạm vi của việc thực hiện quyền tự vệ hợp pháp đã được giới hạn tại Điều 51 hiến chương Liên hợp quốc, trong đó khẳng định quyền của mỗi quốc gai được sử dụng lực lượng vũ trang để đánh trả hành vi xâm phạm hòa bình  và an ninh của mình. Luật quốc tế hiện đại coi đây là một trong những biện pháp hợp pháp để đảm bảo an ninh quốc tế. Tuy nhiên, việc một quốc gia có quyền tự vệ hợp pháp nhưng phải tương xứng với mức độ tấn công từ phía đối phương và hoàn toàn có thể tiénh ành theo hình thức đơn lẻ hoặc tập thể. + Nguyên tắc “ An ninh bình đẳng” Để đảm bảo an ninh chung của cả cộng đồng quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng sự cân bằng về quân sự trong khu vực và trên thế giới. Hiến chương Liên hợp quốc xác định nghĩa vụ của các quốc gia là phải kiềm chế, không chạy đua vũ trang. Trong quan hệ song phương, quan hệ khu vực và toàn cầu, từng quốc gia phải luôn tính đếnan ninh của các quốc gia khác. Mặt khác, an ninh của các quốc gia đều phải được đảm bảo như nhau, không một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nào có quyền tìm mọi cách để tạo ra ưu thế về an ninh cho mình trước các quốc gia khác trong khu vực và trong cả cộng đồng quốc tế. b. An ninh tập thể Là hệ thống các biện pháp chung của cả cộng đồng quốc tế hay của một nhóm quốc gia trong cùng khu vực địa lý nhất định, được áp dụng nhằm ngăn ngừa hoặc loại trừ mối đe doạ hoà bình  và chặn đứng hành vi xâm lược hoặc các hành vi phá hoại hoà bình khác. Đặc điểm: Mỗi một hệ thống an ninh tập thể được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế; Sự tấn công vào một quốc gia thành viên sẽ được coi như là sự tấn công vào mọi thành viên; Các quốc gia thành viên của hệ thống này có nghĩa vụ giúp đỡ các thành viên khác trong trường hợp bị tấn công vũ trang từ phía quốc gia thứ ba. c. Ngoại giao phòng ngừa Ngoại giao phòng ngừa được hiểu là hoạt động được tiến hành nhằm “ngăn ngừa tranh chấp có thể nảy sinh giữa các bên, ngăn ngừa những tranh chấp đang diễn ra để tránh leo thang thành các cuộc xung đột và hạn chế mức độ lan rộng của các cuộc xung đột khi xảy ra”. Ngoại giao phòng ngừa bao gồm các biện pháp xây dựng lòng tin, tìm hiểu thực tế, cảnh báo sớm và cũng có thể bao gồm các hoạt động của lực lượng được Liên hợp quốc uỷ nhiệm “triển khai phòng ngừa” nhằm giảm bớt nguy cơ bạo lực và tăng khả năng tìm kiếm các giải pháp hoà bình. Theo ARF (Diễn đàn khu vực ASEAN) thì ngoại giao phòng ngừa chính là xác định rõ mục tiêu cơ bản của nó là hoạt động chính trị và ngoại giao do các nước có chủ quyền cùng tiến hành với sự đồng ý của tất cả các bên trực tiếp có liên quan nhằm 3 mục đích: phòng ngừa các cuộc tranh chấpvà đụng độ nổ ra giữa các quốc gia, có thể đe doạ hoà bình khu vực, phòng ngừa các xung đột sẵn có leo thang thành xung đột vũ trang, hạn chế tác động của các cuộc tranh chấp đối với khu vực. d, Cưỡng chế hoà bình: Theo chương VII Hiến chương Liên hợp quốc , cưỡng chế hoà bình là hoạt động được tiến hành không cần sự chấp nhận của các bên để đảm bảo tuân thủ ngừng bắn theo quyết định của Hộ đồng Bảo an. Lực lượng cưỡng chế hoà bình bao gồm lực lượng quân sự  của một số quốc gia đựơc trang bị đầy đủ vũ khí, hoạt động theo sự chỉ đạo gián tiếp của Tổng thư kí Liên hợp quốc. Hành động cưỡng chế được quy định tại chương VII Hiến chương Liên hợp quốc là “hành động trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại và có hành vi xâm lược e, Kiến tạo hoà bình Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc B.Boutros Ghali, kiến tạo hoà bình là các hoạt động thương lượng và trung gian hoà giải, nhằm đưa các bên thù địch đi dến thoả thuận bằng các biện pháp hoà bình, theo tinh thần chương VI Hiến chương Liên hợp quốc. Thông qua các biện pháp giải quyết về mặt pháp lý, các hoạt động trung gian và các hình thức thương lượng khác, các bên sáng kiến “kiến tạo hoà bình” của Liên hợp quốc sẽ  thuyết phục các bên giải quyết một cách hoà bình nhứng bất đồng giữa họ với nhau. f, Xây dựng hoà bình sau xung đột Là các biện pháp được tiến hành để thúc đẩy hợp tác kinh tế và xã hội, hhằm xây dựng lòng tin giữa các bên đã từng tham chiến, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và chính trị, ngăn ngừa bạo lực xảy ra trong tương lai, củng cố và giữ gìn hoà bình lâu bền như viện trợ phát triển, cai quản hành chính, dân sự và thúc đẩy thực hiện các quyền con người. g, Giải trừ quân bị  Là hệ thống các bện pháp được tiến hành nhằm cắt giảm hoặc tiêu huỷ các phương tiện tiến hành chiến tranh, cắt giảm lực lượng vũ trang và các tổ chức vũ trang của các quốc gia, cắt giảm việc chế tạo, sản xuất, tiêu huỷ vũ khí kể cả việc tiêu huỷ dần dần dẫn tới tiêu huỷ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, hoá học, sinh học và các loại vũ khí giết người hàng loạt khác. h, Các biện pháp củng cố lòng tin Là các biện pháp tổ chức – kỹ thuật riêng biệt do các quốc gia cùng nhau xây dựng, nhằm đạt tới sự hiểu biết lẫn nhau, giảm trừ đối kháng quân sự, ngăn chặn các cuộc tấn công bất ngờ hoặc các cuộc xung đột không tuyên bố, trong đó có xung đột hạt nhân. Đó là các biện pháp quan sát, thông báo, thông tin, trao đổi thông tin về vũ khí, về lực lượng vũ trang và hoạt động quân sự. i, Các biện pháp bảo đảm an ninh quốc tế - Các biện pháp chủ động: là việc các cường quốc hạt nhân cam kết giúp đỡ bất kỳ quốc gia không hạt nhân nào trong trường hợp bị đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân. - Các biện pháp thụ động có nghĩa là cam kết của các cường quốc hạt  nhân kiềm chế không sử dụng vũ khí hạt nhân chống các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân. II. LIÊN HỢP QUỐC  III. TỔ CHỨC QUỐC TẾ KHU VỰC 1.     Khái niệm: Tổ chức quốc tế khu vực là tổ chức quốc tế cố những đặc điểm sau: - Thành lập và hoạt động phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; - Thành viên của tổ chức là các quốc gia trong khu vực; - Hoạt động của tổ chức không vượt quá khu vực Các tổ chức quốc tế khu vực hiện nay gồm: 1.     Tổ chức thống nhất châu Phi (thành lập năm 1963); 2.     Liên đoàn các nước Ả rập (thành lập năm 1945); 3.     Tổ chức các quốc gia chấu Mỹ La-linh (thành lập năm 1951); 4.     Hiệp hội các nước Đông Nam Á (thành lập năm 1967); 5.     Cộng đồng các quốc gia độc lập (thành lập năm 1991); 6.     Liên minh châu Âu (thành lập năm 1949). 2. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN). II. MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ TIÊU BIỂU TRONG VIỆC DUY TRÌ HOÀ BÌNH VÀ AN NINH THẾ GIỚI 1. Liên hợp quốc: (United Nations) 1.1, Hệ thống giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế theo Hiến chương Liên hợp quốc: Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, nhiệm vụ giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế được đảm bảo thực hiện thông qua Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an. a, Đại hội đồng có thể xem xét những nguyên tắc hợp tác chung về giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang và đưa ra những kiến nghị cho các thành viên Liên hợp quốc hay Hội đồng Bảo an. Đại hội đồng có thể lưu ý Hội đồng Bảo an về những tình thế có khả năng làm nguy hại cho hoà bình và an ninh quốc tế. b, Hội đồng Bảo an là cơ quan giữ vai trò chủ đạo trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế (Điều 24 Hiến chương Liên hợp quốc). Hội đồng Bảo an có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế. Không những thế, trong một số trường hợp đặc biệt, Hội đồng bảo an có thể sử dụng cả các biện pháp mang tính cưỡng chế nhằm loại trừ các mối đe doạ, phá hoại hoà bình hoặc các hành vi xâm lược. Trong khi thực thi trọng trách của mình, Hội đồng bảo an hành động với tư cách thay mặt cho tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc. Vai trò của nhằm thực hiện chức năng duy trì hoà bình và an ninh quốc tế được thực hiện qua các việc: * Tham gia vào quá trình giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế: Điều 34 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Khi có tranh chấp hoặc tình thế phát sinh, Hội đồng bảo an có quyền điều tra để xác định xem tranh chấp hoặc tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe doạ đến hòa bình và an ninh quốc tế hay không”. Khi tranh chấp có khả năng đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế thì Hội đông bảo an sẽ kêu gọi các bên tự kiềm chế để tìm cách giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp hoà bình như đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án hoặc sử dụng những tổ chức hay hiệp định khu vực hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác theo lựa chọn của các bên liên quan (Điều 33). Về nguyên tắc, trong quá trình giải quyết trannh chấp, Hội đồng bảo an trước hết dành quyền chủ động, tích cực cho các bên tranh chấp. Các bên có quyền lựa chọn bất kỳ biện pháp nào để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp việc giành quyền chủ động cho các bên liên quan đến tranh chấp không đem lại hiệu quả thì khi đó, tranh chấp sẽ được đưa ra Hội đồng bảo an. Lúc này, Hội đồng bảo an có quyền áp dụng bất kỳ thủ tục hoặc phương thức giải quyết tranh chấp nào mà Hội đồng bảo an cho là hợp lý với mục đích cuối cùng là giải quyết nhanh chóng, dứt điểm tranh chấp và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của tất cả các bên liên quan. * Hành động trong trường hợp có sự đe doạ hoà bình hoặc hành vi xâm lược: Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc có thẩm quyền và nghĩa vụphải hành động trong những trường hợp có sự đe doạ, phá hoại hoà bình hoặc hành vi xâm lược. Khi xác định thực tế tình hình, Hội đồng bảo an có quyền đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nên áp dụng để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Cụ thể là: - Yêu cầu các bên hữu quan phải thi hành các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn không cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn (Điều 40 Hiến chương Liên hợp quốc). - Trong trườn hợp tình thế trở nên xấu đi, Hội đồng bảo an có quyền áp dụng những biện pháp phi vũ trang, như cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển…kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao đối với quốc gia đã thực hiện hành vi đe doạ hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành vi xâm lược (Điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc). - Nếu Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp phi vũ trang như trên là không thích hợp hay tỏ r không thích hợp hoặc đã mất hiệu lực thì Hội đồng bảo an có quyền sử dụng lực lượng hải quân, lục quân, không quân để tiêna hành những cuộc biểu dương lực lượng, những biện pháp phong toả hoặc những cuộc hành quân khác mà Hộ đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế (Điều 42 Hiến chương Liên hợp quốc). Tất cả các biện pháp vũ trang hoặc phi vũ trang nêu trên được Hội đồng bảo am áp dụng nhằm mục đích trừng phạt xá quốc gia đã thực hiện hành vi đe doạ, phá hoạ hoà bình hoặc hành vi xâm lược đồng thời thông qua đó hạn chế các điều kiện tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm của các quốc gia này. * Tiến hành các hoạt động giữ gìn hoà bình: Hoạt động giữ gìn hoà bình là một trong những hoạt động có ý nghĩa thực tiễn quan trọng mà Liên hợp quốc thông qua các hoạt động cụ thể do Hội đông bảo an tiến hành nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Mặc dù không được quy định cụ thể trong Hiến chương Liên hợp quốc song hoạt động gìn giữ hoà bình được ra đời như một tất yếu khách quan nhằm đẩy nhanh quá trình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Từ năm 1948 đến nay, dưới sự lãnh đạo chung của Hội đồng bảo an, các lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc đã triển khai được 60 sứ mệnh gìn giữ hòa bình trên khắp thế giới, trong số đó có đến 42 hoạt động mới được thiết lập trong vòng 15 năm trở lại đây, nhiều hơn con số đã được triển khai trong hơn 40 năm trước đó. Sự gia tăng các hoạt động gìn giữ hoà bình trong thời gian qua cho thấy vai trò quan trọng của Liên hợp quốc mà đặc biệt là Hộ đồng bảo an trong việc giải quyết xung đột, duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. * Hoạt động chống khủng bố quốc tế: Trong những năm gần đây, các hoạt động khủng bố quốc tế đang diễn ra ngày cành phức tạp và nghiêm trọng. Khủng bố quốc tế không chỉ gây hậu quả trực tiếp, lâu dài đối với mỗi quốc gia đã thực sự trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, đe doạ nghiêm trọng đến hoà bình và an ninh quốc tế. Nhận thức được tính nguy hiểm của hoạt động khửng bố, Liên hợ quốc đã có nỗ lực rất lớn để bước đầu xây dựng các khuôn khổ pháp lý quốc tế, thúc đẩy các hình thúc hợp tác giữa các quốc gia, trợ giúp kỹ thuật và tư vấn cho các quốc gia trong cuộc đấu tranh chống khủng bố. Trước khi có sự ra đời của uỷ ban chống khủng bố quốc tế, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông một số nghị quyết liên quan đến chống khủng bố quốc tế trong đó có nghị quyết 1267 năm 1999 về việc trừng phạt và cấm vận đối với Osama Bin Lađen, tổ chức Taliban và mạng lưới khủng bố Al Qaeda.             Hoạt động giữ gìn hoà bình của Liên hợp quốc: Hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc là các biện pháp có tính chất đem lại hoà bình, với sự tham gia của các thành viên quân sự, nhằm mục đích làm ổn định tình hình trong khu vực xung đột, tạo ra những điều kiện thuận lợi để giả quyết xung đột một cách hoà bình cũng như khôi phục trở lại và duy trì hoà bình. a, Hoạt động gìn giữ hoà bình truyền thống: Sau chiến tranh lạnh, các nước lớn chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác để giải quyết những vấn đề quốc tế, giải quyết những tranh chấp, xung đột vũ trang dai dẳng. Vì vậy, ngoài việc duy trì một số chiến dịch gìn giữ hoà bình đã khởi đầu từ thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên hợp quốc  đã liên tiếp tổ chức các chiến dịch gìn giữ hoà bình mới. Đây là những chiến dịch gìn giữ hoà bình mang tính chất truyền thống, lực lượng gìn giữ hoà bình đứng giữa các bên tham chiến. Hầu hết các chiến dịch này là giám sát các cuộc ngừng bắn, rút quân để tạo một trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán. Các chiến dich hoà bình truyền thống không chỉ đáp ứng nhu cầu của các bên xung đột, mà còn phù hợp với yêu cầu của các nước lớn, muốn tận dụng vai trò “trung lập” tương đối của Liên hợp quốc để kiềm chế, tranhs chiến tranh tại một số khu vực chiến lược. Ví dụ: Hoạt động của phái đoàn Liên hợp quốc về trưng cầu dân ý tại Tây Xahara (MINURSO): Trong các năm 1965 – 1966, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua các nghị quyết (từ số 2072 tới số 2229) kêu gọi phi thực dân hoá lãnh thổ Tây Xahara và dành quyền tự quyết dân tộc cho lãnh thổ này thông qua  cuộc trưng cầu dân ý. Lực lượng gìn giữ hoà bình trong hoạt động giữ gìn hoà bình truyền thống đã đảm bảo được tính trung lập về quân sự và chính trị dối với các quốc gia đối địch. Việc thành lập các lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc ở các nước xung đột dều được các bên liên quan yêu cầu hoặc chấp nhận sáng kiến của các nước khác hoặc của Tổng thư lý Liên hợp quốc. Điều đó thể hiện rất rõ vai trò của Liên hợp quốc trong việc dàn xếp, giải quyết các cuộc xung đột khu vực, duy trì hoà bình, ổn định thế giới. b, Hoạt động giữ gìn hoà bình mở rộng: Từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, văn hoá, tranh chấp tài nguyên bùng lên dữ dội. Tại một số nước như Xômali, Libêria, Haiiti, Xiêra Lêôn và Cộng hoìa dân chủ nhân dân Cônggô, các cuộc xung đột dẫn đến tình trạng hỗn loạn, chính qiyền trung ương không quản lý được đất nước… những cuộc xung đột này rất phức tạp và nhiều thách thức khó khăn, đòi hỏi phải đổi mới hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà bình để xây dựng hoà bình, tái thiết đất nước đã bị chiến tranh tàn phá. Nhiệm vụ mới này không còn bó hẹp trong phạm vi các hoạt động gìn giữ hoà bình truyền thống mà còn đảm nhiệm thêm nhiều chức năng. Ví dụ: Hoạt động của lực lượng giữ gìn hoà bình Liêm hợp quốc tại Campuchia (từ tháng 11/1991 đến tháng 9/1993): Trước tình hình quân Khơme Đỏ tại Camphuchia, hội đồng bảo an đã ra nghị quyết số 715 (1992), theo đó “Cơ quan quyền lực quá độ Liên hợp quốc tại Campuchia” (UNTAC) được triển khai với thời hạn không quá 18 tháng – đây là bước phát triển trong việc phối hợp hoạt động của các lực lượng gìn giữ hoà bình với các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ. Về cơ bản UNTAC đã giúp chấm dứt nội chiến, đem lại hoà bình cho nhân dân Campuchia, Liên hợp quốc cũng đã giúp những người tị nạn hồi hương, tổ chức bảo trợ cuộc bầu cử quốc hội lập hiến và Quốc hội đã thành lập Chính phủ mới ở Campuchia. c, Hoạt động gìn giữ hoà bình xen lẫn hành động cưỡng chế:  Nhiều chiến dịch gìn giữ hoà bình truyền thống và gìn giữ hoà bình mở rộng không đủ khả năng giải quyết những xung đột phức tạp, bên cạnh việc liên hợp quốc còn gặp một số khó khăn nhất định; một số liên minh, tổ chức khu vực đã đề nghị được nhân danh Liên hợp quốc để giải quyết xung đột. Do vậy, Hội đồng bảo an đã giao nhiệm vụ cưỡng chế hoà bình cho lực lượng khu vực hoặc kực kượng đa quốc gia, do một nước đứng đầu, theo thời hạn do Hội đồng Bảo an xác định. Đó là những hoạt động cưỡng chế do Pháp chỉ huy ở Ruanđa, Cốt Đivoa; do Nga lãnh đạo ở Grudia; do Mỹ chỉ huy ở Xômali , Nam Tư , Haiti hoặc do Ôxtrâylia ddarm nhiệm ở Đông Timo. Ví dụ: Hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc tại Đông Timo là một trong hai hoạt động gìn giữ hoà bình tại Đông Nam Á kể từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh. Trong khi hoạt động giũ gìn hoà bình ở Campuchia từ 1991 đến 1993 là loại hình hoạt động gìn giữ hoà bình mở rộng, đa phương diện thì hoạt động giữ gìn hoà bình ở Đông Timo lại là một trong những ví dụ tiêu biểu vè gìn giũ hoà bình xen lẫn hành động cưỡng chế. Hội đồng Bảo an đã cho phép lực lượng đa quốc gia INTERFET dùng vũ lực để cưỡng chế, dọn đường cho việc tổ chức các chiến dịch gìn giữ hoà bình tiếp theo. Sau đó, lực lượng “cưỡng chế” đã bàn giao nhiệm vụ giữ gìn và tái thiết cho các lực lượng giữ gìn hoà bình do Liên hợp quốc trực tiếp lãnh đạo sau này (UNTAET và UNMISET). Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc đã kiền chế, tiến tới chấm dứt cuộc xung đột, góp phần khôi phục chủ quyền cho Đông Timo. Ngoài chiến dịch ở Đông Timo, Liên hợp quốc còn tiến hành một số chiến dịch gìn giữ hoà bình được bổ trợ bằng hành động cưỡng chế như ở Nam Tư, Haiiti, Xômali, Cộng hoà dân chủ Cônggô…Qua những chiến dịch này đã góp phần ngăn chặn, hạn chế hậu quả của cuộc nội chiến giữa các cộng đồng tôn giáo,sắc tộc; các hoạt động cứu trợ nhân đạo của Liên hợp quốc đã giúp hàng trăm ngàn người tránh được thảm cảnh đói rét, hàng trăm ngàn người tị nạn được trở về quê hương; góp phần mở rộng vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới. Mặc dù chịu nhiều sức ép từ các nước lớn, lực lượng giữ gìn hoà bình Liên hợp quốc vẫn đạt được nhiều thành công, chứng tỏ lực lượng giũ gìn hoà bình có tính chất độc lập tương đối, nhờ đó góp phàn hoàn thành chức năng hàng đầu của Liên hợp quốc. Tiếp theo nhữn chiến dịch giữ gìn hoà bình thời kỳ trước, hoạt động của lực lượng giữ gìn hoà bình sau chiến tranh lạnh tiếp tục là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Liên hợp quốc trong nhiệm vụ “duy trì hoà bình và an ninh quốc tế” (Điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc). 2. Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE – The Organization for Security and Co-operation in Europe ): Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE) là tổ chức an ninh liên chính phủ lớn nhất thế giới. Tiền thân của OSCE là Hội nghị an ninh và hợp tác Châu Âu, ra đời từ năm 1975 tại Hensinhki. Từ năm 1992 Hội gnhị đã phát triển và chuyển thành tổ chức quốc tế khu vực. Mục đích của OSCE là: Tạo lập những điều kiện về đảm bảo an ninh bền vững, dài lâu; hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, giải trừ quân bị, ngăn ngừa và loại trừ các cuộc xung đột vũ trang ở Châu Âu; xây dựng Châu Âu thành một châu lục hòa bình, ổn định và phát triển. Năm 1996, OSCE đã ra tuyên bố Lixabon “Về mô hình an ninh chung và toàn diện của châu Âu thế kỷ XXI”, đặt cơ sở nền tảng cho an ninh chung của toàn châu Âu. Tuyên bố đề ra việc xây dựng không gian an ninh thống nhất theo quan điểm an ninh châu Âu là không chia sẻ, nguyên tắc xây dựng an ninh quốc gia phải dựa trên cơ sở an ninh của châu lục, không một quốc gia nào có quyền xây dựng an ninh của mình mà làm thiệt hại đến an ninh của các quốc gia thành viên khác. Để thực hiện mục đích của mình, trong trường hợp có xung đột vũ trang OSCE có thể ra quyết định tiến hành hoạt động gìn giữ hoà bình, do Hội đồng bộ trưởng hoặc Hội đồng lãnh đạo thường trực của OSCE thông qua. Khi ấy OSCE sẽ thành lập nhóm quan sát viên quân sự. 2. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) Là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên ( Đông Timo chưa kết nạp). 3. Việt Nam và hoạt động giữ gìn hòa bình, An nình quốc tế của Liên hợp quốc. Trải qua hơn 60 năm tồn tại, Liên hợp quốc là một tổ chức không thể thiếu được của 192 quốc gia thành viên và đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề an ninh, phát triển, xây dựng một hệ thống luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế hiện đại. Là thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam ngày càng tích cực và chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với các tổ chức quốc tế, đẩy mạnh hoạt động ở các diễn đàn đa phương trên nhiều lĩnh vực liên quan đến nhiều lĩnh vực liên quan đến hòa bình, giải trừ quân bị, phát triển kinh tế - xã hội, dân số và bảo vệ môi trường. * Việt Nam và vấn đề tham gia bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới. Quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc là mối quan hệ hai chiều. Hợp tác nhiều mặt với Liên hợp quốc trong hơn 30 năm qua mang lại nguồn lực đáng kể giúp Việt Nam thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình phấn đấu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010, Việt Nam luôn hoan nghênh và kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là tổ chức Liên hợp quốc, vào việc đẩy mạnh đổi mới toàn diện nện kinh tế, tăng cường mọi mặt đời sống xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc không những có lợi cho mỗi bên liên quan mà còn góp phần tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển  ở khu  vực và trên thế giới. Việt Nam đã đóng góp cho quỹ hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc từ năm 1996, thể hiện trách nhiệm đối với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQE.doc
Tài liệu liên quan