Tiểu luận Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình đất nước hội nhập

Trong Nghị quyết Trung ương 5, Đảng ta đã nhận định rõ về thực trạng văn hóa nước ta, những mặt yếu kém và những nguyên nhân của nó. Bên cạnh đó, Đảng đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa

“Phương hướng chung của sự nghiệp vǎn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền vǎn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa vǎn hóa nhân loại, làm cho vǎn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.”

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 31428 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình đất nước hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề Ngày nay, vấn đề bản sắc dân tộc và việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc dân tộc là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong quá trình giao lưu, hội nhập. Đối với nước ta, từ khi tiến hành đổi mới, chúng ta đang từng bước mở rộng quan hệ, giao lưu hợp tác quốc tế. Quá trình này đang tạo cho chúng ta nhiều cơ hội và cả những thách thức gay gắt. Cho nên, vấn đề đặt ra là, chúng ta hội nhập như thế nào? Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Mở cửa, hội nhập là để vừa phát triển đất nước, vừa bảo tồn được bản sắc của dân tộc mình và từng bước khẳng định vị thế, bản lĩnh của dân tộc trước cộng đồng quốc tế. Giải quyết vấn đề Khái quát về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Bản sắc văn hoá dân tộc là gì ? Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ Quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sang tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử; tính giản dị trong lối sống… Thực trạng vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóc dân tộc hiện nay trong quá trình hội nhập Cơ hội, thành tựu Cơ hội lớn nhất của việc hộ nhập WTO đem lại cho chúng ta là từ nay nước ta đã có thể tham gia các thị trường thế giới với tư cách một thành viên bình đẳng, không bị phân biệt đối xử. Ðây chính là một trong những tiền đề cần thiết khích lệ văn hóa phát triển, thúc đẩy việc sáng tạo các sản phẩm văn hóa nghe nhìn, nghệ thuật biểu diễn, sách báo... đến các nhu cầu giải trí khác như du lịch văn hóa, tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo tàng... Nhờ sự giao lưu văn hóa quốc tế được tăng cường mà nhân dân ta có thêm điều kiện thuận lợi để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại - từ lối sống, nếp sống năng động, sáng tạo, tự lập, ý thức tôn trọng pháp luật, đề cao tinh thần dân chủ, công bằng đến những giá trị văn học nghệ thuật mang đậm tính nhân văn, tính dân tộc và hiện đại. Chúng ta cũng có cơ hội nhiều hơn để giới thiệu với bạn bè khắp năm châu những vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa dân tộc. Việc thực hiện những cam kết với WTO tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, có cơ hội phát triển và làm thăng hoa văn hóa dân tộc, tôn vinh hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Những giá trị văn hóa mới phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Lớp cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, tin học, năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám cạnh tranh, có ý thức dân tộc cao, có tác phong công nghiệp từng bước xuất hiện và phát triển. Biết làm giàu chính đáng cho bản thân, cho cộng đồng và cho xã hội trở thành một giá trị tiêu biểu và là một biểu hiện sinh động của tình yêu quê hương, đất nước. Lòng nhân ái, tình thương con người biến thành hành động cụ thể giúp nhau vượt khó, vươn lên làm giàu... Thách thức, những mặt yếu kém Thách thức lớn chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Kinh tế thị trường với chủ nghĩa thực dụng sẽ khiến lý tưởng cao đẹp chúng ta theo đuổi bấy lâu dễ bị phai nhạt ngay trong cả một số đảng viên. Lối sống, nếp sống nặng về vật chất, đồng tiền, tâm lý hưởng thụ tiêu dùng có cơ hội tán phát lan truyền như nấm sau mưa. Tình nghĩa trong gia đình, làng xóm, tập thể cơ quan có phần bị nhạt nhòa. Ngày càng bén rễ là tâm lý "khôn sống, mống chết", "mạnh được, yếu thua", "cá lớn nuốt cá bé". Chúng ta có thể khảo sát kỹ hơn thách thức của quá trình hội nhập quốc tế này đối với một lĩnh vực hoạt động văn hóa cụ thể đáng chú ý là lĩnh vực dịch vụ nghe nhìn. Không khó khăn gì để nhận thấy rằng các chương trình truyền hình nước ngoài (đặc biệt là phim truyện) đang giành ưu thế áp đảo, xuất hiện trên hầu hết "giờ vàng" truyền hình là phim nước ngoài (Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ...); các game show có sức thu hút lượng khán giả đông là mua bản quyền nước ngoài. Rõ ràng là trên lĩnh vực nghe nhìn chúng ta đang phải đối diện với những thách thức to lớn nảy sinh từ quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế. Thực tiễn trên thế giới những năm gần đây cho thấy rõ điều đó. Dưới sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế, người dân của nhiều quốc gia đã lấy việc sử dụng đồ điện, ô-tô sản xuất trong nước làm vinh dự. Để đối phó với sự khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á năm 1997- 1998, không ít người dân Hàn Quốc đã tự nguyện quyên góp tiền, vàng cho chính phủ nhằm cứu vãn nền kinh tế sắp lâm vào khủng hoảng; người dân một số nước Đông - Nam Á cũng có những hành động tương tự. Những ví dụ nêu trên đáng để cho chúng ta suy ngẫm về ý thức dân tộc, lòng tự hào và tinh thần dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế. Kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng liên tục, tỷ lệ đói nghèo không ngừng giảm... góp phần nâng cao vị thế của dân tộc trên trường quốc tế, tuy nhiên sự phát triển đó vẫn chưa thật sự bền vững khi dựa trên nền tảng tinh thần còn thiếu vững chắc. Phát triển kinh tế còn có biểu hiện coi trọng lợi ích trước mắt; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có xu hướng chạy theo phong trào, hình thức, khuôn mẫu mà chưa tính hết tính đa dạng, làm nghèo nàn bản sắc văn hóa vốn có của các dân tộc. Từ đó dẫn đến trong đời sống xã hội, kinh tế có bước phát triển nhưng bản sắc văn hóa dân tộc lại bị mai một, mất dần hoặc lai căng một cách tự phát. Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế chúng ta vẫn còn tư duy phát triển những ngành công nghiệp dựa trên khai thác tiềm năng thiên nhiên mà chưa chú trọng thích đáng đến phát triển ngành công nghiệp văn hóa. Sự trì trệ của công nghiệp văn hóa dẫn đến hệ quả "kép" về cả hiệu quả kinh tế và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tất yếu hình thành thứ văn hóa "ăn theo", "bắt chước" văn hóa phương Tây một cách thiếu chọn lọc, tạo điều kiện cho chúng thâm nhập vào đời sống của dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa được thể hiện rõ nét trong quá trình phát triển dẫn đến "sức khỏe" của nền văn hóa dân tộc chưa đủ mạnh và được tăng cường thường xuyên. Khi "sức khỏe" đời sống tinh thần của dân tộc không tốt dễ dẫn đến bị cái mới lạ từ bên ngoài "mê hoặc" một cách mù quáng, từ đó có thể có thái độ tự ti, xa rời những giá trị văn hóa dân tộc truyền thống. Đây là nguy cơ bị "hòa tan", tự đánh mất mình, mất bản sắc dân tộc trong phát triển kinh tế cũng như xây dựng nền văn hóa dân tộc. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc còn mang tính "bao cấp", dựa trên sự hỗ trợ của Nhà nước là chính mà chưa khơi dậy, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của các chủ thể văn hóa dân tộc. Đầu tư cho phát triển tập trung nhiều ở phát triển kinh tế mà chưa có điều kiện đầu tư cho phát triển văn hóa nói chung, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng. Đầu tư còn thấp dẫn đến việc nghiên cứu, bảo tồn những giá trị thuộc bản sắc văn hóa dân tộc còn thiếu tính toàn diện, hoặc không kịp thời. Sự suy thoái về lối sống, đạo đức xã hội, có nguy cơ ngày càng gia tăng, nhất là sự sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và nếp sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; mức độ trầm trọng của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, của các tệ nạn xã hội và các tiêu cực xã hội khác. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định, thậm chí đe doạ sự tồn tại chế độ chính trị - xã hội. Đội ngũ trí thức khoa học và trí thức văn nghệ gặp nhiều khó khăn trong sáng tạo. Thị trường khoa học mới hình thành, còn nhiều bất cập cả về chính sách và quản lý sở hữu trí tuệ. Việc thu hút nhân tài vào các cơ quan công quyền khó khăn do chế độ đãi ngộ thấp. Tình trạng rò rỉ chất xám ngày càng gia tăng, do trình độ tổ chức quản lý của Nhà nước còn nhiều mặt hạn chế và chiến lược sử dụng nhân tài có mặt chưa hợp lý. Dân tộc Việt Nam được đánh giá là một trong những dân tộc có chỉ số lạc quan nhất thế giới. Thực tế đã chứng minh, tinh thần lạc quan là một trong những động lực mạnh mẽ giúp nhân dân và dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vững vàng vượt qua mọi sóng gió để trường tồn đến ngày nay. Đó là một đức tính đáng quý của một dân tộc luôn đặt niềm tin vào những điều tốt đẹp nhất ở phía trước. Tuy nhiên, đôi khi sự lạc quan quá mức nếu không kiềm chế được dễ dẫn đến sự bồng bột, nhẹ dạ, cả tin, nhất là lớp trẻ. Cộng với sự lạc quan quá trớn, không ít thanh thiếu niên “ham cái lạ, say cái mới” nên luôn coi những cái của người khác đều “xịn” hơn mình. Từ đó họ chạy theo lối sống sùng ngoại, lai căng. Do không tỉnh táo, sáng suốt phân biệt đâu là thật-giả, tốt-xấu, văn minh-thấp hèn, thiện-ác,… có nhiều người trẻ đã tự mình “Tây hóa” tất tần tật mọi thứ, từ đầu tóc, quần áo, giày dép đến mua sắm, tiêu dùng, hưởng thụ đời sống vật chất và văn hóa tinh thần. Quan niệm của Đảng về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc không thể tách khỏi quan hệ với thế giới. Chúng ta đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa đời sống loài người. Đó là xu thế khách quan, tất yếu mang tính thời đại, trước hết trong lĩnh vực kinh tế. Xu thế toàn cầu hóa tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau, hiểu biết nhau, bổ sung cho nhau, làm phong phú và hỗ trợ lẫn nhau. Đất nước ta nhất định nắm lấy xu thế này coi như là một thời cơ lớn, ra sức tận dụng mọi điều kiện có lợi do xu thế ấy tạo ra, đặc biệt để tranh thủ những khả năng vật chất, kĩ thuật, công nghệ, những kinh nghiệm và trí thức hiện đại rất cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, không một quốc qua nào có thể đứng biệt lập mà có thể tồn tại và phát triển. Mặt khác, phải thấy toàn cầu hóa là một quá trình đầy mâu thuẫn phức tạp. Mặt tất yếu kĩ thuật – kinh tế là mặt tích cực, có lợi, ta phải tận dụng. Song, mặt khác không thể bỏ qua là mặt xã hội – kinh tế, mặt bản chất giai cấp của quá trình toàn cầu hóa. Xét về mặt này, trên thế giới hiện nay đang có những lực lượng nuôi tham vọng lớn toàn cầu hóa chủ nghĩa tư bản, họ áp đặt hệ giá trị của riêng họ lên cả toàn cầu. Quên điều đó là ngây thơ về chính trị và trong thực tiễn không tránh khỏi phải trả giá đắt. Trong những điều kiện nêu trên về xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta càng thấy đường lối mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở độc lập tự chủ của Đảng ta nói chung và nói riêng trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc là hết sức đúng đắn và sáng suốt. Nghị quyết Trung ương 5 “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đâm đà bản sắc dân tộc” vừa đáp đúng những đòi hỏi, bức xúc của cuộc sống vừa là định hướng chiến lược cơ bản cho sự nghiệp xây dựng, củng cố và không ngừng tang cường nền tảng tinh thần xã hội ta trên con đường phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trong Nghị quyết Trung ương 5, Đảng ta đã nhận định rõ về thực trạng văn hóa nước ta, những mặt yếu kém và những nguyên nhân của nó. Bên cạnh đó, Đảng đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa “Phương hướng chung của sự nghiệp vǎn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền vǎn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa vǎn hóa nhân loại, làm cho vǎn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.” Phương hướng 1 - Vǎn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội 2- Nền vǎn hóa mà chúng ta xây dựng là nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 3 - Nền vǎn hóa Việt Nam là nền vǎn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam . 4 - Xây dựng và phát triển vǎn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. 5 - Vǎn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển vǎn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. Những nhiệm vụ cụ thể 1 - Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới 2 - Xây dựng môi trường vǎn hóa. 3 - Phát triển sự nghiệp vǎn học - nghệ thuật 4 - Bảo tồn và phát huy các di sản vǎn hóa 5 - Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ 6 - Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng 7 - Bảo tồn, phát huy và phát triển vǎn hóa các dân tộc thiểu số 8 - Chính sách vǎn hóa đối với tôn giáo 9 - Mở rộng hợp tác quốc tế về vǎn hóa 10 - Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế vǎn hóa Những nhiệm vụ cấp bách đến năm 2000 trước hết trong các tổ chức Đảng và Nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình. Kiên quyết loại bỏ những phần tử thoái hóa biến chất về đạo đức ra khỏi tổ chức đảng và cơ quan Nhà nước. Nghiêm trị bọn tội phạm. Ngǎn chặn và đẩy lùi các hoạt động phản vǎn hóa, các sản phẩm vǎn hóa độc hại, đẩy lùi hủ tục, các tệ nạn. Xây dựng nếp sống vǎn minh. Cải thiện đời sống vǎn hóa ở những vùng đời sống vǎn hóa còn quá thấp kém Những giải pháp lớn xây dựng và phát triển vǎn hoá Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vǎn hoá" Xây dựng, ban hành lựât pháp và các chính sách văn hoá Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá Nâng cao hiệu quả lãnh đạo cảu Đảng trên lĩnh vực văn hoá Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong vǎn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ. Phương hướng hoàn thiện vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập Một là, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác. Chỉ có như vậy cốt cách dân tộc, lòng tự tôn dân tộc mới luôn giữ vai trò hạt nhân trong quá trình phát triển kinh tế và phát triển nói chung của dân tộc. Đây là một quá trình không thể nóng vội, nhưng cũng không thể chậm trễ mà cần được thực hiện thông qua nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp giáo dục và tự giáo dục trong chính cộng đồng dân tộc. Hai là, mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải được quán triệt trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Để chính sách đi vào được cuộc sống cần bảo đảm sự thống nhất trong tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát đến đầu tư nguồn lực thích đáng. Mặt khác, phải xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa trên nền tảng tư tưởng chủ đạo là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vì sự phát triển bền vững của dân tộc. Ba là, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế phải do chính các chủ thể văn hóa thực hiện. Mọi nguồn lực bên ngoài chỉ phát huy hiệu quả khi chủ thể văn hóa có ý thức tự giác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Những giải pháp phát triển về kinh tế để đáp ứng những nhu cầu dân sinh phải gắn với nhu cầu bảo vệ đời sống tinh thần, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Muốn vậy, mọi chính sách đều phải gắn với cộng đồng dân tộc, tôn trọng quyền quyết định của cộng đồng dân tộc, đồng thời phải đầu tư nghiên cứu sâu sắc về những giá trị của văn hóa dân tộc để có những giải pháp phù hợp. Bốn là, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải có phương pháp, cách thức phù hợp, đi vào thực chất, chống căn bệnh hình thức, chạy theo phong trào làm phá vỡ tính đa dạng, phong phú và bản sắc văn hóa dân tộc. Trên cơ sở đó sẽ phát huy được tính sáng tạo trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế, ngăn chặn sự bảo thủ, trì trệ hay phiêu lưu mạo hiểm trong phát triển của các dân tộc. Năm là, phát triển kinh tế và văn hóa phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đây là một trong những nhân tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững của dân tộc. Đặc biệt việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cần gắn với giữ gìn không gian văn hóa - nơi duy trì đời sống của cộng đồng dân tộc. Sáu là, nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa học - công nghệ và trình độ quản lý nhà nước cho phù hợp với yêu cầu và tốc độ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bảy là, nâng cao tính sáng tạo của nền văn hóa dân tộc, mở rộng dân chủ, khai thác mọi tiềm năng, sáng tạo trong nhân dân, khuyến khích đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc. Tám là, đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, 1ý luận văn hóa nhằm bảo vệ các giá trị chân chính của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, kiên quyết đấu tranh vạch trần mọi lưu toan lợi dụng toàn cầu hóa kinh tế để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, du nhập các trào lưu tư tưởng trái với đường lối văn hóa của Đảng. Chín là, biết tôn trọng, lắng nghe để làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về những ý kiến khác nhau với tinh thần xây dựng để tiếp thu, để bồi đắp thêm trí tuệ và tinh thần. Cần tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, vai trò quản lý của chính quyền các cấp và sự tham gia có hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm ngăn chặn những luồng thông tin xấu, phim ảnh rẻ tiền, chạy theo cơ chế thị trường có yếu tố không lành mạnh mang màu sắc độc hại. Mười là, "biết mình biết ta" để giữ gìn và chắt lọc, biết "mở cửa", "đóng cửa" thì ắt thành công. Không e ngại sự áp đảo của toàn cầu hóa, không "dị ứng" với mọi biểu hiện của văn hóa nhân loại. Thâm nhập vào thế giới một cách chủ động, tự tin, tự nhiên, sẵn sàng đối thoại với các nền văn hóa với tư duy đa dạng văn hóa là một tất yếu của giao lưu, hợp tác. Trong mối quan hệ Đông – Tây, dân tộc và nhân loại, cần phải xác định có cái chung và cái riêng, vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh để tập trung giải quyết sự cân bằng, hài hòa giữa các yếu tố. Tiếp thu toàn diện, nhưng có chọn lọc qua "màng lọc" bản sắc văn hóa Việt Nam, cái gì bổ ích và cần thiết, cái gì tốt và hay thì ta phải học lấy, tiếp nhận để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp với cả nguyện vọng của nhân dân. Nói như vậy để thấy không phải mọi thứ mới lạ đều bổ ích. Cái gì mới mà hay thì tiếp thu, còn cái mới mà lai căng, xấu xa thì cương quyết loại bỏ. Kết luận Như vậy, trong thời đại ngày nay, hội nhập đang trở thành một xu thế khách quan. Dân tộc Việt Nam, hay bất cứ một dân tộc nào khác không thể nằm ngoài quĩ đạo đó. Hội nhập là con đường tất yếu, là lẽ sống còn của cả dân tộc. Vấn đề đặt ra là chúng ta hội nhập như thế nào. Rõ ràng, chúng ta với tư thế chủ động, hội nhập trên cơ sở tự khẳng định mình, nổ lực để vượt lên chính mình, nghĩa là, thông qua quá trình hội nhập, chúng ta có thể nhận thức đầy đủ hơn, có ý thức hơn trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc của dân tộc mình. Đồng thời trong quá trình đó, chúng ta sẽ thấy được những hạn chế của những truyền thống có khả năng cản trở sự tiến bộ để tìm cách khắc phục. Một khi đã nhận thức được như vậy, chắc chắn chúng ta sẽ kết hợp hài hoà các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, trên cơ sở bảo tồn bản sắc dân tộc, giữ lấy những gì là tinh hoa, loại bỏ dần các yếu tố lỗi thời, tăng cường giao lưu, học hỏi với bên ngoài thì sẽ vượt qua được những thử thách, sẽ khơi dậy được vai trò động lực của các giá trị truyền thống. Với tinh thần và bản lĩnh của người Việt Nam, chúng ta sẽ “phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng Xã hội Chủ nghĩa”, kết hợp sức mạnh dân tộc với những ưu thế của thời đại để phát triển đất nước và từng bước khẳng định vị thế bản lĩnh của dân tộc mình trước cộng đồng quốc tế. Trước đây bản sắc văn hóa của dân tộc với tinh thần yêu nước, chủ nghĩa dân tộc, tinh thần dân tộc tự chủ về chính trị đã khẳng định sức mạnh của phong trào giải phóng thì nay lại càng cần phải như vậy. "Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập".

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.doc