MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC AN NINH - CHÍNH TRỊ CỦA TỔ CHỨC ASEAN 3
1. Tác động của những nước lớn đối với khu vực Động Nam Á 3
2. Tình hình các nước trong khu vực và sự nhận thức vấn đề an ninh chính trị của các nước ASEAN
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ HỢP TÁC AN NINH - CHÍNH TRỊ CỦA TỔ CHỨC ASEAN HIỆN NAY 8
1. Về an ninh 8
2. Về chính trị 9
3. Nhận xét về sự hợp tác an ninh - Chính trị của tổ chức ASEAN hiện nay 10
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3800 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề hợp tác chính trị - an ninh ASEAN hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (Association of South East Asian Nations) - viết tắt là ASEAN ra đời trong bối cảnh chiến tranh lạnh đối đầu Đông - Tây diễn ra gay gắt, nhân loại đứng trước sự huỷ diệt do cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ và một bên là xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, gay ra sự bất ổn định của thế giới. Đứng trước tình hình đó các tổ chức quốc tế cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau một mặt là nhằm ổn định thế giới và giảm sự căng thẳng của cuộc chiến tranh lạnh, mặt khác đảm bảo được an ninh ổn định ở quốc gia mình.
Các quốc gia Đông Nam á cũng không nằm ngoài những mục đích hoà bình và ổn định là yếu tố cấp thiết cho sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như khu vực. Chính vì vậy, ngày 8/8/1967 Hiệp hội ASEAN ra đời.
Từ khi thành lập (1967) đến này (2003) gần 40 năm Hiệp hội ASEAN được dư luận quốc tế rất quan tâm trước những thành tựu mà ASEAN đạt được trong quá trình phát triển. Điều đó cho thấy ASEAN ngày càng chứng tỏ vai trò của mình trên trường Quốc tế, từng bước đạt được những thành công lớn. Trong sự thành công đó, người ta thường nói thành tựu kinh tế của các nước này nhiều hơn các vấn đề chính trị nhưng thực tế sự tồn tại của ASEAN trong gần 40 năm qua cho thấy hợp tác an ninh - chính trị là vấn đề cốt tử sống của Hiệp hội, là cơ sở, là nền tảng của mọi chương trình hợp tác đa phương cũng như song phương trong khu vực nhằm thực hiện thành công một Đông Nam á phù hợp với xu thế chung của thế giới và khu vực.
Hiện nay trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng. Vấn đề chính trị - An ninh là rất quan trọng. Vì nó ảnh hưởng đến sự hợp tác, ổn định và phát triển mọi mặt của từng quốc gia.
Chính vì vậy một lân nữa để biết rõ và hiểu sâu hơn về vấn đề này em đã trọn đề tài "Vấn đề hợp tác chính trị - an ninh ASEAN hiện nay ". Nội dụng chính của đề tài gồm 2 chương :
Chương I: Những nhân tố tác động đến chính trị - an ninh của tổ chức ASEAN
Chương II: Vấn đề hợp tác chính trị an ninh của tổ chức ASEAN hiện nay
Là một đề tài vốn phong phú và đa dạng. Cho nên trong quá trình làm bài vốn kiến thức của em còn nhiều hạn chế, vì thế không tránh khỏi những thiếu xót. Cho nên em mong thầy cô thông cảm và giúp đỡ em trong thời gian này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I
Những nhân tố tác động đến hợp tác an ninh - chính trị của tổ chức ASEAN
1. Tác động của những nước lớn đối với khu vực Động Nam á
Đông Nam á là khu vực bao gồm 10 quốc gia nằm ở phía Đông Nam lục địa Châu á với tổng diên tích 4,7 triệu km, dân số gần khoảng 500 triệu người. Đây là khu vực có vị tri rất quan trọng với Châu á và trên thế giới, là cầu nối giữa hai Đại Dương lớn: Thái Bình Dương và ấn Độ Dương, hơn nữa đây còn là khu vực án ngữ hai con đường huyết mạch vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông tới các nước Phương Tây. Đông Nam á còn nằm trong vòng cung Đông Bắc á. Hiện nay vòng cung này được coi là nơi phát triển kinh tế năng động nhất thế giới. Hầu hết các nướ trong khu vạc đều có biển bao bọc. Biển lại có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú bao gồm nhiều loại hiếm. Khu vực này còn có trữ lượng dầu mỏ rất lớn tập chung ở các nước như Inđônêxia, Brunây.
Đông Nam á còn có mạng lưới sông ngòi dầy đặc, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Hơn nữa Đông Nam á là khu vực đông dân với nguồn lao động dồi dào. Chính vì có vị trí chiến lược quan trọng như vậy nên Đông Nam á cũng là khu vực tranh dành của các nước lơn như : Trung quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga, ấn Độ trong cả mấy thập kỷ qua.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ trở thành siêu cường nhờ bán vũ khí. Mỹ thu được khoản tiền khá lớn. Với lợi thế như vậy, Mỹ nhanh chóng đứng đầu thế giới. Trong thời kỳ này chính sách của Mỹ là chống Liên xô và các nước XHCN khác. Mỹ coi Liên xô là kẻ thù số 1 của mình cần phải lợi trừ. Đồng thời Mỹ cũng rất quan tâm đến khu vực Đông Nam á. Mỹ nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực đối với an ninh và sự thịnh vượng của mình. Mỹ coi Đông Nam á là bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Mặc dù thất bại ở Việt Nam khối SEATO sụp đổ, song mỹ vẫn duy trì ảnh hưởng của mình ở Châu á - Thái Bình Dương, ở Đông Nam á. Sự duy trì vai trò của Mỹ thông qua cam kết viện trợ hợp tác. Lợi ích của Mỹ lớn nhất ở đay là biển Đông một tuyến đường quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá.
Ngoài ra Mỹ còn có lợi ích chính trị đó là thúc đẩy quan niệm giá trị phương tây cổ vũ chế độ dân chủ ở khu vực Mỹ muốn các nước ASEAN phải theo chế độ chính trị theo kiểu Mỹ. Với vô số lợi ích ở khu vực này cho nên việc Mỹ gây ảnh hưởng của mình ở khu vực là rất yếu.
Đối với Liên xô, Đông Nam á là khu vực quan trọng tranh dành quyền bá chủ giữa Liên xô và Mỹ. Đây là hai siêu cường thế giới vận hành theo hai cực đối địch nhau gay gắt. Trong các cuộc chiến tranh Việt Nam, Liên xô luôn ủng hộ viện trợ cho việt nam chống Mỹ. Việt nam coi mối quan hệ với liên xô là ''hòn đá tảng''
Đông Nam á là nước láng giềng của Trung Quốc. Cũng là khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung quốc. Trọng điểm chiến lược ngoại giao của Trung quốc là ngoại giao nước lớn trên thế giới bao gồm Mỹ, Châu Âu, Nga, Nhật Bản, hai là ngoại giao các nước vùng quanh. Chính vì thế Đông Nam á có vị thế vô cùng quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Trung quốc. Lợi ích lớn nhất của Trung quốc là lợi ích chính trị và an ninh. Đông Nam á là "tấm bình phong" quan trọng ổn định biên giới xung quanh Trung quốc. Trong các cuộc chiến tranh Việt Nam, Trung quốc một mặt hỗ trợ vật chất cho Việt Nam để chống Mỹ nhưng mặt khác Trung quốc lợi dụng Việt Nam để làm bàn đạp tiến xuống Đông Nam á
Đối với Nhật bản Đông Nam á là địa bàn quan trọng trong chính xác đối ngoại của Nhật bản. Vì đây là nơi cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên, thị trường nguồn nhân công rẻ cho nền kinh tế Nhật bản, là địa điểm hấp dẫn mạnh đầu tư và buôn bán. Từ những năm 70 của thế ỷ XX Nhật bản đã biến Đông Nam á thành cơ sở sản xuất của mình ngoài ra Đông Nam á còn được coi là khu vực thuộc địa về kinh tế của Nhật bản.
Với một Đông Nam á đầy tiềm năng như vậy các nước lớn đã tìm thấy lợi ích của mình ở đây, do đó phải duy trì sự có mặt của mình ở khu vực bằng mọi giá.
Mặc dù tác động ở các nước lớn đối với khu vực rất mạnh mẽ sang ASEAN vẫn giữ một khoảng cách thích hợp để bảo vệ lợi ích bản thân và duy trì ổn định khu vực. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng là giữ được tương quan lực lượng ngăn chặn những tham vọng của bất kỳ nước lớn nào. Các nhà lãnh đạo của ASEAN cũng rất quan tâm đến sự ổn định trong nội bộ để phát triển kinh tế như thủ tướng Malayxia nói : "An ninh khu vực không chỉ là vấn đề khả năng quân sự, an ninh không tách rời ổn định chính trị, thành công về kinh tế và sự hài hoà về xã hội "
Nói tóm lại sự tác động mạnh mẽ của các nước lớn đối với khu vực Đông Nam á đã làm cho an ninh ở Châu á Thái bình dương đặc biệt là nước Đông Nam á đứng trước mối đe doạ to lớn. Nhận thức được điều đó các nhà lãnh đạo ASEAN tăng cường hợp tác an ninh chính trị trong khu vực, một mặt đễ giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển, mặt khác là thoát khỏi sự can thiệp của các nước bên ngoài, nhằm duy trì bản sắc dân tộc, đảm bảo được chính trị - an ninh trong khu vực để cùng nhau phát triển.
2. Tình hình các nước trong khu vực và sự nhận thức vấn đề an ninh chính trị của các nước ASEAN
Sau khi dành lại được độc lập các quốc gia trẻ tuổi phải đối diện với một thách thức to lớn đó là làm thế nào để duy trì được độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia đồng thời nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và theo kịp với nền kinh tế của thế giới. Để làm được điều đó là điều không dễ dàng bởi vì các nước Đông Nam á đều là những nước hạn chế về lãnh thổ, hơn nữa lại bị thực dân phương Tây thống trị hơn một thế kỷ. Như vậy, để tồn tại trong một khu vực có vị trí chiến lược và giầu tài nguyên như Đông Nam á các nhà lãnh đạo ASEAN cũ đã nhận thức được rằng các nước trong khu vực cần phải giúp đỡ lẫn nhau bằng việc xây dựng hợp tác khu vực.
Các nước Đông Nam á đều là các nước gần nhau về phương diện địa lý, đều nằm trong một tổng thể "thống nhất trong đa dạng".
Đông Nam á đều là những nước vừa và nhỏ. Do đó họ rất dễ hợp tác với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp để bảo đảm an ninh khu vực tránh được nguy cơ đe doạ từ bên ngoài.
Các nước Đông Nam á trừ Thái Lan đều trải qua ách thống trị của thực dân phương Tây. Quá khứ đầy đau khổ làm cho họ rễ thông cảm cho nhau hơn.
Nét tương đồng rất cơ bản đó là các nước đều chia sẻ những di sản của nền Văn hoá nông nghiệp lúa nước. Nền văn hoá này đã đem lại dấu ấn đậm nét trong lối sống và nếp nghĩa của người dân bản địa ở tất cả các nước trong vùng.
Những đặc điểm về văn hoá lịch sử trên là những tiền đề thuận lợi cho việc phát triển của chủ nghĩa dân tộc. Cốt lõi quyền dân tộc và tự hào cái giá trị văn hoá truyền thống của lịch sử. Tuy nhiên, trong những nét tương đồng đó cũng có sự khác nhau lớn giữa các quốc gia dân tộc của tổ chức ASEAN.
Chế độ chính trị ở các nước ASEAN có sự khác biệt lớn như Việt Nam và Lào là các nước xã hội chủ nghĩa, trong khi đó Mianma, Campuchia, Thái Lan, Bru nây là những nước theo chế độ quân chủ lập hiến, còn các nước ASEAN khác lại theo chế độ tư bản. Sự khác nhau về hệ tư tưởng này có thể gây ra những trở ngại nào đó về lòng tin giữa các nước thành viên. Song đứng về mục tiêu chính trị chung mà nhận xét thì Việt Nam phấn đấu cho một chế độ chính trị "Dân giầu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh" mô hình này không những không khác biệt mà là một mô hình lý thưởng cho các nước ASEAN phấn đấu.
Đối với vấn đề an ninh nhất là vùng biên giới Thái Lan - Campuchia cũng gây trở ngại không nhỏ đối với việc cải thiện tình hình hợp tác kinh tế ở những tiểu vùng này vì không có một khu vực kinh tế nào lại phát triển trong điều kiện thiếu an ninh đặc biệt là với luồng FDI.
Về văn hoá, Đông Nam á là khu vực cư trú của nhiều dân tộc có nguồn gốc tiếng nói tôn giáo khác nhau. Mặc dù đều chịu ảnh hưởng của hai nền văn hoá lớn là ấn Độ và Trung Hoá nhưng phần lớn là theo đạo phật và đạo hồi. Tuy có sự khác biệt đó nhưng các nước ASEAN không bị gây cản trở mà đã hoà nhập với nhau đồng thời giới thiệu và phát huy văn hoá của dân tộc.
Tóm lại, ASEAN là một tổ chức khu vực phong phú và đa dạng về chính trị, trình độ phát triển kinh tế, văn hoá tôn giáo, nhưng sự đa dạng đó đã không vì thế mà làm cản trở đến việc hợp tác khu vực của mình mà ngược laị dựa trên những nét tương đồng hiện có đã tạo nên tiền đề khách quan cho quá trình hợp tác. Chính vì vậy có thể kết luận rằng nền văn hoá trong ASEAN là nền văn hoá " Thống nhất trong đa dạng".
Chương II
Vấn đề hợp tác an ninh - chính trị của tổ chức ASEAN hiện nay
Như chúng ta đã biết trước kia: vấn đề hợp tác an ninh - chính trị trong khu vực là một vấn đề lan giải. Tuy có những bước rất phát triển nhưng còn nhiều hạn chế. Hiện nay với tốc độ phát triển không ngừng của các khu vực và trên thế giới. Cho nên khu vực chúng ta cần có sự hợp tác để cùng nhau phát triển. Vấn đề an ninh - Chính trị hiện nay chúng ta hãy đi vào nội dung từng phần!.
1. Về an ninh
Hiện nay tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á đang đẩy mạnh về an ninh, văn hoá, khoa học kỹ thuật, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Một nét mới trong quan hệ hợp tác giữa các nước ASEAN đang thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế là các nước ASEAN bắt đầu quan tâm đến việc giúp đỡ lẫn nhau khắc phục khó khăn nội bộ ở mỗi nước thành viên như hợp tác về an ninh khu vực, chống khủng bố.... Nét nổi bật là diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) đã có vai trò ngày càng quan trọng.
Các nước ASEAN cần hợp tác an ninh các đa dạng để đối phó với những vấn đề ngày càng mất ổn định và mở rộng sự hội nhập khu vực nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc về kinh tế.
Thông qua hợp tác an ninh các nước cần phối hợp thông qua các hoạt động như chống tội phạm xuyên quốc gia, chống buôn lậu ma tuý.... Đồng thời thông qua các hợp tác kinh tế - Văn hoá - xã hội để thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng - An ninh nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên các vùng biển đảo - vùn độc quyền kinh tế quan trọng, các vùng cảng - cửa biển xung yếu và các vùng cửa biển biên giới then chốt.
Các nước tham gia diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), đặc biệt là cần tăng cường hơn nữa các cuộc thăm viếng trao đổi của các quan chức Quốc phòng và Ngoại giao ở tất cả các cấp để tạo nên sự gần gũi thân mật, trên cơ sở đó để thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau đồng thời cũng từ đó có thể hỗ trợ hoặc giúp đỡ lẫn nhau về mặt tài chính, trang thiết bị hoặc bồi dưỡng đào tạo nhân lực.
Để có thể chủ động để xử lý và giải quyết có hiệu quả những vấn đề an ninh ở khu vực, các nước tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), cần nhanh chóng ký kết được những văn bản có tính pháp lý ở khu vực. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm giải pháp cơ bản lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông, trên cơ sở đó mới có thể đảm bảo hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực khi bước vào thời đại mới.
2. Về chính trị
Hiện nay tổ chức ASEAN đang làm việc rất tích cực về vấn đề an ninh, trong đó có vấn đề Biển Đông. Các nước ASEAN đã đưa ra tuyên bố xây dựng bộ luật ứng xử ở Biển đông thể hiện mong muốn giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế trên biển. Đồng thời các nhà lãnh đạo cũng đưa ra sáng kiến thành lập diễn đàn khu vực ASEAN (ARE). Nhằm để đối thoại với các bên về các vấn đề chính trị - an ninh ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương, bên cạnh đó ASEAN còn tiến hành đối thoại về các vấn đề chính trị khu vực và thế giới. Quan tâm với tất cả các đối toại tại Diễn đàn Hội nghị sau hội nghị ngoại trwongr ASEAN hàng năm.
Cách đây không lâu tại Malayxia lần đầu tiên ASEAN đã tiến hành cuộc họp cấp cao không chính thức với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và riêng với từng nước này. Các thông báo chung giữa ASEAN với từng nước được đưa ra sau khi kết thúc cuộc gặp gỡ cấp cao này. Các bên đã ra khuôn khổ và hướng hợp tác giữa một bên các lĩnh vực khác nhau trong đó có chính trị. Những cuộc đối thoại này đã góp phần tăng cường sự hiểu biết hẫn nhau tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy hợp tác nhằm đảm bảo hoà bình và ổn định ở Đông Nam á và Châu á - Thái Bình Dương.
Có thể nói rằng hợp tác ASEAN đã ngày càng phát triển tích cực trong việc mở rộng, bên tham gia đối thoại hợp tác không chỉ trong khu vực mà cả bên ngoài. Đây là thành công lớn của ASEAN nhằm nâng cao vai trò tổ chức của mình trên trường quốc tế.
ASEAN lo sẽ tạo ra một Đông Nam á thống nhất không còn bị chia đối địch nhau, có mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ và mở rộng giải quyết những tồn tại khác biệt trên tinh thần đoàn kết tin cậy hiểu biết và thông cảm lẫn nhau.
Tóm lại, có thể nói rằng hiện nay hợp tác ASEAN đã thành công rất lớn trong lĩnh vực chính trị. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho hoà bình ổn định lâu dài. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho hoà bình ổn định lâu dài và hợp tác để phát triển ở Đông Nam á - Thái Bình Dương. Đồng thời làm tăng thêm sức mạnh nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của hiệp hội ASEAN.
3. Nhận xét về sự hợp tác an ninh - Chính trị của tổ chức ASEAN hiện nay
Qua những trang viết trong bài cho thấy: hiện nay tổ chức ASEAN đang không ngừng từng bước hợp tác các vấn đề trong đó có vấn đề an ninh - chính trị là quan trọng nhất nhằm đưa khu vực phát triển và bảo vệ an ninh hơn nữa.
Về an ninh - chính trị ASEAN đã có đóng góp quan trọng trong việc hình thành diễn đàn an ninh khu vực ARF. Đây là diễn đàn đa phương thúc đẩy chính sách ngoại giao phòng ngừa và xây dựng sự tin cậy giữa các quốc gia trong khu vực. "Diễn đàn này đang được những tiến bộ chắc chắn như một khuôn khổ an ninh đa phương đóng góp vào sự ổn định khu vực". Chắc chắn rằng với những đóng góp tích cực như hiện nay của ASEAN và ARF trong tương lai khu vực Đông Nam á sẽ trở thành khu vực hoà bình ổn định cùng nhau để phát triển như những cố gắng của các nhà lãnh đạo ASEAN.
Mặc dù với những thuận lợi cơ hội đó nhưng bước vào thời đại mới tổ chức ASEAN cũng gặp những thách thức rất lớn đó là ASEAN bước vào thời đại trong một thế giới mà nền hoà bình không bền vững có nhiều chuyển biến khó lường.
Ngoài vấn đề yếu tố khách quan trên thì bản thân trong nội bộ ASEAN cũng tiềm ẩn những vấn đề có thể gây mất ổn định, ảnh hưởng đến sự ổn định trong khu vực.
Hơn nữa, ngày này ASEAN trở thành một đại ASEM như vậy về mặt quy môt và sức mạnh của ASEAN là rất thuận lợi. Nhưng cái khó của ASEAN mở rộng là sự không đồng đều về trình độ phát triển. Có khoảng cách khá lớn giữa các nước ASEAN cũ và các nước mới. Đây là một bất lợi mới cho các nước ASEAN trong quá trình hợp tác phát triển. Do đó, các nước ASEAN cần phải giúp đỡ lẫn nhau để thu hẹp khoảng cách này.
Tóm lại, tuỳ từng trường hợp cụ thể những cơ hội và thách thức trên cơ thể chuyển hoá cho nhau, nhưng cơ hội tốt nếu chúng ta không biết nắm bắt nó thì những cơ hội đó có thể chuyển thành thách thức và ngược lại nếu những thách thức mà chúng ta cùng nhau giải quyết tốt hay biết vận dụng tốt thì những thách thức đó có thể chuyển thành cơ hội. Điều quan trọng là các nước trong tổ chức ASEAN cần phải đoàn kết nhìn lại mình, hoàn thiện mình hơn nữa để đưa ASEAN ngày càng vững mạnh hơn tận dụng được cơ hội vượt qua thách thức tự mình trở thành chủ thể lớn trong thời đại ngày nay.
Kết luận
Từ những nội dung của đề tài đã nêu trong bài ta có thể nói rằng:
ASEAN - một tổ chức bề dầy lịch sử gần 40 năm. Là một chặng đường đầy khó khăn và thách thức, song đó là chặng đường từng bước khẳng định được mình và đã có những đóng góp to lớn đối với nền hoà bình hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực. Dưới sự tác động của ASEAN, những quốc gia vốn còn xa lạ, thậm chí thù địch nhau đã dần trở lên hữu nghị với nhau và cùng sát cánh bên nhau khi phải đối diện với những thách thức đến từ trong và ngoài khu vực như ý đồ muốn khống chế ASEAN cộng thêm những mâu thuẫn trong nội bộ của ASEAN đã làm cho môi trường an ninh - chính trị của khu vực Đông Nam á trở lên phức tạp hơn. Song ASEAN đã kịp thời thay đổi nhận thức và quan điểm của mình về vấn đề an ninh khu vực từ đây có một chính sách hợp lý để giải quyết.
Hiện nay nhờ có chính sách thích hợp đó ASEAN đã gặt hái được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực an ninh - chính trị cũng như những lĩnh vực khác. Điều này giúp cho uy tín của ASEAN trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Thông qua diễn đàn ARF tổ chức ASEAN đã thu hút được rất nhiều nước trên thế giới tham gia vào diễn đàn nhằm tạo ra một môi trường hoà bình đổn định để phát triển.
Mặc dù với những đóng góp tích cực như vậy nhưng tổ chức ASEAN vẫn còn đối mặt với những thách thức không nhỏ nhưng với tính đoàn kết gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa các nước Đông Nam á cộng thêm môi trường hoà bình ở khu vực các nước ASEAN cùng nhau chung lưng đấu cật giải quyết mọi khó khăn bất đồng đồng thời đập tan được âm mưu của các lực lượng thù địch bên ngoài.
Một ASEAN thống nhất sẽ là một khối độc lập tự chủ cùng nhau phấn đấu xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình tự do trung lập không có vũ khí hạt nhân, không chịu áp lực từ bên ngoài. Chắc chắn rằng, với sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của các nước ASEAN như hiện nay sẽ là động lực chính cho các nước ASEAN phấn đấu vì hoà bình ổn định ở khu vực để phát triển.
Tài liệu tham khảo
1. ASEAN hôm nay và triển vọng thế kỷ 21
2. Tầm nhìn ASEAN
3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
4. Thượng đỉnh ASEAN
5. Nghiên cứu Đông Nam á
6. Hợp tác ASEAN
Mục lục
Lời cảm ơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vấn đề hợp tác chính trị - an ninh ASEAN hiện nay.doc