Tiểu luận Vấn đề mâu thuẫn trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

 

MỤC LỤC

 

 

PHẦN I: MỞ ĐẦU.1

PHẦN II: NỘI DUNG.3

I. MỘT SỐ LOẠI MÂU THUẪN

1. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.4

2. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.4

3. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.5

4. Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.5

II. VẤN ĐỀ MÂU THUẪN TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ ĐI

LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA.6

1. Cơ sở của viẹc xác định mâu thuẫn.6

2. Mâu thuẫn cơ bản trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.7

3. Mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.9

4. Vấn đề giải quyết mâu thuẫn.10

III. KẾT LUẬN.12

TÀI LIỆU THAM KHẢO.13

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8691 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề mâu thuẫn trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phức tạp.Qúa trình ấy có thể chia ra làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có một đặc điểm riêng của nó.Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn,những sự khác nhau đó biến thành sự đối lập.Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt,nếu có điều kiện chín mùi,thì hai mặtđối lập sẽ chuyển hoá lẫn nhau,mâu thuẫn được giải quyết.Kết quả là sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ bị phá hủy,sự thống nhất của hai mặt đối lập mới được hình thành cùng với mâu thuẫn mới.Mâu thuẫn này lại triển khai,phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ.Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập đã làm cho sự vật đó không thể tồn tại mãi mãi Vì thế,đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc,động lực bên trong của mọi sự vận động và phát triển Nghiên cứu mâu thuẫn cho ta thấy được cái nào mang lại cho mình lợi ích và cái nào không mang lại lợi ích cho mình.Đồng thời nó giúp cho chúng ta xác định đúng và chính xác đội tượng cần giải quyết.Trong cuộc sống hàng ngày,việc nghiên cứu các quy luật mâu thuẫn giúp cho chúng ta có những quyết định đúng đắn mang lại những lợi ích cơ bản cho bản thân chúng ta,tránh được những sai lầm đang tiếc do không nắm vững được những nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn mà việc giải quyết mau thuẫn đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.Trong bất kì mâu thuẫn nào,bất kì giai đoạn nào của mâu thuẫn,nó chỉ được giả quyết bằng cách đấu tranh giữa các mặt đối lập,ngoài ra không còn cách nào khác Ngày nay đất nước đang trên thời kì đổi mới vì vậy rất có thể sẽ khônh tránh được những sai lầm do mâu thuẫn mang lại.Nhất là trong quan hệ kinh tế và xã hội như mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và tầng lớp lãnh đạo.Do đó việc nghiên cứu và phân tích kĩ càng các mâu thuẫn không những loại bỏ được mâu thuẫn không cần thiết mà còn có ảnh hưởng mang tính tích cực tới con đường phát triển đất nước.Có làm được như vậy thì sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước mới có thể đem lại hiệu quả như chúng ta đã mong muốn PHầN II: NộI DUNG I. MộT Số LOạI MÂU THUẫN 1. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn lằm ngay trong bản thân sư vật hiện tượng, là sự tác động giữa các mặt,thuộc tính, quá trình trong sự vật hiện tượng.Sự vật hiện tượng nào cũng có mâu thuẫn bên trong bởi vì trong bất cứ một sự vật hiện tượng nào đều có mâu thuẫn bên trong.Ví dụ: Trong xã hội thì có mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị,trong sinh vật thì có mâu thuẫn giũa đồng hoá và dị hoá Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các sự vật hiện tượng với nhau, là sự tác động giữa các mặt,thuộc tính, quá trình của sự vật.Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng có mâu thuẫn bên ngoài bởi vì không có sự vật nào tồn tại một cách biệt lập,không có sự liên hệ với các sự vật,hiện tượng khác.Ví dụ: Mâu thuẫn giữa sinh vật với môi trường xung quanh,mâu thuẫn giữa quốc gia này với quốc gia khác Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài đều là nguyên nhân của sự phát triển.Nhưng xét tới cùng thì mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định còn mâu thuẫn bên ngoài tuy không quạn trọng bằng mâu thuẫn bên trong nhưng là nhân tố không thể thiếu được.Tuy nhiên,tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể,vai trò của mâu thuẫn bên ngoài khi quyết định bao giờ cũng phải thông qua mâu thuẫn bên trong để phát huy tác dụng. Ví dụ: Mâu thuẫn giữa động vật và thực vật là mâu thuẫn bên ngoài nhưng đặt trong giới sinh vật nói chung thì đó lại là mối quan hệ bên trong hay kết quả học tập,suy cho cùng là do cá nhân của mỗi học sinh,sinh viên quyết định nhưng vai trò của thầy cô giáo và các yếu tố khác cũng rất quan trọng 2. Mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật hiện tượng,nó tồn tại trong sự vật hiện tượng từ khi nó được hình thành cho đến khi nó bị diệt vong. Trong suốt quá trình phát triển của sự vật hiện tượng nó luôn luôn tác động đến mọi hoạt động của sự vật hiện tượng để hình thành nên những đặc trưng cơ bản của sự vật hiện tượng.Ví dụ: Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thời kì thuộc địa nửa phong kiến là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân và giữa giai cấp nông dân với tầng lớp địa chủ phong kiến Ngoài nhữmg mâu thuẫn cơ bản,trong sự vật hiện tượng còn có mâu thuẫn không cơ bản.Mâu thuẫn không cơ bản chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản.Tuy không giữ vai trò quyết định bản chất của sự vật hiện tượng nhưng mâu thuẫn không cơ bản cũng có một vai trò nhất định đối sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.Việc phân tích mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản là rất cần thiết. Trong công tác cách mạng việc xác định được mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản rất quan trọng bởi vì nếu xác định được thì mới xác định được chiến lược đúng đắn cho phong trào cách mạng.ở nước ta, trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến,trải qua hàng chục năm chiến tranh hậu quả để lại là rất nặng nề,những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều,lực lượng sản xuất còn rất thấp trong khi đó lại bị các thế lực thù địch ở nước ngoài cũng như ở trong nước luôn luôn tìm cách phá hoại nền độc lập của dân tộc ta,vì vậy để thực hiên được mục tiêu dân giàu nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa thì điều quan trọng nhất đó là phải biến tình trạng kinh tế kém phát triển chiến thắng được lực lượng cản trở những mục tiêu đã đề ra.Nhưng để làm được việc đó thì chúng ta phải xác định được những mâu thuẫn cơ bản,do đó khi đã xác định được rồi thì việc thực hiện những mục tiêu đề ra là không quá khó khăn đối với chúng ta.Từ đó từng bước xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại,trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân 3. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu Mâu thuẫn chủ yếu nổi lên hàng đầu trong từng mặt,thuộc tính,giai đoạn nhất định của sự vật hiện tượng và quyết định sự phát triển về mặt thuộc tính,giai đoạn của sự vật hiện tượng.Ví dụ: Trong mỗi học kì sinh viên có mâu thuẫn chủ yếu giữa yêu cầu trang bị kiến thức học phần với việc nắm vững kiến thức một số học phần nhất định trong đó lại có thể có những học phần quan trọng cần phải giải quyết. Giải quyết được mâu thuẫn đó sẽ quyết định bước phát triển của học kì này và tạo điều kiện để bước sang học kì sau Còn mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định Ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu là tương đối tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể,có thể mâu thuẫn trong điều kiện này là chủ yếu,song trong điều kiện khác lại là mâu thuẫn thứ yếu và ngược lại.Mâu thuẫn chủ yếu thường là hình thức biểu hiện cụ thể của mâu thuẫn cơ bản trong từng giai đoạn,vì vậy việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu cũng đồng thời là quá trình giải quyết mâu thuẫn cơ bản.Trong cách mạng,việc tìm ra mâu thuẫn chủ yếu của xã hội trong từng thời kì là rất quan trọng để xác định kẻ thù trước mắt,đề ra nhiệm vụ cần giải quyết,có sách lược thích hợp đưa xã hội tiến lên 4. Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp,lực lượng xã hội,xu hướng xã hội có lợi ích,địa vị cơ bản đối lập nhau.Ví dụ: Mâu thuẫn giữa giai cấp nô lệ với giai cấp chủ nô,nông dân và địa chủ,vô sản và tư sản Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp,lực lượng xã hội,xu hướng xã hội có lợi ích khác nhau hoặc đối lập nhau về lợi ích trước mắt,tạm thời,không cơ bản.Ví du: Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân về những mặt lợi ích tạm thời,cục bộ,giữa ngành công nghiệp cần đất nông nghiệp để xây dựng xí nghiệp,còn ngành nông nghiệp muốn giữ đất nông nghiệp để phát triển chăn nuôi,trồng trọt II. VấN Đề MÂU THUẫN TRONG THờI Kì QUá Độ ĐI LÊN CHủ NGHĩA Xã HộI ở NƯớC TA 1. Cơ sở của việc xác định mâu thuẫn Trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của đảng (năm1960) chúng ta đã cho rằng: ”Mâu thuẫn cơ bản trong suốt thời kì quá độ ở nước ta là mâu thuẫn giữa hai con đường TBCN và CNXH”.Mâu thuẫn cơ bản ấy ở trong nước ta biểu hiện trong mỗi thời là có khác nhau.Trong thời kì đầu,sau khi giải quyết song mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc phong kiến thì một mâu thuẫn chủ yếu mới nổi bật lên trong xã hội đó là mâu thuẫn giữa chính quyền tiên tiến,chế độ chính trị tiên tiến với quan hệ xã hội lạc hậu.Sau khi giải quyết căn bản được mâu thuẫn trên thì chúng ta lại đứng trước một mâu thuẫn mới đó là mâu thuãn giữa chế độ xã hội chủ nghĩa tiên tiến và cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu.Để xoá bỏ được mâu thuẫn này ta phải thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa Sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở đây thông qua các phương án được đề xuất để giải quyết các mâu thuẫn vừa được trình bày ở trên,ta thấy nổi bật nên một quan điểm phương pháp luận là khi giải quyết các mâu thuẫn thì phải tìm cách thủ tiêu cho được một trong hai mặt đối lập,thủ tiêu mặt tiêu cực,giữ lại mặt tích cực để tạo tiền đề cho sự phát triển.Đối với toàn bộ mâu thuẫn cơ bản trong suốt thời kì quá độ ở nước ta là thủ tiêu con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo ấy đã dẫn nước ta đến một sai lầm rất lớn đó là chúng ta tìm cách xoá bỏ mọi biểu hiện của con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, kể cả quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có từ trước Nhận thức của chúng ta về mâu thuẫn nói riêng,về sự vật nói chung bao giờ cũng là một quá trình.Kết quả của quá trình nhận thức này ở một thời điểm nhất định bao giời cũng là sự phản ánh mâu thuẫn trong ý thức của chúng ta.Qúa trình nhận thức này sẽ đưa lại cho chúng ta sự hiểu biết đồng thời cũng là sự phản ánh ngày càng đúng đắn hơn về mâu thuẫn.Trong những năm qua chúng ta đã có những chủ trương hành động sai lầm khi sử lí những mâu thuẫn cơ bản trong suốt thời kì quá độ như vội xoá bỏ những cái chưa nên xoá,xây nên nhũng cái chưa nên xây... Trong thiết học đã quan niệm rằng: Để giải quyết mâu thuẫn cần thủ tiêu một trong hai mặt đối lập, như trong lịch sử đã giải quyết mâu thuẫn cuộc đấu tranh giữa nô lệ và chủ nô, giữa tư sản và phong kiến...Chính quan niệm sai lầm đó đã dẫn đến sai lầm trong hành động.Trong di sản lí luận của C. Mác, F.Enghen, V.I Lênin đã nêu: Việc thủ tiêu một trong hai mặt đối lập chỉ được coi là một trong các phương pháp chứ không phải là một phương thức duy nhất để giải quyết mâu thuẫn. Chẳng hạn như mâu thuãn giữa đồng hoá và dị hoá, giữa sản xuất và nhu cầu... thì không thể thủ tiêu một mặt nào cả mà ngược lại chúng còn kích thích nhau để cùng tồn tại. Ngoài hai trường hợp trên còn có trường hợp nữa không kém phổ biến,đó là do kết quả đấu tranh giữa hai mặt đối lập mà cuối cùng cả hai bên cùng biến đổi theo hướng hoà nhập vào nhau làm nảy sinh cái thứ ba-cái mới về chất so với sự vật cũ Có ý kiến cho rằng: “Xác định mâu thuẫn cơ bản trong suốt quá trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta với nội dung như trên là không phù hợp với tình hình nước ta trong thời kì đó,bởi vì nước ta đi lên chủ mghĩa xã hội không phải là từ chủ nghĩa tư bản,mà là từ một nước xã hội phong kiến thực dân,tiền tư bản chủ nghĩa. Việc cản trở đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là do các quan hệ tư bản chủ nghĩa,mà chủ yếu là các quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa.Do vậy mâu thuẫn cơ bản trong suốt thời kì quá độ ở nước ta không thể là mâu thuẫn giữa hai con đường như đã nói ở trên,mà phải là mâu thuẫn giữa một bên là xu thế phát triển lên chủ nghĩa xã hội và bên kia là kết cấu kinh tế-xã hội cổ truyền kiểu phương đông và thế lực tự phát triển tư hữu.ở đây nảy sinh ra một vấn đề mới mà chúng ta cũng cần phải lưu ý lại, đó là chúng ta cần phải hiểu thế nào về bản thân khái niệm “mâu thuẫn cơ bản”.Theo triết học mâu thuẫn cơ bản trong sự phát triển của sự vật hiên tượng là mâu thuẫn về việc quy định bản chất của sự vật hiện tượng tác động vào tất cả các giai đoạn tồn tại và phát triển của nó về chất. Với lập luân trên thì mâu thuẫn cơ bản mà chúng ta đã thực hiện không được coi là mâu thuẫn cơ bản trong suốt thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bởi vì sau khi giải quyết được mâu thuẫn này chúng ta chưa có được chủ nghĩa xã hội,tức là chưa kết thúc được thời kì quá độ 2. Mâu thuẫn cơ bản trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng là một trong những mâu thuẫn cơ bản giải quyết sự tồn tại và phát triển của toàn bộ xã hội loài người.Không có sản xuất thì con người không có được những vật phẩm cần thiết để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình.Ngược lại,bản thân sự tiêu dùng,đến lượt nó,lại tạo ra nhu cầu về một nền sản xuất mới.Nền sản xuất,theo nhận xét của C.Mác trực tiếp là tiêu dùng,thì ngược lại tiêu dùng lại trực tiếp là sản xuất.Mỗi cái trực tiếp là một mặt đối lập của nó nhưng đồng thời giữa hai cái đó lại có một sự vận động môi giới,sự vận động môi giới ấy thể hiện ở chỗ: Sản xuất làm môi giới cho tiêu dùng,tạo ra tiêu dùng bằng ba cách một là tạo ra vật liệu cho tiêu dùng,hai là xác định phương thức tiêu dùng,ba là làm nảy sinh ở người tiêu dùng các nhu cầu mà đối tượng là sản phẩm do sản xuất tạo ra,ngược lại tiêu dùng cũng làm môi giới cho sản xuất,tạo ra khả năng của người sản xuất bằng cách kích thích,làm nảy sinh ra cho người sản xuất một nhu cầu hướng sản xuất vào mục tiêu nhất định.Nếu sản xuất tạo ra tư liệu mới với tư cách là đối tượng bên trong, là mục đích đối với sản xuất. Vì vậy, không có sản xuất thì không có tiêu dùng và ngược lại, không có tiêu dùng thì không có sản xuất Chính sự tác động qua lại giữa sản xuất và tiêu dùng là nguồn gốc của sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội. Nhưng sự tác động qua lại giữa sản xuất và tiêu dùng mới chỉ là một trong những nguyên nhân kích sự phát triển của xã hội. Bản thân của sự phát triển đến lượt nó, nếu xét riêng thì lại là kết quả phát triển mâu thuẫn nội tại trong bản thân nó: mâu thuẫn giữa lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lực lượng sản xuất chỉ phát triển được khi có quan hệ sản xuất tương ứng. Đây chỉ là một trong những quy luật phát triển nội tại quan trọng của xã hội. Chính sự tác động của quy luật này đã tạo nên nguồn gốc nội tại thúc đẩy sản xuất, qua đó thúc đẩy toàn bộ quá trình phát triển lịch sử Trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay ở nước ta mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng được biểu hiện cụ thể giữa một bên là yêu cầu thoả mãn các nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của nhân dân và bên kia là nền sản thấp kém, đang còn ở trình độ của nền sản xuất hàng hoá giản đơn và mang nhiều tính tự túc tự cấp Theo lôgic phàt triển khách quan của sự vật, sau khi phá vỡ kết cấu kinh tế-xã hội cổ truyền theo kiểu phương đông thì nền kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ và tự nó sẽ phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từ đó sẽ tạo ra một trạng thái xã hội phát triển cao hơn cả về lượng lẫn và chất so với xã hội tiền tư bản, đáp ứng đầy đủ hơn về các nhu cầu vật chất của con người. Nhưng đồng thời nó cũng kéo theo những hậu quả tiêu cực gắn liền với tình trạng người bóc lột người. Chính vì những tiêu cực đó mà chúng ta muốn tìm ra con đường đi khác làm cho con người bình đẳng hơn. Ngoài hai mâu thuẫn cơ bản trên, trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn sự tác động của mâu thuẫn thư ba, mâu thuẫn mà sự vận động của nó quyết định toàn bộ sự phát triển của xã hội, đó là mâu thuẫn giữa một bên là sự phát triển của các lực lượng, các khuynh hướng đi lên tư bản chủ nghĩa và bên kia là sự can thiệp tự giác (và do đó có yếu tố chủ quan) của chúng ta vào quá trình phát triển tự giác ấy của sự vật, hướng nó đi theo con đường phát triển để cho xã hội vừa giàu mạnh vừa thoát khỏi tình trạng người bóc lột người. Toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta thành công hay thất bại là tuỳ thuọc ở kết quả giải quyết mâu thuẫn này Trước đây, khi xem xét kết quả của một hìng thái kinh tế-xã hội nhất định, chúng ta chỉ tìm nó trong lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội. Nhưng như chúng ta đã biết, xã hội không chỉ gồm lĩnh vực đời sống vật chất cho dù đó là lĩnh vực đồi sống quan trọng đi nữa, mà còn bao gồm lĩnh vực đời sống chính trị-tinh thần đặc biệt là sự tác động qua lại giữa chúng. Ngoài hoàn cảnh kinh tế là cơ sở ra còn có các yếu tố khách quan khác nhau của kiến trúc thượng tầng, kể cả các hình thái ý thức xã hội như các lí luận chính trị, pháp lí, triết học và sự tác động qua lại giữa chúng đều tác động mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử thậm chí đôi khi còn là tác động quyết định Qúa trình đi lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình diễn ra với sự can thiệp một cách chủ quan của con người nhằm đưa xã hội nhanh chóng vượt qua mọi áp bức bóc lột để tạo ra một xã hội có trình độ phát triển vừa cao hơn vừa đẹp hơn tư bản chủ nghĩa, vừa giàu có hơn, vừa không có tình trạng người bóc lột người Sự can thiệp này có thể làm cho sự phát triển của sản xuất diễn ra mạnh mẽ như chúng ta mong muốn và cũng có thể kìm hãm sự phát triển ấy. Vì vậy, cũng có thể nói toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta thành công hay thất bại là tuỳ thuộc vào kết quả của sự can thiệp đang được đề cập tới, tức là tuỳ thuộc ở kết quả giải quyết mâu thuẫn ấy Trước đây chúng ta quan niệm phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội là sự phát triển theo hướng trong đó sở hữu tư nhân được thay thế bằng sở hữu công cộng, làm ăn cá thể được thay thế bằng làm ăn tập thể, kinh tế tư nhân được thay thế bằng kinh tế quốc doanh hoặc hợp doanh, kinh tế hàng hoá được thay thế bằng kinh tế phát triển tương đối và có kế hoạch, quan hệ bóc lột được thay thế bằng quan hệ có làm có hưởng, không làm không hưởng, quan hệ hàng hoá được thay thế bằng quan hệ phân phối hiện vật, cạnh tranh được thay thế bằng hợp tác, một xã hội dường như phát triển lộn xộn, vô tổ chức được thay thế bằng một xã hội có trật tự...Tất cả những biến đổi trên đây theo những nước đạt đến trình độ phát triển cao của tư bản chủ nghĩa là sẽ diễn ra một cách tất yếu và tự phát. Thay thế qúa trình phát triển tất yếu, tự phát ấy chúng ta sẽ dùng ý chí của mình để thực hiện các biến đổi đó. Buộc sự vật phải diễn ra nhanh chóng theo ý chúng ta mong muốn Nếu nhìn thẳng vào sự vật ấy thì phải thấy đây không phải là mâu thuẫn giữa hai con đường phát triển khách quan, mà thực chất là mâu thuẫn giữa một bên là con đường phát triển tất yếu khách quan theo hướng tư bản chủ nghĩa với bên kia là sự can thiệp chủ quan của con người nhằm buộc xã hội đi theo con đường chúng ta mong muốn hướng tới một xã hội mới-chủ nghĩa xã hội. Trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội hơn 70 năm qua cho thấy những nỗ lực chủ quan của chúng ta đã không thành công. Những nỗ lực ấy tuy đã tạo ra được một xã hội trong chừng mực nhất định có những nét đẹp hơn tư bản chủ nghĩa trong việc chăm no đến con người, trong mối quan hệ giữa người với người, nhưng đồng thời nó cũng triệt tiêu mất những động lực của sự phát triển xã hội làm cho xã hội của chúng ta phát triển chậm hơn so với các nước tư bản về nhiều phương diện. Thực tiễn đó đẫ buộc chúng ta phải đi con đường giải quyết các mâu thuẫn cơ bản của thời kì đi lên chủ nghĩa xã hội theo cách khác 3. Mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh Kể từ khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở cuối thế kỉ XIX đến các thập kỉ XX thì nước ta là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nó làm cho nền chính trị chia làm hai lực lượng đối lập. Một bên là nhân dân Việt Nam yêu nước và một bên là thực đân Pháp cùng với bè lũ phong kiến tay sai. Mâu thuẫn mà bên này vẫn là lực lượng cũ, thành phần cũ, trang bị cũ, cách đánh cũ, nhưng bên kia là những lực lượng mới,trang bị mới, cách đánh mới và do đó tạo nên một hình thái đối lập khác trước. Mâu thuẫn đó xem chừng ngày càng khó giải quyết vì qua nhiều lần đô hộ Pháp đã tạo ra được bộ mặt mới về kinh tế-chính trị ở Việt Nam. Trong khi đó nhân dân ta vẫn chưa tìm ra được con đường mới để giải quyết mâu thuẫn Nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã nhìn nhận sự vật mới dưới con mắt phân tích và giải quyết mâu thuẫn. Người nhận thấy muốn đánh thắng được Đế quốc thì phải hiểu được rõ lực lượng của chúng và thực lực của chúng ta, nhất là phải thấy được nguyên nhân làm nên sức mạnh của chúng và nguyên nhân đưa đến yếu kém của ta. Và Người đã nhận ra rằng Đế quốc Pháp mạnh vì có nền sản xuất tư bản chủ nghĩa còn Việt Nam yếu vì đất nước còn bị giam hãm trong vòng sản xuất phong kiến lạc hậu. Mâu thuẫn giữa Việt Nam và Pháp không những là mâu thuẫn giữa hai dân tộc mà còn là mâu thuẫn giữa hai nền sản xuất tiên tiến và lạc hậu Nhìn vào thực tế giữa ta và địch thì rõ ràng địch có nhiều thuận lợi và ta thì có quá nhiều bất lợi. Nhưng rồi Người cũng đã tìm ra được những điểm yếu của địch và điểm mạnh của ta, ta yếu hơn địch về phương diện vật chất, vũ khí, trang bị nhưng ta mạnh hơn địch về tinh thần. Chính ưu điểm này đã là cơ sở để nảy sinh ra những động lực mạnh mẽ. Qua phân tích Người thấy rằng có thể dùng lực lượng tinh thần để chống lại lực lượng vật chất của địch vì thế cần phải phân tích và phát huy cao yếu tố tinh thần của dân tộc để biến đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch. Nhưng thực tế lại diễn diễn phong phú hơn, phức tạp hơn mà Người biết. Vì vậy Người đã suy nghĩ và rút ra những nhận thức mới làm cơ sở cho hành động của mình Dưới con mắt của Người, các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn giữa ta và địch không phải là những khối đồng nhất. Mỗi đại lượng bao gồm nhiều yếu tố tạo thành. Trong đó có mặt đồng nhất và mặt khác biệt, có yếu tố cơ bản và yếu tố không cơ bản, có bộ phận trung tâm để gắn bó chặt chẽ với nhau và trở thành hạt nhân của khối, nhưng cũng có những bộ phận gắn với trung tâm một cách lỏng lẻo. Bên ta có đảng là hạt nhân lãnh đạo, liên minh công nông là nền tảng và xung quanh các tầng lớp dân tộc, dân chủ và các hoà bình khác. Bên địch thì bọn Đế quốc hiếu chiến và bè lũ tay sai là trung tâm và xoay quanh những tầng lớp người, những nhóm người bị bưng bít, bị lừa dối. Phải tăng cường sức mạnh bên ta, tuỳ theo vị trí của nhóm người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh có những đối sách khác nhau Với Chủ tịch Hố Chí Minh thì các mặt làm nên mâu thuẫn, ngoài tính đối lập ra còn có tính đồng nhất, ở đây ngoài ý nghĩa là tiền đề tồn tại của các mặt đối lập còn có sự đồng nhất ở yếu tố nào đấy trong cả hai bên, điều này nghe có vẻ là hơi vô lí nhưng nó lại là sự thực. Chẳng hạn bên ta có lòng yêu nước, độc lập, dân chủ và hoà bình, còn bên địch về cơ bản thì trái lại, nhưng nếu xét về một khía cạnh nào đó thì thì bên địch cũng có các nhân tố trên. Cụ thể là trong hàng ngũ Pháp chống lại ta, có những người là chiến sĩ đấu tranh cho độc lập của dân tộc của họ, đấu tranh để giành lại tự do thoát khỏi ách chiếm đóng của Phát xít Đức Hiểu được bản chất của triết học Mác-Lênin, Hồ Chí Minh thấy được các mặt đối lập không phải là những đại lượng bất định mà luôn luôn biến động, thay đổi và chuyển hoá tuỳ theo thế và lực của mỗi bên. Nắm vững được quy luật vận động đó, Hồ Chí Minh đã chủ trương đoàn kết tất cả các lực lượng, những phân tử có thể đoàn kết được và thực hiện chủ trương đó bằng hình thức liên minh các mặt trận rộng rãi ở mọi nơi mọi lúc. Mặt khác, Người đưa ra chủ trương phân hoá cao độ lực lượng địch bằng mọi cách và biện pháp vì thế không những làm địch mất mặt với nhân dân ta mà còn làm cho chúng bị cô lập trên thế giới 4.Vấn đề giải quyết mâu thuẫn Mác-Ănghen đã phân biệt rõ ràng hai cách giải quyết mâu thuẫn. Một là sự giải quyết cuối cùng của một mâu thuẫn, sự giải quyết này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú. Hai trong số những hình thức đó là sự chuyển hoá cuối cùng của các mặt đối lập từ mặt này sang mặt kia, đây chính là sự giải quyết mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ, giữa hình thái kinh tế xã hội cũ và hình thái kinh tế xã hội mới và sự chuyển hoá từ mâu thuẫn này sang mâu thuẫn khác khi mâu thuẫn đó đã lên đến tột độ. Chúng ta có thể thấy nó trong sự chuyển từ mâu thuẫn giữa giai cấp nô lệ và giai cấp nô lệ, đó là hình thức của một giai cấp mới, mâu thuẫn giữa các giai cấp nông dân và địa chủ và sự chuyển hoá từ mâu thuẫn này lên mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản. Điểm đáng chú ý trong việc giải quyết mâu thuẫn này là chỉ được thực hiện khi mâu thuẫn đã lên đến cực độ Hai là giải quyết mâu thuẫn thườmg xuyên có nghĩa là mâu thuẫn không chỉ được giải quyết một lần cuối cùng, không phải sau khi ra đời nó tồn tại cho tới khi phát triển tột đỉnh mới được giải quyết mà ngược lại, mâu thuẫm thường xuyên được giải quyết và thường xuyên được cải tạo lại. Với cách giải quyết này, mâu thuẫn không những mất đi không bị thủ tiêu hoàn toàn mà chỉ là sự tái lặp lại sự thống nhất giữa các mặt đối lập bị phá vỡ do quá trình đấu tranh giữa chúng. Khả năng giải quyết mâu thuẫn bằng cách tự điều chỉnh không phải là vô hạn. Trong nhiều trường hợp, khi mâu thuẫn phát triển càng cao thì khả năng đó càng giảm đi và đến một giới hạn nhất định, mâu thuẫn hoàn toàn mất hết khả năng tự điều chỉnh, tức là dẫn đến sự giải quyết hoàn toàn mâu thuẫn đó phần iii: kết luận Nghiên cứu quy luật mâu thuẫn giúp ta nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về vấn đề. Đó là việc rất cần thiết trong cuộc sống, nó giúp ta thấy được những vấn đề cần giải quyết trong quan hệ x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60244.DOC
Tài liệu liên quan