Tiểu luận Vấn đề môi trường bức bách trong công nghiệp khai thác than là đổ thải (việc đổ thải mỏ than Cao Sơn)

Quảng Ninh là một tỉnh biên giới lớn với diện tích 5.938 kmnằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc, tiếp giáp với bốn tỉnh và thành phố: phía Nam giáp Hải Phòng, phía Tây giáp với Lạng Sơn, phía Tây Nam giáp với Hải Dương và Bắc Giang, phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài trên 200 km. Đặc biệt, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy sẽ là một lợi thế giúp cho Quảng Ninh mở cửa giao lưu buôn bán hàng hoá, đồng thời thiết lập mối quan hệ hàng hải, hàng không với các nước khu vực Đông Á, Đông Nam Á và trên thế giới. Ngoài vị trí địa lý thuận lợi, Quảng Ninh còn có nguồn lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú : về địa hình, Quảng Ninh là nơi tiếp giáp với miền nền và địa máng lại thuộc nhiều đới kiến tạo có những đặc điểm khác nhau nên cấu trúc địa chất rất phức tạp, với đầy đủ các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển có cả hệ thống đảo và thềm lục địa. Trong đó, biển và bờ biển lại là địa hình đặc trưng và quan trọng của Quảng Ninh với vùng biển rộng tới 6000 kmlà phần phía tây Bắc của Vịnh Bắc Bộ. Đây là vùng biển có nhiều đảo nhất Việt Nam, trên 3000 đảo lớn nhỏ. Về sinh vật, Quảng Ninh có rừng nước mặn đứng thứ hai cả nước sau khu vực Tây Nam Bộ nhưng cây thấp và nhỏ hơn. Còn động vật, động vật trên cạn rát nghèo nàn nhưng bù vào đó thì động vật dưới nước lại khá phong phú : cả động vật nước mặn và động vật nước lợ là hơn 1000 loài. Về khoáng sản, Quảng Ninh là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất trong cả nước gồm có : than, quặng sắt, ăngtimoan, đặc biệt chứa dầu, titan và các loại vật liệu xây dựng. Bể than Quảng Ninh là là bể than lớn nhất nước ta có trữ lượng 12 tỉ tấn , chiếm 90% trữ lượng than cả nước. Bể than này có khả năng khai thác 18 – 20 triệu tấn/năm.

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2696 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề môi trường bức bách trong công nghiệp khai thác than là đổ thải (việc đổ thải mỏ than Cao Sơn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổ thải của công ty than Cao Sơn - Qui trình khai thác than lộ thiên. + Thiết kế, mở moong khai thác, khoan nổ mìn đề phá vỡ lớp đất đá: Dùng máy khoan thành hố, đặt thuốc nổ và mìn nổ làm tung lớp đất đá bên ngoài vỉa than. + Bốc xúc: Dùng máy xúc để bốc xúc đất đá thải hoặc than nguyên khai lên ô tô vận tải cỡ lớn. Máy móc thiết bị ở công đoạn này chủ yếu là nhập từ Pháp, Thuỷ Điển, Nhật Bản và Liên Xô cũ. + Vận chuyển: Dùng ô tô và băng tải để chuyên chở than từ gương than về bãi chứa và chở đất đá ra bãi thải. - Vấn đề đổ thải ở mỏ than Cao Sơn. Theo thiết kế của Liên Xô công suất mỏ là 3 triệu tấn / năm và khối lượng đất đá bóc 18-20 triệu m3/năm. Mặc dù đã được cải thiện của một số chuyên gia các nước nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tại. Cụ thể như một số năm gần đây: Năm1999: Lượng than khai thác 779000tấn. Lượng đất đá bóc 3270000 tấn. Năm 2001: Lượng than khai thác 1270000 tấn. Lượng đất đá bóc 6450000 tấn. Tháng 9/2002: Lượng than khai thác 1323000 tấn. Luợng đất đá bóc 8420000 tấn. Năm 1980 theo như tính toán của Liên Xô toàn bộ đất dá thải của khu Cao Sơn chủ yếu đổ ra bãi thải đông Cao Sơn (353,7trm3) phần còn lại đổ ra bãi thải tây Cao Sơn (25trm3 ). Nhưng do thiết kế chỉ mới xem xét riêng lẻ từng mỏ chứa chưa xem xét trên phương diện tổng thể, việc phát triển khai thác ở mỏ này sẽ ảnh hưởng đến các mỏ lân cận chưa được xem xét. Mặt khác qua quá trình khai thác và thăm dò bổ xung cho thấy cấu tạo địa chất mỏ có nhiều thay đổi cần xem xét điều chỉnh biên giới khai thác mỏ nhằm tối đa tài nguyên than được khai thác bằng phương pháp lộ thiên. Bãi thải Đông Cao Sơn Và Tây Cao Sơn chưa được mở rộng diện đổ thải do còn tồn tại một số mỏ và công trường khai thác: Bắc quảng lợi, H12 Mông Dương,Công trường Yên Ngựa- Thống nhất... Địa hình ở mỏ Cao Sơn chủ yếu là đồi núi trọc nên trong quá trình khai thác để tìm được vị trí đổ thải đất đá là không khó. Bên cạnh đó sau khi khai thác vấn đề hoàn nguyên đã giải quyết được rất nhiều lượng đất đá bóc giỡ từ các dây truyền khác. Nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để lượng đất đá bốc dỡ. Một số nơi đất đá có thể đổ thải được nhưng vấn đề đặt ra là bãi thải đó đã phù hợp, hợp lý hay chưa. Trước mắt có thể giải quyết được vấn đề đổ thải nhưng về lâu dài, về môi trường, về độ an toàn thì như thế nào. Do đặc thù của tỉnh Quảng Ninh là phát triển công nghiệp khai thác và du lịch cho nên vấn đề đổ thải không hợp lý sẽ là một trong những nguyên nhân kìm hãm phát triển du lịch. Trong quá trình khai thác lượng thải đã làm gây ô nhiễm nguồn nước, không khí... làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Bây giờ khi nhắc đến Quảng Ninh, ấn tượng trong một số người là tiếng ồn của công trường khai thác, sàng tuyển, tiếng nổ mìn, tiếng ô tô chạy, bụi than mù trời.... một số nhà dân sống gần mỏ than bị bao phủ một lớp bụi than, đoạn đường có xe công trường đi qua bụi mù mịt. Dự tính hàng năm sản lượng khai thác than sẽ tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu, bên cạnh đó lượng đất đá bóc ra sẽ tăng lên rất nhiều. Kết luận và kiến nghị Mỏ Than Cảo Sơn là mỏ than lớn trong vùng than Cẩm Phả. Việc phát triển của mỏ không chỉ có ý nghĩa trong nội bộ mà nó còn có ý nghĩa rất lớn cho vùng, tỉnh và đất nước. Ngoài ra hoạt động của Mỏ phải gắn lièn với các hoạt động chung của thị xã Cẩm Phả. Các hoạt động tương tác hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển cũng như làm hạn chế nhau. Thị xã Cẩm Phả là một vùng đất ven biển với sự kết hợp hài hoà giữa các nhân tố sông suối, đồi núi, đồng bằng. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong các hệ thống đó nếu có một hệ tống thay đổi thì kéo theo các hệ thống khác cũng ảnh hưởng theo. Vì vậy việc khai thác than của mỏ than Cao Sơn không phải chỉ là vấn đề nội bộ của Công ty than Cao Sơn hay Tổng Công ty Than mà nó là vấn đề của cả cộng đồng. Điều này có nghĩa là giải quyết mẫu thuẫn về lợi ích giữa các ngành nghề. Từ những nhận định đó. Khi xem xét tổng quan về mỏ than Cao Sơn chúng ta thấy có rất nhiều vấn đề cập nhật môi trường lao động, vấn đề đổ thải... cần phải có giải pháp phù hợp. Cụ thể qua hiện trạng về đổ thải ở mỏ than Cao Sơn chúng ta thấy có nhiều vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Việc đổ thải không phải là vấn đề có thể giải quyết ngay một lúc được mà đòi hỏi cần phải có thời gian. Để cho quá trình khai thác và đổ thải diễn ra thuận lợi đòi hỏi phải có tổ chức đứng ra giải quyết tìm nơi đổ thải sao cho có tính khoa học, đúng đắn tránh tình trạng sau một thời gian nữa chúng ta lại phải đối đầu với vấn đề hôm nay. Vấn đề cũ không những được giải quyết lại nảy sinh thêm vấn đề mới phức tạp, rắc rối hơn. Than thì có thể đi tiêu thụ được còn đất đá thải sẽ đọng lại và chúng ta không thể bỏ mặc được. Vì vậy để khắc phục tình trạng như hiện nay khi xây dựng bãi thải cần phải: - Có chuyên gia có kinh nghiệm hướng dẫn - Phải tính toán trên phương diện toàn diện. - Tính các tác động tích cực và tiêu cực có thể xảy ra - Bãi thải phải có tuổi thọ lâu dài, thích nghi với một số biến đổi - Bố trí bãi thải phải phù hợp, thuận tiện cho quá trình đổ thải. - Đầu tư hợp lý cho quá trình xây dựng bãi thải. - Phải có người quản lý phù hợp. Do việc đi thực tế trong thời gian ngắn, khi đến các nhà máy - xí nghiệp thì chỉ được nghe báo cáo tổng hợp tóm tắt các vấn đề chứ không được đi sâu vào chi tiết cụ thể. Khi đi tham quan thực tế tuy được tận mắt nhìn thấy các công việc nhưng chưa hiểu được bản chất công việc cụ thể như thế nào? Nên những gì ghi chép và nhìn nhận được còn hạn chế, không tránh khỏi sai sót và nhầm lẫn. Rất mong sự đóng góp và giúp đỡ của các thầy cô. phân tích sự mâu thuẫn giữa sự phát triển du lịch và sự phát triển của ngành than tại quảng ninh. Nêu giải pháp khắc phục Lời nói đầu Quảng Ninh là một tỉnh biên giới vừa có phần đất liền rộng lớn vừa có vùng hải đảo bao la với hàng ngàn hòn đảo lớn, nhỏ nhấp nhô trên biển và là một cửa ngõ quan trọng của nước ta cả về đường bộ và đường thuỷ nên có thể dễ dàng vào vùng đồng bằng sông Hồng hay ra thế giới bên ngoài. Với vị trí địa lý giáp với bốn tỉnh : phía Nam giáp với Hải Phòng, phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài trên 200 km, phía Tây giáp với Lạng Sơn và Bắc Giang còn phía Đông giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc nên Quảng Ninh giữ một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội và ổn định chính trị của nước ta. Quảng Ninh còn là cửa mở lớn cho các nước để chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu đồng thời có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải, hàng không với các nước trong khu vực Đông Nam á và trên thế giới. Ngoài ra Quảng Ninh với vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên của nhân loại được thế giới công nhận là di sản địa chất thế giới với hàng traưm di tích lịch sử – văn hoá và là một trung tâm du lịch biển hàng đầu của Việt Nam. Cũng nhờ vào sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng Quảng Ninh có điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch, phát triển các cảng biển để trao đổi hàng hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên là một bể than lớn nhất nước ta, chiếm tới 90% trữ lượng than trên toàn quốc nên ngành công nghiệp khai thác than cũng phát triển rất mạnh và cùng với quá trình đó là quá trình làm suy thoái môi trường tự nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái, cảnh quan và ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch của Quảng Ninh. Là một cử nhân kinh tế trong tương lai tôi đã phần nào nhận thức được ở Quảng Ninh du lịch và công nghiệp khai thác than là hai ngành mũi nhọn của Quảng Ninh. Tuy nhiên sự khai thác than ồ ạt đã dẫn tới sự suy thoái về môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch của Quảng Ninh. Với những kiến thức đã được học tại trường tôi nhận thấy rằng những rủi ro xảy ra đối với ngành du lịch và ngành công nghiệp khai thác than là không thể tránh khỏi. Qua thời gian thực tế tại Quảng Ninh tôi nhận thấy rằng Quảng Ninh là một tỉnh có lợi thế so sánh rất lớn về du lịch và ngành công nghiệp khai thác than. Tuy nhiên vấn đề môi trường của tỉnh cũng trở thành vấn đề đáng báo động đòi hỏi cần có sự quản lý nhà nước về môi trường hơn nữa để Quảng Ninh trở thành một thành phố du lịch lón nhất trên cả nước và bảo vệ nguồn di sản thế giới đã ban tặng. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường ĐHKTQD và khoa KTMT &QLĐT đã giúp chúng tôi có một kì thực tế đầy lý thú và bổ ích. Bản thân tôi đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức về chuyên ngành kinh tế môi trường và nâng cao sự hiểu biết về Quảng Ninh một tỉnh đầy triển vọng về du lịch và công nghiệp khai thác than của Việt Nam. Nội dung giới thiệu chung về tỉnh quảng ninh Quảng Ninh là một tỉnh biên giới lớn với diện tích 5.938 kmnằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc, tiếp giáp với bốn tỉnh và thành phố: phía Nam giáp Hải Phòng, phía Tây giáp với Lạng Sơn, phía Tây Nam giáp với Hải Dương và Bắc Giang, phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài trên 200 km. Đặc biệt, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy sẽ là một lợi thế giúp cho Quảng Ninh mở cửa giao lưu buôn bán hàng hoá, đồng thời thiết lập mối quan hệ hàng hải, hàng không với các nước khu vực Đông á, Đông Nam á và trên thế giới. Ngoài vị trí địa lý thuận lợi, Quảng Ninh còn có nguồn lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú : về địa hình, Quảng Ninh là nơi tiếp giáp với miền nền và địa máng lại thuộc nhiều đới kiến tạo có những đặc điểm khác nhau nên cấu trúc địa chất rất phức tạp, với đầy đủ các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển có cả hệ thống đảo và thềm lục địa. Trong đó, biển và bờ biển lại là địa hình đặc trưng và quan trọng của Quảng Ninh với vùng biển rộng tới 6000 kmlà phần phía tây Bắc của Vịnh Bắc Bộ. Đây là vùng biển có nhiều đảo nhất Việt Nam, trên 3000 đảo lớn nhỏ. Về sinh vật, Quảng Ninh có rừng nước mặn đứng thứ hai cả nước sau khu vực Tây Nam Bộ nhưng cây thấp và nhỏ hơn. Còn động vật, động vật trên cạn rát nghèo nàn nhưng bù vào đó thì động vật dưới nước lại khá phong phú : cả động vật nước mặn và động vật nước lợ là hơn 1000 loài. Về khoáng sản, Quảng Ninh là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất trong cả nước gồm có : than, quặng sắt, ăngtimoan, đặc biệt chứa dầu, titan và các loại vật liệu xây dựng. Bể than Quảng Ninh là là bể than lớn nhất nước ta có trữ lượng 12 tỉ tấn , chiếm 90% trữ lượng than cả nước. Bể than này có khả năng khai thác 18 – 20 triệu tấn/năm. Chất lượng than của Quảng Ninh từ lâu đã có tiếng vang trên thị trường thế giới. Ngoài than, ở Quảng Ninh còn có một số mỏ khác : mỏ sắt – Cái Bầu, Ăngtimoan – Ba Chẻ, đá chứa dầu – Đồng Ho (Hoành Bồ), Titan – Bình Ngọc(Móng Cái) …Ngoài tài nguyên khoáng sản, Quảng Ninh còn phải kể đến tiềm năng du lịch, danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Bãi Cháy, các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội truyền thống, đặc biệt là di sản tự nhiên thế giới – Vịnh Hạ Long. Như vậy, với những nguồn lực sẵn có về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cộng với vị trị địa lý thuận lợi, Quảng Ninh đã sử dụng một cách có hiệu quả nhằm phát triển kinh tế với cơ cấu ngành đa dạng bao gồm cả Công – Nông - Lâm – Ngư nghiệp, Thương mại, Du lịch và Dịch vụ (Quảng Ninh đă trở thành và xứng đáng là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc). Trong cơ cấu ngành phức tạp như vậy, Quảng Ninh luôn nổi bật trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta với hai ngành kinh tế đặc thù: Công nghiệp khai thác than và Du lịch. II. Những rủi ro có thể xảy ra đối với tàu du lịch tại vịnh Hạ Long và tại cảng Cái Lân Là một bến phà lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh nằm cách Bãi Cháy chưa đầy 2km. Bến phà Quảng Ninh là một đầu mút đặc biệt quan trọng trong việc lưu thông hàng hoá giữa Quảng Ninh với các đảo, quần đảo lớn nhỏ nằm trong địa phận của tỉnh và thị xã Hòn Gai – trung tâm kinh tế của Quảng Ninh. Do Quảng Ninh có biển và địa hình bờ biển rất đa dạng rộng tới 6000 km. Vịnh có độ sâu không cao với nhiều đảo và quần đảo chắn phía ngoài nên sống rất phẳng lặng, các đảo xếp thành hai dãy nối đuôi nhautừ núi Ngọc đến Nam Hạ Long tạo nên phong cảnh rất nên thơ huyền ảo. Thêm vào đó đường bờ biển của Quảng Ninh tương đối bằng phẳng được bồi tụ tạo nên các bãi triền rộng lớn rất thích hợp cho sự phát triển của loại hình du lịch tắm biển, đặc biệt là bãi biển Trà Cổ được coi là bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Chính vì những điều này mà số lượng tàu du lịch đưa đón khách du lịch qua lại ở vịnh ngày càng tăng lên. Theo báo cáo điều tra năm 1992 tổng lượng khách du lịch tới Quảng Ninh là 96.510 người trong đó khách quốc tế là 56.500 người cho đến năm 2000 tổng lượng khách du lịch lên tới 1.500.860 người trong đó khách quốc tế là 553.000 người. Qua các con số thống kê trên ta có thể thấy rằng hàng năm khách du lịch tăng trung bình là 175.544 người, trong đó số lượng khách quốc tế tăng lên đáng kể với 62.063 người. Với sự tăng lên về số lượng khách du lịch như vậy thì số lượng tàu đưa đón khách du lịch tăng lên là một tất yếu khách quan. Bến phà Quảng Ninh chủ yếu đưa đón khách du lịch từ vịnh đi du ngoạn các đảo và hang động. Nhưng với số lượng tàu du lịch không ngừng tăng lên mà quy mô bến phà không được mở rộng thì một câu hỏi được đặt ra là tới một lúc nào đó liệu có một sự cố đáng tiếc nào đó xảy ra hay không?. Điều này là hoàn toàn có thể. Không những tàu du lịch mà các loại tàu vận chuyển than, tàu đánh cá của ngư dân thường xuyên qua lại trên vịnh đã taọ ra một phong cảnh hỗn độn trên vịnh. Với mức nước không sâu như vậy sự di chuyển của các loại tàu thuyền là rất khó khăn và khó có thể tránh khỏi những va chạm đáng tiếc. Trên đây ta mới chỉ nêu lên những rủi ro đối với các loại tàu thuyền qua lại trên vịnh mà chưa để ý tới tác động của nó đối với các loại hình du lịch khác như tắm biển. Do mật độ mật độ tàu thường xuyên qua lại trên vịnh cộng với mức nước nông như vậy thì hỏi xem liệu Bãi Cháy có còn là một khu du lịch tắm biển lý tưởng nữa hay không? Khi nước biển thường xuyên bị khuấy đục, đó là chưa kể tới những sự cố tràn dầu do các tàu lớn va quệt nhau. Lượng khách du lịch không ngừng tăng lên cùng với quá trình phát thải sinh hoạt do khách du lịch không có ý thức đến bảo vệ môi trường. Khi qua lại trên vịnh và được ngắm cảnh hoàng hôn trên biển điều đó thật thơ mộng mà không một ai không muốn, nhưng khi vô tình nhìn xuống mặt nước biển hay bất cứ nơi nào trên bãi biển chúng ta có thể nhận thấy ngay những loại vỏ hộp, đồ lon chai và các loại dác thải nằm dải rác khắp mọi nơi. Như vậy số lượng khách quốc tế tới Quảng Ninh sẽ tăng lên chăng? Chúng ta cần nhớ rằng du lịch được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Ninh chiếm 47% tổng nguồn thu từ các hoạt động kinh tế của tỉnh. đứng trước một tình cảnh như vậy thì thử hỏi xem khách du lịch quốc tế có còn muốn tiếp tục tới thăm quan một nơi được coi là di sản văn hoá thế giới nữa hay không? Liệu một ngày nào đó Quảng Ninh có còn là một trong những kì quan được hội đồng di sản văn hoá thế giới công nhận là di sản thiên nhiên có sức hấp dẫn có một không hai ở Việt Nam hay không? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà quản lý. Phát triển du lịch là đúng đắn nhưng phải phát triển như thế nào để vẫn giữ được cảnh quan của Quảng Ninh xứng đáng là một di sản thiên nhiên của thế giới. Cảng Cái Lân là cảng nước sâu nhất miền Bắc có thể cho tàu trọng tải 40.000 tấn ra vào bởi vậy cảng được coi là có khả năng đáp ứng các yêu cầu: Có độ sâu đủ lớn cho các tàu lớn ra vào Cảng nằm trong vịnh Bãi Cháy nên rất kín gió và an toàn Có nhiều diện tích trống để phát triển cảng lớn Vì vậy việc xây dựng cảng Cái Lân sẽ góp phần giải quyết việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩungày càng tăng nhanh trong nước. Tuy nhiên cảng Cái Lân lại nằm trong vùng tất nhạy cảm về môi trường và cảnh quan du lịch – vị trí tiếp giáp vịnh Hạ Long nên mọi hệ quả về môi trường đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến việc bảo tồn khai thác vịnh Hạ Long. Hiện nay cảng Cái Lân đã được nâng cấp và có thể tiếp nhận tàu trọng tải 27.000 tấn chở 16.500 tấn hàng cập bến an toàn bốc dỡ hàng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các nước không ngừng tăng lên và cảng Cái Lân là một vị trí thuận lợi cho các tàu chở hàng cập bến. Nguồn hàng xếp dỡ chủ yếu là hàng dời như than, lúa mì, dầu … tuy nhiên hiện nay số lượng tàu cập bến đã quá tải, tàu đỗ dài hơn chiều dài của cầu là 20 m, có những tàu trở hàng quá tải lên tới 350.000 tấn. Với trọng lượng lớn như vậy thì mức nước tại đay không đủ sâu vì vậy việc tàu bị mắc cạn là không thể tránh khỏi. Điều đáng lo ngại hơn là số lượng tàu trở hàng cập bến không ngừng tăng lên mà hiện nay chỉ có cảng số 1 đang hoạt động còn lại cảng 5, 6, 7 thì đầu năm 2003 mới đưa vào hoạt động. Như vậy số lượng tàu quá lớn thêm vào đó trọng tải tàu quá nặng rất rễ gây ra những sự cố rủi ro đáng tiếc. Mặc dù cho tới thời điểm hiện nay chưa xảy ra tình trạng đắm tàu hay các tàu trở hàng va quệt với nhau nhưng không có nghĩa rằng những rủi ro trên sẽ không xảy ra khi số lượng tàu trở hàng ngày một tăng lên. Đặc biệt hơn là đối với các loại tàu trở xăng, dầu sẽ là rất nghiêm trọng khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Nó sẽ làm ảnh hưởng rẩ lớn đến ngành du lịch của Quảng Ninh và đặc biệt nó sẽ huỷ hoại hệ sinh thái của vịnh Hạ Long – một nơi được coi là di sản thiên nhiên của thế giới. Cảng Cái Lân đưa vào khai thác, các ngành công nghiệp trong khu công nghiệp Cái Lân phát triển vơí một tốc độ rất nhanh như nhà máy chế biến thuỷ sản, bột mỳ, xi măng … để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng là nguyên nhân làm cho số lượng tàu trở hàng ra vào cảng Cái Lân ngày một tăng lên. Để làm hạn chế tới mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra dối với tàu du lịch và tàu chở hàng đòi hỏi Nhà nước cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ đối với các loại hình vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ đặc biệt là các tàu chở hàng có trọng tải lớn nhằm hạn chế tới mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra cho môi trường. Tóm lại, trong quá trình phát triển ngành du lịch và ngành công nghiệp khai thác than đã và đang gây ra những hậu quả tiêu cực đối với môi trường sinh thái của Quảng Ninh, đó là sự suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Vì vậy giải quyết mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là giải pháp có tầm chiến lược tổng thể và lâu dài với Quảng Ninh. Kết luận Với thời gian đi thực tế là không nhiều. Vì vậy, tôi không thể có một cách nhìn nhận tổng quát và đầy đủ về Quảng Ninh, trên đây chỉ là những ý kiến, những suy nghĩ chủ quan của cá nhân tôi, chắc hẳn nó còn nhiều sai sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để giúp tôi hoàn thành một cách tốt đẹp báo cáo thực tế này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường ĐHKTQD và khoa KTMT &QLĐT đã giúp chúng tôi có một kì thực tế đầy lý thú và bổ ích. Bản thân tôi đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức về chuyên ngành kinh tế môi trường và nâng cao sự hiểu biết về Quảng Ninh một tỉnh đầy triển vọng về du lịch và công nghiệp khai thác than của Việt Nam. Đề bài: Quốc lộ 18 đang mở rộng trong điều kiện bỏ thầu với giá thấp. Hãy cho biết điều gì sơ hở về chính sách đấu thầu dẫn tới hậu quả công trình bị kéo dài. I. Giới thiệu chung về địa bàn: Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nền nông nghiệp phát triển sớm của nước ta. Do có bể than chiếm gần một nửa diện tích lãnh thổ, vừa dễ khai thác, vừa dễ vận chuyển, đồng thời lại có một vịnh biền là di sản thiên nhiên và di sản địa chất của thế giới. Quảng Ninh luôn nổi bật với hai đặc thù: "vùng mỏ" và "vùng du lịch". Quảng Ninh có thành phố Hạ Long, có ba thị xã: Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái và chín huyện. Là một tỉnh công nghiệp, lại ở vị trí sát biên giới, giao thông vận tải Quảng Ninh vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa quốc phòng. Mạng lưới giao thông Quảng Ninh bao gồm : đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, cảng biển và cửa sông. Về đường bộ có tuyến đường đáng chú ý là quốc lộ 18 từ ranh giới Hải Dương qua Hạ Long đến đầu cầu Bắc Luân. Dưới đây là một số nét về Cẩm Phả: 1. Địa lý Cẩm Phả là một trong ba thị xã của Quảng Ninh, là trung tâm khai thác than lớn nhất đất nước. Thị xã Cẩm Phả cách thành phố Hạ Long 30 km, bắc giáp huyện Ba Chẽ, đông giáp huyện Vân Đồn, tây giáp huyện Hoành Bồ- vùng vịnh thuộc thị xã là vịnh Bái Tử Long. Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.633 ha. Địa hình núi non, diện tích núi chiếm 55,4% diện tích (trong đó núi đá chiếm 2590 ha. Núi cao nhất ở Quang Hanh), vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,1% và vùng ven biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo, phần lớn là đảo đá vôi. Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá. Tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn, trữ lượng có thể khai thác 2,5 tỷ tấn (trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh). ở đây, mật độ chứa than trong khối kiến trúc mỏ có hệ số cao nhất, nhiều vỉa dày, chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở, ra cảng nước sâu. Ngoài than, còn có antimon ở Khe Chim- Dương Huy, đá vôi ở Quang Hanh, nước khoáng đều là những tài nguyên quý hiếm. Cẩm Phả có đất nông nghiệp hẹp: 1.196 ha, trong đó đất trồng rau màu và cấy lúa 434 ha, đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 315 ha. Đất lâm nghiệp kiệt quệ. Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp, đang đóng thêm tàu có công suất lớn để đánh tuyến ngoài khơi. Cẩm Phả có nhiệt độ trung bình năm 230oC, độ ẩm trung bình 84,6%, lượng mưa hàng năm là 2.307 mm, mùa đông hay có sương mù. 2. Kinh tế Từ điều kiện tự nhiên nói trên, kinh tế chủ yếu ở Cẩm Phả là sản xuất than. Đây là trung tâm sản xuất than của Quảng Ninh và của cả nước. Ngoài các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Đèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Thống Nhất còn có những nhà máy cơ khí lớn, nhà máy sàng tuyển than và bến cảng, công ty địa chất và các xí nghiệp xây lắp, vận tải. Tất cả tạo nên một hệ thống sản xuất liên hoàn, một vùng công nghiệp sôi động, hàng năm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu 7- 8 triệu tấn than. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thuộc kinh tế địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ so với sản xuất than nhưng lại là hậu cần tại chỗ rất quan trọng. Cẩm Phả có vịnh Bái Tử Long là khu du lịch sinh thái rất hữu ích, thu hút rất nhiều khách du lịch. Cẩm Phả phát triển nhanh thương mại và dịch vụ. 3. Giao thông Cẩm Phả có cả thuỷ và bộ. Quốc lộ 18A từ thành phố Hạ Long qua đèo bụt chạy suốt lòng thị xã đến địa cầu cực đông là cầu Ba Chẽ. Đoạn đường 65 km này trở thành trục giao thông chính. Đường 326 (dường 18B cũ) từ Ngã Hai đến Mông Dương chạy ở phía tây dài 25km chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ. Đường thuỷ. ngoài cảng Cửa Ông là cảng nước sâu và một số cảng nhỏ chuyên dùng cho ngành than còn có bến tàu khách Cẩm Phả và bến Cửa Ông hàng ngày có tàu khách đi thành phố Hạ Long, Hải Phòng, Tiên Yên, Móng Cái. 4. Dân cư Cẩm Phả có số dân hơn 13 vạn người, xấp xỉ thành phố Hạ Long, hầu hết là người kinh (95,2%), còn lại đáng kể là người Sán Dìu (3,9%). Người các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác khó phân biệt. Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có gốc từ vùng Bắc bộ. Dân số Cẩm Phả có một tỷ lệ không bình thường là nam đông hơn nữ. Nay Cẩm Phả có 16 đợn vị hành chính gồm 11 phường: Cẩm Đông, Cẩm Thịnh, Cẩm Phú, Cẩm Sơn, Cẩm Thạch, Cẩm Thuỷ, Cẩm Trung, Cửa Ông, Mông Dương và 5 xã: Cẩm Bình, Cẩm Hải, Cộng Hoà, Dương Huy, Quang Hanh. II. giải quyết nội dung 1. Một số vấn đề về đấu thầu Trong chính sách đấu thầu nếu như nhà thầu mà kéo dài hợp đồng thì sẽ phải đền bù 0.1% tổng giá trị hợp đồng /ngày cho chủ đầu tư. Ví dụ: Nếu một công trình theo kế hoạch là tháng 3 sẽ hoàn thành nhưng vì lý do nào đó mà công trình bị kéo dài đến tháng 6 mới hoàn thành thì nhà thầu sẽ phải đền bù 0.1% tổng giá trị hợp đồng/ngày cho chủ đầu tư Trong thi công nhà thầu nhiều khi đã không thực hiện được kế hoạch đã dặt ra do không đủ kinh phí hay vì lý do nào đó. Vì vậy để kéo dài hạn hợp đồng mà không phải đền bù nhà thầu đã tìm những sơ hở trong chính sách đấu thầu. Để kéo dài hạn hợp đồng nhà thầu đã kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng, đã thay đổi thiết kế của công trình....làm cho công trình đó không còn như trong thiết kế ban đầu Ví dụ: Thay đổi nguyên vật liệu như thay đổi cát vàng thành cát đen, mà cát đen trong làm đường không tốt bằng cát vàng Cũng vì sức ép tài chính, sức ép tìm công ăn việc làm cho người công nhân mà nhiều nhà thầu đã bỏ thầu với giá thấp, với giá thầu thấp đó thì nhà thầu phải thay đổi lại kết cấu của công trình để tìm kiếm lợi nhuận làm cho chất lượng công trình bị xấu đi Khi thay đổi thiết kế thì phải: - Thay đổi nguyên vật liệu - Thay đổi thời gian do đó phải thay đổi lại thiết kế, phải trình duyệt, phải giải phóng mặt bằng, phải ĐTM lại, sau khi được phê duyệt thì mới được tiếp tục làm tiếp tức là phải thực hiện công trình lại từ đầu - Lúc này sẽ phát sinh những hạng mục mới như: đòi thêm tiền, kéo dài thời gian xây dựng... những hạng mục này lại đưa lên trình duyệt sau đó nếu được phê duyệt thì lại tiếp tục làm - Tiếp theo là lập dự toán phát sinh Tóm lại khi tất cả những điều trên mà được phê duyệt thì sẽ phải tăng thêm tiền cho công trình đó,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình thực hiện công tác tài chính.doc
Tài liệu liên quan