Lời mở đầu
PHẦN I: TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .
1. Khái niệm nền kinh tế Việt Nam Trước thời kỳ đổi mới .
2. Kinh tế thị trường – bước phát triển tất yếu khách quan .
PHẦN II: VAI TRÒ CỦA CHỦ THỂ – XÃ HỘI CÁ NHÂN – TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NHÂN CÁCH .
1. Bản chất con người và sự hình thành nhân cách con người .
2. Vai trò của chủ thể xã hội – cá nhân trong việc định hướng nhân cách .
PHẦN III: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG TRONG VIỆC HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH .
1 Những ảnh hưỏng tích cực và tiêu cực .
3. Những nguyên nhân cơ bản của sự ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đến việc hình thành nhân cách .
PHẦN VI : NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC.
1. Giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội
2. Sự phát triển nhân cách đạo đức phải được thực hiện trong các hành vi đạo đức thực tế .
3. Các biện pháp giáo dục và giáo dục đạo đức .
4. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước .
Thay cho lời kết
Những tài liệu tham khảo .
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề nhân cách con người trong cơ chế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy nhất mà chỉ là cái chung nhất, sâu sắc nhất; do đó khi nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, trong khi nhận rtõ cái xã hội khôg thể tách rời cái sinh học trong con người, ta cần phải chú ý tới tính riền biệt và phong phú của mỗi cá nhân được qui định bởi tư chất di truyền học, yếu tố bản năng và trực giác, yếu tố tự ý thức, cái tôi của chủ thể. Như vậy sẽ là sai lầm nếu không hiểu bản chất chung của con người hay qui tất cả những gì của con người chỉ vào bản chất.
* Khái niệm cá nhân chỉ tính đơn thuần của mỗi con người chủ thể. Như vậy cá nhân khác với tập thể, xã hội, loài người tồn tại với tư cách tổng số các cá nhân có quan hệ với nhau. Khái niệm cá nhân khác với khái niệm con người là khái niệm dùng để chỉ thuộc tính chung nhất của các cá nhân, chỉ tính người hay bản chất người.
Khái niệm cá nhân còn dùng để xác định vai trò chủ thể hoạt động thực tiễn và nhận thức của cá thể người. Cá nhân phải là sản phẩm của sự phát triển xã hội, mang bản tính xã hội.
Như vậy, cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất bao gồm những đặc điểm cụ thể, không lặp lại kết hợp với đặc điểm chung của bản chất người có vị trí xã hội và thực hiện những chức năng xã hội nhất định.
Khái niệm nhân cách chỉ bản sắc độc đáo của mỗi cá nhân, là toàn bộ những đặc tính và phẩm chất xã hội – sinh lý – tâm lý của cá nhân toạ thành chỉnh thể đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự khẳng định, tự ý thức, tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình.
Nhân cách hình thành và phát triển phụ thuộc và ba yếu tố. Thứ nhất, nhân cách phải dựa trên tiền đề sinh học và di truyền học. Thứ hai, môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách. Đó là môi trường gia đình, trường học, và xã hội, môi trường này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Quan hệ giữa cá nhân và môi trường xã hội là quan hệ biện chứng. Thứ ba, hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân bao gồm quan điểm, lý luận, niềm tin, định hướng giá trị …
Như vậy, có thể nói sự hình thành bản chất và nhân cách con người vừa phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan vừa phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan.
2. Vai trò của chủ thể – xã hội, cá nhân – trong việc định hướng nhân cách.
Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, xã hội là mối quan hệ biện chứng được thực hiện trên nền tảng lợi ích. Trong quan hệ giữ cá nhân và xã hội, xã hội giữ vai trò quyết định. Thực chất của việc tổ chức trật tự xã hội là sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho khai thác được cao nhất khả năng của mỗi thành viên vào các quá trình kinh tế xã hội và thúc đẩy ccs quá trình đó phát triển lên trình độ cao hơn. Xã hội là môi trường, là phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện; xã hội càng phát triển thì cá nhân nhận được ngày càng nhiều những giá trị vật chất và tinh thần.
Vai trò của cá nhân ảnh hưởng tới xã hội tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nhân cách. Những cá nhân có tài năng, phẩm chất, kinh nghiệm cao, có trách nhiệm cao đói với xã hội, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với xã hội sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Những cá nhân bị thoái hoá biến chất về nhân cách sẽ gây ảnh hưởng xấu tới xã hội, cản trở sự phát triển của xã hội … ngược lại, sự hình thành nhân cách của cá nhân nhận cũng còn tuỳ thuộc vào trình độ văn minh khác nhau của chế độ xã hội.
Mỗi cá nhân sống trong một môi trường xã hội, đều chịu ảnh hưởng của một nền văn hoá nhất định. Theo các nhà triết học thì văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử, xã hội và đặc trưng cho trình độ đạt được trong sự phát triển của lịch sử xã hội. Văn hoá là di sản chung của xã hội, văn hó một khi đã hình thành cũng là môi trường sống của con người. Nếu môi trường tự nhiên và môi trường xã hội là điều kiện sự hình thành và phát triển của môi trường văn hoá thì ngược lại môi trường văn hoá một khi đã xuất hiện trong việc không ngừng cải thiện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Mọi người thể hiện văn hoá của mình trong trang phục, ăn uống, công việc và hàng loạt các hoạt động khác.
Văn hoá có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cá nhân xã hội. Văn hoá có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của mỗi cá nhân. Có cho mỗi người một lối sống, một phong cách nhất đinh. Con người sinh ra, lớn lên hay nhân cách được hình thành trong môi trường văn hoá nào sẽ đậm nét dấu ấn của nền văn hoá đó. Quá trình xã hội hoá là một khía cạnh của văn hoá. ở đây văn hoá có thể coi như khuôn để đúc nên nhân cách con người. Tất nhiên, văn hoá tạo nên nhân cách con người hoàn toàn không cứng nhắc, nó còn pơhụ thuộc vào sự thích nghi của từng người. Mỗi người tiếp thu văn hóa theo một lối riêng của mình và dựng lại nó theo cách của mình ở một góc độ nào đó. Có thể nói ở đây văn hoá đem lại cho cá nhân một hình thù, một bộ mặt nhất định, cho phép họ hoạt động trong một xã hội nào đó. Mỗi con người trong một xã hội nào đó đều mang một dấu vết văn hoá đặc trưng trong nhân cách của mình. Ngược lại, thiếu nhân cách, văn hoá sẽ phát triển một chiều, nền văn minh sẽ bị méo mó, con người sẽ trở thành phương tiện thuần tuý cho nền văn minh trí tuệ, chứ không phải trí tuệ con người tạo ra các giá trị của nền văn minh đương đại.
Tóm lại, văn hoá là sản phẩm của loài người, văn hoá được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song chính văn hoá lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hoá được truyền tự thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hoá.
Xã hội hoá là một quá trình nhờ đó nền văn hoá được truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là quá trình nhờ đó nền văn hoá được truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là quá trình gián tiếp học hỏi, qua đó cá nhân có thể phát triển bản chất xã hội và có khả năng tham gia vào đời sống xã hội. Thiếu mối quan hệ này thì cá nhân và xã hội đều không thể tồn tại được. Mối quan hệ này diễn ra suốt chu trình sống của con người. Mỗi giai đoạn của cuộc sống có những đặc điểm, có những bước chuyển quá độ hoặc những cuộc khủng hoảng cần vượt qua. Còn nhân cách con người được hiểu một cách toàn diện là tài đức, là năng lực thể chất, là năng lực trí tuệ, trạng thái tinh thần tình cảm của mỗi cá nhân bao gồm cả nhận thức, tình cảm, hành động, phong thái, tính khí, lối sống của họ. Đó là sự thống nhất những mặt cá nhân và mặt xã hội ở mỗi con người cụ thể, là thái độ ứng xử của mỗi con người trước hiện thực. Bằng sự hoạt động của bản thân, dưới sự hướng dẫn, giáo dục cảu thế hệ trước, từ các quan hệ xã hội, tập thể, nhóm, con người hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Việt nam từ lâu đã có nền văn hoá có bản sắc dân tộc rõ rệt, có một nhân cách Việt Nam. Nền văn hoá gia đình Việt Nam mà cốt lõi của nó bắt nguồn từ nền văn hoá bản địa, từ chủ nghĩa nhân văn Việt Nam mà nội dung chủ yếu của nó là nhân, nghĩa, tình … Xã hội Việt Nam trước đây, trong một xã hội nông nghiệp với một nền văn hoá nông nghiệp, các giá trị gia đình và cộng đồng được đặt trên các giá trị cá nhân. Cá nhân bị hoà tan trong cộng đồng, tách riêng ra, cá nhân mảy may không có ý nghĩa: “ ở xã hội ta, cá nhân chìm đắm ở trong gia tộc cho nên nhất thiét những luân lý đạo đức, chế độ văn vật, chính trị, Pháp luật, đều lấy gia tộc chủ nghĩa làm gốc”. Song, sự phát triển nhân cách của con người Việt Nam hiện nay không phải chỉ là chú trọng đề cao cá nhân mà hạ thấp vai trò của cá nhân. Mà thực chất ở đây có sự phối hợp giữa sức mạnh sáng tạo của cá nhân với tính đoàn kết bền vững của cả cộng đồng. Văn hoá gia đình Việt Nam không phải đi theo con đường Âu hoá một cách máy móc mà đi theo văn hoá bản địa Việt Nam, các nhân văn Việt Nam để phát triển lên, phát huy những giá trị nhân văn của dân tộc và tiếp thu những thành tựu của văn hoá nhân loại.
Có thể nói, đề cao sáng tạo đi đôi với đề cao nhân cách, đó không chỉ là đạo lý truyền thống của văn hoá dân tộc phương Đông mà còn là nguyên lý của bất cứ nền văn minh chân chính nào, của quốc gia hoặc khu vực nào.
Như vậy, nghiên cứu lối sống đô thi trong giai đoạn hiện nay, phải hết sức coi trọng nhân cách gắn với văn hoá phát triển theo ý nghĩa đúng đắn của thuật ngữ này.
Nói tóm lại, chủ thể xã hội và cá nhân đều đóng một vai trò quan trọng nhất định trong sự định hướng, hình thành và phát triển nhân cách của bản thân mỗi con người.
Phần III
Những đặc trưng của cơ chế thị trường đến việc hình thành nhân cách
Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.
Sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay chịu tác động từ hai luông chính: luông tác động từ quá khứ và luông tác động của quá trình xây dựng cái mới. Những mâu thuẫn của sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường chủ yếu nằm trong mối quan hệ qua lại giữa hai luồng tác động nói trên.
Do ảnh hưởng nặng nề của nhiều năm chiến tranh, của nền kinh tế kém phát triển, của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp … nền kinh tế nước ta đã tụt hậu nghiêm trọng so với khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, kinh tế thị trường là điều kiện rất quan trọng đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng hoảng, phục hồi sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bắt kịp bước tiến của thời đại. Trên cơ sở đó, đời sống của con người ngày càng được cải thiện, nâng cao, những nhu cầu sinh hoạt vật chất cơ bản ngày càng được cải thiện, nâng cao, những nhu cầu sinh hoạt vật chất cơ bản ngày càng được đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng hơn. Con người không thể có cơ thể khoẻ mạnh nếu thiếu ăn, thiếu mạc, thiếu các điều kiện ytế hiện đại để chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ. Con người không thể có trí tuệ minh mẫn, phát triển nếu các điều kiện vật chất để tiến hành các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học không được đáp ứng. Việc xây dựng, công cụ, hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đồng nghĩa với việc tạo ra các điều kiện vật chất cơ bản để thực hiện chiến lược xây dựng, phát triển con người cho thế kỷ XXI.
Trong những năm vừa qua, kinh tế thị trường ở nước ta đã được nhân dân hưởng ứng rộng rãi và đi vào cuộc sống rất nhanh chóng, góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sôi nổi hơn, bộ mặt thị trường được thay đổi và trở lên sôi động hơn. Cụ thể là: việc hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xóa bỏ về cơ bản cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, giảm tốc độ lạm phát, tăng nhanh xuất khẩu và có bước phát triển mới về đối ngoại, khởi động tiến trình dân chủ hoá, giữ vững được cuộc sống, ổn định chính trị, xã hội, giải quyết một phần thiếu thốn trong đời sống vật chất. Chính những thành tựu đó đang tạo ra những điều kiện mới cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Việc chuyển nền kinh tế mang nặng tính tự cấp, tự túc với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có ý nghĩa to lớn trong việc giải phóng và phát huy các tiềm năng sản xuất trong xã hội. Nó tạo ra những điều kiện tiền đề kinh tế cho sự phát triển, khai thác các nguồn lực cho quá trình phát triển. Đồng thời, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường đang thúc đẩy và mở rộng hợp tác và phân công lao động quốc tế trong nước và thế giới, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đị cho, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động xã hội, tăng thu nhập quốc dân và thu nhập cho người lao động. đảm bảo phúc lợi xã hội cho mọi tầng lớp. Dưới tác động của qui luật lợi nhuận, cạnh tranh, cung cầu, nền kinh tế thị trường có sức động viên to lớn các nguồn lực tài nguyên và con người phát triển, nó giúp cho con người sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và sức lao động phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế. Chính nền kinh tế thị trường đang tạo thuận lợi cho sự phát triển của mỗi cá nhân về nhiều phương diện, nhất là phương diện tài năng và trí tuệ.
Bên cạnh đó, một khía cạnh quan trọng khác cũng cần được đề cập: kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay không chỉ tạo ra các điều kiện vật chất để xây dựng, phát huy nguồn lực con người, mà tạo ra môi trường xã hội thích hợp cho con người phát triển hài hoà, toàn diện cả về vật chất lần tinh thần. Kinh tế thị trường tạo ra sự cạnh tranh, chạy đua quýet liệu, điều đó buộc con người phải năng động, sáng tạo linh hoạt, có tác phong nhanh nhạy, có đầu óc quan sát để thích nghi và hành động có hiệu quả, từ đó nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của con người, góp phần làm giảm đi sự chậm chạp và trì trệ vốn có của người lao động trong nền kinh tế lạc hậu từ ngày đời của con người mở rộng các mối quan hệ, giao lưu buôn bán, từ đó hình thành các chuẩn mực văn hoá, đạo đức theo tiêu chí thị trường như chữ tín trong chất lượng, chữ tín trong giao dịch … Đây cũng là một hướng tốt đẹp bù đắp những thiếu hụt trong hệ giá trị của con người Việt Nam.
Tuy nhiên, cần phải thấy rằng không phải cứ xây dựng được kinh tế thị trường là những phẩm chất tốt đẹp tự nó hình thành cho con người. Có những lúc, những nơi, kinh tế thị trường không những không làm cho con người ta năng động hơn, tốt đẹp hơn mà ngược lại, còn làm tha hoá bản chất con người, biến con người thành gã nô lệ sùng bái đồng tiền hoặc kẻ đạo đức giả chỉ biết tôn trọng sức mạnh và lợi ích cá nhân, sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm, văn hoá, đạo đức, luân lý … Bên cạnh những tác động tích cực, kinh tế thị trường cũng có nhiều khuyết tật, hạn chế gây ra những tác động xấu. Việc quá đề cao lợi ích cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể, lợi ích xã hội là một nguy cơ lớn. Lợi nhuận kích thích sản xuất. Những mặt khác, lợi nhuận cũng tự phát đẩy con người tới những hành vi phá hoại môi trường sống và làm tha hoá đạo đức, nhân phẩm. Sự cạnh tranh trên thương trường làm cho con người năng động hơn, sáng tạo hơn nhưng nhiều khi cũng làm mất đi lòng nhân ái, tnhs vị tha, biến con người thành những cỗ máy chỉ biết tính toán một cách sòng phẳng, lạnh lùng, thiếu nhân tính. Điều đó thật là đáng sợ. Quan hệ hàng hoá - tiền tệ làm sống động thị trường nhưng cũng làm xói mòn nhân cách và hạ thấp phẩm giá con người. Cùng với sự kích thích phát triển, kinh tế thị trường cũng là môi trường thuận lợi làm nảy sinh và phát triển nhiều loại tiêu cực xã hội. Nếu như trước đây cơ chế tập trung quan liêu bao cấp cùng với chủ nghĩa bình quân đã triệt tiêu nguồn động lực của sự phát triển, thì ngày nay nền kinh tế thị trường mặc dù còn đang ở giai đoạn hình thành cũng đã bắt đầu nảy sinh những vấn đề phức tạp.Việc khuyến khích các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác và cạnh tranh với nhau cùng phát triển sản xuất, kinh doanh tất yếu dẫn đến sự phân tầng xã hội và sự phân hoá giàu nghèo. Chấp nhận sự phân tầng xã hội trong chừng mực nhất định là điều kiện bắt buộc của sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Những bài học kinh nghiệm của nhiều nước đã chỉ ra rằng nền kinh tế thị trường thúc đẩy quá trình phân hoá cơ cấu xã hội, đặc biệt là sự tách biệt khá xa giữa người giàu và người nghèo.Bên cạnh một bộ phận dân cư có thu nhập cao chính đáng nhờ biết kinh doanh, hoắc có lao động xuất khẩu, ở nước ta đã và đang xuất hiện khuynh hướng làm giàu bằng bất cứ giá nào, kể cả lừa đảo, làm hàng giả, gây tội ác, vi phạm pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên lương tâm và nhân phẩm. Nạn buôn lậu, trốn thuế đang rất trầm trọng. Nạn đổ vỡ tín dụng, phá sản trong kinh doanh, nợ nần chóng chất không thanh toán được, gây ra biết bao tai hoạ cho người lương thiện, cho xã hội. Ngoài ra đi kèm với nền kinh tế thị trường là hàng loạt tệ nạn xã hội dễ đưa đến những loạn, khủng hoảng cho gia đình, hạt nhân, tế bào của xã hội. Nạn riệu chè, cờ bạc, mại dâm, ma tuý, buôn lậu, hối lộ, tham nhũng.... là những căn bệnh trầm trọng không dễ bề khắc phục trong kinh tế thị trường. Thật không sai khi hình dung kinh tế thị trường là con dao hai lưỡi, nếu dùng không cẩn thận rất dễ bị đứt tay.
Nền kinh tế hàng hoá đòi hỏi phải mở rộng quan hệ với các nước và thông qua mở rộng quan hệ với các nước khác, chúng ta tăng nhanh xuất khẩu và có những bước tiến mới trong kinh tế đối ngoại. trong quá trình mở rộng hợp tác kinh tế và giao lưu với các nước, một mặt, chúng ta tiếp thu được nhiều thành tựu văn minh của nhân loại, làm phong phú thêm nền văn hoá truyền thống có thể bị mai một. Do công tác quản lý văn hoá chưa tốt nên trong hoạt động văn hoá, văn nghệ này sinh khuynh hướng coi nhẹ văn hoá và văn nghệ dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh, để cho các văn hoá phẩm độc hại phổ biến tràn lan, những lối sống thực dụng và đồi truỵ có dịp lan rộng trong xã hội, gây tác hại lớn đặc biệt là đối thế hệ trẻ. Trong lĩnh vực đạo đức và tinh thần có nhiều vấn đề mới nảy sinh, đạo lý bị sa sút, tâm lý hưởng thụ tăng lên, thế giới nội tâm nghèo đi. một số dân cư của xã hội cũ đã có thời kỳ lắng xuống, nay trong điều kiện của nền kinh tế thị trường đang có nguy cơ phục hồi và phát triển, gây “ ô nhiễm” cho môi trường xã hội.
Những phân tích trên đây cho thấy, kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người chủ nghĩa xã hội là một mâu thuẫn biện chứng trong thực tiễn nước ta hiện nay. Đây chính là hai mặt đối lập của một mâu thuẫn xã hội. Giữa kinh tế thị trường và quản lý xây dựng con vừa có sự thống nhất, vừa có sự đấu tranh. Kinh tế thị trường vừa tạo những điều kiện để xây dựng phát huy nguồn lực con người, vừa tạo ra những độc tố đầu độc huỷ hoại con người.
2. Những nguyên nhân cơ bản của sự ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường trong việc hình thành nhân cách:
Những mặt tiêu cực nói trên, trong đó có những dấu hiệu đáng lo ngại, nhất là những hạn chế, tiêu cực về mặt xã hội, nhân cách con người đòi hỏi chúng ta phải phân tích nguyên nhân và tìm ra những giải pháp tích cực hữu hiệu mới có thể khắc phục được. Có thể nói một trong những nguyên nhân các hiện tượng tiêu cực đó là trong quá trình đổi mới, chúng ta chưa lường hết những phức tạp và những tác động tiêu cực trong việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường chậm phát triển và khắc phục những vấn đề mới nảy sinh và những sơ hở trong các quyết định. Cùng với khó khăn trong cơ chế thị trường còn có những khó khăn trong các lĩnh vực khác: hệ thống pháp luật thể chế và bộ máy chưa chuyển kịp với nền sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường. Trật tự kỷ cương chưa được chấp hành nghiêm túc, via trò điều tiết vĩ mô của nhà nước còn kém hiệu lực. Nhà nước còn thiếu chính sách, biện pháp có hiệu lực để ngăn chặn thu nhập phi pháp và điều tiết mức thu nhập, việc buông lỏng pháp chế, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật Nhà nước không nghiêm, thiếu sự chặt chẽ và phối hợp đồng bộ trong công tác quản lý, điều hành đã ảnh hưởng không tốt đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam.
Liên hệ với các nước xung quanh ta, khi nói về nhân cách con người trong quá trình đô thị hoá, một chính trị gia ấn Độ - ông Nêru - đã kịch liệt phê phán đầu óc nhân bản chủ nghĩa ở ấn Độ trước đây: đắm chìm trong các tín điều tôn giáo, coi thường tinh thần duy lý nên từng bị tụt hậu trước bước tiến của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. Nhưng khi chứng kiến các đô thị phồn vinh theo con đường tư bản phương tây qua các thành phố, ông liền chỉ ra 7 căn bệnh của lối sống đô thị: làm chính trị mà tuỳ tiện không theo nguyên tắc; giàu có mà không chịu làm việc; hưởng thụ mà không ý thức người làm ra của cải; kiến thức mà tiếu cá tính bản sắc riêng, buôn bán mà không đạo lý; làm khoa học mà không có lương tâm; thờ cúng mà không có hy sinh....
Đô thị bao giờ cũng là nơi tập trung các cán bộ quản lý, viên chức nhà nước, người lao động chất xám, nhà buôn, kẻ giàu và cả những người tu hành trong hệ thống các nhà thờ, nhà chúa... Nếu các tầng lớp này không để các phẩm chất cuộc sống, thì đô thị chỉ có văn minh vật chất, chứ không thể có văn minh tinh thần chân chính.
Thiết tưởng, đó là một trong những nguyên nhân cơ bản xây dựng lối sống đô thị trong nền kinh tế mới đối với hoàn cảnh một nước như chúng ta. Nhận định trên của Neru có cái vừa phương Đông, vừa nhân bản, vừa hiện đại bởi ý thức đề cao làm người, triết lý uyên thâm và hệ giá trị văn hoá của nó. xây dựng lối sống đô thị mới chính là trở về với bản sắc dân tộc được hiện đại hoá. Lối sống tiện nghi, coi đồng tiền trên hết do chủ nghĩa cực đoan phương Tây mang lại đang ngày càng bị phê phán ở các nước ASEAN.
Kinh nghiệm của các nước chậm tiên tiến thuộc thế giới thứ ba, muốn vươn lên thế giới đang phát triển, thì điều trước tiên phải khắc phục tư tưởng trì trệ, bảo thủ, lối sống tiểu nông, tầm nhìn thiển cận do nhịp điệu của phương thức sản xuất cũ đẻ ra. Nhiều nhà khoa học trê thế giới đã tổng kết lối sống trì trệ ấy thành 4 chữ D:
- Do đầu óc thiếu kế hoạch phân tích tính toán, làm việc không dứt điểm, nên luôn sai hạn vf cứ kéo dài ngày mai lại ngày mai (Demain).
- Việc làm không sòng phẳng, ảnh hưởng đến kế hoạch chung, nếu ai đó thúc giục thì cứ nói đến: bình tĩnh, bình tĩnh. (Doucement).
- Lối sống như thế tất nhiên khó thích nghi với thời đại khoa học kỹ thuật và không thể thành đạt trong công việc; khi hối hận thì đã thất bại và biểu thị tư tưởng “rất tiếc” (Dommage).
Người ta gọi đó là căn bệnh “cù lần”, lần khân, hoặc dây dưa, quanh quẩn. Tác phong sống trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá không dung lạp lối sống cù lần. Chúng ta đang sống làm việc ở đâu, trong điều kiện nào, đều ít nhất có chút máu “cù lần” trong người, do vốn sinh ra từ một nước nông nghiệp lạc hậu, một phương thức sản xuất châu á trì trệ mà nhà triết học vĩ đại đã phân tích. Đô thị nước ta cách đây không lâu là “đô thị - nhà quê”, vì tác phong nông dân,- theo nghĩa tư tưởng kiểu nông - còn chiếm lĩnh lối sống đô thị. Mấy năm gần đây, đô thị nước ta phát triển khá nhanh nhờ cánh cửa giao lưu kinh tế, văn hoá ngày càng mở rộng, mặc dù vậy, tư tưởng tiểu nông trong quá trình sinh hoạt, trong lễ lối làm việc vẫn còn đó, nhất là tính chất “con buôn” trong kinh tế thị trường vẫn phát triển. Tất cả các mặt ấy đều trực tiếp hay gián tiếp làm xói mòn đạo đức, kỷ cương xã hội. Xây dựng nền hành chính quốc gia với việc đề cao khoa học quản lý, với tính trung thực trong công việc, với việc loại trừ tính giả danh cách mạng...., nếu đạt hiệu quả sẽ có tác dụng lớn đối với đời sống và việc xây dựng lối sống đô thị mới trong giai đoạn hiện nay.
Phần iv:
Những giải pháp khắc phục
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa. Yếu tố con người giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, bởi vì con người là chủ thể của mọi sáng tạo, của mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá. Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi nên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải bắt đầu từ con người, lấy con người làm điểm xuất phát... Như vậy để xây dựng con người toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn đề hình thành nhân cách con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng, và để thực hiện được điều đó thì chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp nhất định.
Sự hình thành nhân cách nói chung và nhân cách đạo đức nói riêng, bị quy định bởi một tổng thể những điều kiện kinh tế - xã hội và bởi một hệ thống giáo dục do chính những điều kiện kiểm toán - xã hội quy định. Tuy vậy, để xây dựng nhân cách đạo đức, trước hết cần phải tính đến những nhân tố cơ bản quy định sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức để từ đó rút ra những giải pháp khả thi.
1. Giải quyết quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội - Vấn đề công bằng xã hội:
Nhân tố quy định nhân cách đạo đức ở tầng sâu nhất là cơ sở lợi ích. Tính chất của việc giải quyết quan hệ lợi ích cá nhân và xã hội là nhân tố sau cùng quy định bộ mặt nhân cách. Trong xã hội truyền thống và trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, lợi ích tập thể , của cộng đồng được đề cao nhiều khi đến tuyệt đối hoá. Điều đó dẫn đến một sự tách rời giữa đạo đức và lợi ích cá nhân. Định hướng và sự lựa chọn hành vi cá nhân thường được đặt trong tình thế tuyển mạnh: hoặc là đạo đức, hoặc là lợi ích. Nói cách khác khi con người vươn tới những giá trị đạo đức cao cả thì buộc họ phải theo đuổi lợi ích cá nhân. Sự tách rời giữa đạo đức và lợi ích khiến cho hoạt động đạo đức của nhân cách bị hạn chế. Con người hướng vào suy tư đạo đức nhiều hơn là thực hiện hành vi đạo đức thực tế; lo giữ nhân cách trong sạch, lương tâm thanh thản bằng cách hạn chế những hoạt động thực tiễn, đặc biệt là các hoạt đông kinh tế. Chính điều đó làm cho nhân cách nói chung, nhân cách đạo đức nói riêng không thể phát triển toàn diện được.
Ngày nay, cơ chế thị trường làm biến đổi tính chất của việc giải quyết quan hệ lợi ích giữa cá nhân và lợi ích xã hội. Thực hiệ cơ chế thị trường nghĩa là thừa nhậ tính hợp lý của việc theo đuổi lợi ích cá nhân. Một trong những đạc trưng tiêu biểu của cơ chế thị trường là ở chỗ mục tiêu của việc tham gia hoạt động thị trường là nhằm thoả mãn tối đa lợi ích cá nhân. Tính hợp lý và hợp pháp của lợi ích cá nhân kích thích tính tích cự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28300.doc