Tiểu luận Vấn đề nhân cách con người trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC

Trang

 

A. Giới thiệu đề tài 1

B. Nội dung chính 2

I. Cơ sở của quá trình nghiên cứu 2

1.Cơ sở lí luận 2

2. Cơ sở thực tế 2

II. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 2

1. Nền kinh tế Việt Nam trước đổi mới 2

2. Nền kinh tế thị trường – Tất yếu khách quan 3

3. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 5

4. Vai trò của nền kinh tế thị trường 6

III. Nhân cách con người 8

1. Bản chất con người 8

2. Sự hình thành nhân cách con người 11

3. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội 12

IV. Ảnh hưởng của cơ chế thị trường đến việc hình thành nhân cách 14

1. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực 14

2. Nguyên nhân 17

IV. Giải pháp khắc phục 18

C. Kết luận 21

Tài liệu tham khảo 22

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề nhân cách con người trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, …Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường hiện đại có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá và các chính sách kinh tế. Ngoài những tính chất chung của nền kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam còn có những đặc trưng bản chất được xác định trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Đó là: - Nhằm mục tiêu thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. - Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. - Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, hình thành cấu trúc kinh tế - xã hội phát triển ổn định, bền vững, thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội. - Phát huy vai trò làm chủ của người dân, bảo đảm vai trò quản lý điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. 4. Vai trò của nền kinh tế thị trường Sản xuất hàng hoá phát triển phá vỡ dần kinh tế tự nhiên và chuyển thành nền kinh tế hàng hoá, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất và đem lại những tác dụng to lớn. Thứ nhất kinh tế hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Trên thị trường, các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau, từ đó buộc mỗi chủ thể phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Quá trình đó thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển, đồng thời buộc người lao động phải được nâng cao về trình độ, tay nghề. Do đó, lực lượng sản xuất phát triển mạnh, năng suất lao động xã hội không ngừng được nâng cao. Thứ hai, kinh tế hàng hoá kích thích tính năng động, sáng tạo của chủ thể kinh tế. Trong nền kinh tế hàng hoá, người sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng, của thị trường để quyết định sản xuất sản phẩm gì, với khối lượng, chất lượng như thế nào. Xã hội càng phát triển, nhu cầu của con người và thị trường cũng ngày càng tăng lên. Do vậy, các nhà sản xuất muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải nắm bắt được nhu cầu đó một cách nhạy bén và có những sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã cũng như tăng khối lượng hàng hoá, dịch vụ. Thứ ba, kinh tế hàng hoá thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất. Trong kinh tế tự nhiên, một người có thể tạo ra nhiều sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của bản thân. Nhưng trong kinh tế hàng hoá, nhiều người cùng tham gia vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm, mỗi người chỉ tập trung vào một khâu trong quá trình đó và sản phẩm ấy được tung ra thị trường phục vụ cho xã hội. Như vậy, trình độ phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất phải tăng lên. Nhờ đó, tiềm năng, lợi thế của từng vùng cũng như của cả nước được tận dụng và phát huy tối đa. Thứ tư, sự phát triển của kinh tế thị trường thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Kinh tế thị trường tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn có tính xã hội hoá cao, chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi đồng thời hình thành được đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ và lao động lành nghề. Thực tiễn những năm đổi mới đã cho thấy việc chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường là hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta đã khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ nước ngoài, giải phóng năng lực sản xuất. Nhờ đó, kinh tế nước ta đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua. Như vậy, kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại. Nó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, quá trình phân công lao động xã hội và đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Kinh tế thị trường là động lực mạnh mẽ thúc đẩy toàn xã hội phát triển. III. Nhân cách con người 1. Bản chất con người Quan điểm trước Mác Từ thời kỳ cổ đại, các trường phái triết học phương Đông đã tìm cách lý giải vấn đề bản chất con người, quan hệ giữa con người với thế giới. Các trường phái triết học tôn giáo phương Đông nhận thức con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận. Trong triết học Phật giáo con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (vật chất và tinh thần), đời sống con người trên trần thế là ảo giác hư vô. Cuộc đời con người khi còn sống là sống gửi tạm bợ, là bể khổ. Con người phải hướng tới cuộc sống vĩnh cửu ở cõi Niết bàn, nơi tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt. Tư tưởng Nho giáo, Lão giáo trong triết học Trung Hoa đã quan niệm về bản chất con người rất phong phú. Khổng Tử cho rằng “thiên mệnh” quyết định nhân sự, đức “nhân” là giá trị cao nhất của con người. Mạnh Tử qui tính thiện của con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán xấu mà con người bị nhiễm cái xấu. Cả hai ông đều cho rằng con người có thể tu dưỡng, rèn luyện để hướng tới các gía trị đạo đức tốt đẹp. Trái lại, Tuân Tử quan niệm bản chất con người khi sinh ra là ác, phải chống lại cái ác ấy con người mới tốt được. Đó là một tư tưởng thuộc chủ nghĩa duy vật thô sơ. Đổng Trọng Thư lại cho rằng trời và con người có thể hoà hợp với nhau, thông hiểu lẫn nhau, gọi là thuyết “thiên nhân cảm ứng”. Đây là tư tưởng kế thừa Nho giáo theo khuynh hướng duy tâm cực đoan, qui yếu tố quyết định đối với cuộc đời con người là “thiên mệnh”. Lão Tử, người sáng lập ra trường phái Đạo gia, cho rằng con người sinh ra từ “Đạo”, bản tính nhân loai có hai khuynh hướng “hữu vi” và “vô vi”. Theo ông, con người cần phải sống “vô vi”, theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo, gò ép. Đây là một tư tưởng duy tâm chủ quan. Cũng giống như triết học phương Đông, các trường phái triết học tôn giáo phương Tây nhận thức vấn đề con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí. Kitô giáo cho rằng thể xác mất đi nhưng linh hồn thì tồn tại vĩnh cửu. Linh hồn là giá trị cao nhất mà mỗi con người phải thường xuyên chăm sóc để hướng tới thiên đường vĩnh cửu. Trong triết học Hi Lạp cổ đại, con người được xem là điểm khởi đầu của tư duy triết học và có nhiều quan điểm khác nhau. Theo Hêraclit, linh hồn con người chỉ là một biểu hiện của lửa, là sự thống nhất của hai mặt đối lập: cái ẩm ướt và lửa. Đêmôcrit lại cho rằng linh hồn được tạo nên từ các nguyên tử hình cầu nhưng lại lệ thuộc vào thể xác con người nên sẽ mất đi cùng thể xác. Đối lập với Đêmôcrit, Platôn quan niệm linh hồn được sinh ra từ thế giới ý niệm, hiểu biết được cái ý niệm, nó cư trú ở một ngôi sao rồi bay đến trái đất nhập với thân xác tạo ra một con người. Do đó, linh hồn tồn tại vĩnh viễn. Còn theo Arixtôt, chỉ có linh hồn tư duy, trí nhớ, ý chí, năng khiếu nghệ thuật làm cho con người nổi bật lên, con người là “một động vật chính trị”. Dưới thời kì trung cổ, tôn giáo bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Con người được xem là sản phẩm của Thượng đế sáng tạo ra, số phận, niềm vui, nỗi buồn đều do Thượng đế sắp đặt. Con người phải chấp nhận cuộc sống tạm bợ trên trần thế vì hạnh phúc vĩnh cửu chỉ chờ đợi họ ở thế giới bên kia. Trái lại, triết học thời kì phục hưng - cận đại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lí tính của con người. Con người được nhấn mạnh về mặt cá thể nhưng chưa được nhận thức đầy đủ về mặt sinh học và về mặt xã hội. Trong triết học cổ điển Đức, quan niệm về con người được phát triển theo khuynh hướng của chủ nghĩa duy tâm. Theo Cantơ, nhận thức con người chỉ biết được hiện tượng bên ngoài mà không xâm nhập được vào bản chất đích thực, nhận thức cần hạn chế phạm vi của lí tính để dành cho đức tin. Hêghen, một nhà duy tâm khách quan, cho rằng con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”. Ông cũng khẳng định con người là chủ thể đồng thời là kết quả của sự phát triển lịch sử. Vượt qua những hạn chế trong triết học của Hêghen, nhà duy vật Phoiơbăc phê phán tính chất siêu tự nhiên, phi vật chất, phi thể xác về bản chất con người. Ông khẳng định con người do sự vận động của thế giới vật chất tạo nên, là kết quả của sự phát triển của thế giới tự nhiên. Phoiơbắc đề cao vai trò trí tuệ của con người với tính cách là những cá thể người đa dạng, phong phú, không ai giống ai. Tuy nhiên, ông đã không thấy được bản chất xã hội của con người, tách con người khỏi môi trường sống của họ, biến con người trở thành phi lịch sử, phi giai cấp, trừu tượng. Như vậy quan niệm về con người ở phương Đông hay phương Tây dù dựa trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên hay duy vật siêu hình thì đều chưa được phản ánh đúng đắn. Các quan niệm đó tuyệt đối hoá một mặt nào đó, xem xét con người một cách trừu tượng nên đều chưa tìm ra bản chất con người. Quan niệm của triết học Mác – Lênin Theo triết học Mác – Lênin, con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội. Con người là động vật cao cấp nhất, là kết quả của sự tiến hoá lâu dài của thế giới tự nhiên. Các giai đoạn mang tính sinh học mà con người trải qua từ sinh thành, phát triển đến mất đi qui định bản tính sinh học của con người. Cái sinh học trong con người qui định sự hình thành những hiện tượng và quá trình tâm lí, là điều kiện qui định sự tồn tại của con người. Không chỉ là sản phẩm của tự nhiên, con người là sản phẩm của xã hội, mang tính xã hội. Con người chỉ có thể tồn tại được khi họ lao động sản xuất ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu sinh học của mình. Thông qua hoạt động sản xuất, tính xã hội của con người được thể hiện. Trong lao động, con người tạo ra nền văn hoá vật chất và tinh thần, phát triển ngôn ngữ và tư duy, hình thành và phát triển các quan hệ xã hội. Do đó, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người. Mối quan hệ sinh học và xã hội là cơ sở hình thành hệ thống các nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu xã hội trong đời sống con người. Với phương pháp luận duy vật biện chứng chúng ta thấy quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội là thống nhất. Hai mặt đó hoà quyện vào nhau để tạo thành con người tự nhiên – xã hội. C.Mác đã viết:”Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Luận đề khẳng định không có con người trừu tượng, thoát li mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong điều kiện nhất định, thời đại nhất định. Con người sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần cho xã hội mà mình sống, qua đó con người bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Như vậy, không thể hiểu bản chất con người bên ngoài mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, đó chính là sự phân biệt giữa con người và thế giới động vật. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Nếu không có thế giới tự nhiên thì cũng không có lịch sử xã hội, không có sự tồn tại của con người. Không có con người trừu tượng mà chỉ có con người cụ thể gắn với xã hội nhất định. Trong điều kiện lịch sử xã hội luôn vận động biến đổi, con người cũng phải thay đổi cho phù hợp. Như vậy, con người là sản phẩm của lịch sử. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên. Con người sáng tạo ra các giá trị vật chất tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu, nhu cầu do con người đặt ra. Không có con người thì không thể có lịch sử xã hội loài người. Do đó, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. 2. Sự hình thành nhân cách con người Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân. Nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lí, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng về di truyền, về sinh lí thần kinh, về hoàn cảnh sống của cá nhân theo cách riêng của mình. Nhân cách là thế giới quan bên trong của mỗi cá nhân. Nói tóm lại, nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội – sinh lí – tâm lí của cá nhân tạo thành chỉnh thể đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình. Như đã nói ở phần trước, con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội. Do đó, quá trình hình thành và phát triển nhân cách phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, con người là động vật cao cấp nhất nên nhân cách phải dựa trên tiền đề sinh học và tư chất di truyền học. Thứ hai, môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách. Môi trường gia đình, nhà trường và xã hội có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mỗi người. Thứ ba, hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân, bao gồm các quan điểm, lí luận, niềm tin, định hướng giá trị…Yếu tố quyết định để hình thành thế giới quan cá nhân là tính chất của thời đại, lợi ích, vai trò, địa vị cá nhân trong xã hội, khả năng thẩm định giá trị đạo đức – nhân văn và kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Từ thế giới quan cá nhân sẽ hình thành các thuộc tính bên trong về năng lực, về phẩm chất xã hội như năng lực trí tuệ, chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ. Như vậy, sự hình thành và phát triển nhân cách là sự thống nhất của ba yếu tố sinh học, tâm lí và xã hội để xác lập “cái tôi” của cá nhân. 3. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định và được phân biệt với các cá thể khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó. Đó là một chỉnh thể đơn nhất vừa mang tính cá biệt vừa mang tính phổ biến, là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức nhằm thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử - xã hội. Đó là phương thức tồn tại cụ thể cuả loài người một cách trực tiếp cảm tính, là phần tử đơn nhất, riêng lẻ, tạo thành cộng đồng xã hội , là cơ sở hình thành lịch sử xã hội loài người. Cá nhân là một chủ thể toàn vẹn có nhân cách, biểu hiện trong phẩm chất sinh lí, tâm lí riêng biệt của mỗi người. Trong mối quan hệ với xã hội, đó còn là một hiện tượng lịch sử, vận động phát triển phù hợp với mỗi thời đại nhất định. Mỗi cá nhân đều ở trong một xã hội nhất định. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội dựa trên cơ sở lợi ích, biểu hiện mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể, thể hiện tính biện chứng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn. Quan hệ đó luôn vận động, biến đổi và phát triển trong đó sự thay đổi về chất chỉ diễn ra khi có sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác. Theo triết học Mác – Lênin, xã hội giữ vai trò quyết định đối với cá nhân. Xã hội là môi trường, là phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện. Xã hội càng phát triển thì cá nhân càng có điều kiện tiếp cận các giá trị vật chất, tinh thần nhiều hơn. Vai trò của cá nhân ảnh hưởng tới xã hội tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nhân cách. Những cá nhân có tài năng, phẩm chất, kinh nghiệm, có trách nhiệm cao, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với xã hội sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Những cá nhân thoái hoá biến chất về nhân cách sẽ ảnh hưởng xấu, cản trở sự phát triển của xã hội. Mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng của một nền văn hoá nhất định. Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Đó là di sản chung của xã hội, là môi trường sống của con người. Văn hoá là sự phát huy các năng lực bản chất của con người, thể hiện đầy đủ nhất chất người, dù đó là hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị hay cách ứng xử…Như vậy, văn hoá có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của cá nhân, tạo cho mỗi người một lối sống, một phong cách nhất định. Nhân cách được hình thành trong môi trường văn hoá nào sẽ đậm nét dấu ấn của nền văn hoá đó. Mỗi con người đều mang một dấu vết văn hoá đặc trưng trong nhân cách của mình. Nếu thiếu nhân cách, văn hoá sẽ phát triển một chiều, con người sẽ trở thành phương tiện thuần tuý cho nền văn minh trí tuệ chứ không phải trí tuệ con người tạo ra các giá trị của nền văn minh đương đại. Xã hội hoá là một khía cạnh của văn hoá, là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hoá của xã hội như các khuôn mẫu xã hội, quá trình mà nhờ nó, cá nhân đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò xã hội của mình, hoà nhập vào xã hội. Văn hoá tạo nên nhân cách con người không cứng nhắc, nó phụ thuộc vào sự thích nghi của từng người. Mỗi người tiếp thu văn hóa theo một cách riêng của mình và dựng lại nó theo cách riêng. Nhân cách con người được hiểu một cách toàn diện là tài đức, là năng lực thể chất, năng lực trí tuệ, trạng thái tinh thần tình cảm của mỗi cá nhân bao gồm nhận thức, tình cảm, hành động , phong thái, tính khí, lối sống của họ. Đó là sự thống nhất giữa mặt cá nhân và mặt xã hội ở mỗi người. Con người hình thành và phát triển nhân cách bằng sự hoạt động của bản thân, sự hướng dẫn của thế hệ trước, từ các quan hệ xã hội. Như vậy, xã hội và cá nhân đều đóng vai trò quan trọng trong sự định hướng, hình thành và phát triển nhân cách con người. IV. Ảnh hưởng của cơ chế thị trường đến việc hình thành nhân cách 1. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực Tích cực Nền kinh tế thị trường đã có tác động mạnh mẽ tới đất nước ta. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 20% năm 1995 xuống còn 11% năm 2000. Trong 10 năm ( 1991-2000), tổng sản phẩm quốc nội tăng gấp 2 lần. Năng suất lao động xã hội và thu nhập quốc dân đều tăng. Các chính sách đảm bảo xã hội, nâng mức lương tối thiểu, tăng phụ cấp hưu trí, người có công… làm cho mức sống của cán bộ công nhân viên chức, người về hưu, người có công,… được nâng lên một bước. Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 1,65% năm 1995 xuống còn 1,53% năm 2000. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, đặc biệt trong lĩnh vực y tế dự phòng. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 38% năm 1995 xuống còn 33 - 34% năm 2000. Về cơ bản ta đã thanh toán được bệnh bại liệt và uốn ván sơ sinh, các bệnh sốt rét, bướu cổ đã giảm gần 60% so với năm 1995. Phong trào thể dục thể thao phát triển rộng rãi trong cả nước. Bởi vậy, con người được phát triển tốt về thể lực. Không chỉ phát triển thể lực, con người còn được phát triển cả về trí lực. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có bước phát triển mới cả về qui mô, chất lượng, hình thức đào tạo, cơ sở vật chất. Tài năng và trí tuệ con người được tạo điều kiện phát huy, khả năng được thể hiện. Với môi trường sống ngày càng nâng cao, con người càng có điều kiện phát triển một cách toàn diện, hài hoà. Kinh tế thị trường tạo ra sự cạnh tranh, chạy đua quyết liệt. Điều đó buộc con người phải năng động, sáng tạo linh hoat, có tác phong nhanh nhạy, có đầu óc quan sát để thích nghi và hoạt động có hiệu quả. Từ đó con người nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của mình, góp phần làm giảm đi sự chậm chạp và trì trệ vốn có của người lao động trong nền kinh tế lạc hậu cũ. Kinh tế thị trường dẫn đến xu thế tất yếu là quốc tế hoá, toàn cầu hoá. Với những điều kiện cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao, con người ngày càng mở rộng các mối quan hệ, giao lưu buôn bán cũng như văn hoá với toàn thế giới. Từ đó, các chuẩn mực văn hoá, đạo đức theo tiêu chí thị trường cũng như chữ tín trong chất lượng, giao dịch …được coi trọng. Đây là một hướng tốt đẹp bù đắp những thiếu hụt trong hệ giá trị của con người Việt Nam. Tiêu cực Kinh tế thị trường không chỉ làm cho con người tốt đẹp hơn mà ngược lại, nó còn làm tha hoá bản chất con người. Nghị quyết Hội nghị 5 Ban chấp hành trung ương khoá 8 đã xác định :”cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế bên cạnh những tác động to lớn cũng đã bộc lộ mặt trái của nó, ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân, bao gồm cả một số cán bộ Đảng viên”. Về thế giới quan, con người càng ngày càng ham danh lợi và sùng bái đồng tiền. Nhiều người quan niệm “ tiền là tiên là phật”, “có tiền mua tiên cũng được”. Về lối sống, con người trở nên ích kỷ, thu vén cá nhân, thực dụng và thích hưởng thụ. Nhiều người vô tổ chức, không kỷ cương, bè phái, cào bằng, níu kéo theo kiểu “lụt lún cả làng”. Hiện tượng đạo đức giả, thiên vị trở nên phổ biến. Chủ nghĩa cá nhân, công thần, kiêu ngạo ngày càng gia tăng. Con người coi trọng giá trị vật chất mà xem nhẹ giá trị tinh thần, chú ý lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài. Các vấn đề trong xã hội hiện nay Những tiêu cực trong suy nghĩ và lối sống người dân được biểu hiện thành các vấn đề trong xã hội hiện nay. Việc quá đề cao lợi ích cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể, lợi ích xã hội là một nguy cơ lớn. Lợi nhuận tự phát đẩy con người tới những hành vi phá hoại môi trường sống và làm tha hoá đạo đức, nhân phẩm. Con người chỉ biết tới lợi nhuận mà sẵn sàng chà đạp lên lương tâm, văn hoá, luân lí,… Sự cạnh tranh trên thương trường làm cho con người mất đi lòng nhân ái, tính vị tha, biến con người trở thành những cỗ máy chỉ biết tính toán sòng phẳng, lạnh lùng thiếu nhân tính. Ở nước ta đã và đang xuất hiện khuynh hướng làm giàu bằng bất cứ giá nào, kể cả lừa đảo, làm hàng giả, gây tội ác, vi phạm pháp luật. Nạn buôn lậu, trốn thuế ngày càng trầm trọng. Nạn đổ vỡ tín dụng, phá sản trong kinh doanh, nợ nần chồng chất không thanh toán được gây thiệt hại cho xã hội. Việc khuyến khích các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác và cạnh tranh với nhau cùng phát triển sản xuất, kinh doanh tất yếu dẫn đến sự phân tầng xã hội và sự phân hoá giàu nghèo. Chấp nhận sự phân tầng xã hội trong chừng mực nhất định là điều kiện bắt buộc của sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Nền kinh tế thị trường thúc đẩy quá trình phân hoá cơ cấu xã hội, đặc biệt là sự cách biệt khá xa giữa người giàu và người nghèo. Một bộ phận dân cư có được điều kiện thuận lợi nên có thể ổn định nhanh cuộc sống và ngày càng gia tăng mức sống. Một bộ phận khác ngày càng sa xút do không đủ điều kiện khai thác các vận hội trong cơ chế mới, điều đó tạo ra sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng. Trong quá trình mở rộng hợp tác kinh tế và giao lưu với các nước, sự xâm nhập của nền văn hoá ngoại lai làm cho văn hoá truyền thống có thể bị mai một. Hệ giá trị đang bị xâm hại. Trước đây, các giá trị của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và dân tộc được đề cao. Nó chi phối, chỉ đạo các khuôn mẫu ứng xử của cá nhân, của nhóm xã hội trong cộng đồng như : đạo đức, nề nếp, gia phong. Đạo đức được tôn trọng và được coi là những giá trị thiêng liêng. Còn ngày nay, các lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất được phát huy một cách tuyệt đối trong cơ chế thị trường, nó lấn át các giá trị văn hoá, tinh thần đích thực của đời sống xã hội. Văn nghệ nảy sinh khuynh hướng coi nhẹ văn hoá dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh, để cho văn hoá phẩm độc hại phổ biến tràn lan, lối sống thực dụng và đồi trụy có dịp lan rộng trong xã hội. Đạo lí sa sút đã dẫn tới sự gia tăng của của tệ nạn xã hội. Ma tuý đưa con người vào các hành động tội lỗi, huỷ hoại nhân cách, gây nên các xung đột gia đình và là con đường truyền bệnh AIDS. Nạn mua bán dâm làm suy đồi đạo đức trong xã hội, trụy lạc nhân cách con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, đồng thời là con đường lây lan HIV, hoa liễu,…Nạn cờ bạc, trộm cướp, bạo hành, mê tín dị đoan ngày càng phát triển. Không những thế, với tư cách là tế bào xã hội, gia đình Việt Nam đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng. Mọi người sống thực dụng, ích kỷ, ít quan tâm tới người khác kể cả người thân của mình. Về kinh tế, sự nghi ngờ lẫn nhau, thu chi không rõ ràng cũng dẫn tới sự tan vỡ gia đình. Trong một gia đình, cha mẹ mải lo kiếm tiền, những đứa trẻ đầy đủ vật chất nhưng thiếu thốn tình cảm dễ dẫn tới ham chơi, bỏ học, có cái nhìn lệch lạc và dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội. Ngày nay, tỷ lệ các cặp vợ chồng li thân, li hôn cũng như số trẻ em bỏ nhà, bị bỏ rơi không ngừng tăng lên. Điều đó đã để lại những hậu quả to lớn mà xã hội phải gánh chịu. 2. Nguyên nhân Ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đến việc hình thành nhân cách là do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có bốn nguyên nhân chính: Thứ nhất, chúng ta chưa lường hết những phức tạp, tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Lợi nhuận kích thích sản xuất nhưng nó cũng làm tha hoá nhân phẩm. Sự cạnh tranh làm con người năng động nhưng cũng khiến họ mất đi lòng nhân ái. Giao lưu quốc tế làm phong phú nền văn hoá dân tộc, đồng thời tạo cơ hội xâm nhập cho văn hoá ngoại lai, làm văn hoá truyền thống bị mai một. Tác dụng tích cực của cơ chế thị trường hẳn ai cũng thấy còn ảnh hưởng tiêu cực dần dần bộc lộ ngày càng rõ nét hơn chứ không thể thấy ngay từ đầu. Mặt khác, sự tiêu cực diễn ra không ở một ngành, một địa phương riêng biệt nào mà ở quy mô toàn xã hội với x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60565.DOC
Tài liệu liên quan