MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I: Khái quát chung về quyền con người và quyền công dân
1. Khái niện về quyền con người và quyền công dân
2. Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân
Chương II: Những nội dung cơ bản của vấn đề quyền con người và quyền công dân
1. Nguồn gốc, bản chất của vấn đề quyền con người và quyền công dân
2. Nội dung quyền con người và quyền công dân
3. Điều kiện để đảm bảo quyền con người và quyền công dân
Chương III: Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền công dân
1.Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền công dân trên thế giới
2. Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam
3. Những vấn đề đang đặt ra cho nghiên cứu về quyền con người và quyền công dân tại Việt Nam
Kết luận
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 36945 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề quyền con người và quyền công dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện quan hệ quốc tế
Khoa Luật quốc tế
Bộ môn Nhân quyền
---------------
TIỂU LUẬN
VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI
VÀ QUYỀN CÔNG DÂN
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Minh Trang
Lớp : I31
2
Hà Nội, 5 /2007
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trong toàn bộ những vấn đề của loài người,
quyền con người và quyền công dân là những vấn đề có lịch
sử lâu đời cả về phương diện thực tiễn cũng như lý luận. Đó
luôn là mối quan tâm của nhân loại ở mọi thời kỳ phát triển
của nó. Mỗi bước phát triển của quyền con người, quyền
công dân đều gắn liền và là thành quả của cuộc đấu tranh giai
cấp, cách mạng tư sản, phản ánh quá trình nhân loại tự giả
phóng mình. Do vậy những vấn đề quyền con người và
quyền công dân bao giờ cũng là những điểm nóng của các
cuộc đấu tranh giai cấp, đặc biệt thể hiện trên bình diện đấu
tranh tư tưởng. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này em chỉ xin
trình bày những nét khái quát nhất về vấn đề quyền con
người và quyền công dân.
3
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CON
NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN
1. Khái niệm chung về quyền con người và quyền công
dân.
Quyền con người được hiểu là những đặc quyền mà
do tự nhiên con người vốn vẫn có. Đó là nhữngkhả năng
hành động một cách có ý thức của con người. Tuy nhiên, tự
4
bản thân chúng đặc quyền chưa phải là quyền, để đạt được
cái gọi là quyền cần một yếu tố đó là quy chế pháp lý. Các
đặc quyền của cá nhân khi trở thành đối tượng điều chỉnh của
pháp luật thì mới trở thành các quyền của con người. Không
có luật pháp thì không có quyền của con người. Do đó, quyền
của con người được định nghĩa là những đặc quyền của con
người được pháp luật ghi nhận, điều chỉnh, do cá nhân con
người nắm giữ trong mối liên hệ với nhà nước và với những
cá nhân con người khác.
Khái niệm về quyền công dân cũng ra đời từ lâu
trong lịch sử, được sử dụng rông rãi trong xã hội tư sản. So
với khái niệm quyền con người, khái niệm quyền công dân
mang tính xác định hơn, gắn liền với mỗi quốc gia, được
pháp luật của mỗi quốc gia quy định. Cũng do vậy nội dung ,
số lượng, chất lượng của quyền công dân ở mỗi quốc gia
thường không giống nhau. Đương nhiên không có sự đối lập
giữa quyền con người và quyền công dân.
2. Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân
Quyền con người và quyền công dân là những khái
niệm không đồng nhất xét về phương diện chủ thể lẫn nội
dung. Quyền con người là khái niệm rộng hơn, một mặt
quyền con người không loại trừ quyền công dân, mặt khác
5
cũng không thể thay thế được khía niệm đó. Ngược lại, khái
niệm quyền công dân cũng không thể chứa đựng hết khái
niệm quyền con người. Trong ý nghĩa pháp lý, khái niệm
quyền công dân hẹp hơn, không bao quát tất cả các quyền
của cá nhân con người được nhà nước thừa nhận và bảo vệ
bằng pháp luật trong nước cũng như pháp luật quốc tế. Về
phương diện chủ thể, quyền con người ngoài cá nhân được
xác định là công dân còn bao hàm cả những người không
phải là công dân( người nước ngoài, người không quốc
tịch,...). Những người này tuy không được hưởng quyền công
dân nhưng vẫn được hưởng các quyền con người với tính
cách là một thực thể tự nhiên – xã hội.
CHƯƠNG II: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VẤN
ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN
1. Nguồn gốc, bản chất của quyền con người và quyền
công dân
Theo quan niệm của trường phái pháp luật tự nhiên,
quyền con người là thuộc tính tự nhiên vốn có của con người.
Con người ra đời đương nhiên có những quyền con người.
quyền con người không do sự ban phát trao tặng cuả bất cứ
6
ai. Với quan niệm này, quyền con người xuất hiện từ rất sớm
trước khi có nhà nước, pháp luật.
Quan niệm thứ hai đặt con người cũng như quyền của
nó trong tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Cuộc đấu tranh vì
quyền con người là một thực tế lịch sử lâu đời, nhưng khong
phải ngay từ khi xuất hiện loài người vấn đề quyền con người
đã được đặt ra một cách trực tiếp. Nhân quyền là một giá trị
nhân loại, đồng thời cũng là một khái niệm có tính lịch sử,
hình thành trong cuộc đấu tranh giai cấp và được bổ sung qua
các thời đại khác nhau. Quyền con người cũng không phải là
một khái niệm trừu tượng mà gắn liền với cuộc đấu tranh
chông áp bức bóc lột, chống bbất công trong xã hội, gắn với
từng trình độ phát triển và tiến bộ xã hội, chịu sự hạn định
của chế độ kinh tế, đặc biệt là của chế độ chính trị, nhà nước.
2. Nội dung quyền con người và quyền công dân: có rất
nhiều quan điểm khác nhau về nội dung của quyền con người
và quyền công dân.
- Theo nhu cầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
cơ thể, nội dung của quyền con người và quyền công dân bao
gồm:
. Quyền được đảm bảo những điều kiện xã
hội để con người tồn tại bao gồm: quyền có công ăn việc
7
làm; quyền cư trú, đi lại; quyền bất khả xâm phạm về thân
thể; quyền được đảm bảo chỗ ở; quyền an ninh chính trị;
quyền tự do kết hôn; quyền sở hữu và thừa kế tài sản;...
. Quyền tự do lựa chọn các hoạt động sáng
tạo, quyền được sáng tạo để tự biểu hiện mình như một nhân
cách bao gồm: quyền được học hành và nâng cao học vấn;
quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp; quyền được xã hội đào
tạo nghề nghiệp; quyền tự do ngôn luận; quyền tự do bầu cử
và ứng cử; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền đấu tranh
bảo vệ lẽ phải, chân lý;...
- Căn cứ vào các lĩnh vực đời sống xã hội, các
phương diện hoạt động của cá nhân, nội dung của quyền con
người và quyền công dân bao gồm:
. Quyền về kinh tế bao gồm: quyền lao động;
quyền quả lý sản xuất; quyền kinh doanh; quyền sở hữu;...
. Quyền về chính trị bao gồm: quyền bầu cử,
ứng cử; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền
hoạt động chính trị;...
. Quyền về văn hoá, hiểu theo nghĩa rộng
gồm cả học vấn, giáo dục, tư tưởng...
. Quyền về các phương diện xã hội khác.
- Căn cứ theo phương pháp tiếp cận của khoa học
pháp lý, nội dung của quyền con người và quyền công dân
8
bao gồm:
. Các quyền và tự do dân chủ về chính trị,
trong đó có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội;
quyền bầu cử, ứng cử; quyền bình đẳng nam nữ; quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin; quyền tự do
tín ngưỡng;...
. Các quyền về dân sự bao gồm: quyền tự do
đi lại cư trú trong nước; quyền ra nước ngoài và từ nước
ngoài về nước; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được
pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân
phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền khiếu nại, tố
cáo;...
. Các quyền về kinh tế xã hội bao gồm quyền
lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu hợp pháp và
quyền thừa kế; quyền học tập;...
3. Điều kiện để đảm bảo quyền con người và quyền công
dân
a. Dân chủ và nhân quyền
Dân chủ là hình thức, hình thái nhà nước, là
phương thức, cơ chế quản lý xã hội trong đó nhân dân được
coi là người chủ quyền lực. Dân chủ và quyền con người là
9
những hiện tượng luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự
phát triển các quyền và tự do của con người có mối tương
quan thuận với sự phát triển của dân chủ. Với tính cách là
một hình thức nhà nước, dân chủ là chế độ nhà nước của
nhân dân, hình thức nhà nước xuất phát từ nhân dân. Trong
chế độ dân chủ, nhân dân là chủ thể của quyền lực, quyết
định tổ chức và hoạt động của nhà nước. Dân chủ còn được
coi là phương tiện, công cụ đảm bảo và phát triển các quyền
con người.
Về nguyên tắc, quyền con người và quyền công
dân là những khái niệm chỉ gắn liền với chế độ dân chủ.
Trong những năm gần đây, trong toàn bộ các vấn đề về
quyền con người, dân chủ và nhân quyền nổi lên như những
vấn đề bức xúc nhất, đặc biệt khi xu thế dân chủ hoá đang
diễn ra một cách khách quan, mạnh mẽ trong đời sống quốc
tế. Do vậy, việc thực hiện và đảm bảo quyền con người phải
gắn liền và phụ thuộc vào quá trình dân chủ hoá. Thực hiện
các nguyên tắc dân chủ trong đời sống nhà nước, đời sông xã
hội được quan niệm là con đường đúng đắn để thực hiện
quyền con người và quyền công dân.
b. Nhà nước pháp quyền với quyền con người và quyền
công dân
10
Nhà nước pháp quyền có đặc trưng cơ bản là sự
thống trị tối cao của pháp luật trong đời sống xã hội, nhưng
pháp luật đó là pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của con
người. Những nguyên tắc bảo vệ quyền con người trong nhà
nước pháp quyền thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với nhà
nước, trong mối quan hệ đó cá nhân có ưu thế. Sự tồn tại và
hoạt động của nhà nước vì một mục đích duy nhất đó là phục
vụ con người. Đương nhiên trong nhà nước pháp quyền,
phương tiện để điều chỉnh các quan hệ giữa cá nhân với nhà
nước là pháp luật. Pháp luật được coi là khế ước giữa công
dân với nhà nước. Trong nhà nước pháp quyền tồn tại quan
hệ tương hỗ, nhà nước chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ đảm
bảo các quyền và tự do của cá nhân, đồng thời cá nhân công
dân phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã
hội. Do vậy, muốn đảm bảo và htực hiện quyền con người và
quyền công dân phải gắn liền nó với nàh nước pháp quyền.
c. Pháp luật với quyền con người và quyền công dân
Đảm bảo bằng pháp luật là một trong những đặc
trưng quan trọng nhất để các quyền con người và quyền công
dân được thực hiện. Khi trở thành quyền pháp định, quyền
con người và quyền công dân là ý chí chung của toàn xã hội,
được xã hội phục tùng, được quyền lực nhà nước bảo cệ.
Quyền con người và quyền công dân khi được pháp luật ghi
11
nhận sẽ trở thành độc lập đối với bất kỳ uy quyền nào, kể cả
các cơ quan, các viên chức nhà nước cao cấp nhất. Tư tưởng
về quyền con người và quyền công dân phải được đảm bảo
bằng pháp luật ra đời từ rất sớm. Ngay vào đầu thế kỷ 6
TCN, một nhà thông thái người Hy Lạp đã quan niệm: ta giải
phóng tất cả mọi người bằng pháp luật. Ngay sau khi cách
mạng tư sản thành công, tư tưởng về quyền con người phải
được đảm bảo bằng pháp luật được thể hiện đậm nét ở các
tuyên ngôn và hiến pháp xuât hiện sau các cuộc cách mạng tư
sản( Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948).
Hiện nay, ở mọi quốc gia trên thế giới, với các mục đích và
dưới mọi hình thức khác nhau hiến pháp các nước đều có chế
định về địa vị pháp lý của công dân.
Mặt khác, việc đảm bảo quyền con người và
quyến công dân còn được thể hiện qua sự phối hợp của cộng
đồng quốc tế trong việc xây dựng các cơ chế pháp lý quốc tế
về bảo vệ quyền con người.
d. Dân trí, thông tin với quyền con người và quyền
công dân
Quyền con người và quyền công dân được đảm
bảo và thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí của
mỗi quốc gia. Trong xã hội, công dân phải có trình độ văn
hoá dân chủ, văn hoá chính trị – pháp lý, chỉ có trên nền tri
12
thức đó công dân mới tự giác đấu tranh bảo vệ và thực hiện
các quyền của mình. Đồng thời cũng trên cơ sở văn hoá như
vậy con người mới điều chỉnh được hành vi của mình theo
pháp luật. Điều đó đòi hỏi phải tiến hành cải cách nâng cao
chất lượng của hệ thống giáo dục nhằm bồi dưỡng năng lực
làm chủ của công dân.
Cùng với hệ thống giáo dục, hệ thống thông tin
cũng phải được đổi mới, nâng cao vai trò của báo chí, làm
cho báo chí thực sự trở thành một phương tuện quyền lực của
nhân dân, đặc biệt trên lĩnh vực chống tiêu cực, tệ nạn xã hội
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
e. Kinh tế với quyền con người và quyền công dân
Trình độ phát triển kinh tế, những điều kiện sinh
hoạt vật chất mang tính quyết định đối với việc thực hiện và
mở rộng các quyền con người. Cùng với sự phát triển của
kinh tế và khoa học kỹ thuật, con người có điều kiện để phát
triển tự do và toàn diện, làm chủ bản thân mình và cộng đồng
xã hội. Chinh vì thế cần phải chú trọng phát triển kinh tế để
đảm bảo quyền con người và quyền công dân.
13
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUYỀN CON
NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN
1. Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền công dân
trên thế giới
Kể từ khi cuốn Khế ước xã hội của J.J Rousseau ra đời
vào năm 1762, về phương diện nhận thức của nhân loại, xem
như quyền lực thiêng liêng và vô hạn của vua chúa đã bị
chấm dứt. Sau hơn 200 năm xác lập nền dân chủc và xã hội
dân chủ tư sản, cùng với sự phát triển của kinh tế và khoa học
kỹ thuật, đặc biệt với biến cố mà cuộc Cách mạng Tháng 10
đưa lại, loài người đã được giải phóng một cách cơ bản.
Quyền con người đã đạt được những thành quả hết sức to
lớn, đó là quyền bình đẳng giữa con người với con người,
quyền bình đẳng nam nữ, không có sự phân biệt chủng tộc,
quyền tham gia chính trị của công dân vào lĩnh vực nhà nước.
Tuy nhiên quyền con người là một lĩnh vực hết sức
nhạy cảm và phức tạp. Cùng với sự phát triển của nền văn
minh thế giới, số lượng và chất lượng quyền ngaày càng
được hoàn thiện. Hiện tại, bên cạnh mặt thành tựu, bức tranh
quyền con người còn mang diện mạo hết sức loang lổ: ở khu
vực này, quốc gia này quyền con người được coi là có những
14
thành tựu lớn thì ở khu vực khác, quốc gia khác quyền con
người lại đứng trước nguy cơ bị tước mất quyền tối thiểu cơ
bản nhất đó là quyền sống. Sự phức tạp ngày càng tăng lên
do cuộc đấu tranh chính trị, tranh giành quyền lực giữa các
quốc gia, giữa các thế chính trị và kinh tế trên bình diện cũng
như trong mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây, đặc biệt
sau đổ vỡ của chủ nghĩa xã hoịi ở Liên xô và Đông Âu, bức
tranh nhân quyền ở nhiều quốc gia, khu vực càng mang màu
sắc ảm đạm. Ở Nam Tư, chiến tranh xung đột xảy ra ở mức
cộng đồng quốc tế cũng không thể kiểm soát được. Ở Nam
Phi, tệ phân biệt chủng tộc vẫn chưa được giải quyết một
cách cơ bản. Không chỉ ở câc khu vực, quốc gia nói trên mà
ngay cả ở những quốc gia được phương Tây quan niệm là đã
đạt được tới đỉnh cao văn minh, vấn đề quyền con người vẫn
chưa được giải quyết một cách cơ bản. Nhật Bản là một đất
nước có trình độ kinh tế, dân trí cao nhưng đến nay quyền
bình đẳng nam nữ vẫn chưa được giải quyết. CHLB Đức
được coi là một quốc gia có sự hài hoà giữa chính sách kinh
tế và và xã hội nhưng vẫn không kiểm soát được các hành
động quá khích, trắng trợn tấn công người nước ngoài của
bọn cực hữu. Mỹ là một nước vẫn thường tự xưng và được
coi là thế giới của sự giàu có và tự do nhưng sự bất bình
đẳng và các tệ nạn xã hội đã không được giải quyết, và trên
15
thực tế quyền bình đẳng của người dân da đen vẫn chưa được
giải quyết.
2. Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền công dân
ở Việt Nam
Ở nước ta, trên lĩnh vực nhân quyền các thế lực thù
địch đặc biệt chĩa mũi nhọn vào vấn đề cải tạo giam giữ tội
phạm, thực chất là đối với số nguỵ quân và nguỵ quyền trước
đây, vấn đề người VN di tản, cho rằng Nhà nước ta đã vi
phạm quyền con người trên các lĩnh vực này. Quan điểm của
các nhà khoa học nước ta cho rằng, tuy trên lĩnh vực nhân
quyền chủ nghĩa xa hội đã phạm sai lầm, còn nhiều vấn đề
chưa giải quyết thoả đáng nhưng chủ nghĩa xã hội đã có
những thành tựu và đóng góp trong việc ghi nhận và giải
quyết vấn đề quyền con người.
Trên thực tế, quyền con người vẫn là một tồn tại lớn
của chủ nghĩa xã hội hiện thực, nổi cộm trên mặt bằng xã hội.
Ở nước ta, các nhu cầu vềdân sinh, dân quyền, dân trí chưa
được giải quyết một cách căn bản. Tình trạng thất học, thất
nghiệp nổi lên gay gắt trong hiện thực kinh tế xã hội đất
nước. Sau hàng chục năm hoà bình, nước ta vẫn là một trong
những nước nghèo nhất thế giới. Nhiều quyền có giá trị thực
16
hiện vẫn bị rằng buộc, cấm đoán bởi những quy định luật lệ
cấm kỵ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Những quyền
cơ bản của công dân không được thực hiện và vẫn mang tính
hình thức. Chẳng hạn, quyền được khiếu nại, tố cáo đối với
bất cứ cá nhân hoặc công dân nhà nước nào được ghi nhận ở
Hiến pháp nhưng trên thực tế không có cơ chế thích hợp để
thực hiện. Điều đó đưa đến tình trạng đơn từ của công dân
gửi các cơ quan có thẩm quyền không được giải quyết hoặc
giải quyết không kịp thời thoả đáng. Trên bình diện chung
của xã hội tình trạng ức hiếp quần chúng, hiện tượng vi phạm
nhân quyền xảy ra một cách khá phổ biến, có lúc có nơi rất
nghiêm trọng. Chính vì vậy, nhu cầu đòi hỏi tự do, dân chủ,
công bằng xã hội vẫn là nhu cầu thường trực, gay gắt của
nhân dân.
3. Những vấn đề đang đặt ra cho nghiên cứu về quyền con
người và quyền công dân ở Việt Nam
Việc nghiên cứu quyền con người đã mang lại những
kết quả bước đầu, góp phần tích cực vào công cuộc đấn tranh
chống sự xuyên tạc tấn công của chủ nghĩa đế quốc đối với
nước ta trên lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu quyền con
người và uqyền công dân đã góp phần vào việc xây dựng
Cương lĩnh, đường lối của Đảng, vào việc xây dựng Hiến
17
pháp 1992. tuy vậy, những kết quả đạt được chỉ mang tính
chất khởi thảo ban đầu. Hiện tại vấn đề quyền con người,
quyền công dân đang nổi lên như một điểm nóng của thời
cuộc không chỉ ở phương diện đấu tranh tư tưởng mà ở tầm
quan trọng của nó trong chiến lược con người nhằm ổn định
và phát triển kinh tế xã hội. Chính vì thế khi nghiên cứu vấn
đề quyền con người và quyền công dân cần chú ý:
- Nghiên cứu vấn đề quyền con người quyền công
dân trong thời điểm hiện nay cần có phương pháp tiếp cận
mới trên cơ sở tư duy chính trị mới của thời đại và nhận thức
mới. Đối với nước ta, vấn đề quyền con người được đặt ra
xuất phát từ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác
CNXH đích thực là xuất phát từ con người và giải phóng con
người. Vì vậy theo đà phát triển của cơ sở vật chất, chế độ xã
hội mới phải đảm bảo được lợi ích của cá nhân, ngày càng
mở rộng quyền con người quyền công dân đi đôi với nghĩa
vụ của họ.
- Trên cơ sở phương pháp luận khoa học, nghiên
cứu một cách cơ bản về phương diện lý luận và lịch sử của
vấn đề quyền con người quyền công dân. Làm rõ nguồn gốc,
sự phát triển của vấn đề quyền con người, quan niệm của CN
Mác- Lênin và các học thuyết khác về con người, quyền con
người và quyền công dân. Việc nghiên cứu một cách cơ bản
18
về phương diện lý luận và lịch sử của vấn đề nhân quyền, dân
quyền nhằm đạt được những tri thức khách quan đầy đủ về
những nội dung trên.
- Phải làm rõ, có cứ liệu khoa học về thực trạng
quyền con người, quyền công dân ở nước ta hiện nay.
- Quyền con người, quyền công dân phải được
phản ánh và phụ thuộc vào bản chất, chế độ chính trị, vào các
điều kiện kinh tế xã hội. Trong quá trình đổi mới đất nước,
xu hướng chung là quyền con người và quyền công dân được
mở rộng và phát triển. Việc nghiên cứu phải xác định được
hệ thống các quyền con người, quyền công dân trong quá
trình đổi mới đất nước. Sẽ có những quyền mới phát sinh phù
hợp với điều kiện mới, có những quyền không mang tính hợp
lý nữa. Điều đó phải được phân tích và có luận chứng khoa
học làm cơ sở cho nhà nước ghi nhận và sửa đổi hệ thống
pháp luật. Đối với những quyền đã được nhà nước khẳng
định phải có cơ chế, điều kiện thực hiện, đảm bảo, khắc phục
tính hình thức, khoảng cách ghi nhận trong Hiến pháp, luật
với việc thực hiện quyền con người, quyền công dân trong
đời sông thực tế.
- Trên cơ sở nghiên cứu cơ bản, cố gắng hình
thành được hệ thống quan điểm cơ bản của Nhà nước ta về
quyền con người và quyền công dân.
19
KẾT LUẬN
20
Tóm lại, quyền con người và quyền công dân là những
nội dung lớn hết sức phong phú và nhạy cảm, là đề tài được
thương nhật bàn đến ở mọi quốc gia trên thế giới. Cùng với
sự phát triển của nền văn minh thế giới, quyền con người
ngày càng được hoàn thiện về mặt số lượng và chất lượng.
Sự ra đời của các cơ chế quốc tế cũng như các cơ chế khu
vực để đảm bảo thực hiện quyền con người đã đánh dấu sự
phát triển quan trọng của quyền con người. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành quả đạt được thì vẫn còn có những hạn
chế. Quyền con người vâvẫn còn bị vi phạm nghiêm trọng ở
một số nơi trên thế giới và các cơ chế để đảm bảo thúc đẩy
quyền con người vẫn chưa phát huy được hết chức năng của
mình. Vì vậy, cần sự hợp tác hơn nữa của cộng đồng quốc tế
để thực hiện và đảm bảo các quyền con người và quyền công
dân.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật quốc tế, Nhà xuất bản Công an nhân dân,
Hà Nội-2005
2. Quyền con người trong thế giới hiện đại
3.
4.
5.
22
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I: Khái quát chung về quyền con người và quyền công
dân
1. Khái niện về quyền con người và quyền công dân
2. Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân
Chương II: Những nội dung cơ bản của vấn đề quyền con
người và quyền công dân
1. Nguồn gốc, bản chất của vấn đề quyền con người và
quyền công dân
2. Nội dung quyền con người và quyền công dân
3. Điều kiện để đảm bảo quyền con người và quyền công
dân
Chương III: Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền
công dân
1.Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền công dân
trên thế giới
2. Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền công dân
ở Việt Nam
3. Những vấn đề đang đặt ra cho nghiên cứu về quyền con
người và quyền công dân tại Việt Nam
Kết luận
2
3
3
3
3
3
4
5
6
6
7
8
9
10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vấn đề quyền con người và quyền công dân.pdf