Tiểu luận Vấn đề sinh viên trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội áp dụng phương pháp học tin học trực tuyến

- Đối với cụm từ "học trực tuyến", có rất nhiều định nghĩa liên quan. Và dưới đây là một số định nghĩa về phương pháp học trực tuyến.

+ Học trực tuyến là sử dụng công nghệ Web và Internet trong học tập.

+ Là thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông.

+ Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử.

Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, ti vi, video các hệ thống giảng dạy thông minh và việc đào tạo dựa trên máy tính.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3868 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề sinh viên trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội áp dụng phương pháp học tin học trực tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là mục đích mà Việt Nam ta đang cố gắng đạt được. Đi đầu trong các ngành đào tạo bây giờ là Công nghệ thông tin, một ngành học mà được đưa vào giảng dạy ở các trường THCS, PTTH, Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học... Nhưng từ việc giảng dạy đó lại xuất hiện những mâu thuẫn. Vậy nó tồn tại những mâu thuẫn gì và cách giải quyết mâu thuẫn đó ra sao, em xin được nói rõ hơn dưới cái nhìn Triết học qua đề tài: Vấn đề sinh viên trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội áp dụng phương pháp học tin học trực tuyến. NỘI DUNG CHƯƠNG I: TIN HỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIN HỌC I. Những nét khái quát về tin học 1. Khái niệm về tin học - Tin học là khoa học nghiên cứu các công nghệ, các kỹ thuật và các logic về xử lý thông tin một cách tự động bằng máy tính điện tử. - Tin học còn là công cụ cho phép ta xử lý thông tin, dữ liệu, tính toán một cách hiệu quả và nhanh chóng. - Phải khẳng định một chân lý gần như tuyệt đối trong thời gian hiện tại là: Việc coi tin học là công cụ thì hiện tại không có công cụ nào phổ dụng hơn bộ Office của hãng phần mềm khổng lồ Microsoft của ông Bill Gates. Bộ Office có các phần mềm ứng dụng như: + Chương trình soạn thảo Word 2000 + Bảng tính điện tử Excel 2000 + Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 2000 + Xử lý ảnh với Paint 2. Mạng máy tính và kết nối mạng Internet a. Mạng máy tính - Là hai hay nhiều máy tính nối với nhau theo một nguyên lý nào đó và cho phép các máy dùng chung dữ liệu và thiết bị của nhau. b. Kết nối mạng Internet - Internet là mạng máy tính bao gồm hàng triệu máy tính trên thế giới kết nối với nhau theo một logic nhất định. - Ngày nay hầu hết mọi người truy cập thông tin trên Internet thông qua Web. Web là những địa điểm trên Internet cung cấp nội dung dưới dạng đa phương tiện. c. Lợi ích Thông tin, dữ liệu chỉ cần nhập một lần, lưu giữ ở một máy mà các máy khác có thể dùng chung, tiết kiệm được dung lượng đĩa. - Thông tin về một vấn đề nào đó có thể nhiều người khác cùng khai thác. - Người ta có thể tránh được tình trạng nhanh chóng lạc hậu về thiết bị, bởi vì trong nhiều trường hợp người ta chỉ cần tập trung nâng cấp máy chủ, thay đổi hệ điều hành mạng mà không cần nâng cấp tất cả máy. - Với trình duyệt web, mọi người có thể xem video, nghe nhạc, tìm kiếm thông tin, mua bán và gửi, nhận thư điện tử. II. Tầm quan trọng của tin học, Internet 1. Đối với đời sống, văn hoá xã hội - Ngày xưa khi khoa học công nghệ, điện tử viễn thông chưa phát triển con người khi muốn trao đổi thông tin liên lạc thì chỉ có cách viết thư tay gửi bưu điện hay đánh điện khẩn. Cách liên lạc này phải mất nhiều thời gian thì mới có tin tức gửi ngược lại. - Thông tin đến và đi một cách chậm chạp, không cập nhật được thường xuyên. Con người dường như lạc hậu đi so với thế giới bên ngoài. - Nhưng ngày nay, lĩnh vực công nghệ thông tin các doanh nghiệp tri thức phát triển rất nhanh chóng. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng và được khai thác một cách tối đa. Bên cạnh việc trao đổi thông tin bằng điện thoại thì mọi người có thể lên mạng Internet và truy cập tìm kiếm thông tin, trò chuyện trực tuyến, tìm việc làm, gửi email cho người thân, bạn bè chỉ trong tích tắc. Trên các trang web, thông tin về văn hoá, kinh tế, thể thao, giáo dục được truy cập hàng ngày hàng giờ của tất cả các nước trên thế giới. Mọi người đều có thể dễ dàng trau dồi thông tin, kiến thức, không bị lạc hậu với thế giới. Qua đó tầm hiểu biết của con người được mở rộng hơn, nền tri thức của xã hội cũng được nâng cao. - Do thông tin, tri thức bùng nổ, trình độ văn hoá nâng cao. Nhu cầu thưởng thức văn hoá của người dân lên cao. Nhờ các phương tiện truyền thông tức thời, nhất là Internet, một sáng tác ra đời tức thời lan truyền khắp mọi nơi trên thế giới. Giao lưu văn hoá hết sức thuận lợi tạo điều kiện cho các nền văn hoá có thể tiếp thu các tinh hoa của nhân loại để phát triển nền văn hoá của mình. 2. Đối với việc nghiên cứu, học tập - Với nền kinh tế tri thức hiện nay thì xã hội chúng ta là xã hội học tập. Mọi người đều học tập thường xuyên, học ở trường, học ở mạng Internet để phát triển trí sáng tạo. Chúng ta phải cập nhật kiến thức chủ động theo kịp sự đổi mới và có khả năng thúc đẩy sự đổi mới. Với yêu cầu đó hệ thống giáo dục phải đảm bảo cho tất cả mọi người bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể học tập được. Vậy nên mạng thông tin có ý nghĩa quan trọng cho việc học tập suốt đời. Trên mạng Internet cung cấp cho ta những khoá học như giải đáp những bài tập của chương trình phổ thông, các đề luyện thi đại học. Hay đến những khoá học tiếng anh, Trung, Nhật của những trung tâm lớn như: About, Total, Sao Việt, Londo English... Chỉ cần ngồi trước máy vi tính và truy cập vào các trang Web là chúng ta đã có thể tham gia các khoá học thông minh và được giảng dạy bởi những giáo viên giỏi nhất - Mỗi người cũng có ý thức tìm hiểu và học tập nhiều hơn nữa vì thông tin của cả thế giới luôn được cập nhật trên mạng. - Rõ ràng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học tập, nghiên cứu sẽ mang lại hiệu quả cao. Các trường ĐH ở nước ta hiện nay áp dụng công nghệ thông tin vào chương trình giảng dạy rất là phổ biến. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ với mục tiêu đào tạo là khi ra trường ngoài kiến thức và nghiệp vụ về lĩnh vực tài chính, kinh tế mà còn phải có kỹ năng sử dụng máy tính tốt và thông thạo ngoại ngữ. Với mục tiêu ấy trường đã có hơn 1000 máy tính với tốc độ cao, giáo viên có chuyên môn đã sử dụng công nghệ thông tin để giảng dạy, đạt được hiệu quả hơn như dùng máy chiếu để minh hoạ, màn hình tinh thể lỏng, máy tính... Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sinh viên vì sinh viên vừa có thể nghe và được xem những bối cảnh minh hoạ cho bài học. Các buổi học tin học, sinh viên mỗi người một máy vừa có thể học lý thuyết lại vừa có thể làm bài thực hành ngay tại chỗ. Đường truyền dẫn giữa máy thầy và trò cho phép thầy trò trao đổi kiến thức, bài học. Các thắc mắc được thầy giải đáp ngay trên máy tính. Qua đó ý thức học tập của sinh viên được nâng cao. Đến khi ra trường ngoài bằng cử nhân, sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ còn được cấp chứng chỉ tin học và tiếng Anh. Sẽ rất thuận lợi cho sinh viên ra trường dễ ràng xin được việc làm hơn. Hay như trường Kiến trúc Đà Nẵng, các sinh viên khoa kiến trúc học trực tiếp trên máy vi tính, sinh viên học thiết kế, xây dựng các bản vẽ cũng đều sử dụng tin học. Tin học giúp họ tính toán chi tiết hơn, các đường vẽ có tính chính xác cao hơn. Sinh viên vừa được học thiết kế lại vừa được học thêm tin học. Và thói quen sử dụng máy tính công nghệ sẽ hình thành. Có thể chúng ta mới bắt kịp được nhịp độ phát triển mạnh mẽ của thế giới. 3. Đối với nền kinh tế Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Đặc điểm của nền kinh tế này là dịch vụ sẽ là khu vực thu hút được nhiều lao động tham gia nhất và là những lao động có tri thức cao. Do đó việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia, mỗi công ty. - Với nền kinh tế như thế, nếu người nào không đủ năng lực sẽ bị loại trừ. Vì vậy việc học không chỉ bó gọn trong phổ thông, đại học mà là học suốt đời. Chính vì thế để có kiến thức, có kỹ năng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì phải có công nghệ cao, điện tử hoá, tin học hoá. Các nước có nền kinh tế phát triển mạnh hiện nay đều là các nước có tri thức cao, sử dụng công nghệ thông tin. Hiện nay, ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu riêng về kinh tế thông tin đã chiếm khoảng 40% - 50% GDP. Trong các nước OECD kinh tế tri thức đã chiếm hơn 50% GDP, công nhân tri thức chiếm trên 60% lực lượng lao động. - Công nghệ thông tin đã làm thay đổi rất lớn việc học và cách làm việc của chúng ta. Những công nhân sẽ có khả năng cập nhật các kĩ thuật trong lĩnh vực của mình khi lên mạng Internet để học tập. - Tin học còn là công cụ mạnh trong nghiệp vụ văn phòng nhằm giúp cho người sử dụng có những công cụ thiết thực trong việc soạn thảo, chỉnh sửa các văn bản và thiết kế các tài liệu điện tử cũng như các buổi thuyết trình hội nghị. - Với hệ thống máy tính kết nối giữa các phòng ban thì việc quản lý nhân lực, sổ sách... trở nên dễ dàng hơn. - Internet còn là nơi gặp gỡ của các doanh nghiệp, là nơi quảng cáo sản phẩm của họ. Hàng ngày có tới hàng triệu người truy cập mạng Internet nên cách quảng cáo này là cách hữu hiệu để cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm cho khách hàng và giúp khách hàng biết thêm về những thương hiệu, những sản phẩm mới trên thị trường. CHƯƠNG II: MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG CỦA VẤN ĐỀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TRỰC TUYẾN I. Học trực tuyến trên Internet 1. Học trực tuyến là như thế nào? a. Định nghĩa - Đối với cụm từ "học trực tuyến", có rất nhiều định nghĩa liên quan. Và dưới đây là một số định nghĩa về phương pháp học trực tuyến. + Học trực tuyến là sử dụng công nghệ Web và Internet trong học tập. + Là thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. + Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, ti vi, video các hệ thống giảng dạy thông minh và việc đào tạo dựa trên máy tính. b. Đặc điểm - Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng việc học trực tuyến đều có chung đặc điểm là: + Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ hoạ, công nghệ tính toán. + Phương pháp học trực tuyến bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống cho phương pháp này có tính tương tác cao dựa trên mulitimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn. c. Định nghĩa + Hỗ trợ cho quá trình đào tạo truyền thống + Là công cụ tốt giúp học viên nâng cao kiến thức + Công nghệ cao làm thay đổi các học theo nề nếp cũ. Các bài học sẽ thú vị hơn với các kĩ thuật vi tính. 2. Mâu thuẫn biện chứng của phương pháp học trực tuyến - Qua tìm hiểu và phân tích chúng ta nhận thấy rõ tầm quan trọng của phương pháp học trực tuyến này đối với hệ thống giáo dục nói chung và đối với các trường Đại học, cao đẳng nói riêng. Nhưng một câu hỏi đặt ra là liệu phương pháp học này có thể thay thế hoàn toàn cách học truyền thống? Câu trả lời là không thể thay thế hoàn toàn cách học truyền thống được. Bởi vì từ xưa đến nay, cách học của chúng ta đã theo nề nếp là được học được dạy bởi những giao viên trên bục giảng. Cho nên một phương thức mới không dễ dàng để được chấp nhận và được sử dụng rộng rãi. Ta lấy một ví dụ: Công ty Quality learning Inc cung cấp các cua đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông. 10 năm trước công ty chỉ áp dụng cách đào tạo truyền thống là dựa trên lớp học, có sự hướng dẫn của giáo viên. Nhưng đến 1997, công ty chuyển sang áp dụng online learning (học trực tuyến). Và họ nhận ra rằng online learning thuần tuý không phải là một giải pháp hoàn hảo và số học viên của họ đã giảm đáng kể. Đó chính là nguyên nhân tại sao họ kết hợp cả hai cách học và thu hút được nhiều học viên tham gia. Qua đây để cho ta có thể thấy rằng trong một vấn đề luôn tồn tại những mặt đối lập. Và quan trọng là phải hiểu rõ bản chất của vấn đề, tìm ra mâu thuẫn giữa chúng để tìm cách dung hoà và điều khiển chúng. a. Đối với phương pháp học truyền thống Rõ ràng phương pháp học trực tuyến cũng thế. Nó đều có mặt tích cực và tiêu cực riêng của mình. Nhưng để hiểu rõ mâu thuẫn biện chứng của vấn đề nay tôi xin đề cập đến mâu thuẫn biện chứng của cách học truyền thống: - Tích cực: Đã là truyền thống thì nó gắn liền với tính chất lịch sử. Ngay từ khi học mẫu giáo cho tới cấp I, cấp II, cấp III hay Đại học, ta vẫn được giảng dạy trực tiếp bằng giáo viên. Đây là phương pháp dạy và học vẫn đạt được hiệu quả cao trong ngành giáo dục. Khi lên lớp giáo viên và sinh viên có thể trao đổi trực tiếp với nhau, lớp học luôn sôi nổi khi mà ý kiến của mỗi người khác nhau được nêu ra và thảo luận. -Tiêu cực: + Thứ nhất, Bên những mặt tích cực và quan trọng ấy thì bên trong phương pháp giảng dạy truyền thống cũng mang nhiều thiếu sót. Rõ ràng trong những trường phổ thông không phải bao giờ cũng đều là những giáo viên dạy giỏi nên những gì truyền đạt ở trường cũng chỉ dừng lại ở trên lý thuyết sách vở. Học sinh đã quen với từng ấy cách dạy mà không có gì đổi mới. Sự giao lưu học hỏi giữa giáo viên và học sinh của các trường hầu như là ít. Nên những ai muốn nâng cao kiến thức đều phải đi học thêm ở những trường chuyên nhưng không phải ai cũng có điều kiện để tham gia học thêm vì chi phí của những buổi học vượt quá khả năng tài chính của gia đình, vì thế họ là những người thiệt thòi. + Thứ hai, so với bước phát triển về cả giáo dục, kinh tế, xã hội của thế giới thì Việt Nam ta còn đang chậm tiến. Nếu như không công nghệ hoá, điện tử hoá, tin học hoá thì đất nước ta sẽ chìm trong sự lạc hậu. Vì vậy bắt buộc chúng ta phải thay đổi từ cơ cấu kinh tế là giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ, hay là cơ cấu xã hội: Từ nông dân, công nhân phải chuyên nghiệp hoá thành công nhân tri thức. Với bước phát triển đó nếu giáo dục không thay đổi cách giảng dạy thì học sinh, sinh viên của nước ta cũng sẽ bị lạc hậu và kém hiểu biết. Không ai có thể phủ định tầm quan trọng của phương pháp dạy truyền thống nhưng để bắt kịp thời với bước phát triển mau lẹ của thế giới thì phương pháp đào tạo trực tuyến được hình thành. b. Phương pháp học trực tuyến (online learning) Ta đã tìm hiểu học trực tuyến là gì và bây giờ ta sẽ phân tích những mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong vấn đề này. Như đã trình bày ở trên thì phương pháp đào tạo truyền thống có những mặt đối lập cùng tồn tại một cách khách quan. Vậy phương pháp học trực tuyến liệu có thể bù đắp những thiếu sót ấy hay không? Chúng ta sẽ phân tích những mặt tích cực và thiếu sót của phương phá học này. Tích cực: phải khẳng định rằng phương pháp học trực tuyến (online learning) đã áp dụng rất nhiều công nghệ thông tin và truyền thông. Nhờ đó khi học trực tuyến học viên sẽ cảm thấy thú vị hơn khi phương pháp này có tính tương tác cao dựa trên mulitimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn. Các hình ảnh minh hoạ, các bài giảng, bài thực hành, bài kiểm tra đều dựa trên máy vi tính. Việc học này đòi hỏi sinh viên phải biết cách vận hành và điều khiển máy tính, biết cách truy cập bài giảng và tìm kiếm thông tin. Học tập trên máy tính sẽ tạo cơ hội cho những người có sự hiểu biết về tin học phát huy khả năng và cho những ai chưa biết về mạng máy tính sẽ tiếp cận được công nghệ thông tin. Để tránh tình trạng "mù máy tính". + Bên cạnh đó khi là học viên của những khoá học online learning, bạn có thể được giảng dạy bởi những giảng viên tốt nhất, với những bài giảng thông minh đã được lập trình sẵn. Với một thẻ học chỉ cần ngồi ở nhà với chiếc máy tín bạn có thể học 24/24h. Hệ thống bài giảng luôn luôn có sẵn, bạn có thể tìm kiếm thông tin, bổ sung kiến thức cho chính mình. Hay khi có thắc mắc bạn có thể gửi câu hỏi ngay trên máy về cho trung tâm đào tạo. Để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài và yêu cầu mới, nội dung mới thì phương pháp đào tạo trực tuyến là phương pháp mới để thích ứng với xu thế tri thức hoá và toàn cầu hoá. Việc học sẽ được mở rộng quy mô chứ không chỉ bó gọn trong phổ thông, đại học hay học nghề. - Tiêu cực: Bên cạnh những lợi ích từ phương pháp học trực tuyến mang lại thì cũng không tránh khỏi những thiếu sót. + Vì đây là phương pháp giảng dạy mới đối với nước ta nên cũng không dễ cho học viên tiếp nhận và tiếp thu. Đã quá quen với nề nếp cũ là có giáo viên giảng dạy từng bài học một cách chi tiết thì giờ đây với những bài học đã lập trình sẵn, ta phải tập học trên máy, tập nghe giảng qua máy. Tuy trong mỗi bài giảng luôn có phần thực hành cho ta hiểu, những thao tác di chuyển để tạo lập cách học, cách nhớ bài nhưng vẫn rất khó tập trung và hiểu so với cách học truyền thống. + Đối với sinh viên khoá 12 trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ thì tin học phần II là cách dạy truyền thống. Khi lên lớp thầy giáo cho học lý thuyết, sau mỗi câu lý thuyết là cách thầy thao tác. Và cuối buổi học là bài thực hành để sinh viên tự thực hành. Tuy phương pháp dạy thì không khác nhau là mấy nhưng đã theo nền nếp cũ nên cách học có phần lúng túng. + Vì dùng tai nghe để nghe bài giảng trong suốt mấy tiếng đồng hồ nên học viên thường rất hay bị đau đầu, ù tai nên không thể tiếp thu được hết bài. Trên đây là những mâu thuẫn biện chứng còn tồn tại trong vấn đề học trực tuyến trên mạng Internet. Chúng ta phải hiểu rõ bản chất của vấn đề thì mới tìm ra được giải pháp giải quyết mâu thuẫn này. II. Tình hình học tập của sinh viên khoá 12 môn tin học 1. Học bằng phương pháp truyền thống được giảng dạy bởi giáo viên - Trong học kỳ II của năm thứ nhất, sinh viên khoá 12 đạt được kết quả khá cao trong thi học ky. Với bộ môn tin học thi trắc nghiệm trên máy tính bao gồm cả lý thuyết lẫn thực hành thì số sinh viên đạt điểm 7 trở lên là 60%, sinh viên đạt 8 điểm trở lên là 20%, số còn lại là đạt trung bình. Bên cạnh đó hầu như đa số sinh viên có thể thực hành thuần thục với Microsoft word, Power Point, hệ điều hành Window. Sinh viên có thể làm nghiệp vụ văn phòng với kiến thức đã có trong việc soạn thảo chỉnh sửa văn bản, thiết kế các tài liệu điện tử cũng như các buổi thuyết trình hội nghị. 2. Học bằng phương pháp hiện đại: học trực tuyến trên Internet - Với phương pháp học trực tuyến, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ chỉ mới áp dụng cho khoá 12 vào đầu năm học kỳ I của năm thứ hai. Tuy chưa có kết quả thi học kỳ nhưng điểm điều kiện trên lớp thì có khả quan hơn. Sau 2 tháng học đầu tiên thì từ đó cứ hai tuần học lại kiểm tra trắc nghiệm trên máy một lần. Với yêu cầu như thế thì bắt buộc sinh viên phải có ý thức làm bài kiểm tra được. Sau 4 tháng học tin, học trực tuyến trên mạng Internet lớp KT12.08 đã có những kết quả nhất định như sau: Với các bài kiểm tra lý thuyết, số điểm trung bình chung đạt được là 7,5 trở lên đạt 80%. Với bài thực hành có 5 sinh viên đạt điểm 7, 3 sinh viên đạt điểm 9,5. Còn lại là từ 8 điểm đến 9 điểm. Với tình hình học tập như thế này thì điểm tổng kết của học kỳ này sẽ cao hơn so với những kỳ trước. III. Giải pháp giải quyết mâu thuẫn Như đã phân tích, ta có thể khẳng định rằng cách học trực tuyến tuy có hiệu quả cao nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn cách học truyền thống được. Mỗi phương pháp học đều có những ưu điểm và thiếu sót riêng. Vì vậy để học viên có thể học tập tốt, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ thì hệ thống giáo dục phải kết hợp nhuần nhuyễn cả hai phương pháp, cả truyền thống lẫn hiện đại. Kết hợp giữa giáo viên chuyên môn với công nghệ thông tin, máy tính. Có thế thì ưu điểm của cái này sẽ bù đắp khuyết điểm của cái kia. Qua đó cũng tạo dựng cho thế hệ học sinh, sinh viên có cách học tập mới thú vị hơn. KẾT LUẬN Đối với nền kinh tế tri thức đang phát triển vượt bậc như hiện nay thì ngành giáo dục lại đóng một vai trò rất quan trọng. Xã hội yêu cầu ngành giáo dục phải đào tạo ra những nhân tài cho đất nước, những công nhân tri thức có tay nghề cao. Vì vậy khó khăn đặt ra là phải làm thế nào để đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả, có trình độ cho đất nước? Và giải pháp được đặt ra là xây dựng các hệ thống học trực tuyến trên mạng Internet. Và vì áp dụng được công nghệ, tin học vào chương trình giảng dạy nên phương pháp học mới này được học viên và xã hội chấp nhận. Nó đáp ứng được nhu cầu giao lưu, học hỏi giữa mọi người trên thế giới. Nhưng không phải vì thế mà ta xoá bỏ cách học truyền thống. Nếu xoá bỏ cội nguồn, gốc rễ tạo nên ngành giáo dục thì xã hội không còn là xã hội tri thức nữa. Vì vậy để vừa có thể học lý thuyết lẫn thực hành lại còn có thể tin học hoá thì ta phải kết hợp cả hai cách học là truyền thống và học trực tuyến. Cách kết hợp này sẽ làm thay đổi rất lớn cách học tập của tất cả mọi người. Đây là bài viết đầu tiên của em viết về đề tài Triết học nên trong bài không tránh khỏi những sai sót dù nhỏ hay lớn. Vì vậy em rất mong sự góp ý và chỉ bảo của thầy giáo trong bộ môn Triết học Mác - Lênin. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Triết học Mác - Lênin trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - Bài tập thực hành Triết học Mác - Lênin - Giáo trình Tin học ứng dụng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - Phần tin trên Internet LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng bài tiểu luận này là do bản thân em tự tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ và tự viết ra chứ không sao chép bài của ai. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25064.doc
Tài liệu liên quan