Tiểu luận Vấn đề thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam

 

MỤC LỤC

 

I/ Mở đầu 3

II/ Nội dung 4

1/ Lý luận chung về vấn đề thời cơ 4

a) Khái niệm thời cơ 4

b) Vai trò của thời cơ 4

2/ Thời cơ trong cách mạng Tháng Tám 4

a) Xác định thời cơ trong cách mạng Tháng Tám 4

b) Kết quả của việc chớp đúng thời cơ của Đảng ta 9

3/ Vận dụng 11

III/ Kết luận 22

 

 

 

 

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 27940 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đánh Nhật và Nhật đầu hàng Đồng minh. Dưới ánh sáng của bản Chỉ thị lịch sử đó, các cấp bộ đảng từ trung ương đến địa phương đã theo dõi sát sao diễn biến mặt trận Thái Bình Dương. Sau khi Hồng quân Liên Xô tiêu diệt một triệu quân Quan đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc và Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki, ngày 9-8-1945, Hội đồng tối cao chiến tranh của Nhật Bản đã họp bàn về các điều kiện đầu hàng theo Tuyên bố Pô-xđam. Sau những cuộc thương lượng giữa Nhật Bản và Đồng minh, ngày 14-8-1945, Hội đồng tối cao chiến tranh và nội các Nhật Bản với sự hiện diện của Nhật hoàng đã nhóm họp và thông qua quyết định đầu hàng Đồng minh. Đúng giữa trưa ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh trên sóng phát thanh của Nhật Bản. Như vậy, thời cơ xuất hiện như khả năng thứ hai mà Đảng ta đã dự báo. Tin đó đến với lãnh tụ Hồ Chí Minh rất sớm qua bản tin đài BBC mà Người nghe được ở lán Nà Lừa, Tân Trào (Tuyên Quang). Thời cơ có một không hai đã đến với dân tộc chúng ta, bởi vậy, “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được tự do độc lập!” (Lời của lãnh tụ Hồ Chính Minh nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp ở lán Nà Lừa). Lập tức, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1, trong đó có đoạn viết: “Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà… Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!”(2). Tiếp đó, Hội nghị Đảng toàn quốc và Quốc dân Đại hội nhóm họp tại Tân Trào quyết định phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Như trên đã nói, thời cơ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Trong Cách mạng Tháng Mười Nga, thời cơ chỉ tồn tại trong vòng 24 giờ. Còn trong Cách mạng Tháng Tám, thời cơ tồn tại một cách khách quan trong vòng hai mươi hôm, bắt đầu từ khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng (ngày 15-8-1945) và kết thúc khi quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta theo Hiệp định Pô-xđam (ngày 5-9-1945). Nếu phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc trước ngày 15-8-1945 và sau ngày 5-9-1945 đều không có khả năng thành công, bởi trước ngày 15-8-1945, quân Nhật còn mạnh và sau ngày 5-9-1945, trên đất nước có nhiều kẻ thù (từ vĩ tuyến 16 trở ra là quân Tưởng - Mỹ và sau đó là những kẻ “theo đóm ăn tàn”, và từ vĩ tuyến 16 trở vào là quân Anh và sau nó là quân Pháp trở lại xâm lược). Chỉ có thể giành chính quyền thắng lợi trong ngưỡng thời gian khắc nghiệt này.Vì thế, vào tháng 7-1945, cho dù đang bị ốm giữa rừng Tân Trào, khi biết tin phát xít Đức-Ý đã bại trận trên chiến trường Châu Âu. Ở Châu Á, phát xít Nhật đang trên đường sụp đổ, Bác Hồ vẫn chỉ thị cho các đồng chí của mình: “ Lúc này, thời cơ đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập!”. Sau đó hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945 đã đi đến kết luận: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi”, vì vậy, phải “Kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội”, khẩn trương “Đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê, thành lập uỷ ban nhân dân ở những nơi làm chủ”, tất cả vì mục tiêu: “Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Đến 23 giờ ngày 13-8-1945, Uỷ ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1: Hiệu triệu toàn dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Tiếp đó, ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân tại Tân Trào đã thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ sao vàng, Quốc ca và bầu Trung ương, tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi” “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn thể đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà giải phóng cho ta!”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước ta đã đồng loạt đứng dậy, tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong khắp cả nước. Cuộc tổng khởi nghĩa bắt đầu nổ ra từ ngày 14-8-1945 và đến ngày 18-8-1945, chúng ta đã giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận các tỉnh miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam. Ngày 19-8-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và các thị xã: Bắc Cạn, Hoà Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Định, Lâm Viên, Gia Lai, Tân An, Bạc Liêu. Ngày 25-8-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Lạng Sơn, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Thủ Dầu Một, Châu Đốc, Trà Vinh, Biên Hoà, Tây Ninh, Bến Tre… Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền cả nước thuộc về nhân dân. Cuộc Cách mạng Tháng Tám mà Đảng và Mặt trận Việt Minh phát động, như cơn sóng thần, đã cuốn phăng chính quyền phát-xít Nhật và tay sai. Ngày 30-8-1945, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và tuyên bố “thà làm dân một nước tự do, còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh khổng lồ cảu gần 1 triệu đồng bào. Chủ tịch Hồ Chí mInh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Như vậy, mọi việc được chúng ta hoàn tất trước ba ngày để ngày 5-9-1945, với tư cách là chủ nhà, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đón tiếp quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta. b/ Kết quả của việc chớp đúng thời cơ của Đảng ta Thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945 chứng tỏ, Ðảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn vượt trước thời gian, xác định đúng thời cơ, cho nên đã chuẩn bị tốt lực lượng, sẵn sàng chủ động, chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Ðây là sự vận dụng sáng tạo quy luật vận động phát triển của khởi nghĩa và cách mạng, khôn khéo trong nghệ thuật chỉ đạo chớp thời cơ, giành thắng lợi. Cách mạng tháng Tám đã nêu cao tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam, một dân tộc có truyền thống lâu đời chiến đấu vì độc lập tự do, quyết không chịu làm nô lệ. Là kết quả của tám mươi năm đấu tranh không ngừng của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp. Nó cũng là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của nước ta từ khi Quang Trung đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh (1789) đến nay. Thật thế, suốt trong thời gian ấy, không có một cuộc vận động nào thể hiện tinh thần anh dũng, quật cường và sự đoàn kết, thống nhất của dân tộc Việt Nam bằng Cách mạng tháng Tám. Không những giật tung được xiềng xích của bọn đế quốc phát-xít, Cách mạng tháng Tám lại lật nhào được chế độ quân chủ thành lập trên đất nước ta hàng chục thế kỷ, làm cho nước Việt Nam thành một nước cộng hòa dân chủ, đưa dân tộc Việt Nam lên hàng các dân tộc tiên phong. Giá trị lớn lao của Cách mạng tháng Tám chính ở chỗ đó. Và cụ Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người lãnh đạo Cách mạng tháng Tám, rất xứng đáng là anh hùng dân tộc của nước ta. Cách mạng tháng Tám tỏ rõ tinh thần chống phát-xít và yêu chuộng dân chủ và hòa bình của nhân dân Việt Nam. Nó kết thúc vẻ vang một cao trào chống phát-xít Nhật, Pháp trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. Bằng Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam đã nêu ra trước Liên hợp quốc điều yêu sách tổng quát của mình: Các cường quốc phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của dân tộc Việt Nam theo đúng các hiến chương Đại Tây Dương và Cựu Kim Sơn. Chính thế, vì phát-xít Nhật đổ thì tất cả những dân tộc thuộc địa Nhật phải được giải phóng, không kẻ nào có thể thay chân Nhật mà áp bức, bóc lột các dân tộc ấy được. Nhân dân Việt Nam bị Nhật thống trị từ năm 1940, lại có công đánh Nhật bên cạnh Đồng minh, nhất định phải được độc lập! Nhân dân Việt Nam quyết không để cho thực dân Pháp trở lại áp bức mình như trước, cũng không chịu chế độ "quốc tế quản trị", vì nhân dân Việt Nam đã trưởng thành rồi! Cách mạng tháng Tám và cuộc chiến đấu chống phản động Pháp trong ngót một năm nay của nhân dân Việt Nam đã thét lớn nguyện vọng thiết tha trên đây cho thế giới biết. Cách mạng tháng Tám đã chọc thủng được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở một trong những mắt xích yếu nhất của nó, mở đầu cho một quá trình tan rã không thể cứu vãn được của chủ nghĩa thực dân trên thế giới. Cách mạng tháng Tám đã báo hiệu giờ giải phóng của các dân tộc bị áp bức đến rồi. Về mặt quốc tế, Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã chọc thủng một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu thời kỳ suy sụp và tan rã không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ, góp phần cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc trên thế giới, cổ vũ các cuộc vận động giải phóng dân tộc của nhân dân Lào, nhân dân Cao Miên và nhân dân các nước thuộc địa khác ở Đông-Nam châu Á. Bằng cuộc Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hiện nay, nhân dân Việt Nam đã và đang dũng cảm gánh một phần nhiệm vụ ấy. Trong hàng ngũ các lực lượng dân chủ, tiến bộ đấu tranh cho một thế giới tươi đẹp hơn, không vắng mặt nhân dân Việt Nam. Dù người ta muốn hay không muốn, Cách mạng Việt Nam đã thành một bộ phận của cuộc đấu tranh vĩ đại của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhân dân Việt Nam đã hiểu nhiệm vụ quốc tế của mình trong thời kỳ sau chiến tranh này. Nó quyết hoàn thành nhiệm vụ ấy, bất chấp mọi trở lực. 3/ Vận dụng. Hơn sáu thập kỷ đã trôi qua, bài học về nhận định thời cơ và chớp thời cơ cách mạng của Ðảng trong Cách mạng Tháng Tám 1945, vẫn còn nguyên giá trị thời sự và đi cùng năm tháng. Nếu như trước đây, trong Cách mạng Tháng Tám, Ðảng chủ trương xây dựng lực lượng, chủ động đón thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền,thì ngày nay, nhận định về thời cơ trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế đã có những thay đổi căn bản, vấn đề hội nhập, toàn cầu hóa nổi lên như một xu thế vận động tất yếu của thế giới hiện đại. Cho dù khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng nếu biết tranh thủ thời cơ, tận dụng những yếu tố thuận lợi, những thời cơ nảy sinh từ cuộc khủng hoảng, nhất định chúng ta sẽ vượt qua thách thức đưa đất nước tiếp tục tiến lên, vững bước trên con đường Ðổi mới. Ðể nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, thời đại phát triển kinh tế tri thức, Ðảng ta chỉ ra rằng, cùng quyết tâm chính trị, thì yếu tố con người, nguồn lực con người có tri thức là yếu tố quyết định.Trên nền tảng ổn định chính trị, Đảng ta đề ra đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, theo phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước”. Đường lối đối ngoại cởi mở đó đã tạo ra những cơ hội tốt đẹp, trong đó có việc thu hút vốn của các nước vào Việt Nam, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một cao. Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc, của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và vào ngày 7-11-2006, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Những bước tiến thần kỳ của đất nước thời kỳ đổi mới có một phần là do Đảng ta nắm vững và vận dụng bài học thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cũng như trong Cách mạng Tháng Tám và các thời kỳ cách mạng trước đây, trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng được xây dựng và chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu thể hiện trong trình độ tư duy lý luận, vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan để đề ra Cương lĩnh, đường lối thích hợp, tăng cường sức mạnh tổ chức, kỷ luật và năng lực tổ chức thực tiễn. Những chủ trương, đường lối được Đảng ta đề ra kịp thời, thiết thực, đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn là minh chứng sinh động cho việc kế thừa, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo bài học về thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám vào điều kiện và tình hình cụ thể của nước ta trong từng giai đoạn phát triển đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thông qua việc phát huy ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thông qua nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Sự lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân, xã hội thừa nhận, ủng hộ, được thể chế trong Hiến pháp và pháp luật và được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Hiện nay, đã tiến hành xong Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở, đang tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI vào đầu năm 2011. Đại hội XI có ý nghĩa trọng đại, đề ra đường lối tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế tuy vẫn còn những khó khăn, thách thức và diễn biến khó lường, song Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã tranh thủ tối đa những cơ hội thuận lợi, vượt qua mọi thách thức, phát triển đất nước. Đó là thành tựu nhiều mặt của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ trên thế giới. Đó là thời kỳ chấm dứt chiến tranh lạnh, đối thoại thay cho đối đầu, là quá trình toàn cầu hóa, hợp tác và hội nhập quốc tế. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, nhờ vào việc vận dụng thờ cơ trong cách mạng Tháng Tám vào thực tế ngày nay. Trước hết, nhận định đúng tình hình và yêu cầu phát triển của thực tiễn để có thể đề ra các quyết sách hợp lý. Những năm đầu sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nước ta còn nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn túng thiếu. Đặc biệt, sai lầm về tổng điều chỉnh giá, lương, tiền cuối năm 1985 đã đưa nền kinh tế đất nước đến những khó khăn mới, nền kinh tế - xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Trước tình hình trên, Đảng xác định cần tiến hành công cuộc đổi mới, chỉ rõ thách thức lớn nhất của cách mạng nước ta là nền kinh tế từ điểm xuất phát rất thấp lại lâm vào khủng hoảng kéo dài, vừa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nhiệm vụ dân tộc, vừa làm nghĩa vụ quốc tế, vấn đề cấp bách là ổn định, cải thiện đời sống nhân dân, sớm đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) khởi xướng đã mở đầu cho thời kỳ mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX nước ta lại chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Trong nước, có không ít ý kiến dao động, đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, và cho rằng không nên tiếp tục đi theo con đường xã hội chủ nghĩa... Sớm nhận thấy những tác động tiêu cực đó, tháng 3-1989, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI đã đề ra 5 nguyên tắc chỉ đạo đổi mới, bảo đảm cho nước ta vượt qua thách thức mới, thực hiện công cuộc đổi mới đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức, đặc biệt là tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất, nạn tham nhũng, lãng phí có nguy cơ đe doạ sự tồn vong của Đảng, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (tháng 7-2006) đã ra Nghị quyết Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Những quan điểm, chủ trương và giải pháp mạnh mẽ phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã có được những kết quả quan trọng, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi một trong những nguy cơ lớn đối với đất nước và chế độ ta. Ngày 7-11-2006, Bộ Chính trị đã có Quyết định số 06 phát động “toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Việc học tập và làm theo đạo đức của Bác Hồ có ý nghĩa quan trọng để đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay, nhưng quan trọng hơn là xây dựng, củng cố nền tảng đạo đức cách mạng của xã hội ta, dân tộc ta, hướng đến sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của đất nước trong thời đại ngày nay. Thứ hai, "dĩ bất biến, ứng vạn biến", bảo đảm và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong hội nhập trên cơ sở kiên định con đường và mục tiêu xã hội chủ nghĩa, kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với tìm hiểu và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, xác định đúng tình hình và yêu cầu thực tiễn của đất nước để đề ra những quyết sách hợp lý. Tại Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng ta đã đề ra Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Chiến lược xác định: xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, tình hình kinh tế - xã hội dần có những biến chuyển mới, đời sống người dân có những cải thiện đáng kể, chính trị, xã hội tiếp tục ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, đường lối đối ngoại Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới đã chủ động, tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại... giúp tăng cường, củng cố lòng tin của nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng. Sự kết thúc Chiến tranh lạnh, đối thoại thay cho đối đầu, sự mở rộng liên kết, hợp tác giữa các nước, các khu vực, phát triển thị trường thế giới và thành quả của cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới đã tạo điều kiện cho nhiều nước ổn định và phát triển. Đó là cơ hội thuận lợi cho Việt Nam phát triển ở thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, tiến hành chính sách đối thoại, hợp tác và hội nhập quốc tế: khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc (năm 1991), bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ (năm 1995), gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam á (năm 1995). Sau mười năm đổi mới, năm 1996, Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Đó là cơ hội thuận lợi để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng hơn quan hệ hợp tác với các nước và tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Những năm cuối của thế kỷ XX đất nước phải vượt qua thách thức mới do khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực 1997 - 1998, những khó khăn trong nước và đã ngăn chặn có hiệu quả đà suy giảm về kinh tế. Thứ ba, xác định đúng thời cơ, thời điểm để đưa ra đường lối phát triển phù hợp. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng về đường lối đổi mới, phát triển đất nước, làm cho sản xuất "bung ra" trong điều kiện đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lạm phát phi mã đến 774,7%, đã thực sự thổi một luồng sinh khí vào đời sống xã hội, đem đến sự phấn chấn về tinh thần cho người dân, tạo những khởi sắc bước đầu cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, Đảng ta đã nhận định rõ những thời cơ và thách thức lớn, đặc biệt nhấn mạnh việc các thế lực thù địch vẫn không ngừng tiến hành những âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình" nhằm chống phá các thành quả cách mạng của chúng ta. Từ đó, tuỳ từng giai đoạn cụ thể, Đảng đã đề ra các chủ trương, đường lối về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quan điểm Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước, "hoà nhập nhưng không hoà tan", đặc biệt là việc ban hành Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" trong bối cảnh nền văn hoá nước ta có nguy cơ bị mai một, biến đổi trước những tác động của nền kinh tế thị trường thời mở cửa... thực sự là những quyết sách được đưa ra kịp thời, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn, vừa có tính chất định hướng cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội... của đất nước. Trong công cuộc đổi mới, Việt Nam đã chủ động đề nghị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các nước trên thế giới cũng từng bước thừa nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam và cùng vớisự kiên trì đàm phán qua 11 năm, ngày 7-11-2006, Việt Nam đã được kết nạp vào tổ chức này. Đó là một cơ hội cho nước ta hội nhập kinh tế quốc tế tốt hơn, toàn diện và có hiệu quả hơn. Tại Hội nghị Trung ương 4 khoá X họp tháng 1-2007, Đảng đã kịp thời ra Nghị quyết số 8-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Trong Nghị quyết quan trọng đó Trung ương đã nêu rõ 5 cơ hội và 5 thách thức khi nước ta là thành viên của WTO, từ đó góp phần định hướng phát triển kinh tế đất nước một cách hiệu quả. Từ cuối năm 2007, thế giới lâm vào khủng hoảng và suy thoái kinh tế nặng nề và kéo dài suốt các năm 2008, 2009 đã tác động tiêu cực không chỉ đến các nền kinh tế của các nước phát triển hàng đầu mà cả với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đứng trước những khó khăn thách thức mới: Thị trường xuất khẩu thu hẹp, vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, lạm phát tăng, năm 2008 lên tới trên 19%, lao động thiếu việc làm, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giá cả tăng, đời sống khó khăn... Để chủ động vượt qua tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới, ngày 4-4-2008, Bộ Chính trị đã có kết luận số 22 và Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Hội nghị Trung ương 7 khoá X (tháng 7-2008) đã đề ra những chủ trương lớn để khắc phục khủng hoảng. Hội nghị Trung ương 8 (tháng 10-2008) đã đánh giá và đề ra giải pháp toàn diện, đưa ra Quốc hội khoá XII kỳ họp thứ 4 thảo luận và quyết định. Chính phủ có chính sách hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp, các ngành, các thành phần kinh tế, phát triển mạnh thị trường trong nước. Với những quyết sách đó, kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng có những bước phát triển mới; nền văn hoá dân tộc được duy trì và phát huy, thực sự là nền tảng tinh thần, là động lực cho sự phát triển; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đời sống nhân dân ngày càng ổn định, ấm no; mối quan hệ hợp tác của nước ta với nhiều nước trên thế giới được củng cố thêm, tăng cường, tạo nền tảng cho sự phát triển hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Năm 2008, Việt Nam đạt thu nhập đầu người trên 1.000 USD vượt qua ngưỡng của nước nghèo, kém phát triển là cơ hội tốt để phát triển nhanh để có thu nhập 2.000 USD vào năm 2015, 3.000 USD vào năm 2020. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng của đất nước không ngừng phát triển bảo đảm cho sự phát triển nhanh và vững chắc của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; về chống tham nhũng, lãng phí...Với sự nỗ lực, cố gắng của toàn dân, của các thành phần kinh tế thực hiện các chủ trương, biện pháp đúng đắn của Đảng và Chính phủ nên đã ngăn ngừa có hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng đối với nền kinh tế của Việt Nam. Tăng trưởng GDP năm 2008 đạt 6,18%, năm 2009 là 5,32%. Tổng giá trị sản phẩm nội địa (GDP) năm 2005 là 53 tỉ USD đã tăng lên 88,7 tỉ USD năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt trên 1.100 USD, vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp. Lạm phát được kiểm soát và đẩy lùi xuống dưới 7%. Xuất khẩu 6 triệu tấn gạo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 là 15,5%, năm 2007 là 14,8%, năm 2008 là 13,1% và năm 2009 giảm xuống còn 12,4%. Năm 2010, chúng ta hoàn toàn có khả năng đạt thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.200 USD và tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%. Bằng việc phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới, tận dụng và nắm bắt thời cơ, cơ hội một cách nhanh chóng, sáng tạo, lấy đó làm nền tảng đẩy lùi và hạn chế các nguy cơ, thách thức. Sau khi gia nhập WTO, Đảng và Nhà nước động viên toàn dân phát huy nội lực, tranh thủ cơ hội mới để phát triển và tích cực, chủ động đẩy lùi nguy cơ. Vì vậy, xuất khẩu hàng hoá đã tăng nhanh, vốn đầu tư nước ngoài vẫn không ngừng tăng lên. Nền kinh tế của đất nước và từng ngành kinh tế đứng trước yêu cầu mới, là không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đó là điều kiện rất quan trọng để Việt Nam có thể vượt qua khủng hoảng kinh tế của thế giới những năm 2007 - 2009, tạo tiền đề cho bước phát triển mới trong những năm tiếp theo. Thứ tư là thu phục lòng dân từ chính những quyết sách, định hướng phát triển đúng đắn, hợp lý đã được đề ra để từ đó biết huy động sức dân mà vận dụng thời cơ một cách thích hợp, đẩy lùi, hạn chế những nguy cơ, thách thức, để nhân dân tin tưởng và đoàn kết, nhất trí một lòng thi đua thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng. Đảng đề cao sự phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan