Tiểu luận Vấn đề thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng

Thực trạng chiến lược thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng trong thời gian qua

- Đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng hiện có, từng bước xây dựng trên cơ sở mới, tăng cường đầu tư phát triển các điểm du lịch.

- Tận dụng các điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí để phát triển

- Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và thực hiện giao lưu quốc tế.

- Lập các dự án qui hoạch phát triển để kêu gọi nguồn ngân sách đầu tư trong tỉnh.

- Tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm du lịch đến du khách

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5681 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa-xã hội. Hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Cùng với thế giới, ngành du lịch ở Việt Nam đang mở ra nhiều triển vọng to lớn. Lượt khách du lịch không ngừng tăng lên và nguồn thu nhập xã hội từ du lịch cũng không ngừng phát triển. Trong đó, Đồng Tháp là tỉnh có tiềm năng về nhiều mặt phát triển du lịch với nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Một trong những địa điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước biết đến là khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, nằm trong khu vực rừng tràm thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang ráo riết mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ thì các cơ sở kinh doanh du lịch phải tiếp cận thị trường kịp thời để thỏa mãn nhu cầu cho du khách. Do đó, vấn đề thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng cần được đặc biệt quan tâm. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xem xét, đánh giá tiềm năng của du lịch Gáo Giồng. - Đánh giá hoạt động du lịch qua các chỉ tiêu: Lượng khách, doanh thu, đồng thời đánh giá thực trạng chiến lược thu hút du khách tại khu du lịch thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp góp phần vào việc xây dựng chiến lược marketing thu hút du khách. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, ấp 6, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời rút ra những phương thức thu hút du khách trong và ngoài nước. 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu để nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu. - Sử dụng ma trận phương pháp SWOT 1.5 Nội dung tiểu luận: Tiểu luận gồm 5 chương với nội dung cụ thể là Chương I: Mở đầu Chương II: Hiện trạng về khu du lịch sinh thái Giáo Giồng Chương III: Kết quả ngiên cứu Chương IV: Kết luận kiến nghị CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI GIÁO GIỒNG 2.1 Tổng quan du lịch sinh thái Việt Nam DLST là một thị trường du lịch mới DLST là một trong những hình thái phát triển nhanh nhất của ngành du lịch Việt nam hiện nay. Với nguồn tài nguyên và cảnh quan phong phú, cộng thêm nền văn hóa đa dạng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để trở thành một trong những điểm DLST hàng đầu tại châu Á. Tuy nhiên, DLST ở Việt Nam cũng giống như ở nhiều nước khác vẫn còn là một khái niệm thường chưa được hiểu và vận dụng một cách đúng đắn, điều đó gây tác động tiêu cực đến môi trường và người dân địa phương làm thất vọng du khách.. Mặc khác vẫn đang gặp rất nhiều thách thức bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước trong khu vực. Gần đây, khi lượng khách quốc tế vào Việt Nam ngày càng nhiều thì những khó khăn của doanh nghiệp trong nước cùng bộc lộ. Vì thế cần có những giải pháp phù hợp cần thiết để góp phần đẩy mạnh hoạt động du lịch của từng khu sinh thái nói riêng cũng như của cả nước nói chung 2.2 Tổng quan về khu du lịch sinh thái Gáo Giồng Đồng Tháp nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nằm trong khu vực rừng tràm thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cách trung tâm Tp. Cao Lãnh khoảng 17 km. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng được thành lập và đi vào hoạt động vào tháng 7 năm 2003. Với mục tiêu tạo rừng phòng hộ, giữ môi trường sinh thái phát triển và sản xuất, khai thác, tái sinh cây tràm (do nơi đây trồng lúa có hiệu quả không cao) huyện đã đầu tư đào 70 km kênh phân lô và 20 km khép kín bờ bao cao hơn 1.650 ha tràm được phân thành 4 khu bảo vệ, tạo lá phổi cho vùng Đồng Tháp Mười, dần dần tạo môi trường thích nghi cho nhiều loài động vật kéo nhau về định cư và phát triển đặc biệt là các loài chim: Cồng cộc, Diệc mốc, Diệc lửa, Vạc, Nhan điển, Cò mõ vàng, Cò ngà, Cò đỏ, Cò trâu, Trích nước, Le le, Vịt trời, Bìm bịp,…điều kiện thiên nhiên ưu đãi cho du lịch phát triển. Hình 1. Sơ Đồ Lộ Trình và Luồng Lạch Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng (Nguồn công ty DL Gáo Giồng) Tình hình hoạt động tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng: Khi du khách đến với khu du lịch sinh thái Gáo Giồng với giá vé vào cổng 10.000 VNĐ thì quý du khách sẽ được thưởng thức các cảnh quan của rừng tràm và một số dịch vụ như: Được mời vào hội trường của khu du lịch sinh thái Gáo Giồng xem một đoạn phim ngắn giới thiệu về khu du lịch. Sau đó du khách được dùng trà sen, hạt sen sấy khô một đặc sản rất riêng của vùng Đồng Tháp. Tiếp theo du khách sẽ được hướng dẫn viên hướng dẫn du khách để tìm hiểu về động thực vật của rừng tràm Gáo Giồng. Ngoài ra thì khu du lịch còn có các dịch vụ khác thu phí khác trong khu du lịch như: Dịch vụ câu cá :.Ao câu cá là ao tự nhiên được thông với đồng ruộng mênh mông bên ngoài, nên cá trong ao cũng là cá tự nhiên. Du khách câu dính cá sẽ toàn quyền sử dụng số lượng cá (mang về hay nhờ nhà hàng chế biến dùng ngay). Các loài cá thường được câu dính tại đây là cá Rô, cá Lóc, cá Vầy… Dịch vụ ăn uống: Các món ăn ở đây chế biến từ: cá Lóc, cá Rô, cá Trê, cá Linh, cá Chạch, Lươn, các loại rắn, chim Nước, cua đồng, ốc Lác, chuột đồng, ếch…Thực đơn trên sẽ được phục vụ tùy theo mùa mà nhà hàng có từng món ăn riêng biệt có trong thực đơn. Trong điều kiện cho phép nhà hàng còn có thể chế biến các món ăn khách gọi trên cơ sở nguyên vật liệu trên để chế biến các món ăn khách yêu cầu không có thực đơn. Hình 2. Món Ăn Đặc Sản cá lóc nướng trui tại Khu Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng Dịch vụ xuồng: Du khách sẽ xuôi dòng kênh đào xuyên qua từng vạc rừng tràm để tiến dần đến sân chim. Vừa đi xuồng vừa tự do ngắm nhìn những vạc rừng tràm vừa âm u vừa xanh mát, vừa lắng nghe cái êm ả của không khí thiên nhiên, đôi lúc du khách còn lắng nghe thấy tiếng của những loài chim như Cò, Diệc, Cồng cộc sống tại đây. Dịch vụ xuồng cũng là dịch vụ chiếm số đông lượng khách sử dụng khi đến khu du lịch. Hình 3. Du Khách Nước Ngoài với Dịch Vụ Xuồng Tại Gáo Giồng Dịch vụ đàn ca tài tử Dịch vụ đàn ca tài tử hoạt động chủ yếu dựa vào khả năng hát của nhân viên phục vụ. Về khả năng hát của nhân viên đàn ca tài tử còn ở mức trung bình, do chưa từng tham gia vào các khóa huấn luyện nào về chuyên ngành nên khả năng hát còn hạn chế. Đây là điều thách thức đối với nhà cung ứng dịch vụ này. Vì nếu khâu tuyển dụng nhân viên của khu du lịch chủ yếu là dân địa phương để tăng thêm thu nhập cho họ. Trong khi đó, khả năng chuyên môn của họ còn hạn chế. Kế đến là sự cạnh tranh của các loại hình dịch vụ đàn ca tài tử của các khu du lịch lân cận. Các dịch vụ phụ khác như : * Dịch vụ đưa đón khách bằng tàu *Quầy hàng lưu niệm: những mặt hàng tại quay để phục vụ khách như: đồ dùng sinh hoạt làm từ gỗ, nón tai bèo có in logo của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, mật ong của rừng tràm Gáo Giồng, gạo huyết rồng (gạo đỏ), hạt sen rang. Hình 4. Quầy Hàng Lưu Niệm tại Khu Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng Tất cả các khu vực phục vụ trên cho khách được xây dựng tràm của chính rừng tràm khai thác từ cột, bàn, ghế, đến các bật thang lót sàn đều được xây dựng bằng tràm. Để bảo đảm tính đồng nhất trong thiết kế, tính giản dị bình thường nhưng cũng rất riêng của rừng tràm Gáo Giồng. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tiềm năng du lịch sinh thái Gáo Giồng Điểm đặc biệt thu hút du khách đến đây không phải là do những tặng phẩm của thiên nhiên mà là thành quả của bàn tay, khối óc con người để vùng đất hoang ngày nào trở thành một khu du lịch với những bản sắc riêng gần như một “Đồng Tháp Mười thu nhỏ”. Do đó rừng tràm Gáo Giồng không chỉ đóng vai trò điều tiết dòng chảy của lũ và tạo không khí trong lành cho cả khu vực mà còn trở thành khu sinh sống của nhiều loài động thực vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, trong đó có nhiều loài quí hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới như chim nhan điển. Khu du lịch này có chủ trương thu hút khách tham quan đến từ các nơi ngày càng đông mà vẫn giữ được chủ trương ban đầu: bảo tồn và tăng giá trị một di sản đặc đặc biệt. Vậy thì đối với chúng ta, việc hướng triển khai khu du lịch này đến quan điểm sinh thái, du lịch lâu bền và công bằng là điều thiết yếu. 3.2 Tình hình khách du lịch đến với KDL Bảng 1. Biểu Đồ Thể Hiện Lượng Khách Đến với Gáo Giồng trong Những Năm Qua Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Gáo Giồng Lượng khách đến Gáo Giồng đều gia tăng qua các năm từ năm 2005 đến năm 2008. Số lượt khách đến với khu du lịch sinh thái có xu hướng tăng. Bảng 2. Biểu Đồ Thể Hiện Đặc Điểm Khách Du Lịch tại Gáo Giồng Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Gáo Giồng Nhận xét: Phần lớn 68% khách tham quan là dân cư tỉnh Đồng Tháp, 22% là khách du lịch đến từ TP. Hồ Chí Minh, 7% là Du khách đến từ Vĩnh Long, số còn laị là du khách đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước và một số ít là khách nước ngoài. Trong số du khách nước ngoài đến khu du lịch sinh thái Gáo Giồng đa số đến từ Châu Âu ( Pháp, Tây Ban Nha, Đức Hà Lan…), còn lại đến từ Nhật, Mỹ, Costa Rica, Meehico. Như vậy khu du lịch được biết tới ở cấp địa phương, còn ở cấp quốc gia thì ít, lại còn ít hơn ở cấp quốc tế. 3.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua hai năm 2007-2008 Bảng 3. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Qua 2 Năm 2007-2008 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tăng (%) Khách 24.551 26.220 6,8% Doanh thu 1.559.094.500 2.147.435.200 37,74% Thuế 54.491.999 65.034.541 19% Chi phí 1.083.336.269 1.623.227.960 49,84% Lãi trước thuế 271.158.420 325.056.000 19,88% (Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Gáo Giồng) Nhìn chung, trong 2 năm 2007 và 2008, tình hình hoạt động của Công ty đạt hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của mình. Hiệu quả hoạt động của Công ty còn thể hiện qua tình hình sử dụng vốn, được đánh giá bằng chỉ tiêu LN/CP (lợi nhuận/chi phí), cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì Công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2007 LN/CP bằng 0,251 tức 1 đồng chi phí bỏ ra, Công ty thu được lợi nhuận là 0,251 đồng với tỷ lệ là 25.1%. Năm 2008 chỉ tiêu này giảm còn 0,201, tức là chỉ còn 20,1% lợi nhuận trên trên tổng chi phí bỏ ra, giảm 5% so với năm 2007. 3.4 Xây dựng chiến lược marketing nhằm thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng 3.4.1 Thực trạng chiến lược thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng trong thời gian qua - Đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng hiện có, từng bước xây dựng trên cơ sở mới, tăng cường đầu tư phát triển các điểm du lịch. - Tận dụng các điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí để phát triển - Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và thực hiện giao lưu quốc tế. - Lập các dự án qui hoạch phát triển để kêu gọi nguồn ngân sách đầu tư trong tỉnh. - Tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm du lịch đến du khách 3.4.2 Phân tích ma trận SWOT đánh giá du lịch Gáo Giồng: Khu du lịch sinh thái Giáo Giồng Điểm mạnh (S): Điểm yếu (W): - S1: vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú - S2: các sản phẩm du lịch, phong phú đa dạng - S3: Sự chỉ đạo sâu sắc UBND Huyện Cao Lãnh và sự hỗ trợ tích cực của Ban quản lý rừng tràm - S4: Sự lãnh đạo nhiệt tình, tinh thần làm việc có trách nhiệm của nhân viên - W1: chưa thu hút được các dự án đầu tư lớn vào khu du lịch - W2: Dịch vụ du lịch tại khu du lịch chưa đáp ứng hết nhu cầu của du khách. - W3: cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo - W4: Vấn đề môi trường vẫn chưa được quản lý tốt - W5: Du khách chưa biết đến khu du lịch sinh thái nhiều. Cơ hội (O) - O1: Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, - O2: Có xu hướng dịch chuển mạnh mẽ của dòng chảy du lịch trên thế giới về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương,trong đó có Việt Nam. - O3: chính trị xã hội Việt Nam thuộc hàng ổn định trên thế giới - O4: Sự quan tâm của Chính phủ - O5: Mô hình du lịch sinh thái đang được du khách trong nước và du khách quốc tế yêu thích - O1, O3, O5 & S1, S2, S3: xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Gáo Giồng thật hợp lý. -O1, O5 & W2, W3, W4: đầu tư phát triển, mở rộng quy mô tại khu du lịch để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Đe dọa (T): - T1: Sự ô nhiễm môi trường dần dần sẽ hủy hoại môi trường cảnh quan thiên nhiên và gây ô nhiễm cho nguồn nước tại khu du lịch. - T2: Nạn cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào do công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy chưa được quản lý chặt chẽ. - T3: sự cạnh tranh của các khu du lịch trong nước và ngoài nước - T4: cơ sở hạ tầng thấp, thủ tục hành chính phức tạp - S1, S2, S4 & T1, T2, T4 cải thiện chất lượng phục vụ của những dịch vụ du lịch nơi đây nhằm thu hút du khách đến với Gáo Giồng. -W1,W4 $ T1, T2 tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ về bảo tồn và giáo dục môi trường Tên giải pháp Thực hiện được Cần phân tích thêm Không thực hiện được xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Gáo Giồng thật hợp lý. √ cải thiện chất lượng phục vụ của những dịch vụ du lịch nơi đây nhằm thu hút du khách đến với Gáo Giồng. √ đầu tư phát triển, mở rộng quy mô tại khu du lịch để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng √ tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ về bảo tồn và giáo dục môi trường √ 3.4.3 Xây dựng các giải pháp thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng: 3.4.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch sinh thái Gáo Giồng Hình 5: Logo Khu Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng (nguồn công ty du lịch Gáo Giồng) Để hình ảnh thương hiệu luôn được duy trì và tồn tại trong lòng du khách thì không thể thiếu được một chiến lược tiếp thị thích hợp. Vận dụng marketing- mix vào việc tiếp thị và quảng bá thương hiệu du lịch sinh thái Gáo Giồng Chiến lược sản phẩm (Product): Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, chất lượng tốt mang lại vẻ thích thú cho du khách. Gáo Giồng sẽ có rất nhiều loại hình du lịch trong tương lai như: dã ngoại, nghỉ dưỡng, thám hiểm rừng tràm, di tích lịch sử, thể thao, văn nghệ, hội nghị, cắm trại,vui chơi… Cần mở nhiều tuor phù hợp với du khách của từng nước, từng vùng, từng đối tượng, trình độ.. Chiến lược về giá (Price): Tạo nhiều chương trình giảm giá để thu hút khách đến du lịch như giảm giá cho trẻ em, học sinh, người già; giảm giá cho phụ nữ nhân dịp 8-3, cần tránh tình trạng ép giá trong mùa du lịch cao điểm. Gáo Giồng cần có một đường dây nóng để hỗ trợ khách du lịch về tình trạng giá cả (giá cần phải niêm yết) Chiến lược phân phối (Privide): mở văn phòng đại diện, cần có sự hợp tác các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh nhằm giới thiệu về tiềm năng, các điểm tham quan cho du khách, các dịch vụ có sẵn… Liên kết với những nhà cung ứng du lịch khác trong khu vực như khu di tích lịch sử Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc…Nhằm làm tăng nhiều điểm đến cho du khách khi đến tham quan vùng Đồng Tháp Mười. Chiến dịch chiêu thị cổ động (Promotion): KDL cần tăng cường hơn nữa các hoạt động quảng bá thương hiệu bằng nhiều hình thức, đặc biệt chú trọng tham gia quảng bá trên những chương trình du lịch vốn dĩ thu hút rất đông khán giả ở các đài truyền hình lớn là VTV và HTV,… thực hiện các ấn phẩm giới thiệu ngắn gọn nhưng đầy đủ hình ảnh du lịch Gáo Giồng để có thể tiếp cận với đông đảo du khách trong và ngoài nước. 3.4.3.2 Giải pháp 2 : cải thiện hoạt động dịch vụ du lịch cho khu du lịch Gáo Giồng Dịch vụ câu cá Đây là một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều nhất tại khu DLST Gáo Giồng. Cải tiến trang thiết bị sử dụng trong câu cá tốt hơn Tăng cường sự hướng dẫn cho du khách biết thông tin, quy trình câu cá Thay đổi các hình thức câu cá như tổ chức các cuộc thi câu cá cho du khách Dịch vụ ăn uống Về thực đơn: cần bổ sung một số món ăn đặc sản cho nhà hàng thêm phong phú Về thời gian thực hiện các món ăn còn khá chậm, nên cần tổ chức sắp xếp công việc một cách khoa học, đảm bảo phục vụ tốt hơn cho khách Về sự phục vụ, nhân viên phục vụ tại đây toàn là nữ có tuổi đời từ 18 đến 20 tuổi và là con em địa phương chưa qua khóa huấn luyện nào nên cần có những lớp tập huấn thường xuyên để nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên trong khu du lịch. Về khẩu vị: bộ phận đầu bếp cần tìm hiểu các thông tin về thực khách, để từ đó có các hướng chế biến cho phù hợp với khẩu vị của họ. Dịch vụ xuồng Không làm thay đổi cấu trúc sinh thái của nguồn nước, làm ảnh hưởng đến động thực vật nơi đây Phải đảm bảo các hướng dẫn an toàn trước khi sử dụng dịch vụ Nhân viên tham gia quy trình chèo xuồng nên được huấn luyện qua một số kiến thức về động thực vật nơi đây để có thể hướng dẫn khách trong quy trình bơi chèo xuồng. Dịch vụ đàn ca tài tử Sử dụng nguồn nhân lực địa phương là quan trọng trong chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch mang đậm bản chất bản địa Huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực đàn ca tài tử CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy được tiềm năng to lớn từ du lịch sinh thái Gáo Giồng. Nằm trong địa phận của Đồng Tháp Mười và được sự quan tâm xây dựng của các ban ngành và được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên, khí hậu, có quá trình phát triển lâu dài nên Gáo Giồng là một địa điểm du lịch sinh thái quen thuộc của nhiều khách du lịch. Du lịch phát triển tạo thêm một khối lượng việc làm cho người dân nơi đây và nhất là lòng tự hào về nếp sống văn hóa cho thế hệ trẻ khi tái tạo lại nơi đây nếp sinh hoạt của người dân Tháp Mười xưa. Đây là điểm rất đáng khích lệ trong quá trình hội nhập hiện nay, giúp giới trẻ tiếp thu nền văn hóa mới lạ đang hội nhập của quốc tế nhưng đồng thời tái hiện nơi đây nét sinh hoạt dân dã của người dân Việt ta theo phương châm “ Hòa nhập chứ không hòa tan “. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng còn là nơi đang được giữ gìn, tôn tạo nơi rừng phòng hộ, chống chọi với từng cơn lũ tràn về đồng bằng, giữ sạch rừng tràm còn góp phần hướng con người đến việc bảo vệ môi trường xanh thoáng, bảo vệ lá phổi của chúng ta. Không những rừng phát triển mà toàn bộ hệ thống động vật rừng cũng được tái sinh nơi đây. 4.2 Kiến nghị Nên có những mô hình du lịch sinh thái bền vững cho các đơn vị tham khảo. Nhất là việc ưu tiên phát triển các làng nghề truyền thống tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng để phát triển tốt Đảm bảo tình hình an ninh trật tự trong khu du lịch cũng như các khu vực lân cận nhất là đường đến khu du lịch để ưu tiên phát triển du lịch. Đơn giản các thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục xuất nhập cảnh. Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hợp tác với các nước ASEAN, tham gia tích cực vào các hoạt động của tổ chức Du lịch Thế giới (WTO). Có nguồn ngân sách hợp lý cho phát triển ngành du lịch Tài liệu tham khảo : GS. TS. Hồ Đức Hùng, 2005. Marketing Địa Phương của TP. Hồ Chí Minh. Nhà Xuất Bản Văn Hóa Sài Gòn. Th.S Trần Ngọc Nam,Trần Huy Khang, 2008. Sách hướng dẫn du lịch Việt Nam Marketing du lịch. Nhà Xuất Bản Hồng Đức Một số website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLTV1099.doc
Tài liệu liên quan