Tiểu luận Vấn đề văn hoá và đạo đức trong doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh là đạo đức được vận dụng vào trong quá trình kinh doanh, vì vậy mà khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống với các hoạt động khác. Đạo đức kinh doanh được đề cập ở rất nhiều phạm vi, trong đó có 4 phạm vi quan trọng:

- Phạm vi xã hội. Trong phạm vi này, đạo đức thường đề cập các vấn đề như thể chế xã hội, chuẩn mực giá trị của thể chế đó, quyền và nghĩa vụ của con người trong kinh doanh.

Phạm vi những người có liên quan đến doanh nghiệp. Theo phạm vi này, các vấn đề đạo đức được đặt ra và giải quyết trong mối quan hệ giữa các đối tác, những người có liên quan mà lợi ích gắn liền với kết quả của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như: các nhà cung cấp, khách hàng, người đầu tư (cổ đông, người mua trái phiếu)

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề văn hoá và đạo đức trong doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay bại đều phụ thuộc rất nhiều vào người chủ của doanh nghiệp đó, liệu người chủ doanh nghiệp có liên kết được mọi người, có tận dụng được trí tuệ của mọi người trong doanh nghiệp để tạo lên một nền tảng văn hoá vững mạnh cho doanh nghiệp của mình hay không, điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của từng nhà doanh nghiệp. Hôm nay em xin trình bày vấn đề văn hoá và đạo đức trong doanh nghiệp, bài viết không tránh khỏi thiếu xót, mong nhận được sự góp ý cũng như chỉ bảo của tất cả các thầy cô. A-Môi trường văn hoá trong doanh nghiệp I-Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1. Khái niệm văn hoá Có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hoá, tuỳ thuộc vào mỗi lĩnh vực, mỗi vấn đề mà nhìn nhận văn hoá từ nhiều góc độ khác nhau. Khái niệm về văn hoá rất rộng, trong đó, nhân tố hàng đầu là sự hiểu biết. Sự hiểu biết thường được đo một cách hình thức bằng trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vận dụng những kiến thức khoa học. Từ đó ta có khái niệm về văn hoá như sau: - Văn hoá là cái tổng thể bao gồm kiến thức, lòng tin, nghệ thuật, pháp luật, tập quán và bất cứ khả năng và thói quen khác được con người với tư cách là thành viên của xã hội chấp nhận(1) - Văn hoá bao gồm toàn bộ các giá trị do con người sáng tạo ra và phương thức con người sử dụng các giá trị đó trong các hoạt động của mình. Đó là toàn bộ sự hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân con người; đó là toàn bộ các phương thức hoạt động của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên, xã hội , bản thân; là cách ứng xử con người với tự nhiên xung quanh, những truyền thống, những quan điểm và chuẩn mực về đạo đức, những thị hiếu về thẩm mỹ, những quan điểm triết học, sinh hoạt tôn giáo, những hoạt động văn nghệ, tôn giáo…(2) Từ các khái niệm trên ta có khái niệm sau: - Văn hoá kinh doanh là tất cả các mối quan hệ, toàn bộ những cư xử giữa các thành viên bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, những thói quen cá nhân những quy tắc, nguyên tắc … mà có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . 2. Những nét đặc trưng cơ bản về văn hoá trong doanh nghiệp Văn hoá trong kinh doanh cũng được coi là một yếu tố môi trường và được chú ý nhiều trong phạm vi một tổ chức, một doanh nghiệp. Văn hoá trong doanh nghiệp được hiểu là tất cả các tiêu chuẩn chung về văn hoá của mọi thành viên tròng doanh nghiệp như: cách cư xử giữa nhân viên với thủ trưởng ( nhà lãnh đạo), sự quan tâm của người lãnh đạo tới người lao động trong doanh nghiệp mình, các chế độ lương bổng, phụ cấp, phong cách làm việc của các thành viên… Các yếu tố văn hoá tồn tại trong tiềm thức, ý thức của mỗi thành viên (1)Trích từ ”Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh”, Đại học Kinh tế quốc dân (2)Triết học Mac-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia công ty, chúng không nhất thiết phải biểu hiện thành văn bản, nhưng lại tạo ra mối quan hệ và ràng buộc nhau rất chặt chẽ giữa các thành viên trong cùng một doanh nghiệp. Việc nắm được những nét đặc trưng cơ bản về văn hoá trong doanh nghiệp mình sẽ giúp cho nhà quản lý một cái nhìn bao quát, rộng mở và một thái độ hết sức trân trọng với những vấn đề văn hoá trong kinh doanh. Mọi sự biến đổi hay gây cản trở cho việc phát triển văn hoá sẽ tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có một số đặc chưng tiêu biểu của văn hoá như sau: -Văn hoá là sự quy ước ràng buộc, là những quy tắc mà mọi thành viên trong công ty buộc phải tuân theo và tuân theo một cách tự nhiên. Chẳng hạn như việc: tất cả các nhân viên phải đi làm đúng 7 giờ, được nghỉ giữa ca 1 tiếng, ngày làm việc 8 tiếng… Những lề thói này được hình thành trên cam kết hoặc tự nguyện làm theo. -Văn hóa là tập quán, là thói quen của các thành viên trong công ty. Mỗi cá nhân đều có một cá tính đặc biệt, đó là những thói quen, những sở thích của riêng mình. Do đó cần phải biết những thói quen nào là phù hợp với những yêu cầu của tổ chức. -Văn hoá luôn biến đổi và có sự giao thoa. Một nền văn hoá trong công ty không bao giờ bất biến, ngược lại nó luôn luôn thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, môi trường. Ví dụ: trước kia mỗi khi công ty có cuộc họp là tất cả mọi người dự họp sau khi ra về đều có phong bì bồi dưỡng, nhưng bây giờ do hoàn cảnh thay đổi “nền văn hoá phong bì” đã được xoá bỏ. -Văn hoá là truyền thống của doanh nghiệp. Truyền thống của doanh nghiệp thường thể hiện qua các sự kiện, quá trình lịch sử phát triển doanh nghiệp… Điều này rất đáng chú trọng, bởi vì truyền thống của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đã tích luỹ được trong quá trình phát triển của mình. -Văn hoá có thể là biểu tượng của công ty. Mỗi công ty đều có một biểu tượng riêng không giống các công ty khác, biểu tượng này tượng trưng cho tính chất, ý nghĩa cũng như phương châm tồn tại của công ty. Biểu tượng này rất có ý nghĩa đối với từng công ty, nó là văn hoá là tinh thần tượng trưng cho khả năng cạnh tranh trên thương trường của công ty đó. Trong một doanh nghiệp, văn hoá là một trong những yếu tố rất quan trọng để thu hút, gắn bó mọi người với nhau theo một mục đích hay định hướng chung. Vì vậy, trong quản lý các yếu tố về văn hoá trong doanh nghiệp cần được quan tâm nhằm xây dựng một giá trị văn hoá chung cho mọi thành viên. Đây cũng là cơ sơ khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả) hơn. Những bất đồng về văn hoá là điều cần phải tránh trong quản lý kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Có thể hài hoà các mối bất đồng về văn hoá là một điều kiện hết sức lý tưởng cho sự phát triển cả doanh nghiệp. 3. Vai trò của văn hoá trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngày nay, văn hoá đang có vai trò quan trọng chưa từng thấy trong lịch sử. Sự tiến bộ hay lạc hậu của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia đều tuỳ thuộc rất nhiều vào sự nhận thức và phát triển văn hoá như thế nào. - Đối với cá nhân nếu không bắt kịp sự thay đổi của văn hoá, người đó sẽ bị lạc hậu so với thế giới bên ngoài - Đối với một doanh nghiệp, khi muốn phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, cái đầu tiên họ phải quan tâm là văn hoá nước đó. Nếu không tìm hiểu kỹ nền văn hoá của bạn hàng, doanh nghiệp rất rễ gặp phải “cú sốc” văn hoá. - Đối với một quốc gia có nền văn hoá lạc hậu, chậm tiến không thay đổi để phù hợp với thời đại thì nền văn hoá của quốc gia đó thực sự trở thành rảo cản phát triển, quốc gia đó sẽ không tránh khỏi tụt hậu so với các nước trên thế giới. Ngay cả những nước phát triển ở phương Tây, gần đây cũng đã bắt đầu nhận thức đúng vai trò và vị trí của văn hoá trong sự phát triển của xã hội. Một số quốc gia phát triển ở Châu á như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… gần đây đã đạt được những thành tựu trong công cuộc đổi mới nền kinh tế xã hội. Sở dĩ họ đạt được những thành tựu như vậy là do họ đã kết hợp được thành tựu của khoa học công nghệ với truyền thống văn hoá của nước mình để cân đối giữa văn hoá-kinh tế-xã hội. Riêng với mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp, văn hoá đã thấm nhuần vào từng ngõ ngách của công việc kinh doanh. Đó là văn hoá trong giao tiếp với khách hàng, văn hoá đàm phán trong ký kết hợp đồng, văn hoá cư xử giữa các cấp trong doanh nghiệp… Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VII đã khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ trọng tâm của văn hoá, văn nghệ nước ta là góp phần xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm với sự nghiệp đổi mới vì dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh” II- Xây dựng và khai thác văn hoá trong kinh doanh Một doanh nghiệp muốn phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh không thể không chú ý đến khía cạnh văn hoá của công ty mình. Một doanh nghiệp có nền văn hoá tiến bộ là một doanh nghiệp bền vững. Một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu tách rời với nền văn hoá của mình được. Do đó việc xây dựng, củng cố và phát triển nền văn hoá doanh nghiệp là một trong những yếu tố hàng đầu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Xây dựng một nền văn hoá doanh nghiệp lành mạnh đồng nghĩa với việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên xây dựng nền văn hoá công ty không chỉ có giới hạn trong môi trường nội bộ doanh nghiệp mà còn phải chú ý đến môi trường văn hoá bên ngoài có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy khi xây dựng môi trường văn hoá kinh doanh chúng ta phải kết hợp xây dựng cả môi trường văn hoá bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. 1. Xây dựng môi trường văn hoá bên ngoài doanh nghiệp Môi trường bên ngoài doanh nghiệp ở đây có thể được hiểu là những nhân tố có liên quan đến việc kinh doanh của công ty. Hay nói khác đi đó là môi trường kinh doanh bao trùm lên hoạt động kinh doanh của công ty. Nó bao gồm tất cả các nhân tố mang tính khách quan lẫn chủ quan tác động gián tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp. Các nhân tố này không nằm ngay trong nội bộ doanh nghiệp, mà nó hiện hữu ngay bên ngoài doanh nghiệp, chúng ta có thể nhận biết một số nhân tố sau: - Sự bất đồng về ngôn ngữ - Sự khác biệt về ý thức hệ, tư tưởng, tình cảm - Sự khác biệt về thông lệ và tập quán kinh doanh - Sự lạc hậu về kết cấu cơ sở hạ tầng cũng như kiến trúc thượng tầng giữa nước này với nước khác như: hệ thống giao thông, môi trường chính trị kinh tế xã hội… Để khắc phục được nhược điểm này và khai thác tốt môi trường văn hoá, các nhà quản lý phải làm những việc sau: - Thường xuyên nâng cao, đào tạo đội ngũ cán bộ không những về mặt chuyên môn mà còn cả về ngôn ngữ giao tiếp, ứng xử với người ngoài lẫn người trong doanh nghiệp. - Học tập, tìm hiểu nền văn hoá của các nước mà chúng ta quan hệ, làm ăn, buôn bán. Mức độ quan trọng hay không quan trọng của việc học tập văn hoá còn tuỳ thuộc vào những yêu cầu của công việc kinh doanh đòi hỏi. Tuy nhiên bất cứ trường hợp nào, trước khi thâm nhập vào thị trường của một khu vực, một quốc gia nào đó, chúng ta cũng cần phải chuẩn bị kỹ các khía cạnh của môi trường văn hoá. Song song với việc tìm hiểu văn hoá, các doanh nghiệp cũng phảo cần thiết theo dõi, bám sát thị trường, nắm bắt những trào lưu văn hoá mới như sự vận động của mốt, thị hiếu người tiêu dùng… - Các doanh nghiệp cần phải hiểu biết cặn kẽ bạn hàng của công ty là người như thế nào, họ là người Mỹ, người Anh, hay người Trung Quốc… Mỗi bạn hàng như vậy đều có một nền văn hoá riêng biệt, một ngôn ngữ riêng. Ví dụ: tiếng Anh và tiếng Mỹ có nhiều từ giống nhau nhưng lại mang hai nghĩa khác nhau, cánh đọc cũng khác nhau…Do đó nếu nhà kinh doanh không biết điều này khi giao tiếp với họ rất rễ mắc phải sai lầm. Hiểu biết văn hóa của họ đồng nghĩa với việc hiểu biết con người văn hoá trong họ. Do mỗi nước có một nền văn hoá riêng biệt, nên khi làm ăn với người nước ngoài cần phải điều chỉnh cách tiếp cận của mình để giải quyết vấn đề kinh doanh ở mỗi nước khác nhau. - Mỗi doanh nghiệp cần phải đề ra phương châm kinh doanh của mình. Bởi vì điều này rất quan trọng, có phương châm kinh doanh thì doanh nghiệp mới có con đường riêng cho mình. Một số phương châm doanh nghiệp có thể áp dụng như sau: “ thêm bạn, bớt thù”, “một sự bất tín, vạn sự bất tin”, “chữ tín quý hơn vàng”… Phương châm này có thể tạo thêm lòng tin của bạn hàng khi làm ăn với doanh nghiệp. Một số phương thức mà người quản lý cần phải biết khi giao tiếp với đối tác của mình: - Phong thái khi đàm phán: những đối tác ở các quốc gia khác nhau thì có phong thái khác nhau, ở nước này người ta kiên nhẫn nhưng ở nước khác người ta lại vội vàng… Tất cả đều được phản ánh vào từng nền văn hoá riêng biệt của mỗi quốc gia. Ví dụ: người Nhật khi đàm phán thì hay trầm ngâm, ít nói, người Trung Quốc thì kiên định luôn giữ lập trường của mình, người Braxin thì hay cắt ngang và luôn nhìn thẳng vào mặt đối phương… Những nhà kinh doanh nên biết những điều này để tuỳ trường hợp mà có biện pháp thích hợp. - Ngôn ngữ quà tặng: tuỳ theo từng nền văn hoá khác nhau mà có có các quan niệm về quà tặng khác nhau. Người Nhật mỗi khi đi làm ăn đều tặng đối tác lần đầu tiên làm ăn với mình một món quà nhỏ, người Đức rất kỵ việc tặng nhau dao kéo.. Do đó quà tặng cũng đòi hỏi nghệ thuật, quà tặng cũng là một thứ ngôn ngữ của kinh doanh bởi nó giúp các đối tác có thiện cảm với nhau hơn. - Phép xã giao: phép xã giao ở bất kỳ xã hội nào cũng có, nhưng không phải ở đâu cũng giống nhau. ở một số nước khi gặp nhau người ta hay bắt tay nhau, nhưng một người đàn ông mà đưa tay ra bắt tay người phụ nữ trước sẽ được coi là khiếm nhã không coi trọng đối tác, người đó chỉ được phép bắt tay khi người phụ nữ đó chìa tay ra trước… - Biểu tượng và các con số:tuỳ theo từng nền văn hoá mà từng biểu tượng mang ý nghĩa khác nhau. Có khi biểu tượng ở nước này là điều tốt đẹp thì ở nước kia lại là điều cấm kỵ. Có những nơi người ta rất thích con số này nhưng nơi khác người ta lại thích con số khác. Ví dụ khi đóng hàng có nơi đóng theo con số 10, có nơi lại đóng theo con số 12… - Mức độ thân thiết hữu nghị: điều quan trọng trong các cuộc làm ăn, hợp tác là làm thế nào để tạo lập một tình bạn, một tình hữu nghị thân thiết tin tưởng với những đối tác Sẽ rất cần thiết và là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp có ý định thâm nhập vào một thị trường mới đó là phát triển môi trường văn hoá bên ngoài bằng cách tìm hiểu những luồng văn hoá đang vận động xung quanh mình 2. Xây dựng nền văn hoá trong nội bộ doanh nghiệp Nền văn hoá trong nội bộ doanh nghiệp được hiểu là bao gồm tất cả các mối quan hệ ràng buộc, cung cách cư xử lẫn ứng xử, mọi thói quen, quy tắc, luật lệ…, tồn tại trong doanh nghiệp. Trong đó bao gồm: cách cư xử của cấp dưới với cấp trên, sự quan tâm của người lãnh đạo đối với cấp dưới của mình, tinh thần đoàn kết thương yêu giữa mọi người trong tổ chức… Xây dựng văn hoá trong nội bộ doanh nghiệp là làm thế nào để liên kết mọi người trong cùng một tổ chức tạo ra một sức mạnh to lớn, tạo ra một môi trường văn hoá mà trong môi trường đó có các thành viên của tổ chức mình. Do đó cho dù muốn làm bất cứ việc gì, điều đầu tiên là phải củng cố vững chắc nội bộ rồi mới hướng ra các hoạt động khác, điều này cũng rất phù hợp với câu châm ngôn “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Việc xây dựng nền văn hoá trong nội bộ doanh nghiệp nên chú ý một số điều sau: - Xây dựng mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới. Xây dựng mối quan hệ này như thế nào để có lợi cho công việc, lại vừa thúc đẩy mối quan hệ này phát triển một cách lành mạnh. Tuy nhiên trong mối quan đó, cấp trên phải nắm vai trò chủ đạo. Nếu không nhận thức được vấn đề này thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thể tiến hành một cách tốt đẹp được. Mặt khác cũng nên nhìn nhận mối quan hệ này chỉ nên giới hạn trong phạm vi công tác, không phải là sự lệ thuộc về mặt tư tưởng - Xây dựng một tinh thần đoàn kết giữa tất cả các thành viên trong một tổ chức. Có những hoạt động mang tính tập thể để tác động vào tâm lý con người, chẳng hạn: + Sự đón tiếp người mới đến làm việc. Doanh nghiệp nên có những hoạt động đón tiếp những người mới đến, điều này nhằm mục đích tạo cho người mới đến làm việc một cảm giác tự tin hơn, hoà đồng nhanh chóng với tổ chức. + Tổ chức trưng cầu ý kiến. Mỗi cá nhân đều có thể đóng góp ý kiến của mình vào sự phát triển của doanh nghiệp, họ sẽ tự ý thức được vai trò của mình trong tổ chức, do đó sẽ cố gắng hơn nữa trong lao động. + Lập một tờ báo riêng của doanh nghiệp. Điều này đem lại khả năng tiếp xúc rộng rãi giữa mọi người trong doanh nghiệp. Tờ báo sẽ đóng vai trò làm cho không khí trong doanh nghiệp trong lành hơn. - Xây dựng các nguyên tắc luật lệ trong doanh nghiệp như: quy định đi làm không được muộn, trong khi lao động không được hút thuốc… Bởi vì con người ai cũng có ý thức “không muốn bị ép buộc” và luôn “chống lại sự sai khiến”. Do đó nếu là người lãnh đạo khôn khéo thì sẽ không bao giờ bộc lộ khả năng lãnh đạo của mình theo cách chỉ có ra lệnh chứ không bao giờ lắng nghe ý kiến của ai cả. Tuy nhiên khi đưa ra các nguyên tắc, luật lệ người lãnh đạo phải chú ý điều đó có phù hợp với doanh nghiệp của mình hay không bởi vì nếu đưa ra những nguyên tắc quá hà khắc sẽ là tác nhân gây cản trở cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần phải bổ xung giáo dục kỷ luật vào công tác đào tạo đội ngũ để làm cho các thành viên nhận thức rõ phải chấp hành các nguyên tắc kỷ luật một cách tự nguyện. Tuy nhiên điều quan trọng là người lãnh đạo phải hiểu rõ nền văn hoá trong doanh nghiệp mình, nói cách khác là phải biết văn hoá trong doanh nghiệp mình có biến hay không, điều gì đang diễn ra ở doanh nghiệp, ngững luồng văn hoá nào đang thâm nhập vào doanh nghiệp… b- chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh I- Quan điểm đạo đức và chuẩn mực đạo đức kinh doanh 1. Đạo đức Có rất nhiều quan điểm về đạo đức, ta xét một số quan điểm sau: Thuyết vị kỷ (thuyết theo đa số): theo thuyết này thì tiêu chuẩn đạo đức được đưa ra để phục vụ cho quyền lợi của số đông-đại đa số trong xã hội. Do vậy, các hành vi, các quyết định được xem là có đạo đức nếu chúng tuân thủ theo chuẩn mực và phục vụ cho lợi ích của đại đa số. Quan điểm của chủ nghĩa cá nhân. Những người theo quan điểm này cho rằng chỉ có các hành vi hoạt động vì lợi ích lâu dài của cá nhân con người thì mới là hành động có đạo đức. Quan điểm về quyền cơ bản của con người. Theo quan điểm này chuẩn mực đạo đức được chia ra trên quan điểm về quyền của con người, tôn trọng các quyền đó. Đạo đức tiếp cận trên phương diện công lý. Trên phương diện công lý, giá trị đạo đức trong các hành vi, các quyết định được thể hiện theo các tiêu chuẩn về bình đẳng, công băng, công lý… 2. Đạo đức trong kinh doanh Đạo đức kinh doanh là đạo đức được vận dụng vào trong quá trình kinh doanh, vì vậy mà khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống với các hoạt động khác. Đạo đức kinh doanh được đề cập ở rất nhiều phạm vi, trong đó có 4 phạm vi quan trọng: Phạm vi xã hội. Trong phạm vi này, đạo đức thường đề cập các vấn đề như thể chế xã hội, chuẩn mực giá trị của thể chế đó, quyền và nghĩa vụ của con người trong kinh doanh. Phạm vi những người có liên quan đến doanh nghiệp. Theo phạm vi này, các vấn đề đạo đức được đặt ra và giải quyết trong mối quan hệ giữa các đối tác, những người có liên quan mà lợi ích gắn liền với kết quả của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như: các nhà cung cấp, khách hàng, người đầu tư (cổ đông, người mua trái phiếu)… Phạm vi doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh liên quan trực tiếp đến người lao động trong doanh nghiệp, bao gồm quyền, nghĩa vụ trong lao động, các quan hệ và lợi ích kinh tế của trong làm việc, trong kinh doanh. Trong phạm vi các nhân. Vấn đề đạo đức ở đây được giải quyết trong quan hệ giữa người với người trong một tổ chức kinh doanh như: lòng trung thực, thiện chí, quan hệ chủ thợ, người quản lý và người bị quản lý… 3. Các chuẩn mực đạo đức Chuẩn mực đạo đức là những chuẩn mực được đặt ra để định hướng các hành vi và đánh giá giá trị đạo đức của hành vi đó trong kinh doanh. Dưới đây là các chuẩn mực đạo đức chủ yếu: Giá trị đạo đức: là những định ước mang tính xã hội, được thừa nhận rộng rãi, tồn tại lâu đời, ổn định trong đời sống xã hội. Các giá trị lý giải cho các hành động trong thực tiễn. Quyền và nghĩa vụ + Quyền được xem như là những yêu cầu chính đáng của con người, từ góc độ cho phép con người thực hiện một hành động cụ thể. Quyền thường đưa lại cho con người một phạm vi hoạt động tự do, tuy nhiên với từng con người cụ thể, từng hoàn cảnh cụ thể, phạm vi quyền không phải là vô hạn, mà bị giới hạn bởi những quyền của người khác + Nghĩa vụ là trách nhiệm phải thực hiện điều, một công việc cụ thể. Nghĩa vụ thường gắn với các vấn đề như luật pháp, trách nhiệm công dân… - Sự quan tâm. Hiện nay có rất nhiều người cho rằng đạo đức không chỉ nằm trong quy tắc về quyền lực mà còn nằm ngay trong sự quan tâm đến người khác. II-xây dựng chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh Trong thực tế hoạt động kinh doanh, để điều chỉnh các hành vi theo các chuẩn mực đạo đức thì vấn đề đạo đức cần phải được xây dựng chặt chẽ qua đó mà kiểm soát và chi phối các hoạt động kinh doanh. Nội dung xây dựng chuẩn mực đạo đức kinh doanh bao gồm hai yếu tố: 1. Xây dựng môi trường đạo đức bên ngoài doanh nghiệp Đạo đức bên ngoài tức là đề cập đến khía cạnh đạo đức trong phạm vi xã hội mà trong doanh nghiệp là một nhân tố của xã hội. Xây dựng đạo đức ngoài doanh nghiệp cũng có nghĩa là xây dựng đạo đức trong phạm vi xã hội. Thực hiện đầy đủ chủ quyền của mình trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.Chấp hành nghiêm chỉnh các thể chế xã hội, các quy tắc cũng như điều luật ban hành mà cả xã hội buộc phải tuân theo. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tuân thủ luật pháp, làm ăn trong sạch, nộp thuế đầu đủ… Xây dựng những quy tắc, quy ước chung để thực hiện trong các hoạt động kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả trước hết phải biết giữ chữ “tín” đối với bạn hàng, tạo ra chữ “tín” đã khó nhưng giữ được lại càng khó hơn. Xây dựng chủ trương bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ môi trương. Ngày nay khía cạnh này đang bị các doanh nghiệp lãng quên. Các doanh nghiệp không mấy chú ý đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, không bảo vệ môi trường, chính điều này đã quay lại “giết” các doanh nghiệp chứ không phải bất kỳ một đối thủ cạnh tranh nào cả. Xây dựng mối quan hệ hợp tác bình đẳng trong kinh doanh, phát triển cạnh tranh lành mạnh trong cộng đồng kinh doanh giữa các thành phần kinh tế với nhau. 2. Xây dựng chuẩn mực đạo đức trong doanh nghiệp Xây dựng chuẩn mực đạo đức trong doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp xúc tiến các hoạt động kinh doanh trên thị trường Cần phải xây dựng một hệ thống đánh giá về đạo đức. Bởi vì thông qua đó doanh nghiệp có thể xác định được hành động nào là có đạo đức, hành động nào là vô đạo đức, dựa trên hệ thống đó doanh nghiệp mới có thể đi đúng con đường mà mình đã chọn. Xây dựng các quy chế về kiểm tra đạo đức trong doanh nghiệp. Đó là cách xét xử vi phạm các quy tắc đạo đức của từng thành viên trong doanh nghiệp. Cần phải có những biện pháp tức thời để xử lý những trường hợp vi phạm đạo đức, bên cạnh đó phải có những hoạt động khen thưởng những hành động đạo đức. Khuyến khích tính sáng tạo, tài năng và nhiệt huyết trong con người lao động. Đối xử công bằng với các thành viên, chăm lo đến đời sống vật chất cũng như tình thần của người lao động. Giáo dục đạo đức trong kinh doanh. Thực hiện chường trình giáo dục về đạo đức trong doanh nghiệp qua các hình thức: phổ biến quy chế và quy tắc đạo đức, mở các lớp bồi dưỡng về nhận thức và quản lý việc thực hiện các quy tắc đạo đức. Thành lập một ban tư vấn về đạo đức. Ban này có nhiệm vụ nghiên cứu, đề ra các chính sách, quy tắc và thể chế đạo đức áp dụng trong một tổ chức kinh doanh. Đề cao đạo đức nghề nghiệp của mỗi thành viên trong tổ chức. Phải quyết định đúng đắn ba vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp đó là sản xuất cái gì? như thế nào? cho ai? III- quan điểm và đạo đức kinh doanh ở Việt nam 1. Quan điểm đánh giá, phán xét Phán xét một hành vi đạo đức là một vấn đề không đơn giản, vì nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan mang tính cá nhân. trong nhiều trường hợp rất khó phán quyết một hành động nào đó là đứng hay sai, tốt hay xấu… về mặt đạo đức. Nhà soạn kịch George Bernard Show (1) đã nói rằng “Khi bạn cản trở tôi làm điều gì tôi muốn thực hiện thì đó là ngược đãi, áp bức, nhưng nếu tôi ngăn cản bạn thực hiện điều gì bạn muốn làm thì điều đó là luật lệ, trật tự, luân lý và có đạo đức”. Nói cách khách một số người cho rằng quan điểm của mình là hợp đạo đức còn hành vi của người khác là phản đạo đức. Vấn đề đúng sai, tốt xấu nhiều khi là câu trả lời mang tính cá nhân của người có liên quan đến các quyết định về hành động hay hành vi đó. Hiện nay, quan điểm đánh giá về phán xét đạo đức có xu hướng diễn ra rất khác nhau, nhưng có hai luồng quan điểm chính: Thuyết tương đối đơn giản. Theo thuyết này người ta cho rằng con người tự nghĩ ra và đặt ra các tiêu chuẩn để từ đó tự phán xét các hành vi của chính mình. Theo đó việc diễn ra các quyết định hay lựa chọn các hành vi về đạo đức thường phức tạp, rất quan trọng nhưng lại mang tính cá nhân. Lý thuyết tương đối về văn hoá xã hội. Cho rằng vấn đề đạo đức mang tính chất tương đối, nó phụ thuộc vào điều kiện về văn hoá xã hội cụ thể. Hơn thế, thuyết này cho rằng không có một chuẩn mực chung nào để giúp ta đưa ra những phán xét về đạo đức trong một cộng đồng có những đặc trưng văn hoá cụ thể. Thuyết này có thể áp dụng trong kinh doanh hiện nay ở hầu hết các doanh nghiệp, bởi vì lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dàn trải trên phạm vi toàn cầu, họ phải hoạt động ở trên nhiều quốc gia, nhiều dân tộc khác nhau. Ngoài hai quan điểm trên, hiện nay còn có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tất cả đều tập chung cho việc giải quyết câu hỏi: liệu quan điểm này có hợp đạo đức không? 2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28848.doc
Tài liệu liên quan