Hàng hóa được mô tả trên vận đơn này được chấp nhận theo thứ tự và điều kiện rõ ràng.(trừ trường hợp trong ghi chú) cho việc chuyên chở. Theo diều kiện hợp đồng trên mặt sau của vận đơn, tất cả các hàng hóa có thể được chuyên chở bởi bất kỳ cách thức nào khác bao gồm cả đường bộ hay bất kỳ người chuyên chở nào khác trừ khi có những thỏa thuận riêng khác được đưa ra ở đây bởi người gửi hàng. Và người gửi hàng đồng ý với việc lô hàng có thể được chuyên chở thông qua điểm dừng trung gian nơi mà người chuyên chở cho là thích hợp. Người gửi hàng cần lưu ý tới những ghi chú liên quan tới giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở. Người gửi hàng có thể gia tăng giới hạn trách nhiệm đó bằng cách đưa ra giá cao hơn cho việc chuyên chở và trả một khoản phí bổ sung nếu được yêu cầu.
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5343 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vận đơn đường biển theo hình thức tàu chợ, tàu chuyến và vận đơn hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dôi nhật ngay sau khi nhận được hoá đơn thu phí của chủ tàu.
Trong trường hợp tiền phạt không được thanh toán đúng như quy định ở trên, Chủ tàu sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho phép Người thuê tàu thực thi lại nghĩa vụ trong vòng 96 tiếng đồng hồ. Nếu hết thời gian ân hạn, khoản tiền phạt vẫn chưa được thanh toán và nếu tàu vẫn trong phạm vi cảng xếp, Chủ tàu được quyền chấm dứt hợp đồng vào bất kỳ thời điểm nào và được quyền đòi bồi thường thiệt hại phát sinh.
8. Cầm giữ hàng hoá.
Chủ tàu sẽ có quyền cầm giữ hàng hoá và mọi khoản cước thuê lại tàu do bên thứ ba trả, liên quan đến hàng hoá để đòi tiền cước, cước khống, tiền phạt dôi nhật, khiếu nại tổn thất và tất cả các khoản nợ khác theo hợp đồng này, kể cả các chi phí bỏ ra cho việc thu hồi những khoản nợ ấy.
9. Điều khoản huỷ hợp đồng.
a. Nếu tàu chưa sẵn sàng để xếp (dù đã cập cầu hay chưa) vào ngày huỷ hợp đồng được ghi trong mục 21, Người thuê tàu sẽ có quyền huỷ ngang hợp đồng này.
b. Nếu Chủ tàu lường trước việc tàu có thể sẽ chưa sẵn sàng xếp hàng vào ngày huỷ hợp đồng, dù đã mẫn cán hợp lý, thì họ ngay lập tức phải thông báo cho Người thuê tàu và đưa ra mốc sẵn sàng mới, đồng thời yêu cầu Người thuê tàu xác nhận sẽ thực hiện quyền huỷ hợp đồng hay chấp nhận ngày huỷ hợp đồng mới.
Người thuê phải thông báo quyết định của mình trong vòng 48 tiếng sau khi nhận được thông báo của Chủ tàu. Nếu họ không thực hiện quyền huỷ hợp đồng, thì hợp đồng này được xem như đã sửa đổi với thời điểm huỷ hợp đồng mới sẽ là 7 ngày sau thời điểm sẵn sàng làm hàng mà chủ tàu đã ghi trong thông báo.
Mục (b) của điều khoản này sẽ chỉ thực hiện một lần, và nếu tàu tiếp tục chậm chễ, Người thuê tàu sẽ có quyền huỷ hợp đồng theo mục (a) của điều khoản này.
10. Vận đơn.
Vận đơn sẽ được trình cho Thuyền trưởng kí theo mẫu "Congenbill" ấn bản 1994, không phương hại (mâu thuẫn) đến nội dung hợp đồng này, hoặc đại lý của Chủ tàu có thể ký thay nếu được Chủ tàu uỷ quyền bằng văn bản, Người thuê tàu sẽ được cấp một bản sao thư uỷ quyền này. Người thuê tàu sẽ cam kết bồi thường và miễn trách cho Chủ tàu đối với mọi hậu quả hay nghĩa vụ phát sinh từ việc kí vận đơn kê khai sẵn nội dung, trên phương diện các điều khoản hay các nội dung của vận đơn áp đặt hoặc dẫn đến sự áp đặt những nghĩa vụ nặng nề hơn cho Chủ tàu so với những nghĩa vụ quy định trong hợp đồng vận chuyển này.
11. Điều khoản đâm va 2 bên cùng có lỗi.
Nếu tàu này đâm va vào với con tàu khác do hậu quả của sự bất cẩn của con tàu kia và do hành vi sơ suất, sai sót trong hành hải hay quản lý tàu của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu, hay người làm thuê cho Chủ tàu, chủ hàng trên tàu này sẽ cam kết miễn trách nhiệm cho Chủ tàu đối với tất cả các tổn thất hoặc trách nhiệm đối với tàu kia hoặc chủ con tàu ấy, trong chừng mực những tổn thất và trách nhiệm này tương ứng với tổn thất, thiệt hại, hay khiếu nại đã được bên thứ ba, tàu kia hoặc chủ con tàu đó trả hoặc cam kết trả cho chủ hàng này, đồng thời đã được tàu hoặc chủ tàu kia giải quyết, khấu trừ, bồi hoàn như là một phần trong khiếu nại của chủ tàu ấy đối với tàu hoặc chủ tàu này.
Các điều khoản nói trên cũng sẽ áp dụng khi lỗi liên quan đến vụ đâm va thuộc về chủ tàu, người khai thác, hay người quản lý của tàu hoặc đối tượng bị đâm va.
12. Tổn thất chung và điều khoản New Jason
Tổn thất chung sẽ được phân bổ ở London trừ các bên có thỏa thuận khác trong ô số 22 theo quy tắc York-Antwerp 1994 và các phiên bản sửa đổi tiếp theo. Chủ hàng đóng góp phần trách nhiệm của hàng hoá trong chi phí tổn thất chung, dù chi phí đó phát sinh do bất cẩn hay lỗi của nhân viên hãng tàu (Xem điều khoản số 2).
Nếu tổn thất chung được giải quyết theo luật pháp và các thông lệ của Hoa Kỳ, thì điều khoản sau sẽ được áp dụng: “ Trong trường hợp tai nạn, nguy hiểm, hư hỏng hoặc thảm hoạ trước hay sau khi bắt đầu chuyến đi, do bất kỳ nguyên nhân nào, cho dù có hay không phải nguyên do từ sự bất cẩn mà chủ tàu được miễn trách trước hành vi bất cẩn ấy hoặc hậu quả của nó, theo luật, hợp đồng hay các quy định khác, thì người gửi hàng, người nhận hàng hoặc chủ sở hữu hàng hóa sẽ đóng góp tổn thất chung cùng chủ tàu để trang trải cho bất kỳ sự hy sinh, mất mát hay chi phí đã xảy ra mang bản chất của tổn thất chung, đồng thời sẽ trả chi phí cứu hộ hoặc các khoản chi đặc biệt khác liên quan đến hàng hóa. Nếu tàu cứu hộ cũng thuộc quyền sở hữu, khai thác của cùng chủ tàu bị nạn, thì chi phí cứu hộ vẫn được thanh toán đầy đủ giống như với (những) tàu của người khác. Nếu có yêu cầu thì các bên gồm hàng hoá, người gửi, người nhận hoặc chủ hàng phải ký quỹ cho chủ tàu trước khi nhận hàng số tiền đủ để chủ tàu hay đại lý chủ tàu trang trải dự toán phần đóng góp tổn thất chung của hàng hóa và bất kỳ chi phí cứu nạn và chi phí đặc biệt liên quan.
13. Thuế và phí
(a) Với tàu: Chủ tàu sẽ trả tất cả chi phí, lệ phí và thuế thường áp cho tàu theo tập quán, bất kể số tiền đó ước định là bao nhiêu.
(b) Với hàng: Bên thuê tàu sẽ trả tất cả phí, lệ phí và thuế thường áp lên hàng hoá theo tập quán, bất kể số tiền đó ước định là bao nhiêu.
(c) Với cước: bên thuê tàu sẽ chịu thuế cước, trừ khi có thoả thuận khác trong ô số 23.
14. Đại lý
Trong mọi trường hợp chủ tàu sẽ chỉ định đại lý của họ tại Cảng xếp và Cảng dỡ.
15. Phí môi giới
Hoa hồng môi giới theo tỷ lệ quy định trong ô số 24, tính trên số tiền cước, cước khống và tiền phạt dôi nhật sẽ được thanh toán cho bên có tên trong ô số 24
Trong trường hợp không thực hiện hợp đồng, 1/3 tiền hoa hồng môi giới tính trên số tiền cước dự tính sẽ được bên chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hợp đồng trả cho người môi giới để bồi thường cho những công việc và chi phí mà người môi giới đã bỏ ra. Trong trường hợp việc không thực hiện hợp đồng liên quan đến nhiều chuyến, thì số tiền bồi thường sẽ được các bên thoả thuận cụ thể.
16. Điều khoản về đình công
a) Khi tàu sẵn sàng đi từ cảng cuối cùng hay tại bất cứ thời điểm nào trong chuyến đi tới cảng hay các cảng xếp hàng hoặc sau khi tàu tới cảng, nếu có đình công hay đóng cửa xảy ra ảnh hưởng và ngăn cản việc xếp hàng thực tế, toàn bộ hay chỉ một phần, thuyền trưởng hay chủ tàu có thể yêu cầu người thuê tàu tuyên bố rằng họ đồng ý tính vào thời gian tàu được phép làm hàng (laydays). Chủ tàu có quyền chọn ngày hủy hợp đồng trừ khi người thuê tàu đưa ra tuyên bố trên bằng văn bản (bằng điện nếu cần thiết) trong vòng 24 giờ. Nếu chỉ một phần hàng hóa được xếp, chủ tàu phải tiến hành lựa chọn ngày hủy hợp đồng (cước được trả theo khối lượng hàng xếp), thì tàu có quyền tự do lấy hàng khác cho chuyến đi bằng chi phí của họ
b) Nếu có đình công hay đóng cửa xảy ra ảnh hưởng và ngăn cản việc dỡ hàng thực tế sau khi tàu tới hoặc nằm tại cảng dỡ cũng như ở trên, nếu không giải quyết trong vòng 48 giờ, người thuê tàu có quyền buộc tàu chờ cho đến khi cuộc đình công hay đóng cửa kết thúc, kể từ thời điểm này cho đến khi hoàn thành việc dỡ hàng, người thuê tàu phải trả đầy đủ số tiền phạt làm hàng chậm hoặc điều tàu tới cảng dỡ trong vòng 48 giờ sau khi thuyền trưởng hay chủ tàu ra thông báo cho người thuê tàu về cuộc đình công hay đóng cửa ảnh hưởng tới việc dỡ hàng, tất cả các điều kiện trong hợp đồng này và trong vận đơn sẽ được áp dụng khi giao hàng tại cảng như vậy và tàu sẽ nhận được số tiền cước như khi dỡ hàng tại cảng đích quy định, trừ khi khoảng cách tới cảng thay thế vượt quá 100 hải lý, cước trả cho hàng dỡ tại cảng thay thế sẽ tăng lên theo tỉ lệ
c) Ngoại trừ các trách nhiệm nêu ở trên, cả người thuê tàu và chủ tàu đều không phải chịu trách nhiệm đối với các hậu quả của bất cứ cuộc đình công hay đóng cửa nào mà ảnh hưởng hoặc cản trở việc xếp hay dỡ hàng thực tế
17. Rủi ro chiến tranh (“Voywar 1993”)
(1) Nghĩa một số từ trong điều khoản này:
a)”Chủ tàu” bao gồm chủ tàu, người thuê tàu trần, những người quản lý hay khai thác có nghĩa vụ quản lý con tàu, thuyền trưởng
b) “Rủi ro chiến tranh”: Bao gồm bất cứ một cuộc chiến tranh nào (đã xảy ra hay có nguy cơ xảy ra), hành động chiến tranh, nội chiến, bạo động, cách mạng, nổi loạn, nổi dậy của dân chúng, hành động gây chiến, đặt mìn (thực tế hay cảnh báo), hành động cướp bóc, khủng bố, gây chiến hoặc phong tỏa (do đe dọa tới tất cả mọi tàu, hoặc đối với những hàng hóa hay thủy thủ hay các thứ khác nhất định nào đó) do bất cứ người nào, tổ chức khủng bố hay chính trị, hay do chính quyền của nước nào đó gây ra, mà theo sự xét đoán hợp lý của thuyền trưởng và/hoặc chủ tàu thì con tàu, hàng hóa trên tàu, thủy thủ hay những người khác trên tàu có thể bị nguy hiểm
(2) Nếu tại bất cứ thời điểm nào trước khi tàu xếp hàng mà xuất hiện những điều trên, theo sự phán đoán hợp lý của thuyền trưởng và/hoặc chủ tàu, thể hiện rõ trong hợp đồng thuê tàu, nêu rõ tàu, hàng trên tàu, thủy thủ, những người khác trên tàu đối với rủi ro chiến tranh, chủ tàu có thể ra thông báo cho người thuê tàu về ngày hủy hợp đồng, hay từ chối thực hiện một phần điều thể hiện trong hợp đồng về tàu, hàng hay dỡ hàng phải được tiến hành trong một loạt các cảng, tại một cảng hay những cảng chỉ định bởi người thuê tàu, rủi ro chiến tranh có thể được nêu rõ đối với tàu, hàng, thủy thủ hay những người khác, thì đầu tiên chủ tàu nên yêu cầu người thuê tàu chỉ định bất cứ một cảng an toàn nào khác nằm trong dãy các cảng xếp hay dỡ, và chỉ có thể hủy hợp đồng nếu người thuê tàu không chỉ định cảng hay các cảng an toàn như vậy trong vòng 48 giờ sau khi nhận được thông báo trên của chủ tàu
(3) Chủ tàu sẽ không bị yêu cầu tiếp tục xếp hàng cho bất cứ chuyến đi nào, hay ký vận đơn cho bất cứ nơi hay cảng nào, hoặc tiến hành hay tiếp tục bất cứ hành trình hay một phần hành trình nào, hay đi qua kênh, vùng nước nào, tiến hành hay bỏ lại bất cứ nơi hay cảng nào. Trường hợp có quy định, sau khi việc xếp hàng bắt đầu hay tại bất cứ khâu nào của chuyến đi, cho tới trước khi việc dỡ hàng kết thúc, theo sự phán đoán hợp lý của thuyền trưởng và/hoặc chủ tàu, con tàu, hàng trên tàu (một phần hàng), thủy thủ hay những người khác trên tàu (một hay nhiều người trong số họ) có thể được nói rõ về rủi ro chiến tranh. Nếu điều đó xuất hiện, chủ tàu theo yêu cầu của người thuê tàu có thể chỉ định một cảng an toàn để dỡ hàng hay một phần hàng, và nếu trong vòng 24 giờ nhận được thông báo đó, người thuê tàu không chỉ định được cảng như vậy, chủ tàu có thể dỡ hàng tại bất kỳ cảng an toàn nào mà họ chọn (bao gồm cả cảng xếp) để hoàn tất hợp đồng vận chuyển. Chủ tàu có quyền đòi người thuê tàu những chi phí phát sinh thêm do việc dỡ hàng như vậy, và nếu việc dỡ hàng tiến hành tại bất kỳ cảng nào khác ngoài cảng xếp, chủ tàu nhận được đầy đủ cước do hàng được vận chuyển tới cảng dỡ và nếu khoảng cách xa thêm vượt quá 10 Hải lý thì cước sẽ được trả thêm theo phần trăm cước đã ký trong hợp đồng, phần trăm này bằng phần trăm tăng thêm của khoảng cách đi thêm so với khoảng cách của tuyến đường thông thường và theo tập quán chủ tàu có quyền cầm giữ hàng hóa để đòi các chi phí và cước đó
(4) Nếu tại bất kỳ khâu nào của chuyến đi sau khi việc xếp hàng bắt đầu, nếu có quy định, theo sự phán đoán hợp lý của thuyền trưởng và/hoặc chủ tàu, con tàu, hàng hóa, thủy thủ và những người khác trên tàu có thể được nói rõ về những rủi ro chiến tranh trên bất cứ phần nào của tuyến đường (kể cả kênh hay vùng nước) mà thông thương và theo tập quán vẫn được sử dụng trong một chuyến đi bình thường và nếu có tuyến đường khác dài hơn đi đến cảng dỡ, chủ tàu sẽ thông báo với người thuê tàu rằng tuyến đường này sẽ được sử dụng. Trong trường hợp nếu tổng quãng đường đi thêm xa hơn 10 hải lý, chủ tàu có quyền lấy thêm tiền cước theo phần trăm cước ký trong hợp đồng, phần trăm này bằng phần trăm tăng thêm của khoảng cách đi thêm so với khoảng cách của tuyến đường thông thường và theo tập quán
(5) Con tàu có quyền tự do
a) Tuân theo tất cả mệnh lệnh, hướng dẫn, giới thiệu hay thông báo khi khởi hành, đến đích, tuyến đường, hành trình theo đoàn, cảng ghé qua, cảng dừng, đích, dỡ hàng, giao hàng hay bất cứ các hướng dẫn nào mà quốc gia tàu treo cờ đưa ra, hay các quốc gia khác mà chủ tàu phải tuân theo luật pháp nước đó, hay chính phủ nào khác yêu cầu, hoặc cá nhân hay tổ chức có quyền hạn buộc tàu phải tuân theo những mệnh lệnh hay chỉ dẫn của họ
b) Tuân theo các mệnh lệnh, hướng dẫn hay chỉ dẫn của người bảo hiểm rủi ro chiến tranh, người mà có quyền đưa ra các thông báo như vậy theo các điều khoản của bảo hiểm rủi ro chiến tranh
c) Tuân theo các điều khoản trong nghị quyết nào đó của Hội đồng Bảo an liên hợp quốc, các hướng dẫn của Cộng đồng Châu Âu, những mệnh lệnh hiệu lực của các tổ chức quốc tế khác mà có quyền phát hành và ra các thông báo như vậy, và luật pháp các quốc gia mà chủ tàu lệ thuộc và phải tuân theo các mệnh lệnh và chỉ dẫn của các tổ chức đó
d) Dỡ toàn bộ hay một phần hàng ở bất cứ một cảng nào mà có thể cho phép tàu tịch thu hàng buôn lậu
d) Ghé vào bất kỳ cảng nào để thay đổi thuyền viên hay những người khác trên tàu khi có lý do tin rằng họ có thể bị bắt giữ, bỏ tù hay chịu các hình phạt khác
f) Trường hợp hàng hóa không được xếp hay dỡ bởi chủ tàu theo điều kiện nào đó của điều khoản này, vì lợi ích của chính mình, chủ tàu có thể xếp hàng khác lên tàu và vận chuyển tới một hay một số cảng khác, phía trước, phía sau hay theo một hướng đối lập với tuyến đường thông thường và theo tập quán
(6) Nếu tuân theo các khoản (2) tới (5) của điều khoản này thì dù có hay không diễn ra cũng không bị coi là đi chệch hướng mà coi là đã hoàn thành hợp lý hợp đồng vận chuyển
18. Điều khoản chung về băng
Cảng xếp hàng
Trong trường hợp cảng xếp hàng không thể vào được do băng khi tàu đã sẵn sàng đi từ cảng cuối cùng, hoặc tại bất cứ thời điểm nào trong chuyến đi hay lúc tàu đến, hoặc trường hợp cảng bị đóng băng sau khi tàu đến, thuyền trưởng e rằng không vận chuyển được hàng hóa, vì vậy hợp đồng thuê tàu sẽ bỏ trống hay tránh điều này
Nếu trong quá trình xếp hàng vì sợ tàu bị đóng băng thuyền trưởng có quyền tự do điều tàu đi một cách hợp lý với hàng hóa đã bốc lên tàu và tiến hành bốc xếp hết hàng tại một hay một số cảng khác để đảm bảo quyền lợi của chủ tàu. Vì vậy hàng hóa được xếp theo hợp đồng này sẽ được giao ở cảng đích bằng chi hí của tàu, người thuê tàu ngoài việc thanh toán cước còn phải thanh toán các chi phí phát sinh thêm do lỗi của ông ta, cước vẫn được trả theo khối lượng giao (theo tỉ lệ nếu thuê bao), tất cả các điều kiện khác sẽ như trên hợp đồng này
Trường hợp có nhiều hơn một cảng xếp và nếu một hay một số cảng bị đóng cửa do băng, thuyền trưởng hay chủ tàu có quyền xếp một phần hàng tại cảng tự do và hoàn thành việc xếp ở cảng khác bằng chi phí của họ như trong khoản (b) hoặc tuyên bố trong hợp đồng là không và tránh điều đó, trừ khi người thuê tàu đồng ý xếp toàn bộ hàng tại cảng tự do
Cảng dỡ
Để tránh băng khi tàu tới cảng dỡ hàng, người thuê tàu sẽ có quyền lựa chọn giữ tàu chờ cho đến khi tuyến hành hải mở lại và thanh toán tiền phạt làm hàng chậm, hoặc ra lệnh cho tàu ngay lập tức tới một cảng an toàn nơi mà tàu có thể dỡ hàng an toàn không bị rủi ro do băng. Những mệnh lệnh như vậy được đưa ra trong vòng 48 giờ sau khi thuyền trưởng hay chủ tàu ra thông báo cho người thuê tàu về việc tàu không thể tới cảng đích
Trong quá trình dỡ hàng nếu thuyền trưởng sợ tàu bị đóng băng thì có quyền tự do điều tàu đi một cách hợp lý với một phần hàng còn trên tàu và tiến hành dỡ hàng tại một cảng an toàn gần nhất
Nếu việc giao hàng tại cảng như vậy, tất cả các điều khoản của vận đơn sẽ được áp dụng và tàu sẽ nhận được số cước như khi dỡ hàng tại cảng đích quy định, trừ khi khoảng cách tới cảng thay thế xa quá 100 hải lý, thì cước cho hàng được giao tại cảng thay thế sẽ tăng lên theo tỷ lệ.
19. Luật và trọng tài
a) Hợp đồng thuê tàu được điều chỉnh và giải thích phù hợp với luật Anh quốc, mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được đưa tới trọng tài ở London theo đạo luật trọng tài 1950 và 1979 hay bất cứ đạo luật sửa đổi hay được tái thông qua còn hiệu lưc. Nếu các bên đồng ý chọn một trọng tài duy nhất thì mỗi bên sẽ chỉ định một trọng tài và các trọng tài được chỉ định này sẽ định ra một trọng tài thứ ba quyết định của nhóm trọng tài ba người được chỉ định hoặc bất cứ hai trong số họ sẽ là quyết định cuối cùng. Khi một bên chỉ định nhận được bằng văn bản của bên trọng tài khác, thì bên này sẽ chỉ định trọng tài của họ trong vòng 14 ngày, quyết định của một trọng tài được chỉ định sẽ không là quyết định cuối cùng
Đối với các tranh chấp trong trường hợp tổng số tiền khiếu nại không vượt quá số tiền ghi trong ô (25), trọng tài sẽ giải quyết phù hợp với quy định của phòng thủ tục về khiếu nại nhỏ của Hiệp hội trọng tài London
b) Hợp đồng này được điều chỉnh và giải thích phù hợp với điều (9) của đạo luật và luật biển Mỹ. Bất cứ tranh chấp nào phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết bởi ba người tại NewYork, mỗi bên phải chỉ định một người và người thứ ba do cả hai bên chọn; quyết định của họ hay hai trong số họ sẽ là quyết định cuối cùng, và để sau này còn hiệu lực những thỏa thuận này có thể được xây dựng thành luật ở tòa án.Quá trình này sẽ được chỉ đạo phù hợp với quy tắc của Hiệp hội trọng tài biển
Đối với các tranh chấp trong trường hợp tổng số tiền khiếu nại không vượt quá số tiền ghi trong ô (25), trọng tài sẽ giải quyết phù hơp với quy định của phòng thủ tục về trọng tài của hiệp hội trọng tài biển
c) Bất cứ tranh chấp nào phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết theo trọng tài tại nơi được chỉ định ở ô (25) tùy thuộc vào thủ tục áp dụng ở đó. Luật của nơi được chỉ định ở ô (25) sẽ chi phối hợp đồng này
d) Nếu ô (25) trong phần I không được điền thì mục (a) của điều khoản này sẽ được áp dụng.
V. Vận đơn hàng không (THAI CARGO)
Những điều khoản của hợp đồng và những ghi chú dưới đây được thể hiện trên một vận đơn hàng không (1)
(Trong phần này nhóm sử dụng vận đơn của Thai Cargo làm tài liệu tham khảo)
Lưu ý trên mặt của vận đơn hàng không
Hàng hóa được mô tả trên vận đơn này được chấp nhận theo thứ tự và điều kiện rõ ràng.(trừ trường hợp trong ghi chú) cho việc chuyên chở. Theo diều kiện hợp đồng trên mặt sau của vận đơn, tất cả các hàng hóa có thể được chuyên chở bởi bất kỳ cách thức nào khác bao gồm cả đường bộ hay bất kỳ người chuyên chở nào khác trừ khi có những thỏa thuận riêng khác được đưa ra ở đây bởi người gửi hàng. Và người gửi hàng đồng ý với việc lô hàng có thể được chuyên chở thông qua điểm dừng trung gian nơi mà người chuyên chở cho là thích hợp. Người gửi hàng cần lưu ý tới những ghi chú liên quan tới giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở. Người gửi hàng có thể gia tăng giới hạn trách nhiệm đó bằng cách đưa ra giá cao hơn cho việc chuyên chở và trả một khoản phí bổ sung nếu được yêu cầu.
Những điều kiện của Hợp đồng trên mặt sau của vận đơn
Lưu ý liên quan đến giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở:
Nếu việc chuyên chở có diểm đến cuối cùng hay điểm dừng ở một nước khác với nước đi, công ước Varsaw hay công ước Montreal có thể được áp dụng và trong hầu hết các trường hợp đều giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở khi xảy ra mất mát, thiệt hại hay chậm trễ đối với hàng hóa.
Dựa trên điều luật áp dụng, và trừ khi một giá trị cao hơn được thông báo, trách nhiệm của người chuyên chở được giới hạn ở mức 19 SRD/1kg theo công ước Montreal; 17 SRD/1kg theo công ước Varsaw theo nghị quyết Montreal sửa đổi số 4; hay 250 Franc/1 kg theo công ước Varsaw ( không bị sửa đổi theo nghị định thư Montreal số 4); chuyển đổi thành đồng tiền quốc gia theo luật áp dụng, trừ khi một số tiền cao hơn được quy định trong điều kiện của người chuyên chở.
* Tất cả các đại lý vận chuyển hàng hóa của IATA đều nắm rõ quyết định này .
(1)Để đảm bảo chắc chắn với bất kỳ sự thay dổi nào trong tương lai trong các công ước có quyết định này hoặc/và liên quan tới những yêu cầu của chính quyền như thay đổi giới hạn trách nhiệm cho việc làm mất mát, thiệt hại hay chậm trễ theo điều 24 công ước Montreal, Ban thư ký IATA được ủy quyền để điều chỉnh cho phù hợp những điều khoản của nghị quyết 600b với những thay đổi tương ứng mà không cần thông qua hội nghị. Việc điều chỉnh những thay đổi sẽ có hiệu lực vào ngày quy định trong văn bản thông báo cho các thành viên bởi ban thư ký. Thông báo gửi đến các thành viên sẽ bao gồm cả 1 bản sao của quyết định sửa đổi.
Điều kiện hợp đồng
Trong hợp đồng này và các ghi chú xuất hiện ngay sau đây:
“Người chuyên chở “ bao gồm người chuyên chở hàng không, phát hành vận đơn hàng không này và tất cả những người chuyên chở thực hiện hay đảm nhiệm việc chuyên chở hàng hóa hay thực hiện bất kỳ dịch vụ nào khác liên quan tới việc chuyên chở hàng hóa.
Quyền rút vốn đặc biệt ( SDR) là quyền rút vốn đặc biệt được định nghĩa bởi quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Công ước Varsaw có nghĩa là bất cứ văn bản nào sau đây có thể áp dụng cho hợp đồng chuyên chở:
Công ước thống nhất một số điều luật liên quan đến Chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không, được ký tại Varsaw ngày 12 tháng 10 năm 1929.
Công ước sửa đổi tại hội nghị Hague vào ngày 28 tháng 9 năm 1955
Công ước sửa đổi tại hội nghị Hague 1955 và bởi Nghị định thư Montreal số 1, 2 hoặc 4 (1975) tùy theo trường hợp
Công ước Montreal có nghĩa là công ước thống nhất một số điều luật cho chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không, ký kết tại Montreal ngày 28 tháng 5 năm 1999.
2/2.1 Việc chuyên chở tuân theo các điều luật liên quan tới trách nhiệm quy định bởi công ước Varsaw hay Montreal trừ khi việc chuyên chở này không phải là chuyên chở hàng hóa quốc tế theo định nghĩa của công ước áp dụng.
2.2 Trong chừng mực không xung đột với những điều trên, việc chuyên chở và những dịch vụ liên quan thực hiện bởi mỗi người chuyên chở tuân theo :
2.2.1. Luật áp dụng và quy định của chính phủ.
2.2.2. Các điều khoản trên vận đơn hàng không,bao gồm điều kiện của người chuyên chở và những điều luật, quy định liên quan, và thời gian biểu ( không gồm nhưng thời gian đi và đến ) và biểu cước áp dụng của người chuyên chở, có thể được kiểm tra tại bất kỳ sân bay nào hay phòng kinh doanh vận chuyển khác- nơi quản lý các dịch vụ thông thường. Khi chuyên chở tới/từ Mỹ, người gửi hàng và người nhận hàng đã được chỉ định , theo yêu cầu, nhận 1 bản sao miễn phí về những điều kiện của người chuyên chở. Những điều kiện của người chuyên chở trong vận chuyển hàng hóa bao gồm , nhưng không chỉ giới hạn trong :
2.2.2.1 Giới hạn trong trách nhiệm của người chuyên chở cho hàng hóa mất mát, thiệt hại, chậm trễ, bao gồm cả hàng hóa dễ vỡ hay dễ hư hỏng.
2.2.2.2 Thời hạn khiếu nại, bao gồm khoảng thời gian mà người gửi hàng hay người nhận hàng đệ trình một đơn khiếu nại hoặc có một hành động chống lại người chuyên chở vì những việc làm hay sự thiếu sót của họ hay những việc làm hay thiếu sót của đại lý của người chuyên chở.
2.2.2.3 Các quyền, (nếu có) của người chuyên chở để thay đổi các điều khoản trong hợp đồng
2.2.2.4. Điều khoản về quyền của người chuyên chở từ chối chuyên chở
2.2.2.5. Quyền của người chuyên chở và giới hạn trách nhiệm liên quan đến việc chậm trễ hay không hoàn thành việc thực hiện các dịch vụ, bao gồm thay đổi lịch bay, thay thế người chuyên chở hay máy bay và thay đổi lịch trình bay.
3. Những địa điểm được dừng theo thỏa thuận ( có thể được thay thế bởi người chuyên chở trong trường hợp cần thiết) là những nơi được nêu rõ hoặc được chỉ ra trong bảng lịch trình của người chuyên chở và được xem là những địa điểm dừng đã được lên lịch sẵn cho tuyến bay nhất định. Việc chuyên chở được thực hiện theo những điều khoản của quy định này bởi những người chuyên chở liên tiếp được xem là một quá trình thống nhất.
4. Đối với hợp đồng chuyên chở không áp dụng Nghị định thư Montreal, thì giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở sẽ không nhỏ hơn khoản bồi thường theo quy định trên 1kg hàng bị mất mát, hư hỏng hay bị thiệt hại do chậm trễ được áp dụng trong các Nghị định khác hoặc trong biểu cước của Hãng hàng không hoặc những quy định chung về việc chuyên chở, và những lô hàng được chuyển đến/đi từ Mỹ cũng sẽ không được áp dụng mức giới hạn trách nhiệm nhỏ hơn 19SDR/kg hàng hóa.
5./5.1. Trừ khi người chuyên chở kéo dài thời hạn tín dụng cho người nhận hàng mà không cần có sự đồng ý bằng văn bản của người gửi hàng, người gửi hàng bảo đảm việc thanh toán các khoản cước phí vận chuyển sao cho phù hợp với Biểu cước của người chuyên chở, những điều kiện chuyên chở và những quy tắc, những điều luật áp dụng có liên quan ( bao gồm luật quốc gia có tham gia Công ước Vac-sa-va và Nghị định thư Montreal) những quy định, quy tắc và yêu cầu của chính phủ.
5.2. Khi toàn bộ lô hàng không được giao thì việc khiếu nại cho lô hàng này sẽ được xem xét cho dù cước phí vận chuyển liên quan đến lô hàng đó chưa được trả.
6./6.1.Đối với những thùng hàng được chấp nhận vận chuyển, theo Công ước Vac-sa-va và Hiệp định Montreal, cho phép người gửi hàng được quyền nâng giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở bằng cách khai giá trị lô hàng cao hơn và trả các phụ phí nếu được yêu cầu.
6.2. Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa đều không được áp dụng bởi cả Công ước Vac-sa-va lẫn Hiệp định Montreal, để phù hợp với những thủ tục được n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vận tải và bảo hiểm quốc tế-Vận đơn đường biển theo hình thức tàu chợ của Refeer, vận đơn tàu chuyến Gencon và vận đơn hàng không của Thaicargo.doc