Tiểu luận Vận dụng hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật để phân tích sự tăng giá ngược chiều đồng USD giảm giá trên thế giới, tăng giá ở Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

Phần 1: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sự phát triển của tiền tệ

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng

2. Nguyên lý về sự phát triển của các sự vật hiện tượng

Phần 2: Vận dụng hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vạt trong triết học Mác-Lênin để phân tích sự tăng giá ngược chiều đồng USD giảm giá trên thị trường thế giới tăng giá ở Việt Nam.

PHẦN KẾT LUẬN

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3518 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vận dụng hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật để phân tích sự tăng giá ngược chiều đồng USD giảm giá trên thế giới, tăng giá ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tài:vận dụng hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật đẻ phân tích sự tăng giá ngược chiều đồng usd giảm giá trên thế giới , tăng giá ở việt nam I.Phần Mở ĐầU Sự ra đời của tiền tệ làm cho kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau. Trải qua nhiều thời kỳ tiền tệ đã hình thành một cách rõ rệt, nó hình thành trên những gì thực té nhất của đơì sống xã hội. Chính vì vậy con người luôn tìm hiểu để có nhứng lý luận chung về tiền tệ qua đó thấy đuợc những quy luật hình thành và phát triển của tiền tệ. Hiện nay đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trên thế giới là đôla.ở mỗi quốc gia đồng tỷ giá đồng đôla thể hiên sự phát triển hay kém phát triển của quốc gia đó. Chính vì những lý do trên ma em đã chọn đề tài “Vận dụng hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin để phân tích sự tăng giá ngược chiều: đồng USD giảm giá trên thế giới, tăng giá ở Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2002. Bởi vậy chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề sau: Phần I: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sự phát triển của tiền tệ. 1.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng. 2.Nguyên lý về sự phát triển của các sự vật hiện tượng Phần II: Vận dụng hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật để phân tích sự tăng giá ngược chiều đồng USD giảm giá trên thế giới, tăng giá ở Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2002. Tiền tệ thế giới Nguyên nhân và cách giải quyết của tình trạng đồng USD giảm giá trên thế giới, tăng giá ở Việt Nam. II pHần nội dung Phần i cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sự phát triển của tiền tệ: 1.nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng. triết học Mác-Lênin đã trở thành cơ sở lý luận cho mọi khoa học. Những quy luật mà quy luật Mác-Lênin đã phát hiện ra giúp con người nhận thức đúng đắn hơn về thế giới khách quan. Từ đó tích cực lao động cải tạo thế giới nhằm phục vụ cuộc sống con người. Những quan điểm đó đưa luôn ra được chứng minh là đúng thông qua những hoạt động sản xuất vật chất,hoạt động cải tạo xã hội của toàn bộ thế giới. Chính vì vậy”nguyên lý mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng” trong triết học Mác-Lênin đã giúp con người nghiên cứu thế giới là vật vận động trong không gian thời gian. Thế giới vật chất đó tồn tại, vận động, biểu hiện bằng vô vàn sự vật hiện tượng, quá trình. Mối liên hệ ở đây là một phạm trù triết học chỉ sự qua lại, sự quy định, sự thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau của sự vật, hiện tượng, quá trình “con người muốn suy nghĩ đúng thì phải có quan điểm toàn diện vì các sự vật hiện tượng là quá trình của thế giới vật chất là một chỉnh thể thống nhất, chúng có mối liên hệ phổ biến với nhau”. Mối liên hệ dựa trên quan điển duy vật biện chứng. Vì vậy nguyên lý này đã góp phần to lớn khắc phục những hạn chế trước đây trong cách nhìn nhận, đánh giá sự vật và mở đường cho những đánh giá đúng đắn của phép biện chứng duy vật được chứng minh bằng việc con người luôn vận dụng chúng vào thực tiễn. Một sự liên hệ có tính khách quan không phụ thuộc ý thức con người ví dụ: liên hệ giữa trái đất với mặt trăng, giữa cung và cầu trên thị trường những việc đó hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Muốn nhận thức hoạt động thực tiễn đúng không phải chỉ tính đến mối liên hệ phổ biến mà còn phải tính đến mối liên hệ nhiều vẻ của đối tượng. Mối liên hệ nhiều vẻ mang những đặc điểm, tính chất khác nhau, có vai trò khác nhau sẽ có những giải quyết khác nhau. 2.Nguyên lý về sự phát triển của các sự vật hiện tượng. Quan điểm duy vật biện chứng được coi là chủ đạo của triết hcọ Mác-Lênin. Nguyên lý đã xác lập quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển đúng đắn làm cơ sở cho sự nhận thức và hành động đúng về sự phát triển. Thừa nhận tính khách quan, tính phổ biến và tính phong phú. Sự phát triển có tính muôn vẻ, nó là một phạm trù triết học chỉ những mối liên hệ biến đổi có xu hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.Ngoài ra chỉ thừa nhấn sự phát triển nói chung chưa đủ còn cần phải biết tìm ra sự khác nhau của sự phát triên trong từng lĩnh vực (tự nhiên, xã hội tư duy) từng đối tượng cụ thể và có giải pháp phù hợp mới đưa đến kết quảvà hiệu quả cao hơn. từng đối tượng cụ thể và có giải pháp phù hợp mới đưa đến kết quảvà hiệu quả cao hơn. PHầN II: Vận dụng hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mac-Lênin để phân tich sự tăng giá ngược chiều:Đồng USD giảm giá trên thế giới, tăng giá ở Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2002. Từ khi thương nghiệp phat triển vượt ra ngoài biên giới các quốc gia, hình thành thương mại quốc tế, tiền tệ trở thành vật ngang giá chung của toàn thế giới và thực hiện chức năng tiền tệ thế giới, phương tiện mua bán, thanh toán va cất giữ chung của tất cả các nước trên thế giơí. Chỉ có loại tiền nào đầy đủ giá trị hoặc nhưng thỏi vàng nguyên chất có đủ trọng lượng, nghĩa là có đủ giá trị thực tế tương đương với giá trị thực tế tương đương với giá trị danh nghĩa của nó thì mới thực hiện được chức năng của tiền tệ thế giới. Trong quan hệ ngoại thương, tín dụng, dịch vụ giữa các nước. Tiền tệ thế giới được sử dụng làm phương tiện thanh toán chung, thanh toán số chênh lệch trong cán cân thương mại, cán cân vãng lai. Trong quan hệ: cho vay, đầu tư, viện trợ, bồi thường chiến tranh....Tiền tệ thế giới là vật biểu hiện giá trị tài sản di chuyển giữa các nước. Hiện nay, so với USD, nhiều đồng tiền quốc tế khác liên tục tăng giá. Trong vài tháng qua, giá EURO đã tăng từ 0.913 USD lên 1.02;giá yên đã tăng từ 125.87 yên/USD lên 117.65. Đồng won Hàn Quốc cũng tăng giá mạnh, đầu năm 2002 còn là1308.7 won/USD, thì đến ngày 11/7 vừa qua đã tăng lên đến 1182.88 won/USD.Trong khi đó, ở Việt Nam, USD vẫn tiếp tục tăng giá so với VND. Thang1 tăng 0.1%, tháng 2 tăng 0.2%, tháng3 tăng 0.2%, tháng 4 tăng 0.3%, tính chung 6 tháng đầu năm 2002 tăng 1.3% và so với 6 tháng đầu năm 2001 tăng 4.2 %. Về sự giảm giá USD trên thị trường thế giới, các chuyên gia cho rằng, kinh tế Mỹ chưa hồi phục tốc độ tăng trưởng, nên USD chưa thể mạnh nên được;hàng loạt công ty lớn của nước này đổ vỡ làm cho thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng; cuộc chiến chống khủng bố chua hoàn tất... Mặt khác các nhà lãnh đạo Mỹ muốn USD yếu để tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu, hạn chế nhập siêu và trước sự mất giá của USD, nhiều quốc gia đã đua USD dự trữ ra để mua vàng, mua EURO vào dự trữ thay, lai càng làm cho giá USD sụt giảm. Các chuyên gia còn dự đoán, giá vàng sẽ còn tăng và vượt mức 340-350 USD/ounce; giá EURO sẽ vượt mức 1.02 USD/EURO hiện nay, đồng yên sẽ tăng đến 110 yên/ USD....Còn về sự lên giá của USD so với đồng Việt Nam(VND), các chuyên gia nhận định là do giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2002 của Việt Nam đã giảm 455 triệu USD, trong khi nhập khẩu lại tăng 630 triệu USD, làm cho nhập siêu lên đến 1.154 triệu USD, tăng 1085 triệu USD so với cùng kỳ năm 2001, do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, cung-cầu ngoại tệ. Một nguyên nhân quan trọng khác dẫn tới sự tăng giá USD so với Việt Nam là Việc thực hiện vốn đầu tue trực tiếp nứoc ngoài chỉ tăng 6%, giải ngân vốn hỗ trợ phát triển (ODA) sau nửa năm mới đạt 40% kế hoạch. Ngoài ra, Chính phủ còn đua ra nhiều biện pháp liên quan đến quản ly tiền tệ, như bỏ trần lãi xuất cho vay ngoại tệ, giảm tỷ lệ kết hối được duy trì trong hơn một năm qua tư 40% xuống còn 30%, mở rộng biên độ dao động tỷ giá từ 0.1%lên 0.25%.... Tuy nhiên, các chuyên gia cững cho rằng, sự lên giá của USD so với VND là ‘ngược chiều’ với sự giảm giá của đồng tiền này trên thế giới. Thứ 1, khi giảm giá VND so với USD thì xuất khẩu sẽ tăng, nhập khẩu giảm và nhập siêu giảm, nhưng sẽ gặp tình trạng ngược chiều là xuất khẩu được lợi, còn nhập khẩu lại bị thiệt, trong khi nhập khẩu thiết bị kỹ thuật – công nghệ và nguyên nhiên vật liệu là chủ yếu sẽ lại làm tăng chi phi đầu vào của sản phẩm xuất khẩu hoặc thay thế hàng nhập khẩu. Hơn nữa, nhập khẩu hiện còn cao hơn xuất khẩu(nhập siêu) thì thiệt sẽ nhiều hơn lợi. Thứ 2, giữa tỷ giá trên thị trường và tỷ giá theo sức mua tương đương đã có một khoảng cách rất lớn, lên đến khoảng 5 lần(GDP binh quân đầu ngưòi năm 1999nếu tính theo tỷ giá trên thị trương của nước ta chỉ có 310 USD, nếu tính theo tỷ giá sức mua tương đương là 1860USD).Khoảng cách này chính là sự thiệt thòi của các nước nghèo trong các quan hệ xuất-nhập khẩu, vay-trả nợ với các nước giàu (phải bỏ ra một số tiền lớn hơn để đổi lấy một số tiền ít hơn ). Nếu tỷ giá trị VND /USD tăng lên sẽ làm cho khoảng cách tăng lên, sự thiệt thòi càng lớn hơn. Thứ 3, tỷ giá VND/USD tăng thì số nợ hiện có của doanh nghiệp, của Chính phủ đối với nước ngoài bằng USD sẽ gia tăng, làm tăng gánh năng nợ nần. Thứ 4, ổn định bao giờ cũng là điều tốt để tạo tâm lý làm ăn cho doanh nghiệp không phải dễ dàng tạo lập đựoc, bỏ dần việc “găm” ngoại tệ để tránh rủi ro tỷ giá. Thứ 5, trong tình trạng đôla hoá còn phổ biến với quy mô không nhỏ, có một lượng USD khá lớn còn ở trong dân, nếu tỷ giá VND/USD tăng sẽ làm cho việc găm giữ USD tăng lên và những người găm giữ USD sẽ có lợi, trong khi các doanh nghiệp cần USD để nhập thiết bị – công nghệ.....lại gặp khó khăn. Vì vậy, Nhà nước cần xem xét để hạn chế tình trạng ngược chiều trên, đồng thời cần cơ cấu lại dự trữ ngoại tệ cho phù hợp. phần kết Xã hội loài người đã tồn tại va phát triển trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài, trải qua các hình thái kinh tế xã hội và luôn gắn liền vớicác hoạt động sản xuất ra của cải vật chất. chính vì vậy mà sự ra đời của tiền tệ có tầm quan trọng to lớn trong sự phát triển và tồn tại của xã hội . Quá trình phát sinh, phát triển của tiền tệ đã chứng minh rằng tiền tệ không phải đơn thuần chỉ là một hàng hoá mà no còn biểu hiện qua hệ xã hội. Ngày nay những quan điển và định nghĩa về tiền đã được mở rộng và có sự thay đổi so với trước đây.Mặc dù vậy vai trò của tiền tệ không những vẫn được giữ nguyên mà con được coi trọng trong điều kiện kinh tế thị trường. Biểu hiện của tiền tệ là phương tiện mở rộng và phát triển sản xuất, trao đổi hàng hoá, tiền là phương tiện phục vụ mục đích của người sở hữu chúng. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình “Triết học Mác-Lênin” Đại học Quản lý & Kinh doanh 2. Giáo trình “Kinh tế chính trị Mác-Lênin” Đại học Quản lý &Kinh doanh 3. Báo “Tài chính và ngân hàng” Số 88, ra ngày 24/7/2002 Phần mở đầu Phần nội dung Phần 1: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sự phát triển của tiền tệ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng Nguyên lý về sự phát triển của các sự vật hiện tượng Phần 2: Vận dụng hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vạt trong triết học Mác-Lênin để phân tích sự tăng giá ngược chiều đồng USD giảm giá trên thị trường thế giới tăng giá ở Việt Nam. Phần kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60008.DOC
Tài liệu liên quan