Tiểu luận Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực vào nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

I- TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ WTO VÀ VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 2

I.1. Tổ chức thương mại thế giới WTO 2

I.2. Việt Nam gia nhập WTO 3

I.3. Tác động của WTO đến nền kinh tế Việt 4

I.3.1. Về đầu tư xây dựng tiềm lực 4

I.3.2. Tác động trong ngành nông nghiệp 5

I.3.3. Tác động tổng thể đối với ngành công nghiệp 5

I.3.4. Trong ngành địch vụ 6

II- THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 7

II.1. Những thay đổi về mọi mặt của Việt Nam từ khi tiến hành công cuộc đổi mới trong 20 năm qua 7

II.2. Những tồn tại của nền kinh tế Việt Nam 9

II.2.1. Quy mô nền kinh tế vẫn còn nhỏ 9

II.2.2. Tăng trưởng GDP nhờ lượng nhiều hơn chất 10

II.2.3. Hệ thống tài chính có sự nở rộng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro 11

II.2.4. Tham nhũng và chất lượng giáo dục, hai điều đáng quan tâm 12

III. MỘT VÀI LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 13

III.1. Những cơ hội của Việt Nam khi gia nhập WTO 14

III.2. Những thách thức mà Việt Nam gặp phải khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới 15

IV. VẬN DỤNG THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM ĐỂ TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT QUA THÁCH THỨC 16

LỜI KẾT 19

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực vào nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cạnh tranh yếu kém có nguy cơ phá sản hoặc giảm hiệu quả kinh doanh. Với tiềm lực hạn chế, doanh nghiệp Việt Nam đang ở thế yếu trong những tranh chấp thương mại quốc tế, thu hút được đầu tư nước ngoài vào phát triển những ngành có lợi thế phát triển, đòi hỏi trình độ công nghệ cao sẽ là một hướng thúc đẩy nhanh những ngành hàng có lợi thế xuất khẩu để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Từ thực tiễn ở nhiều quốc gia, trong thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp FDI thường mở mang những ngành nghề mới, thực hiện chuyển giao công nghệ và kỹ năng sản xuất kinh doanh cho lao động của nước sở tại nhằm thu được lợi nhuận cao. Mở mang phát triển những ngành nghề mới áp dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi lao động có trình độ kỹ thuật cao, buộc lực lượng lao động trẻ phải tự học hỏi vươn lên để có việc làm. Đây cũng chính là là cơ hội để nâng cao trình độ nguồn nhân lực nước ta khi vào WTO. I.3.2. Tác động trong ngành nông nghiệp Được hưởng ưu đãi của 148 nước thành viên, mặt hàng nông sản nhiệt đới có thế mạnh của nước ta không bị phân biệt đối xử, có nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường toàn cầu, đặc biệt ở những nước phát triển có nhu cầu cao. Ngoài những sản phẩm có ưu thế đặc thù, cây trồng vụ đông là một thế mạnh khi các nước ôn đới đang mùa đông băng giá cần nhiều, nông sản thực phẩm sạch có khả năng mở rộng cũng là một hướng có nhiều triển vọng xuất khẩu lâu dài... Khi gia nhập WTO, ngành nông nghiệp nước ta có thuận lợi hơn trong các tranh chấp, với cam kết không phân biệt đối xử, hàng nông sản xuất khẩu giá rẻ nước ta sẽ có cơ hội thâm nhập vào nhiều thị trường. Thêm vào đó, ảnh hưởng trong các chương trình nghị sự và quyền đàm phán đa biên của nước thành viên WTO cũng là những thuận lợi để tối đa hoá các lợi ích trong các vòng đàm phán thương mại. Từ chính sách và thể chế phù hợp với thông lệ quốc tế, nông nghiệp nước nhà sẽ có sức thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, khi vào WTO, Việt Nam còn được tham gia nhiều hơn vào những chương trình hợp tác khoa học công nghệ, thu hút đầu tư đổi mới công nghệ, mở mang ngành nghề nông thôn, hiện đại hoá công nghiệp chế biến....sẽ tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế-xã hội nông thôn. Với hướng phát triển này, theo ước tính của ngành Lao động TBXH, nếu xuất khẩu nông nghiệp, thuỷ sản và lâm nghiệp tăng được 31% , 62% và 7% thì việc làm cho lao động nông nghiệp có thể tăng thêm được 85 vạn. I.3.3. Tác động tổng thể đối với ngành công nghiệp Có thể nói, khả năng cạnh tranh tổng thể của ngành công nghiệp nước ta còn ở thế yếu do năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và trình độ khoa học công nghệ, khả năng quản lý còn nhiều hạn chế. Ngành công nghiệp có một số mặt hàng có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vục và thế giới song tỷ trọng nhỏ, chủ yếu dựa vào lợi thế tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động rẻ. Với chính sách thúc đẩy tự do hoá thương mại, việc bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan chỉ thực hiện được trong những hoàn cảnh nhất định và ngày càng giảm, khả năng Nhà nước bảo hộ cho ngành công nghiệp trước sức ép cạnh tranh ngày càng hạn hẹp, ngành công nghiệp nước nhà đang phải chấp nhận một cuộc chơi không cân sức, phải có những nỗ lực tối đa mới không bị biến thành thị trường tiêu thụ của các nước còng nghiệp phát triển khi vào WTO. I.3.4. Trong ngành địch vụ Gia nhập WTO, dịch vụ sẽ là khu vực có độ mở cao. Đón nhận dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI sẽ đến cùng với công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nhà đầu tư , xu hướng này cũng tạo nhiều thuận lợi để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển các ngành dịch vụ. Sự tăng trưởng các ngành dịch vụ, đến lượt mình lại tạo điều kiện để tăng sức hấp dẫn và nâng cao khả năng cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn FDI. Các nguồn đầu tư được phân phối lại theo hướng hiệu quả cho phép phát triển nhanh những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, đi theo hướng này, nước ta có thể mở rộng một số dịch vụ du lịch và xuất khẩn lao động. Khi vào WTO, thị trường mở rộng, người tiêu dùng trong nước được tiếp cận với những dịch vụ đa ngành với giá thấp và chất lượng tết sẽ là cơ hội để giảm chi phí sản xuất và quan trọng là nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam. II- THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM II.1. Những thay đổi về mọi mặt của Việt Nam từ khi tiến hành công cuộc đổi mới trong 20 năm qua Ba mươi mốt năm qua, đặc biệt là từ sau năm 1986 khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử, thay đổi đời sống mọi mặt của người dân: kinh tế tăng trưởng ở mức tương đối cao, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình chính trị và xã hội ổn định, quan hệ đối ngoại được mở rộng và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Thành tựu nổi bật nhất là Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong nhiều năm liên tục (đứng thứ hai châu Á). Trong vòng 10 năm từ 1991 đến 2000, GDP của Việt Nam đã tăng gấp đôi, với tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 7,5%. Từ năm 2001 đến 2006, GDP tăng trưởng trung bình trên 7%/năm. Riêng năm 2004, GDP tăng 7,6% so với năm 2003. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng dần, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần: nông, lâm thủy sản giảm từ 40,2% năm 1985 xuống còn 21,76% năm 2004; tương ứng nhóm ngành công nghiệp-xây dựng đã tăng từ 27,4% lên 40,09%, nhóm ngành dịch vụ đã tăng từ 32,5% lên 38,15%.. Môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng thông thoáng. Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam cùng hàng loạt các văn bản pháp luật khác từng bước tạo lập một hệ thống pháp luật minh bạch và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Tính đến hết tháng 11/năm 2004, có hơn 5.100 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 45,5 tỷ USD, trên 50% số dự án đã đi vào hoạt động với số vốn thực hiện trên 26 tỷ USD. Riêng năm 2004, Việt Nam thu hút được 4,1 tỷ USD FDI trong đó 2,3 tỷ USD là dự án mới còn 1,8 tỷ USD là vốn bổ sung. Doanh nghiệp FDI đóng góp gần 15% GDP, chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 4,9% tổng thu ngân sách Nhà nước và tạo ra hàng vạn công ăn việc làm. Xuất khẩu Việt Nam cũng tăng liên tục trong nhiều năm, đạt 26 tỷ USD năm 2004, tăng 30% so với 2003. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu… Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD là dầu thô, hàng dệt may, giày dép. Có hai mặt hàng mới của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là đồ gỗ và hàng điện tử máy tính. Kim ngạch nhập khẩu năm 2004 đạt khoảng 31,5 tỷ USD tăng 25% so với 2003. Nhập siêu ước đạt 5,5 tỷ USD, bằng 21,2% kim ngạch xuất khẩu. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, kể từ khi Luật Doanh nghiệp 4 năm trước đây, hơn 75 nghìn doanh nghiệp tư nhân đã ra đời, đóng góp khoảng 10 tỷ USD, chiếm 27% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội, giải quyết việc làm cho gần 6 triệu lao động. Khu vực kinh tế nhà nước được sắp xếp lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả. Số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm từ hơn 12.000 xuống còn khoảng trên 4.700, trong đó gần 1000 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá. Mục tiêu của Việt Nam năm 2005 sẽ cổ phần hoá hơn 2000 doanh nghiệp nữa. Hiện Việt Nam đang xây dựng Luật cạnh tranh cùng với việc hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Cải cách tài chính - ngân hàng là lĩnh vực được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Những thành tựu trong lĩnh vực này đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế bội chi ngân sách, kiềm chế lạm phát, bảo đảm tính minh bạch của tài chính nhà nước, xoá bỏ dần bao cấp qua tín dụng, áp dụng tỷ giá và lãi suất phù hợp với cung cầu thị trường, gia tăng huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tại Việt Nam, lần đầu tiên hình thành và dần phát triển các loại thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản… Đi đôi với tập trung phát triển kinh tế, Nhà nước đặc biệt quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, dành hơn 1/3 tổng vốn đầu tư của toàn xã hội cho các nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá... Đời sống mọi mặt của người dân Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi đã được cải thiện nhanh chóng. Hầu hết các chỉ tiêu phát triển xã hội đều đạt và vượt kế hoạch: tạo việc làm mới cho 1,5 triệu lao động, thu nhập GDP theo đầu người đã tăng gấp đôi trong giai đoạn từ 1995-2003. Trong vòng 10 năm từ 1993 đến 2002, Việt Nam đã giảm tỷ lệ nghèo chung theo chuẩn quốc tế từ mức 58% xuống còn 28,9% dân số, tương đương với khoảng 25 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói và được Liên Hợp Quốc đánh giá là một trong những nước dẫn đầu thế giới về thành tích xóa đói giảm nghèo. Các quyền công dân ghi trong Hiến pháp, kể cả quyền tự do tín ngưỡng và quyền sinh hoạt tôn giáo hợp pháp ở Việt Nam được tôn trọng. Số lượng tín đồ, các nhà tu hành cũng như các cơ sở tôn giáo tại Việt Nam ngày càng tăng. Quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện trên nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ". Hệ thống pháp luật không ngừng được hoàn thiện nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân Chính sách đối ngoại của Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước” đã đem lại những kết quả rất tích cực. Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 168 nước trên thế giới và quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Hiện nay, Việt Nam là thành viên tích cực của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM...việc trơ thành một thành viên của WTO đã đưa Viêt Nam lên môt tầm cao mới với nhiều lựa chọn đầy hứa hẹn……. Các chỉ tiêu chủ yếu của Việt Nam năm 2005 là: GDP tăng 8,5 %; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 16%, giá trị tăng thêm tăng 11%; giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp tăng 5,2%; giá trị tăng thêm tăng 3,8%; giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng 8,2%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%, chỉ số giá tiêu dùng không tăng quá 6,5%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 7%, tạo thêm 1,6 triệu việc làm… II.2. Những tồn tại của nền kinh tế Việt Nam Bước qua chiến tranh với rất nhiều đau thương, viêc phục hồi kinh tế và đạt một số thành tựu đã là một thanh công lớn của Đảng, Nhà nước va cả dân tôc Việt Nam.Tuy thế, đứng trên khía cạnh khách quan mµ nói thì nền kinh tế của chúng ta vẫn còn những tồn tại không nhỏ... II.2.1. Quy mô nền kinh tế vẫn còn nhỏ Theo Tổng cục Thống kê, năm 2006, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,17% với GDP danh nghĩa đạt 974 nghìn tỷ đồng (khoảng 60 tỷ đô-la). Đây là con số khá ấn tượng, nhưng nó chỉ xấp xỉ nền kinh tế Thái Lan vào năm 1988 và nhỉnh hơn kinh tế Singapore vào năm 1994 một chút. Nếu lấy hơn 60 tỷ đô-la chia cho 84 triệu người thì GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2006 là 725 đô-la, tương đương với con số này của Trung Quốc cách đây 10 năm, Thái Lan 20 năm và Singapore 30 năm.2 Mặt khác, theo số liệu trên website CIA Fact Book, GDP-PPP (GDP ngang bằng sức mua) năm 2006 của Việt Nam là 258 tỷ đô-la, xếp hạng 38 toàn thế giới và thứ 5 trong 10 nước Asean. GDP-PPP bình quân đầu người là 3.100 đô-la, xếp hạng 156 trên thế giới và thứ 7 trong 10 nước Asean. Giả sử tốc độ tăng GDP và GDP bình quân đầu người được duy trì bằng mức bình quân 7 năm qua, đến năm 2020, tổng GDP-PPP và GDP-PPP bình quân đầu người tính theo giá năm 2006 của Việt Nam lần lượt là 435 tỷ và 8.000 đô-la, bằng với vị trí số 28 và 104 trên thế giới hiện nay.Những con số nêu trên có thể giúp hình dung phần nào vị trí của nền kinh tế Việt Nam ở hiện tại và vào năm 2020. II.2.2. Tăng trưởng GDP nhờ lượng nhiều hơn chất Tốc độ tăng trưởng đạt được trong năm 2006 nói riêng, một vài năm gần đây được cho là cao, nhưng so với số tiền đầu tư 399 nghìn tỷ đồng bỏ ra, chiếm đến 41% GDP thì cần phải nhìn nhận khách quan hơn. Chỉ số đầu tư tăng trưởng (ICOR) có xu hướng gia tăng là điều không tốt cho nền kinh tế. Riêng năm 2006, ICOR là 5,02 và bình quân từ năm 2000 đến nay lên đến 5,11, cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc cách đây 10 năm, Thái Lan 20 năm và Singapore 30 năm. Xin nhắc lại phát hiện rất có ý nghĩa của Giáo sư David Dapice, Nhà kinh tế trưởng Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard, rằng cũng với tỷ lệ đầu tư so với GDP tương đương với Việt Nam, nhưng Trung Quốc đạt được mức tăng trưởng 9-10%, trong khi Việt Nam chỉ có thể duy trì ở mức 7-8%. Điều này có nghĩa là với quy mô nền kinh tế hiện tại, hàng năm Việt Nam mất đi khoảng 1 tỷ đô-la. Bảng dưới đây cung cấp thêm một con số so sánh với các nước khác và nó có thể minh chứngphần nào lập luận trên: Nước Đầu tư ( % GDP) Tăng trưởng GDP (%) ICOR Việt Nam ('00-'06) 38,8 7,5 5,1 Trung Quốc('91_'03) 39,1 9,5 4,1 Đài Loan ('81-90) 21,9 8,0 2,7 Hàn Quốc('81-90) 29,6 9,2 3,2 Nhật Bản('61-'70) 32,6 10,2 3,2                 Một điểm cần lưu ý khác là tuy có giảm một chút (2%), nhưng tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước vẫn chiếm đến 50,1% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Dựa trên con số này và nhìn vào tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp dân doanh và các doanh nghiệp nhà nước phần nào lý giải được tại sao ICOR của Việt Nam lại cao đến như vậy. Hơn thế nữa, trong 136 nghìn tỷ đồng GDP danh nghĩa tăng thêm trong năm 2006, có đến 15 nghìn tỷ đồng (gần 1 tỷ đô-la) gia tăng từ xuất khẩu dầu thô và 25 nghìn tỷ đồng gia tăng trong đầu tư của khu vực nhà nước. II.2.3. Hệ thống tài chính có sự nở rộng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro Năm 2006 chứng kiến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán khi mà tổng vốn hóa của toàn thị trường (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) bằng 30% GDP, cao gấp 5 lần so với thời điểm cuối năm 2005 và vượt qua mục tiêu đặt ra đến năm 2010. Việc gia tăng này có được là nhờ có thêm hơn 150 công ty lên sàn. Nhưng một phần rất lớn sự gia tăng của thị trường là do kỳ vọng quá lớn của công chúng dưới tác động của tâm lý đám đông. Khi mà rất nhiều người cảm thấy kiếm tiền quá dễ dàng qua việc kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường chứng khoán sẽ làm giảm nhiệt huyết và động cơ làm việc để tạo ra giá trị gia tăng thực sự cho toàn xã hội. Đây là một điều rất không tốt cho nền kinh tế. Đối với các ngân hàng, với tốc độ tăng trưởng lên đến 33% đưa đến kết quả là lần đầu tiên, tổng tài sản của toàn hệ thống vượt 1 lần GDP (số cụ thể là 1,2 lần), tổng dư nợ cho vay trong nền kinh tế bằng khoảng 75% GDP, chỉ thấp hơn bình quân trong khối Asean một chút. Tuy nhiên, theo con số của Tổng cục Thống kê thì toàn bộ giá trị gia tăng của ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chỉ đóng góp có 1,81% GDP. Con số này có phần khiêm tốn vì chỉ riêng lợi nhuận của các ngân hàng được công bố đã bằng 1,1% GDP. Phân tích ra sẽ thấy lợi nhuận của các ngân hàng có được chủ yếu là do chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra quá cao (gấp 1,5 lần so với mức bình quân chung trên thế giới). Điều này có nghĩa là chi phí của các doanh nghiệp đang bị đẩy lên đáng kể. Thêm vào đó, làn sóng ngầm trong cuộc đua lãi suất của các ngân hàng vẫn đang âm ỉ cộng với mức gia tăng cung tiền, tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua cao hơn so với ba nền kinh tế nêu trên ở các giai đoạn phát triển tương tự sẽ không tốt cho phát triển dài hạn. Tuy có sự cải thiện, nhưng quy mô của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhỏ, tiềm lực tài chính yếu cộng với câu hỏi về chất lượng nợ, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước (chiếm trên 70% thị phần) nhưng lại tăng trưởng quá nhanh đã tạo ra sự nghi ngờ về khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của các ngân hàng trong bối cảnh mở cửa và hội nhập hiện nay.Từ những vấn đề trên cho thấy, dấu hiệu bong bóng trên thị trường chứng khoán cộng với sự mong manh của các ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho hệ thống tài chính nói riêng, nền kinh tế nói chung. Chắc ít ai trong chúng ta không hình dung ra hậu quả của một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ là như thế nào. II.2.4. Tham nhũng và chất lượng giáo dục, hai điều đáng quan tâm Trong những vài thập kỷ sau năm 1950, Hàn Quốc và Đài Loan có được sự tăng tốc thần kỳ để trở thành những nền kinh tế phát triển như ngày nay. Kết quả mà hai nước này có được không đơn thuần chỉ nhờ những khoản viện trợ của các nước phương Tây (Nếu tính viện trợ tuyệt đối hay so với quy mô nền kinh tế, thì Việt Nam có thể đang ở vị thế tốt hơn hai nước này cách đây hơn 4 thập kỷ) mà nhờ hai yếu tố hết sức quan trọng là họ có chính phủ mạnh, tình trạng tham nhũng rất ít cộng với chính sách giáo dục hợp lý. Trái lại với hai nền kinh tế nêu trên, sau những năm 1950, cũng có một hệ thống giáo dục tốt, nhưng do tình trạng tham nhũng, sự đặc quyền của các quan chức chính phủ cộng với những bất ổn về chính trị mà sau gần 50 năm, Philipin phải rơi vào tình trạng bất ổn và phát triển chậm như ngày hôm nay. Ở Việt Nam hiện nay, ổn định chính trị là điều không bàn cãi, nhưng tham nhũng và sự yếu kém trong hệ thống giáo dục có lẽ là hai vấn đề đau đầu nhất. Nếu không có những quyết sách đúng đắn thì chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển dài hạn.Hiện tại, Thủ tướng đã và đang thúc giục hệ thống ngân hàng đẩy nhanh tiến trình cải cách, nhất là việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước và Chính phủ đưa ra ba nhiệm vụ được ưu tiên trong năm 2007 là tập trung cho tăng trưởng kinh tế, cải cách hành chính và chống tham nhũng. Hy vọng rằng, với việc đánh giá, nhìn nhận đúng vấn đề, không chỉ năm 2007 này mà cả nhiều năm tiếp theo, Việt Nam sẽ có những chính sách và bước đi hợp lý để có thể đạt được mục tiêu đề ra với con đường ngắn nhất, trôi chảy nhất với chi phí thấp nhất. III. MỘT VÀI LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng chứ không phải chỉ một khả năng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc khóa IX của Đảng, sau khi phân tích tình hình trong nước, tình hình thế giới và khu vực đã nhận định rằng, hiện nay đất nước ta đang “có cả cơ hội lớn và thách thức lớn” Giáo trình triết học Mác - LêNin(Dùng trong các trường đại học cao đẳng) Nhà xuất bản chính trị quốc gia Ngày 7-11-2006 Việt Nam được WTO kết nạp làm thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức này, theo đó chúng ta sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội thuận lợi nhưng gặp phải không ít thách thức trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, cơ hội không tự nó trơ thành vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta.Thách thức này tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta .Khả năng đến với chúng ta, có thể bao gồm cả vận hội và bao gồm cả thách thức, nó luôn vận động, chuyển hoá, và thách thức với nghành này có thể là cơ hội cho nghành khác phát triển .Tận dụng cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thử thách , tạo ra cơ hội mới lớn hơn .Ngược lại không tận dụng được cơ hội thách thức sẽ lất át, cơ hội sẽ không đứng chờ mà sẽ không trôi qua , thách thức thì càng khó khắc phục .Cũng không cần và vì thế không nên đặt câu hỏi liệu trong hội nhập thì cơ hội và thách thức , cái nào nhiều hơn, chúng đan xen và dung hoà lẫn nhau, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan bên trong của dân tộc . Với những cam kế và thực tiễn đã nêu, con đường phát triển của Việt Nam sẽ có những thuận lợi và thách thức được biểu hiện như thế nào khi gia nhập WTO? Toàn cầu hoá giống như một tất yéu khách quan, bởi động lực bên trong của nó là sự phát triển của lực lượng sản xuất thì không ngừng phát triển và càng về sau càng phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. Tham gia vào tiến trình này, cùng với thời đại, tuy thách thức rất lớn nhưng cơ hội cũng rất nhiều. Không tham gia vào tiến trình ấy, trở thành người ngoài cuộc sẽ bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, sẽ rất khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinhtế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng kỹ thuật-công nghệ lần thứ 3, mà sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước này sẽ dẫn đến sự thay đổi của nước khác, Quan trọng không kém, khi không tham gia vào quá trình hội nhập, vị thế của quốc gia sẽ không bình đẳng trong việc bàn thảo và xây dựng định chế của nền thươngmại thế giới, không có điều kiện đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình,trong tiến trình này, đảng cộng sản Việt Nam đã chủ trương phát triển mạnh mẽ quan hệ toàn diện và mở cửa buôn bán với bạn bè trong khu vực và trên toàn thế giới, thể hiện bằng việc gia nhập ASEAN, Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương APEC tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á-Âu ASEM, hiệp định ASEAN–Trung Quốc; ASEAN-Ấn Độ; ASEAN-Châu Đại Dương; thương mại song phương với Hoa kỳ BTA… III.1. Những cơ hội của Việt Nam khi gia nhập WTO Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, khi mở cửa thị trường, chúng ta đã có gặp khó khăn lúc ban đầu nhưng có thể là thế mạnh về sau. Chúng ta đã có những bài học về xe máy Trung Quốc chẳng hạn. Đáng mừng là sau những thất bại ban đầu, các doanh nghiệp của chúng ta đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, hợp tác đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và thay đổi mẫu mã, sản phẩm của chúng ta đã cạnh tranh được trên thị trường trong nước và thậm chí xuất khẩu sang nước bạn. Thực hiện các cam kết mậu dịch tự do trong khối ASEAN, có 10283 loại thuế chiếm 99,43% biểu thuế nhập khẩu ASEAN được đưa về 0-5% nhưng Việt Nam vẫn đủ sức cạnh tranh và sản xuất ngày một phát triển. Điều đó cho phép chúng ta lạc quan, tin tưởng rằng sau khi gia nhập WTO, thị trường chúng ta sẽ ngày một rộng lớn, sản xuất được mở rộng về số lượng và chất lượng; đồng nghĩa với việc người dân Việt Nam cũng như thế giới được lợi từ những mặt hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng có giá thành hạ từ Việt Nam. +)Tham gia vào WTO, nước ta được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và không bị phân biệt đối xử. Điều đó tạo điều kiện xuất khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp và nền kinh tế cả nước – chúng ta sẽ mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. +)Với việc hoàn thành hệ thống pháp luật theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh ở Việt Nam sẽ ngày càng thông thoáng, cởi mở và hoàn thiện tạo điều kiện cho việc phát huy kinh doanh trong nước cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài; tiếp nhận vốn và công nghệ, mô hình quản lý kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá và cải thiện lao động Việt Nam về việc làm, tiền lương… +)gia nhập WTO, chúng ta có vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập trật tự kinh tế công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện bảo vệ lợi ích đất nước. +) Sau 20năm đổi mới, cùng với những thành tựu đã được bạn bè ghi nhận thì việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, nhất là trong khi đất nước chúng ta còn yếu kém về nhiều mặt; sẽ được thế giới chú ý và giúp đỡ nhiều hơn. III.2. Những thách thức mà Việt Nam gặp phải khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới Song song với những cơ hội chúng ta đã nhận ra, cũng cần phải nhận định rằng; đất nước ta đang có một trình độ phát triển hết sức thấp kém so với thế giới, với đội ngũ lao động trình độ không đồng đều, đa phần là lao động trình độ thấp, quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô còn yếu kém và bất cập nhiều mặt; doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn quá nhỏ bé, thử thách dành cho chúng ta khi gia nhập WTO là vô cùng lớn. +)Khi gia nhập WTO, cạnh tranh sẽ sâu rộng hơn, sâu sắc hơn, quyết liệt và sâu sắc hơn. Đây là cạnh tranh không những là tài sản phẩm háng hoá thông thường mà còn là sự cạnh tranh về trí tuệ và về con người, thể hiện trên tất cả các vấn đè xã hội. Thuế nhập khẩu đã giảm mạnh và cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp đọ sản phẩm mà còn là sự cạnh tranh doanh nghiệp và thậm chí là trình độ quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khả năng đón đầu thời cơ và tận dụng cơ hội của mỗi nước. +) Tuy trên hình thức hội nhập nhưng lợi ích của toàn cầu hoá sẽ tập trung vào các nước phát triển. Ở nhưng nước đang phát triển, số các doanh nghiệp phá sản và lao động thất nghiệp có nguy cơ tăng. Cần phải có chính sách phúc lợi và an ninh xã hội đúng đắn, ngay trong từng gia đoạn phát triển, phải điều tiết hợp lý sự phân công lao động, tránh tình trạng thất nghiệp không thời hạn của nguồn lao động. +) Trong một xã hội toàn cầu hoá, biến động thế giới rất dễ xảy ra sự liên kết chặt chẽ giữa các nước. Chính vì vậy mỗi nước phải tự ý thức việc điều tiết nền kinh tế của nước mình để tránh khủng hoảng, gây tác động xấu đến nền kinh tế trong nước cũng như thế giới. +) Trong thời đại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển mạnh mẽ cảu các phương tiện truyền thông và công nghệ thông tin; “cả thế giới thu nhỏ nằm trong mắt của bạn” ; Các nền văn hoá không nhừng hội nhậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35830.doc
Tài liệu liên quan