MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời nói đầu 1
1. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa
vật chất với ý thức .2
1.1. Vật chất quyết định ý thức 2
1.2. ý thức tác động trở lại vật chất 4
2. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ
giữa vật chất với ý thức vào sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. .7
2.1. Xuất phát từ thực tế khách quan từ đó đề ra đường lối,
chủ trương, chính sách, kế hoạch, phương hướng,
mục tiêu đúng đắn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta hiện nay .7
2.2. Phát huy vai trò của tính năng động chủ quan và chống chủ
quan duy ý chí . .12
3. Kết luận 15
4. Phụ lục .16
5. Tài liệu tham khảo 17
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16139 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g: Vật chất mà cái cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó, mà ta thấy rằng nội dung phản ánh của ý thức là thế giới bên ngoài, là hiện thực khách quan. Hay nói như chủ nghĩa duy vật macxit : ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người. Chính vì vậy mà thế giới khách quan như thế nào thì ý thức phản ánh như thế ấy, không nên phản ánh một cách xuyên tạc, hư ảo, bóp méo sự thật về thế giới khách quan như việc tô vẽ hình tượng các vị thần linh. Nói cách khác, nội dung phản ánh của ý thức phải lấy cái khách quan làm tiền đề và bị cái khách quan quy định.
Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức. Do ý thức là chức năng của bộ não người. Hoạt động ý thức không diễn ra ở đâu ngoài những hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não. ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ não, do đó khi bộ não bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ không được bình thường hoặc bị rối loạn.
Mặt khác, trong hoạt động của con người, nhu cầu vật chất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, chi phối và quy định mục đích hoạt động bởi vì con người trước hết phải được thoả mãn nhu cầu vật chất tối thiểu : ăn, ở, mặc… rồi mới nghĩ đến vui chơi, giải trí, các hoạt động tinh thần.Tức là, hoạt động nhận thức của con người trước hết hướng tới mục tiêu cải biến tự nhiên để thoả mãn nhu cầu sống. Cuộc sống tinh thần của con người phụ thuộc và bị chi phối bởi nhu cầu vật chất và những điều kiện vật chất hiện có. ý thức con người không thể tạo ra các đối tượng vật chất, cũng không thay đổi được quy luật vận động của nó. Do đó, mọi mục tiêu ước muốn của con người không dựa trên điều kiện vật chất hiện có, trên mảnh đất hiện thực đều là ước mơ chủ quan, không tưởng.
Ví dụ: Vận dụng trong sự nghiệp công nhiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta. Trước kia do không nhận thức được rằng mọi chủ trương đường lối…đều phải dựa trên điều kiện vật chát hiện có mà chúng ta đã chủ trương phát triển công nghiệp nặng trong khi mọi tiền đề vật chất thì chưa có. Do đó, chúng ta đã bị thất bại.
Không chỉ có thế, tính thứ nhất của vật chất so với tính thứ hai của ý thức còn được thể hiện ở chỗ vật chất là điều kiện để hiện thực hoá ý thức. Nó quy định khả năng các nhân tố tinh thân có thể tham gia vào hoạt động của con người. Nó tạo điều kiện cho nhân tố tinh thần này hoặc nhân tố tinh thần khác biến thành hiện thực và qua đó quy định mục đích, chủ trương, biện pháp mà con người đề ra cho hoạt động của mình bằng cách chọn lọc, sửa chữa, bổ sung, cụ thể hoá các mục đích, chủ trương biện pháp đó.
Khi khẳng định vai trò cơ sở, quyết định trực tiếp của vật chất đối với ý thức, chủ nghĩa duy vật macxit đồng thời cũng vạch rõ sự tác dộng trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất.
1.2. ý thức tác động trở lại vật chất.
ý thức do vật chất sinh ra song sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập tương đối nên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
ý thức đúng đắn là ý thức dựa trên quy luật khách quan của con người. Do đó nó có tác động tích cực, làm biến đổi hiện thực, vật chất khách quan theo nhu cầu của mình.
ý thức sai lầm, trái quy luật khách quan của con người có tác động tiêu cực thậm chí phá hoại các điều kiện khách quan, hoàn cảnh khách quan, kéo lùi lịch sử. Bởi mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ tác động qua lại. Không nhận thức được điều này sẽ rơi vào quan niệm duy vật tầm thườngvà bệnh nảo thủ trì trệ trong nhận thức và hành động.
Nói tới vai trò của ý thức về thực cất là nói tới vai trò của con người bởi ý thức là ý thức của con người.
Trái với các nhà triết học duy tâm muốn biến ý thức của con người thành động lực của lịch sử, Cácmac và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Xưa nay, tư tưởng không thể đưa người ta vượt ra ngoài trật tự thế giới cũ được, trong bất cứ tình huống nào, tư tưởng cũng chỉ có thể đưa người ta vượt ra ngoài phạm vi tư tưởng của trật tự thế giới cũ mà thôi”. Thật vậy, tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là con người muốn thực hiện các quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn các quy luật đó, phải có ý chí và phương pháp để tổ chức hành động. Như vậy vai trò của ý thức là ở chỗ nó giúp con người đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, những mục đích, kế hoạch, biện pháp, phương hướng phù hợp với thực tế khách quan. Nói như vậy có nghĩa là cũng có những ý thức khoa họcvà những ý thức không khoa học so với hiện thực khách quan, tương ứng với nó là hai tác động trái ngược nhau tích cực và tiêu cực của ý thức đối với vật chất.
Vai trò tích cực của ý thức, tư tưởng không phải ở chỗ nó trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà là nhận thức thế khách quan từ đó hình thành được mục đích, phương hướng, biện pháp đúng đắn đồng thời có ý chí, quyết tâm cần thiết cho hoạt dộng của mình. Sức mạnh cuả ý thức con người không phải ở chỗ tách rời điều kiện vật chất, thoát ly hiện thực khách quan, mà là biết dựa vào điều kiện vật chất đã có, phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới khách quan một cách chủ động, sáng tạo với ý chí và quyết tâm cao nhằm phục vụ lợi ích của con người và xã hội. Con người nhận thức và phản ánh thế giới thế giới khách quan càng đầy đủ chính xác bao nhiêu thì cải tạo chúng càng có hiệu quả bấy nhiêu. ở đây vai trò năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố chủ quan của con người có vị trí hết sức quan trọng. Bảo thủ trì trệ hoặc tiêu cực thụ động, ỷ lại ngồi chờ chính là kìm hãm sự phát triển, triệt tiêu tính năng động tích cực sáng tạo của ý thức.
Mặt khác, do có tính vượt trước, nên ý thức giúp cho hoạt động của con người trở nên tự giác, tích cực, chủ động hơn như trong việc dự báo, lập kế hoạch, đề ra đường lối, phương pháp hành động.
Vai trò của ý thức còn thể hiện ở vai trò của tri thức, trí tuệ, tình cảm và ý chí. Nó không những là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn mà còn là động lực của thực tiễn. Không có sự thúc đẩy của tình cảm, ý chí, hoạt động thực tiễn sẽ diễn ra một cách chậm chạp, thậm chí không thể diễn ra được. Nhờ ý chí và tình cảm, ý thức quy định tốc độ và bản sắc của hoạt động thực tiễn. Tinh thần, dũng cảm, dám nghĩ dám làm, lòng nhiệt tình, chí quyết tâm, tình yêu, niềm say mê với công việc, khả năng sáng tạo và vượt qua khó khăn nhằm đạt tới mục tiêu xác định đều có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động thực tiễn làm cho nó diễn ra nhanh hay chậm. Tuy nhiên, ý chí, tình cảm chỉ là động lực mà không thể là kim chỉ làm cho hoạt động thực tiễn. Bởi vì, sự thành công hay thất bại của hoạt động thực tiễn, tác dụng tích cực hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên và xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo ý thức. Chính vì vậy phải biết kết hợp giữa tri thức, trí tuệ, khoa học với ý chí, tình cảm. Bởi tri thức càng được tích luỹ, con người ngày càng đi sâu vào bản chất sự vật và cải tạo sự vật có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên cơ sở cho việc phát huy tính năng động chủ quan của ý thức là việc thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội. Nếu như thế giới vật chất – với những thuộc tính và quy luật vốn có của nó – tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực thể khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Chính vì vậy, Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí.
Không chỉ có thế, khi vai trò chỉ đạo của ý thức phạm sai lầm thì tinh thần, dũng cảm, lòng nhiệt tình, chí quyết tâm cũng làm cho hoạt động thực tiễn thất bại một cách nhanh chóng.
Qua những điều vừa trình bày ở trên về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta có thể rút ra một ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động thực tiễn của con người như sau: Mọi hoạt động của con người ( cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn) đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, phát huy được tính năng động sáng tạo của ý thức, tư tưởng, của nhân tố chủ quan của con người và đồng thời chống chủ quan duy ý chí.
2. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
2.1. Xuất phát từ thực tế khách quan từ đó đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, phương hướng, mục tiêu…đúng đắn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Chúng ta khẳng định: Chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản như chủ nghĩa tư bản đã thay thế chế độ phong kiến. Đó là quy luật khách quan của lịch sử loài người. ở nước ta, chủ nghĩa xã hội cũng nhất định sẽ được xây dựng thành công trong sự gắn bó giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Xuất phát từ đâu và đi theo con đường nào? Chỉ có thể và phải xuất phát từ những điều kiện – hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước Việt Nam và con người Việt Nam, của dân tộc và lịch sử trong bối cảnh khu vực thế giới hiện đại, theo quy luật chung mà chủ nghĩa Mac – Lênin đã nêu ra.
Thực tế là, chúng ta bước vào con đường xã hội chủ nghĩa từ một xuất phát điểm về kinh tế xã hội rất thấp - nhất là lực lượng sản xuất. Đó là tình trạng sản xuất nhỏ, kinh tế tự nhiên, kinh tế hiện vật còn khá phổ biến, kỹ thuật thô sơ, thủ công nửa cơ khí. Sản xuất hàng hoá còn chưa trở thành phổ biến, thị trường bị chia cắt, thậm chí có nơi, có lúc khép kín kể cả trong kinh tế đối ngoại. Phương thức tổ chức, quản lý nền kinh tế dựa trên lĩnh vực kinh tế của chúng ta là tập trung lực lượng sản xuất, đổi mới phương thức, tổ chức quản lý, phân phối sản phẩm.
Muốn phát triển lực lượng sản xuất, chúng ta phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cả quy mô bề rộng lẫn chiều sâu, tạo đường băng để đất nước “cất cánh” một cách hiện thực hướng tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá chứ không dừng lại ở phương hướng chung. Nghĩa là, phải xây dựng một chương trình khả thi cho cả công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, chú trọng cho phát triển nông nghiệp, cho các vùng kinh tế – xã hội trọng điểm, cho vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng cũ…
Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001 – 2010 của Đảng ta đã khẳng định : con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, bảo đảm cho khoa học và công nghệ thật sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và động lực chủ yếu trong phát triển kinh tế – xã hội, khắc phục nguy cơ tụt hậu về khoa học và công nghệ. Trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác
là phải tiếp cận nhanh chóng với tri thức và công nghệ mới của thời đại để từng bước phát triển kinh tế trí thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi nhân tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển lực lượng sản xuất.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập hệ thống chính trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp cho nên phải trải qua một thời kì quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ.
Khi khẳng định: chúng ta phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là, chúng ta lựa chọn, sử dụng những thành tựu có lợi cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên phương diện này cần phải xem chủ nghĩa tư bản không chỉ là một đối trọng mà quan trọng hơn đồng thời là một đối tác.
Đây là một vấn đề rất quan trọng đối với nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Muốn chủ nghĩa xã hội thành công thì không thể không sử dụng chủ nghĩa tư bản với tư cách là một nấc thang văn minh nhân loại. Như Mac đã nói: “ chúng ta đau khổ vì chủ nghĩa tư bản và cũng đau khổ vì không có nó”. Tức là, chúng ta đau khổ vì quan hệ sản xuất sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, nhưng có lẽ chúng ta còn đau khổ hơn nếu như không có lực lượng sản xuất khổng lồ của nó, đó chính là: “Tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết” (C.Mác và Ph.Ăngghen).
Định hướng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội tất yếu phải kế thừa và sử dụng lực lượng sản xuất do nhân loại tạo ra và phát triển trong điều kiện của xã hội tư bản chủ nghĩa, chẳng hạn đó là: thành tựu khoa học, kỹ thuật, và công nghệ –môi trường, là cơ chế thị trườngvới nhiều hình thức cụ thể tác động vào quan điểm phát triển kinh tế, nhất là những mặt tích cực của nó. Nói như vậy không có nghĩa là lặp lại hoàn toàn quá trình xây dựng lực lượng sản xuất đó trong lịch sử.
ở nước ta, lực lượng sản xuất cần phát triển song hành hai phương thức: tuần tự (từ thủ công đến nửa cơ khí rồi cơ khí) và nhảy vọt theo lối đi tắt, đón đầu (từ thủ công đi thẳng vào hiện đại) sao cho trong một thời gian ngắn, thậm chí rât ngắn chúng ta đạt trình độ với các nước tiên tiến trong khu vực…
Song chúng ta phải biết rằng, lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển gắn liền với quan hệ sản xuất phù hợp. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kinh tế của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại tới mức xã hội hoá gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, quản lý nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy được mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của người lao động, của toàn thể nhân dân.
Muốn đảm bảo cho nền kinh tế thị trường có điều kiện tồn tại và phát triển, chúng ta phải thừa nhận sự tồn tại một cách tất nhiên và khách quan của các quy luật: quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh… trong nền kinh tế. Vì nó là cái khách quan nên chúng ta phải chú ý không nên đi ngược lại nếu không thì chẳng bao giờ có thể xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhưng bên cạnh những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường là: phát triển nhanh lực lượng sản xuất, nâng cao mức sống, mức thu nhập của người lao động lên thì mặt trái của nó trong một vài năm trở lại đây đang được phát huy một cách mạnh mẽ, sự chênh lệch thu nhập dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong lao động, tệ nạn quan liêu, tham nhũng, suy thoái phẩm chất đạo đức của một số cán bộ, công chức nhà nước…
Trước thực tế đó, Đảng và nhà nước cần có những biện pháp phân phối hợp lý, không chỉ có phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế mà còn phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Ngoài ra chúng ta cần có những biện pháp khuyến khích làm giàu một cách chính đáng. Đối với thu nhập, nhà nước cần có cơ sở điều tiết thu nhập (thuế thu nhập), cải cách cơ bản chế độ tiền lương. Đối với người nghèo và có hoàn cảnh khó khăn cần có chính sách xã hội hợp lý: bàn cách làm giàu… mặt khác cần kiên quyết chống những thu nhập bất chính.
Đáng sợ hơn đó là tệ nạn quan liêu, tham nhũng, suy thoái phẩm chất đạo đức của nhiều cán bộ, công chức nhà nước nằm ngay trong bộ máy nàh nước, nó gây ra bất công xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội… ở vai trò của công tác xây dựng Đảng, nhà nước trong sạch, vững mạnh là hết sức quan trọng.
Nói chung, chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua việc xác lập hệ thống chính trị của chủ nghĩa tư bản không phải là không có kế thừa và chọn lọc những quan hệ sản xuất, những hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa khi nó chưa hết tác dụng tích cực ngya trong thời kỳ quá độ. Đây chính là những “cây cầu nhỏ”, những bước trung gian quá độ đưa chúng ta tới “phòng chờ” trực tiếp đi và chủ nghĩa xã hội.
Về nặt kiến trúc thượng tầng, chúng ta cũng kế thừa và chọn lọc để xây dựng nhà nước hiến pháp của xã hội chủ nghĩa điều khiển nền kinh tế thị trường.
Chúng ta xác định mục tiêu: chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng là một chế độ xã hội vì con người và do con người. Để tiến hành đến mục tiêu xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với tăng trưởng kinh tế, với công bằng xã hội, với tiến bộ xã hội, phải ra sức thực hiện các chính xác xã hội. Đảng ta khẳng định: “chính xác xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tại của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”, bởi “không có đầu tư nào có lợi như đầu tư cho con người ”. Chính sách xã hội của Đảng được thể hiện trên tất cả các mặt của đời sống: quan tâm chăm sóc đối với những người có công với cách mạng, chính sách đền ơn đáp nghĩa (xây nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa). Trong kihn tế, tạo ra nhiều công ăn việc là mới cho người lao động, cải cách chế độ tiền lương theo hướng xoá bỏ thu nhập bình quân, tiền tệ hoá tiền lương, khuyến khích tài năng, đâu tư đúng mức cho các ngành: y tế, giáo dục, văn hoá- nghệ thuật, nghiên cứu khoa học. Thực hiện chính sách dân số là một mục tiêu hết sức quan trọng trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Nhưng dù sao đó mới chỉ là những chủ trương, đường lối đối với tình hình trong nước. Vậy còn quốc tế thì sao?
Thứ nhất, cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức. Nước ta một mặt có cơ hội rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị thế của mình. Đồng thời đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc phục được những yếu kém để vươn lên. Điều này đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải hết sức nhanh nhạy nắm bắt thông tin, áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào trong kinh doanh, có như thế mới mong có cơ hội phát triển.
Thứ hai, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc nhau giữa các nền kinh tế. Nước ta cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy đó.
Vậy chúng ta phải làm thế nào để vừa có thể hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào xu thế toàn cầu hoá lại vừa có thể giữ vững được nền kinh tế độc lập tự chủ.
Trước tiên phải tính đến vai trò của bộ máy nhà nước. Theo chỉ dẫn của Lênin thì bộ máy nhà nước cần phải vừa mềm dẻo vừa hết sức cứng rắn: “Ngày nay cần có sự mềm dẻo tối đa, mà muốn thế, muốn ứng biến một cách mềm dẻo thì bộ máy phải thực sự cứng rắn”. Phải mềm dẻo vì đây là thời kỳ quá độ, biện pháp quá độ. Phải cứng rắn vì đây là cuộc “chiến tranh kinh tế”, cuộc chiến tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Bởi kẻ nào nắm thống trị về kinh tế thì dần dần sớm muộn cũng sẽ thống trị cả về chính trị (áp dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng).
Thứ hai, đó là chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội mang bản sắc dân tộc vận hành trước xu thế toàn cầu hoá, chủ động mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế nhưng phải giữ vững nền kinh tế độc lập tự chủ. Bởi vì không có bản lĩnh và không có bản sắc độc đáo riêng được giữ gìn, bảo vệ và phát huy thì không thể đứng vững trong giao lưu hợp tác và hội nhập quốc tế. Phải làm cho văn hoá thấm sâu vào tâm lý, ý thức dân chúng, là nội dung của kinh tế, chinh trị , xã hội trong phát triển. Văn hoá ở trong kinh tế chính trị là vậy. Mà giá trị cao nhất, sâu nhất của văn hoá lại là con người. Nó phải là chỗ quy tụ của mọi đường lối, chủ trương, chính sách, cơ chế, giải pháp. Một lần nữa chúng ta khẳng định vai trò của con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì vậy nước ta phải đầu tư hơn nữa cho việc phát triển con người mà cụ thể là sự nghiệp giáo dục- đào tạo phải được: đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các bậc học từ mầm non tới sau đại học. Chú trọng đến giáo dục đào tạo ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Bởi “không có cái lợi nào bằng cái lợi đầu tư cho con người”. Mặt khác, ta còn phải nâng cao năng lực và hiệu quả chủ động hội nhập quốc tế theo hướng đẩy nhanh tốc độ và khả năng nội sinh hoá những sức mạnh bên trong nhằm thâu thức, tích tụ và tăng cường nội lực đất nước để hội nhập một cách mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc mà vẫn giữ được bản sắc Việt nam.
Hiện nay, các thế lực thù địch với những “diễn biến hoà bình” vẫn đang đe dọa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Từ thực tế đó đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải ra sức tăng cường an ninh quốc phòng, ra sức đổi mới hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, của thời đại.
2.2. Phát huy vai trò của tính năng động chủ quan và chống chủ quan duy ý chí.
Bên cạnh một số chính sách, biện pháp nhằm đưa đất nước ta vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa như đã trình bày ở trên, ta không thể không kể đến vai trò thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nnghĩa xã hội tiến nhanh và xa hơn đó là tính năng động, chủ quan, đó là khối đại đoàn kết toàn dân và đó còn là ý chí, nhiệt tình, quyết tâm thực hiện cho được xã hội xã hội chủ nghĩa trên đất nước Việt Nam.
Bản thân sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải phát huy cao độ vai trò của nhân tố chủ quan, của tính năng động chủ quan. Đó chính là những phát minh vĩ đại, những đường lối chính sách đứng đắn có tính chất quyết thắng của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp sáng tạo vĩ đại của đông đảo quần chúng. Không có ý chí, hoài bão lớn, nghị lực lớn thì không thể thực hiện được những nhiệm vụ trọng đại, khó khăn phức tạp chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Vấn đề là ở chỗ mọi nhiệt tình và ý chí cách mạng hiện nay phải gắn liền với chi thức, hiểu biết, đặt trên cơ sở khoa học, sự phát triển tiềm lực trí tuệ của cả dân tộc.
Không có khoa học, không có sự phát triển mạnh mẽ nguồn lực trí tuệ thì không thể dẫn dắt xã hội đi tới văn minh, hiện đại. Do đó, phải quy tụ mọi tài năng của công dân, tập hợp trí tuệ và phát huy sức mạnh trí tuệ của cả dân tộc. Đây phải đứng ở đỉnh cao và là chỗ kết tinh tài năng ý chí chỉ đạo, bản lĩnh giai cấp và dân tộc, biểu hiện tinh thần thời đại.
Bước vào thế kỷ XXI, chúng ta tin chắc vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, tin chắc chủ nghĩa xã hội nhất định thành công, nhất định tiếp tục đi theo con đường đã chọn, dù một thế kỷ hay lâu hơn nữa cũng không nao núng. Đó phải chăng là sự khẳng định một ý chí lớn, một niềm tin lớn, một quyết tâm lớn mà nếu không có thì sẽ không tiếp tục cụ thể hoá và từng bước đưa vào cuộc sống những điều ghi trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như trong Đại hội Đảng lần thứ IX.
Với ý chí “quyết tâm đưa nước ta thoát khỏi nghèo làn, lạc hậu”, thhì không thể chậm chễ trong công nghiệp hoá, hiện đại hhoá đất nước, để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa nước ta với các nước phát triển.
Trong khi đề cao vai trò của nhân tố chủ quan, của ý chí, nhiệt tình, cách mạng cũng cần phải phân biệt với tư tưởng chủ quan duy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T044.doc