MỤC LỤC
Phần mở đầu: 2
Chương 1: Lý luận chung về quan điểm toàn diện 4
1.1- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 4
Chương 2 6
Vận dụng quan điểm toàn diện vào chương trình cải cách sách giáo khoa ở Việt Nam. 6
2.1- Những lần cải cách sách giáo khoa ở nước ta. 6
2.2 – Kết quả của các lần cải cách sách giáo khoa ở nước ta. 8
2.4 – Giải pháp khắc phục những hậu quả không tốt của việc thay sách. 12
Phần kết luận 13
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11009 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vận dụng quan điểm toàn diện vào chương trình cải cách sách giáo khoa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC & KHXH
************
Tiểu luận về phương pháp luận
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH SÁCH GIÁO KHOA Ở VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên thực hiện:
Lớp: QL 14-13. Mã SV: 09A00234N
Giáo viên hướng dẫn:
Hà nội, tháng 12 năm 2009
Phần mở đầu:
Những năm gần đây, hầu như năm nào đề tài cải cách sách giáo khoa cũng được bàn luận sôi nổi với ý kiến của nhiều chuyên gia, các giáo sư đầu ngành cũng như lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, trước yêu cầu thực tế, việc cải tiến sách giáo khoa vẫn mang tính chất tạm thời, chưa đâu vào đâu.
Năm 2002, Bộ GD-ĐT bắt đầu tiến hành đổi mới chương trình học và sách giáo khoa (SGK), đến năm 2008 thay sách lớp 12 cuối cùng. Cũng trong năm 2008, Bộ GD-ĐT tổ chức “trưng cầu dân ý” về vấn đề này. Nhiều ý kiến cho rằng, SGK là tấm gương phản ánh chương trình học, khi chương trình học “cú vấn đề” thì việc đính chính theo cách nào đi chăng nữa cũng gặp phải những bất cập và mang tính chất tình thế. Theo cách lập luận như thế thì giải - pháp - tình - thế đã tồn tại trong nền giáo dục Việt Nam từ bao nhiêu năm nay. Và thực tế, tháng 9-2008, Bộ GD-ĐT đã phải giải trình về việc có đến 129 điểm chỉnh sửa SGK từ lớp 1 đến lớp 11.
Vậy nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do đâu? Phải chăng các nhà cải cách giáo dục chưa có tổng quát toàn diện về vấn đề này?
Nhằm góp phần nhận thức đúng đắn hơn về chương trình cải cách sách giáo khoa hiện nay, tôi xin lựa chọn chủ đề “ Quan điểm toàn diện và vận dụng vào chương trình cải cách sách giáo khoa ở Việt Nam hiện nay”.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lờnin, thế giới quan duy luật biện chứng, căn cứ vào thực tế tình trạng cải cách sỏch giúa khoa của Việt Nam hiện nay.
Kết cấu đề tài ngoài lời nói đầu thì gồm hai chương:
Chương 1: Lý luận chung về quan điểm toàn diện.
Chương 2: Vận dụng quan điểm toàn diện vào chương trình cải cách sách giáo khoa ở Việt Nam.
Do điều kiện thời gian có hạn cũng như trình độ am hiểu về vấn đề này còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót, em mong nhận được những ý kiến đánh giá của thầy cô giáo và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Chương 1: Lý luận chung về quan điểm toàn diện
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Theo quan điểm siêu hình, các sự vật hiện tượng tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên cạch cái kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau, những mối liên hệ có chăng chỉ là những liên hệ hời hợt, bề ngoài mang tính ngẫu nhiên. Một số người theo quan điểm siêu hình cũng thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau.
Ngược lại, quan điểm biện chứng cho rằng thế giới tồn tại như một chỉnh thể thống nhất. Các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.
Về nhân tố quy định sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới, chủ nghĩa duy tâm cho rằng cơ sở của sự liên hệ, sự tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng là các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, ở cảm giác của con người.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới.
Theo quan điểm này, các sự vật hiện tượng trên thế giới dự cú đa dạng, khác nhau như thế nào đi chăng nữa thỡ chỳng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Ngay cả ý thức, tư tưởng của con người vốn là những cái phi vật chất cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất khách quan.
Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, các quá trình, mà nó cũn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại: có mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới và mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực riêng biệt của thế giới, có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thể hiện thông qua một hay một số khâu trung gian, có mối liên hệ bản chất, có mối liên hệ tất nhiên và liên hệ ngẫu nhiên, có mối liên hệ giữa các sự vật khác nhau của sự vật. Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động, phát triển qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau, tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng.
1.2 – Quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lờnin
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tượng, triết học Mác – Lờnin rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức.
Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật hiện tượng. Một mặt, chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó, mặt khác chúng ta phải xem xét trong mối liên hệ giữa nó với các sự vật khác (kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp), đề cập đến hai nội dung này, Lờnin viết “ muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đú”.
Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện đòi hỏi, để nhận thức được sự vật, cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử cứ nhất định con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ không trọn vẹn. Có ý thức được điều này chúng ta mới tránh được việc tuyệt đối hóa những tri thức đó cú về sự vật và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển. Để nhận thức được sự vật, cần nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, “cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt để đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm cứng nhắc”.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ. Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ vẫn có thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những thuộc tính, những quy định khác nhau của sự vật được thể hiện trong những thuộc tính, những quy định khác nhau vủa sự vật được thể hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.
Như vậy, quan điểm toàn diện cũng không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật, hiện tượng. Nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hiện tượng đó.
Có thể kết luận, quá trình hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể để nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đó và cuối cùng, khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật.
Chương 2
Vận dụng quan điểm toàn diện vào chương trình cải cách sách giáo khoa ở Việt Nam.
Những lần cải cách sách giáo khoa ở nước ta.
Từ nhiều năm nay, chương trình - sách giáo khoa (SGK) gần như năm nào cũng chỉnh sửa, nhưng vẫn bị kêu quá tải, hàn lâm, tùy tiện... Và không biết đó tốn bao nhiêu tiền của để biên soạn SGK mà vẫn gõy nhiều tranh cãi.
Và bị dư luận không đồng tình.
Lần 1- Cuối thập kỷ 50 – thế kỷ XX.
Lần 2 – Đầu thập kỷ 90 – thế kỷ XX. Lần này có 3 ban A,B,C. Được một năm loại bỏ ngay ban B.
Lần 3 – Ban đầu chủ trương của Bộ GD&ĐT là có hai ban A,C, ( đầu thế kỷ XXI thí điểm ở một số trường). Tiếp đó áp dụng trong cả nước (2006).Do thực tế , Bộ buộc phải cú thờm ban Cơ bản, mà ban này lại chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn A,C.
Chương trình sách giáo khoa là cốt lõi của nền học, SGK là tài liệu mang tính pháp lý trong dạy và học. Qua nghiên cứu, xin khẳng định suốt 28 năm qua ta chưa hề có chương trình giáo dục chính thức của Nhà nước, mỗi chương trình đều nhiều sách tương, nhưng không hề chọn được bất cứ một bộ SGK chuẩn với đúng nghĩa khoa học.
Chương trình phải được quan niệm như một chỉnh thể xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, nhưng khi thực hiện ta chia nó thành 3 khỳc:Tiểu học, THCS và THPT. Khúc Tiểu học ta thiết kế 4 chương trình khác nhau chương trình 165 tuần, 120 tuân, 100 tuần và Chương trình công nghệ GD, việc chỉnh sửa và hợp nhất liên miên sau đó mãi đến năm 2002 ta gộp thành một chương trình Tiểu học. Một khúc chương trình THPT năm 1993 được chia tách thành 3 Ban, Ban A (khoa học tự nhiên), Ban B (khoa học tự nhiờn—kỹ thuật) và Ban C (khoa học xã hội), đến năm 1998 phân Ban đã bị xóa khi thông qua Luật GD, năm 2002 khúc chương trình THPT này lại phân thành 2 Ban – Ban Tự nhiên (A), Ban xã hội (C);khi triển khai gặp sự cố vì xuất hiện Ban “khụng vào Ban A , và cũng không vào Ban C ) vào năm 2003, thường vụ QH đồng ý với tờ trình Chính phủ cho việc dừng triển khai phân Ban lại hai năm để nghiên cứu lại (Báo Thanh Niên số 360(2925) ngày 26-12-2003). Đến 2005 lại có 5 Ban, Ban tự nhiên A, Ban xã hội C và Ban cơ Bản (CB) , Ban cơ Bản hướng –khoa học tự nhiên (CBA); Ban cơ bản hương khoa học xã hội (CBC), nhưng cũng không được xã hội hội chấp nhận.(!?) Chưa bàn đến vấn đề thi cử, chương trình giáo dục chính thức với nghĩa hẹp từ ngày đổi mới đến nay, rõ ràng chưa thiết kế được. Vậy mệnh đề một chương trình mấy bộ SGK rõ ràng thiếu điểm tựa xuất phát?
Về SGK, cuối những năm tám mươi của thế kỷ trước, một chương trình ta chỉ đạo biên soan 3 bộ SGK toán, và 2 bộ SGK văn khác nhau cho hai miền của một đất nước thống nhất, khi vận dụng vào thực tế dẫn đến sự rối loạn trong dạy và học. Vào cuối những năm chín mươi thế kỷ trước ta lại phải hợp nhất các bộ SGK trên thành một bộ SGK thống nhất theo từng môn về môn toán và môn văn. Đến năm 2002 ta lại chỉ đạo một chương trình viết hai bộ SGK về các môn Toán, Lý Hóa, Sinh và Ngữ Văn (Văn và Tiếng Việt) ! Đến năm 2005, thay đổi thiết kế phân Ban, và biên soạn nhiều loại sách cho 5 Ban kể trên. Chưa kể những SGK bắt buộc học sinh phải mua, ta lại biên soạn nhiều sách tham khảo.Theo số liệu điều tra ở Cty phát hành sach Hà Nội năm 2008, có 3120 sách tham khảo cho tất cả HS phổ thông, cụ thể Lớp 1 có 59 cuốn, lớp 2 (85c); Lớp 3(109c) ; Lớp 4 (147c); Lớp 5 (180c); Lớp 6(202c); Lớp7 (199c); Lớp 8 (288c); Lớp9 (357c); Lớp 10 (394c); Lớp 11 (442c); Lớp 12 (148c) ….
Theo Tuần báo Văn Nghệ Số 17-18 (651-652), Chủ Nhật, ngày 26-4 và 3-5-2009 HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
2.2 – Kết quả của các lần cải cách sách giáo khoa ở nước ta.
Đầu tháng 7/2008, bộ SGK mới lớp 12 lại được phát hành trên toàn quốc và ngày 7/7/2008, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) cũng chính thức thông báo về việc lấy ý kiến đóng góp cho chương trình và sách giáo khoa phổ thông trên website: www.diendan.edu.vn Liệu cuộc “cỏch mạng SGK” lần này có mang lại những cải cách thật sự? Lâu nay, việc biên soạn SGK thường do một nhóm các giáo sư được Bộ GD-ĐT giao cho thực hiện. Điều đáng nói là, họ đều không phải là những người trực tiếp giảng dạy ở ba cấp từ tiểu học lên trung học phổ thông (THPT), nên chắc chắn không thể hiểu được thực tế khả năng tư duy, tiếp thu của học sinh. Gần đây lại có đề xuất không cần SGK chuẩn, mà tuỳ thuộc vào từng nơi. Có người lại đề nghị ở bậc tiểu học nên có bộ SGK chung. Nghe mà cứ loạn cả óc, ù cả tai, vì các “quan điờ̉m”, “dõ̃n chứng ngoại”, “kinh nghiợ̀m” khắp nơi mà mỗi người khi nói, đều cố chứng minh những luận giải của mình là đúng nhất.
Chính thế, có lần, một người quan tâm đến nền giáo dục nước nhà, do chán cảnh cứ cải tiến, cải lùi SGK đã nói đại ý là “cứ lấy sách giáo khoa cũ cách đây 60 -70 năm mà dùng còn tốt hơn”.
Thật khó hiểu, SGK của các lớp 5, 9 và 12, khi đưa con số về diện tích Việt Nam ở 3 khối lớp này lại không giống nhau, xê dịch hàng mấy trăm km2. Một “khuyết tật” khác của SGK là còn quá cao siêu, đầy ắp lý thuyết với những khái niệm trừu tượng, khó hiểu. Đơn cử: học sinh lớp 10, 11, 12 phải học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, triết học, kinh tế chính trị của bậc đại học. Môn Sinh học, Hóa học lớp 11, 12, mỗi bài được dẫn giải đến bốn, năm trang. Những bài văn học cổ “Hịch tướng sỹ”, “Chiếu dời đụ” dạy học sinh lớp 8 thì làm sao học sinh có thể “thẩm thấu” được. Nhiều chuyên gia đã kiến nghị, người xây dựng chương trình viết SGK không chỉ phải là những nhà khoa học, những người có học vị cao, mà phải là những thầy giáo đã từng giảng dạy nhiều năm ở bậc phổ thông. Đồng thời, nhất thiết phải đưa ra một bộ SGK chuẩn, sử dụng được ít nhất 10 năm như các nước, chứ không thể năm nào cũng cải cách, chỉnh lý, dẫn đến việc sách cũ thành mớ giấy vụn, lãng phí hàng tỷ đồng.
Sau 6 năm triển khai đại trà, SGK mới đã bộc lộ nhiều hạn chế: một số bài yêu cầu kiến thức nặng, dài dòng, ghi nhớ máy móc, chưa phù hợp với phần đông học sinh mà chỉ thích hợp với những em tự giác và học lực khá giỏi; khi viết sách, chưa chú ý đến điều kiện vùng miền, trình độ nhận thức của học sinh miền núi...
Sách khoa học tự nhiên ( Toán, Lý, Hóa, Sinh) về nội dung thì tham lam, cồng kềnh, nặng lý thuyết, nhẹ kĩ năng.
Sách khoa học xã hội, nhất là sách Lịch sử và Giáo dục Công Dân – thiếu tính khoa học, không sát thực tế, nhạt nhẽo, kém sức thuyết phục. Kết quả là học sinh không hào hứng với hai môn học này, dẫn đến điểm thi đại học kém nhất, tồi tệ nhất là môn Lịch sử; cong lối sống của nhiều thanh niên không chỉ ở nông thôn mà ngay giữa trung tâm Thủ đô Hà nội cũng cần phải phê phán ( Vụ “ tàn sỏt” hoa anh đào ở Triển lãm Giảng Võ vừa qua là thấy rõ nhất). Đúng là có học, thậm chí đi học thêm ngày càng nhiều mà lại thiếu giáo dục, thiếu văn hóa như vậy… (trang 10 – Báo đại đoàn kết – 10/4/2008)
Cấp học nào, bậc học nào, thậm chí cả lớp 1, lớp 2 cũng có sách tham khảo. Tại Trung tâm sách Tràng Tiền, chỉ một quyển SGK Hình học 7 thỡ cú đến gần 50 quyển tham khảo “ăn theo”. Đứng trước một rừng sách mênh mông, học sinh và phụ huynh đều lúng túng vì không biết nên chọn quyển nào cho phù hợp. Điều đáng nói là có nhiều quyển có tên gọi khác nhau nhưng nội dung tương tự. Không những thế, giá sách tham khảo đang bị thả nổi. Có nhiều quyển kiến thức còn sai lệch so với SGK, làm học sinh thực sự rối trí, mất phương hướng.
Một quyển sách chuẩn mực hay một bộ sách từ lớp 1 đến lớp 12, các kiến thức phải được chỉ đạo “theo một tư duy khoa học nhất quán và thống nhất” và có sự hài hòa giữa các môn học. Việc chỉ đạo biên soạn sách của nước ta “chẳng giống Ai”. Nhiều tác giả đã bức xúc cảnh báo: Nếu cứ phải “quay lưng vào nhau” để biên soạn các bộ SGK khác nhau, khi chưa nhận thức rừ đõu là chuẩn mực về mặt học thuật, thì sự rắc rối cho việc dạy và học, cứ thế này thì là một mối lo.
Học sinh ở nhiều nước, đặc biệt là những nước giầu có được cung cấp miễn phí SGK chuẩn mực và chất lượng. Việt Nam còn nghèo người dân năm nào cũng phải bỏ hàng trăm triệu USD, mua sách học thiếu chuẩn mực cho con. Trong khi đó cơ quan có trách nhiệm, rất tiếc không thấy bàn đến việc làm sao chương trình và SGK chuẩn mực để ổn định giáo dục, mà năm nào cũng bàn giảm tải, giảm sai, tăng giá sách hay sửa luật GD để tăng lượng in ấn và bán được nhiều sách?.
So với các nước chương trình giáo dục của ta quá nặng, nhiều nội dung trong SGK nặng hơn từ 1 đến 3 năm, cỏch trỡnh bầy không liền mạch, ngôn ngữ sử dụng trừu tượng xa cuộc sống, khó học khó nhớ. HS phải học thêm từ lớp 1, làm các em mất tuổi thơ. Sô tiền học thêm rất lớn, theo số liệu điều tra của Việt nam với tổ chức quốc tế khoảng 300 triệu USD/năm
2.3 – Nguyên nhân dẫn đến kết quả của các lần cải cách sách giáo khoa không đạt hiệu quả tốt:
Chuẩn kiến thức-rất quan trọng, nó được vi như cái thước tre, mà người nông dân sử dụng để đo dạc khi xây nhà, theo ụng Trõn Kiều- nguyên Viện trưởng Viên KHGD thừa nhận là chưa tìm được để thiết kế CT-SGK chuẩn ở nước ta mấy chục năm qua. Xây một ngôi nhà mà không có thước tre, thỡ nó mộo mó lệch lạc như thế nào Ai cũng có thể hình dung được! Năm 2002 ta tiến hành đổi mới chương trình và thay SGK ở bậc phổ thông. Nếu chương trình giáo dục người ta bắt đầu từ chữ cái theo A, B, C,…thỡ ở ta bắt đầu từ chữ E ! Trên thế giới tồn tại một chuẩn mực chung chương trình giáo dục cấp quốc tế, đặc biệt là GD phổ thông với cùng một trình độ, để HS từ nước này sang nước khác học được, sự khác nhau về chương trình nếu có cũng dễ dàng được giải quyết. Khoa học không có biên giới, chỉ có nhà khoa học là có quốc tịch. Làm CT-SGK chuẩn là một công trình khoa học lớn của Quốc gia. Hiện nay trên thế giới nước nào cũng có CT_SGK chuẩn của riờng mình, bất kể nước đó là nước tiên tiến như Anh, Đức, Mỹ, Nga, và Pháp, mà kể cả những nước còn khó khăn hơn ta ở các nước châu Á, Phi và Mỹ La Tinh cũng làm được.
Ngày 28-10 -2008, tại một cuộc họp quốc gia về GD, đó cú câu hỏi cho người có trách nhiệm nhất về GD hiện nay, vậy các nước, kể cả nước lạc hâu hơn ta, đã làm CT-SGK chuẩn mực như thế nào ? và họ làm được, còn ở nước ta đã 27 năm qua chưa hề có CT-SGK chuẩn? Câu trả lời, rất tiếc tỡm mói vẫn chưa ra!
GD là quốc sách hàng đầu, GD nước ta đa được vay tiền từ nhiều ngân hàng nước ngoài, trung bình 100 triệu USD/năm kể từ năm 1993 đến nay. Vay tiền nước ngoài thì người nước ngoài tham gia chỉ đạo biên soạn và thẩm định CT-SGK, kể cả cao dao tục ngữ nước ta! ( Ví dụ như 10329/VP do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT ký ngày 10/11/2000 mời tác giả VN đến tập huấn biên soạn). Một chỉnh thể khoa học, lại sử dụng cách tiếp cận tiểu nông (cắt khúc cuốn chiếu, vừa chay vừa xếp hàng) cùng với đồng tiền vay và chỉ đạo từ bên ngoài, thì những sai sót mà mà ta phải chỉnh sửa triền miên là khó có thể tránh khỏi.
Việc học sinh bỏ học đang là một vấn nạn, có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân quan trọng thiếu CT-SGK chuẩn, phù hợp với nước ta. Theo số liệu tháng 10-2008 của Vụ kế hoăchj tài chính (Bộ GD-ĐT), tỷ lệ trẻ bỏ học là 230 nghìn em (chiếm 1,37%), nhưng theo các chuyên gia khoảng 1 triệu em (6%)(Kinh tế Nông Thôn, 10-121-2008) . Theo báo cáo của UNDP (chương trình phát triển liên Hợp quốc) con số gần 2 triệu em (12%) trẻ em không đến trường . bỏ học hay không học hết cấp!
Theo Tuần báo Văn Nghệ Số 17-18 (651-652), Chủ Nhật, ngày 26-4 và 3-5-2009 HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
2.4 – Giải pháp khắc phục những hậu quả không tốt của việc thay sách.
Để khắc phục, giảm mức độ quá tải và nâng cao hiệu quả chương trình, SGK mới, Bộ Giáo dục đã đưa ra một số giải pháp, trong đó, về lâu dài tiếp tục chỉ đạo tổ chức đánh giá toàn diện về chương trình và SGK ở các năm học tiếp theo để hướng dẫn điều chỉnh nội dung, cách dạy từng môn cho phù hợp. Đồng thời, từ năm 2010 sẽ triển khai nghiên cứu xây dựng chương trình sách giáo khoa mới để áp dụng sau năm 2015.
Chương trình này được đổi mới theo hướng tích hợp các môn học ở lớp dưới, phõn hoỏ mạnh hơn ở cấp THPT, tạo cơ hội lựa chọn nội dung học tập, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học có hướng dẫn và hỗ trợ tối ưu của giáo viên, đồng thời tăng cường hoạt động xã hội của học sinh. Dựa trên chương trình quốc gia, cỏc vựng miền có thể xây dựng nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện, đặc biệt là phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số.
Phần kết luận
Rốt cuộc, qua bao lần cải cách giáo dục, chúng ta chỉ biết làm theo kinh nghiệm, mà hầu hết là những kinh nghiệm xưa cũ, lạc hậu và không theo kịp với đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tiến bộ của thế giới nên trong khi giáo dục của các nước tiến lên thì ngược lại chúng ta đang đi thụt lùi. Phải nhìn nhận rằng, hệ thống giáo dục của Việt Phải nhìn nhận rằng, hệ thống giáo dục của Việt Nam từ trước đến nay ít thay đổi. Lý do dễ hiểu bởi mỗi lần cải cách giáo dục sẽ liên quan đến nhiều vấn đề, nhất là liên quan đến việc “trồng người” và hệ quả của nó. Có lẽ vỡ “trỏch nhiệm” lớn lao mà chậm cải tổ chăng hoặc cải tổ không đến nơi đến chốn để rồi sau bao nhiêu năm nền giáo dục nước nhà nếu không lặp lại vết xe cũ cũng chẳng có gì mới hơn?
Hiện nay, vấn đề giáo dục và đào tạo đang là những điểm “nóng” và ai ai cũng nói và thậm chí còn nói rất “to” là cần chấn hưng nền giáo dục và đào tạo, nhưng vấn đề SGK đến nay vẫn chưa đâu vào đâu. Chúng ta vẫn hay chủ trương và triển khai nhiều việc theo kiểu định tính, hô khẩu hiệu, nói chung chung…
Chính vì vậy mà chúng ta cần phải có một cái nhìn bao quát toàn diện hơn về chương trình cải cách sách giáo khoa của nước ta.Chỉ có như vậy chúng ta mới nghĩ ra những giải pháp và phương hướng giải quyết cho vấn đề nan giải này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÁO THANH NIÊN
WWW.EDU.VN
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vandungquandiemtoandienv.doc