Tiểu luận Vận dụng quy luật mâu thuẫn để phân tích những mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

I. Khái quát về nội dung của qui luật mâu thuẫn. 2

1.1. Một số khái niệm cơ bản của qui luật. 2

1.1.1. Mâu thuẫn: 2

1.1.2 .Vai trò của quá trình đấu tranh của các mặt đối lập: 2

1.2. Nội dung của quy luật mâu thuẫn 3

1.2.1. Tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn 3

1.2.2. Sự đấu tranh của các mặt đối lập trong tính thống nhất của nó tạo ra nguồn gốc và nguồn lực cho môi số vấn đề và phát triển. 3

1.3 Một số loại mâu thuẫn 6

1.3.1. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài 6

1.3.2. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản 7

1.3.3. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu 7

1.3.4. Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng 8

CHƯƠNG 2: NHỮNG MÂU THUẪN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIÊN NAY 9

2.1 Khái quát nền kinh tế thị trường của Việt Nam 9

2.1.1 Khái niệm 9

2.1.2 Nền kinh tế thị trường theo định hước XHCN ở nước ta 9

2.2 Một số mâu thuẫn cơ bản trong nền KTTT ở Việt Nam hiện nay 13

2.2.1 Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX 13

2.2.2 Mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội 14

2.2.3 Mâu thuần giữa các hình thái kinh tế trước đây trong KTTT. 15

2.2.4.Mâu thuẫn giữa KTTT và mục tiêu xây dựng con người XHCN. 15

KẾT LUẬN 17

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vận dụng quy luật mâu thuẫn để phân tích những mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành mâu thuẫn cụ thể để nhận thức được bản chất, khuynh hướng vận động, phát triển mà giải quyết cho đúng. Như vậy, tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn đó được các nhà tư tưởng lớn khẳng định và chứng minh tính khoa học đúng đắn của nó. 1.2.2. Sự đấu tranh của các mặt đối lập trong tính thống nhất của nó tạo ra nguồn gốc và nguồn lực cho môi số vấn đề và phát triển. Trong phép biện chứng duy vật khái niệm là sự khái quát các thuộc tính, khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, tồn taị trong cùng một sự vật hiện tượng và tạo nên sự vật, hiện tượng đó. Do đó cần phải phân biệt rằng bất kỳ hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Bởi vì trong, trong các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan không phải chỉ tồn tại trong đó hai mặt đối lập. Chỉ có những mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật như một chỉnh thể nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, bài trừ, phủ định và chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá này tạo thành nguồn gốc động lực đồng thời quy định các bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật thì hai mặt đối lập như vậy mới được gọi là hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Sự thống nhất của hai mặt đối lập là điều kiện tồn tại của nhau. Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật. Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là diều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào. Sự thống nhất này do những đặc điểm riêng của bản thân sự vật tạo nên. Ví dụ: Nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và nền kinh tế thị trường (KTTT) là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam, hai nền kinh tế hoàn toàn khác nhau về bản chất và những biểu hiện của nó nhưng nó lại hết sức quan trọng vì nó là sự thống nhất tạo nên quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Thiếu sự thống nhất này nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không thể tồn tại với ý nghĩa là chính nó. Lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất. Khi lực lượng sản xuất (LLSX) phát triển thì cùng với nó quan hệ sản xuất (QHSX) cùng phát triển, hai mặt này chính là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của phương thức sản xuất. LLSX là yếu tố động, luôn luôn vận động theo hướng hoàn thiện còn QHSX phải vận động theo để cho kịp với trình độ của LLSX, tạo động lực phát triển LLSX và có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên khái niệm thống nhất này cũng chỉ là tương đối. Bản thân khái niệm đã nói lên tính chất tương đối của nó. Thống nhất của cái đối lập, trong thống nhất đã bao hàm trong đó sự đối lập. Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời sự đấu tranh chuyển hoá giữa chúng. Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong cùng một sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên mà điều chỉnh chuyển hoá lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật. Sự đấu tranh chuyển hoá và bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa LLSX tiên tiến với QHSX lạc hậu, kìm hãm nó diễn ra gay gắt và quyết liệt. Chỉ có thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng nhiều hình thức kể cả bạo lực mới có thể giải quyết được mâu thuẫn một cách cơ bản. Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia làm nhiều giai đoạn. Thông thường khi mới xuất hiện, mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay gắt, người ta gọi đó là giai đoạn khác nhau. Tất nhiên không phải bất kỳ sự khác nhau nào cũng được gọi là mâu thuẫn chỉ có những mặt khác nhau, tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng liên kết hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trong của sự phát triển khi hai măt ấy mới hình thành bước đầu của mâu thuẫn. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn phát triển đến giai đoạn xung đột gay gắt nó biến thành độc lập. Nếu hội đủ các mặt cần thiết hai mặt đối lập sẽ chuyển hoá lẫn nhau. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện. Sau khi mâu thuẫn được giải quyết sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ được thay thế bằng sự thống nhất của hai mặt đối lập mới, hai mặt đối lập mới lại đấu tranh chuyển hoá tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn được giải quyết sự vật mới hơn xuất hiện với trình độ cao hơn. Cứ như thế đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp đến cao. Chính vì vậy Lê Nin khẳng định” sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Khi bàn về mối quan hệ thống nhất và đấu tranh củacác mặt đối lập Lê Nin đã chỉ ra rằng: Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa nó chính là nó nhờ có sự thống nhất giữa các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Song bản thân sự thống nhất chỉ là tương dối tạm thời, đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối. Nó diễn ra thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, kể cả trong trạng thái sự vật ổn định, cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất của các mặt đối lập, là có điều kiện thoáng qua, tạm thời tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối. 1.3 Một số loại mâu thuẫn 1.3.1. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn nằm ngay trong chính bản thân sự vật. Mâu thuẫn này bao giờ cũng là nhân tố quyết định bản chất và xu thế vận động của chính bản thân sự vật. Ví dụ như mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX trong phương thức sản xuất. Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Đó là mâu thuẫn giữa KTTT tư bản chủ nghĩa và định hướng XHCN của nhà nước ta. Mâu thuẫn bên ngoài là phổ biến nhưng mâu thuẫn bên trong lại quyết định mâu thuẫn bên ngoài, vì không thông qua mâu thuẫn bên trong thì mâu thuẫn bên ngoài tự nó không thể phát huy được vai trò của mình. Việc phân biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài là rất cần thiết. Bởi mỗi loại mâu thuẫn có vị trí và ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự vật. Nhận thức từ vai trò của từng loại mâu thuẫn, Đảng ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, một mặt đó tập trung mọi khả năng nhằm khai thác tốt nhất tiềm lực hiện có trong nước. Mặt khác, có chính sách đối ngoại năng động, thu hút và kỹ thuật nước ngoài hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế trong nước. 1.3.2. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định từ bản chất, khuynh hướng phát triển của bản thân các sự vật, hiện tượng. Nó là cơ sở hình thành và chi phối tất cả các mâu thuẫn khác trong sự vật, trong đó có mâu thuẫn không cơ bản. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn không quyết định trực tiếp bản chất và khuynh hướng phát triển của sự vật nhưng có vai trò ảnh hưởng nhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật. Mâu thuẫn không cơ bản tồn tại gắn liền với mâu thuẫn cơ bản trong cùng một sự vật và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản. Khi nghiên cứu kết cấu kinh tế của xã hội TBCN ta thấy mâu thuẫn cơ bản của xã hội ấy là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất và tính chất tư nhiên của chế độ chiếm hữu. Từ mâu thuẫn này sinh ra một số mâu thuẫn không cơ bản như: mâu thuẫn giữa tính chất có tổ chức của sản xuất trong từng xí nghiệp riêng rẽ với tính chất và tổ chức của sản xuất trong toàn xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. 1.3.3. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn được nói lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn nhất định của quá trình phát triển của sự vật. Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn không đúng vai trò quyết định đối với quá trình phát triển của sự vật. Tuy vậy, sự phân biệt giữa hai mâu thuẫn trên chỉ có tính chất tương đối. Trong từng điều kiện hoàn cảnh, mâu thuẫn chủ yếu có thể trở thành thứ yếu và ngược lại. Ta xem xét lại mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX, nói chung thì LLSX có vai trò quyết định. Song, trong những điều kiện nhất định, QHSX lại có tác dụng chủ yếu và quyết định, khi mà, nếu không thay đổi QHSX thì LLSX không thể phát triển, lúc đó sự thay đổi QHSX lại có tác dụng chủ yếu và quyết định. 1.3.4. Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn đặc trưng chỉ có trong lĩnh vực đời sống xã hội. Đó là mâu thuẫn giữa những lực lượng, những tầng lớp xã hội có lợi ích căn bản đối lập nhau đến mức không thể điều hoà được. Ví dụ như mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản, giữa những tàn dư của kinh tế bao cấp và KTTT .v.v. và chỉ cú thể giải quyết thông qua các cuộc cách mạng xã hội. Mâu thuẫn không đối kháng là những mâu thuẫn xuất hiện giữa những lực lượng xã hội mà lợi ích về căn bản nhất trí với nhau. Ví dụ mâu thuẫn giữa KTTT xã hội chủ nghĩa và KTTT tư bản chủ nghĩa .v.v. Nhưng hai loại mâu thuẫn trên có thể chuyển hoá cho nhau, ta xem xét điều đó qua mâu thuẫn giữa kinh tế thành thị và nông thôn. Trong xã hội TBCN, ở đó thành thị do giai cấp tư sản thống trị, bóc lột tàn khốc nông thôn - đó là một mâu thuẫn hết sức đối kháng. Nhưng ở xã hội XHCN, mâu thuẫn đối kháng đã biến thành không đối kháng, mà đến xã hội cộng sản thì mâu thuẫn đó sẽ hết. Trên đây ta đó nêu và phân tích những nội dung cơ bản của quy luật mâu thuẫn, đó chính là cơ sở lý luận cho việc vận dụng quy luật này vào việc xác định những nguyên tắc chung trong quá trình xây dựng và phát triển. CHƯƠNG 2 NHỮNG MÂU THUẪN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Khái quát nền kinh tế thị trường của Việt Nam 2.1.1 Khái niệm Kinh tế hàng hoá được điều tiết bởi cơ chế thị trường hay vận động theo cơ chế thị trường được gọi là kinh tế thị trường. Hay theo cách khác, kinh tế thị trường là một nền kinh tế hàng hoá nhưng phát triển ở trình độ cao ở đó mọi yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất cũng như các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ ở đầu ra đều tồn tại dưới hình thức là hàng hoá, nó đều thông qua thị trường và đều do thị trường quyết định. 2.1.2 Nền kinh tế thị trường theo định hước XHCN ở nước ta Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam theo định hướng XHCN là một tất yếu lịch sử, nó nhằm tới mục tiêu cụ thể và mang tính cách mạng. Nó thay cũ đổi mới hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn cả về kinh tế và chính trị - xã hội, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh, điều kiện mới. Từ khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng, tất cả các nước XHCN đều thực hiện kinh tế kế hoạch tập trung. Cơ chế vận hành và quản ký kinh tế này được duy trì một thời gian khá dài và xem như là một đặc trưng riêng biệt của CNXH, là cái đối lập với cơ chế thị trường của CNTB. Sự thực thì không phải hoàn toàn như vậy, nền kinh tế tập trung đã được các nước Tư bản áp dụng từ trước khi nhiều nước xác lập chế độ XHCN nhưng các nước tư bản đã xoá bỏ cơ chế này sau khi chiến tranh kết thúc và đã đạt được những thành tựu rất lớn về kinh tế - xã hội. Công bằng mà nói, nền kinh tế thị trường cũng chưa phải là cái duy nhất bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát triển của xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH thì sự tồn tại của nền sản xuất hàng hoá là lẽ đương nhiên. Như vậy có thể nói rằng nền kinh tế thị trường cũng như nền kinh tế tập trung không phải là thuộc tính cố hữu ,đặc thù của một chế độ xã hội nào đó, vấn đề áp dụng mỗi nền kinh tế đó vào thời điểm, hoàn cảnh lịch sử nào cho phù hợp để giành laị hiệu quả cao nhất. Chúng ta đang trong giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bởi thế việc phát triển KTTT là một tất yếu khách quan. Mới chỉ có hơn 10 năm đổi mới vừa qua với việc chuyển sang KTTT, Việt Nam đã cho nhân dân thế giới ngỡ ngàng. Từ chỗ chúng ta còn xa lạ, nay đã hội hội nhập được với nền kinh tế tiên tiến, hiện đại. Tất cả những thành tựu kinh tế mà chúng ta đạt được khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đã nói lên công cuộc đổi mới ở nước ta là một cuộc cách mạng thật sự. Ở Việt nam có đặc điểm là bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là mục tiêu, nhiệm vụ không kém phần quan trọng, làm sáng tỏ thêm ý nghĩa và vai trò cách mạng của công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta. Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Đảng ta một lần nữa khẳng định những giá trị khoa học bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động. Nếu nhìn từ góc độ triết học. Mô hình phát triển kinh tế theo xu hướng thị trường có sự điều tiết vĩ mô từ trung tâm, trong bối cảnh của thời đại ngày nay là một mô hình hợp lý hơn cả. Mô hình này, về đại thể đáp ứng được những thách thức của sự phát triển. Việc thực hiện mô hình này trong thực tế không những là công cụ, là phương thức để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng XHCN. Nền kinh tế nước ta hiện nay có thể nói đang trong giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Do vậy, những đặc điểm của giai đoạn quá độ trong nền kinh tế nước ta đương nhiên là một vấn đề có ý nghĩa, rất cần được nghiên cứu xem xét. Nhận thức được nhữmg đặc điểm đó chúng ta sẽ tránh được những sai lầm, chủ quan, duy ý chí, nóng vội hoặc những khuynh hướng cực đoan máy móc. Vậy, từ phương diện triết học thì những đặc điểm của nền kinh tế quá độ của nước ta hiện nay là gì? Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, mọi chức năng kinh tế-xã hội của nền kinh tế đều được triển khai trong quá trình kế hoạch hoá ở cấp độ quốc gia. Tính bao cấp nhà nước đối với các hoạt động của sản xuất, lưu thông, phân phối...khá nặng nề. Ở nước ta trước đây chế độ hạch toán trên thực tế còn khá nặng nề về mặt hình thức. Lợi ích kinh tế, đặc biệt là lơị ích cá nhân người lao động, một động lực trực tiếp của hoạt động xã hội chưa được quan tâm thích đáng. Vì thế sự vận động của nền kinh tế nhìn chung là chậm chạp, kém năng động. Kể từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đến nay, theo đường lói đổi mới, đất nước đã từng bước chuyển sang nền KTTT, với định hướng XHCN và điều đó có nghĩa là chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, mhững thành tựu cho phép chúng ta “điều chỉnh, bổ sung nhận thức, làm cho quan niệm CNXH ngày càng cụ thể hơn, đường lối, chủ trương, chính sách ngày càng đồng bộ, có căn cứ khoa học và thực tiễn”. Những thành tựu đó trong một chừng mực nhất định cũng gián tiếp thừa nhận khả năng của KTTT trong việc chuyển hoá nền kinh tế đất nước. Bước sang cơ chế thị trường đương nhiên không tránh khỏi những tiêu cực của nó, nhưng nó cũng nói lên sức sống và khả năng tác động của các quan hệ thị trường. Về thực chất của các bước chuyển này, dù nền kinh tế thị trường chỉ vừa mới được hình thành ở nước ta còn đang trong những bước chập chững ban đầu và được điều tiết một cách có ý thức theo định hướng XHCN. Xong cũng có tác động khá rõ tới mọi mặt của đời sống xã hội và để lại ở đó những dấu ấn của mình về mặt văn hoá. Tác động quan tâm nhất của cơ chế thị trường là nó đã tạo ra ở nước ta những quan niệm thị trường không thuần khiết- những quan hệ thị trường. Sự đan xen, chi phối mành liệt của của các nhân tố khác của đời sống xã hội trong bối cảnh của xã hội vừa ra khỏi cơ chế hành chính- bao cấp đã làm cho cơ chế thị trường bị “khúc xạ” theo nhiều hướng khác nhau. Nguyên nhân của tình trạng trên trước hết thuộc về sự đổi mới các quan hệ sở hữu. Nếu như trước đây, nền kinh tế nước ta chỉ có một kiểu sở hữu tương đối thuần khiết nhất với hai thành phần sở hữu chủ đạo là: sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể thì hiện nay cùng với thành phần sở hữu chủ đạo là sở hữu Nhà nước còn tồn tại nhiều thành phần sử hữu khác. Những hình thức sở hữu đó ,trong thực tế vận hành của nền kinh tế không hẳn đã đồng bộ, đôi khi chúng có mâu thuẫn nhau. Xong về tổng thể, chúng là những bộ phận khách quan của nền kinh tế, có khả năng đáp ứng đòi hỏi đa dạng và năng động của nền KTTT. Để giải quyết những mâu thuẫn đó thì không thể phủ nhận vai trò của nhà nước trong nền KTTT. Nhà nước ngoài việc phải trực tiếp quyết định như những vấn đề của bản thân nền kinh tế và các váan đề xã hội. Nhà nước với chính sách, luật lệ của mình, một mặt có khả năng làm cho nền kinh tế đạt tới một sự tăng trưởng có hiệu quả, nhưng mặt khác cũng chính là người phải lo giải quyết các vấn đề do chính sự tăng trưởng kinh tế đã tạo ra. Về đại thể, chìa khoá để đáp ứng những nhu cầu phức tạp và trái ngược nhau của xã hội nằm trong tay bộ máy quản lý vĩ mô của Nhà nước. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay nhà nước và nền kinh tế nhà nước có nhiều vấn đề cần được tháo gỡ để có thể đảm bảo được trọng trách to lớn của mình. Trên thực tế, bộ máy quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế còn kém hiệu quả. Hầu hết các doanh nghiệp kinh tế nhà nước đều hoạt động thiếu năng động và có ỷ lại vào Nhà nước. Trong một số trường hợp thậm chi kinh tế nhà nước còn vô tình hoặc cố tình bỏ rơi trận địa mà mình chiếm lĩnh tay cho phần tử tham nhũng tiêu cực. Điều đó có nghĩa đối với việc xác định đặc điểm của nền kinh tế quá độ đến thị trường ở nước ta hiện nay có lẽ vẫn là sự thừa nhận xu hướng chủ yếu của kinh tế Nhà nước, để kinh tế Nhà nước thực sự giữ vai trò chủ đạo, làm đòn bẩy và điều chỉnh các hoạt đọng của toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở đó, giải quyết ngay các mâu thuẫn xã hội ở tầm vĩ mô, sao cho tăng trưởng kinh tế không trở nên mâu thuẫn gay gắt với trật tự bình thường của đời sống xã hội. Đương nhiên đây là những bài toán không phải có thể giải quyết ngay trong một sớm, một chiều. Cũng phải thừa nhận rằng, các vấn đề trên là những vấn đề cơ bản của bản thân cơ chế quản lý. Trong nền kinh tế hiện nay, cơ chế quản lý đang ở dạng hình thành nên không đồng bộ, thiếu hụt, chúng ta chưa thực sự tạo ra môi trường an toàn và ổn định cho sản xuất và kinh doanh. Cơ chế pháp lý cho các hoạt động kinh tế còn nhiều bất cập, các hoạt động tài chính, ngân hàng... còn nhiều điều bất hợp lý. Do vậy, trong một số vụ án kinh tế, cơ chế quản lý đôi khi vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của KTTT. Tính chất không rõ ràng, thiếu xác định cả trên phương diện kinh tế-xã hội dường như đang là một cái gì đó rất phổ biến, đặc trưng cho các quan hệ trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay. 2.2 Một số mâu thuẫn cơ bản trong nền KTTT ở Việt Nam hiện nay 2.2.1 Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX Theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin thì kinh tế quyết định chính trị,” chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người không phải bao giờ cũng có vấn đề chính trị. Xã hội nguyên thuỷ chưa có giai cấp, chưa có vấn đề chính trị. Từ khi xã hội có giai cấp và Nhà nước xuất hiện thì vấn đề chính trị mới xuất hiện. Vấn đề chính trị là vấn đề thuộc về quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp. Trung tâm của vấn đề chính trị là đấu tranh giai cấp giữa các lực lượng xã hội nhằm giữ chính quyền Nhà nước và sử dụng chính quyền đó làm công cụ để xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Vấn đề kinh tế không thể tách rời vấn đề chính trị mà nó được xem xét, giải quyết theo một lập trường chính trị nhất định. Khi thể chế chính trị không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì tất yếu sẽ không mở đường cho kinh tế đi lên. Khi đó, việc thay đổi thể chế chính trị cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế là điêù kiện tiên quyết để thúc đẩy kinh tế phát triển. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng kinh tế chính trị thống nhất biện chứng với nhau trên nền tảng quyết định của kinh tế. Đây là phương pháp luận quan trọng trong việc nhận thức xã hội xã hội nói chung, nhận thức công cuộc đổi mới ở Việt Nam nói riêng. Không những thế, việc phát triển kinh tế và ổn định về mặt chính trị cũng cần phải có sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà Nước.Chính những thành tựu trong 10 năm đổi mới vừa qua đã khẳng định điều đó. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng mâu thuẫn giữa LLSX-QHSX là một mâu thuẫn hết sức phức tạp và những biểu hiện của nó xét trên phương diện triết học. Theo quan điểm của triết học Mác-Lê Nin, LLSX là nội dung của sự vật còn QHSX là hình thức của sự vật, LLSX quyết định QHSX. Nếu QHSX không phù hợp với sự phát triển của LLSX mới thì bắt buộc phải thay đổi. Chính QHSX phải vận động để phù hợp với LLSX, QHSX vận động theo đó thành quy luật kinh tế chung cho sự phát triển của xã hội. 2.2.2 Mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội Kinh tế xã hội càng phát triển thì sự phân tầng giữa các giai cấp trong xã hội càng rõ nét hơn. Trước hết đó là mâu thuẫn giữa bóc lột và bị bóc lột. Nước ta đang ở thời kỳ quá độ lên CNXH, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, cú nhiều loại hình sở hữu và kinh doanh, trong đó có cả hình thức kinh doanh có thuê mướn lao động. Như vậy, ở đây đó xuất hiện một mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa lợi ích của nhà kinh doanh (bóc lột) và lợi ích của người lao động (bị bóc lột). Nếu không giải quyết tốt mâu thuẫn này thì có thể xảy ra hai trường hợp: hoặc là lợi ích của người lao động, hoặc là lợi ích của nhà kinh doanh bị vi phạm, cả hai trường hợp đều ảnh hưởng tới lợi ích của nhân dân, của Nhà nước. Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng. Nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn này là giữa bình đẳng xã hội với tính cách là mục tiêu của CNXH đó mâu thuẫn với sự bất bình đẳng trong hưởng thụ do sự không ngang bằng nhau của các cá nhân, nhóm xã hội trong lao động và đóng góp trong nền KTTT. Mâu thuẫn này nếu không được giải quyết thường xuyên và đúng đắn có thể xảy ra hai trường hợp: hoặc là, do nhận thức không đúng, Nhà nước can thiệp một cách chủ quan vào tiến trình xã hội, vi phạm những nguyên tắc của công bằng xã hội dẫn đến kìm hãm sự phát triển kinh tế; hoặc là, do sự phát triển tự phát của KTTT Nhà nước không có biện pháp điều chỉnh thích hợp dẫn đến sự bất bình đẳng tích lũy dần, phân cực xã hội sâu sắc, xã hội ngày càng xa dời mục tiêu XHCN. 2.2.3 Mâu thuần giữa các hình thái kinh tế trước đây trong KTTT. Trước đây người ta quan niệm rằng hình thức sở hữu trong chủ nghĩa xã hội là sở hữu CNXH, tồn tại dưới 2 hình thức: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Sở hữu đó là hai con đường đặc thù tiến lên CNCS của giai cấp công nhân và nông dân tập thể. Thực tiễn cho thấy, ở nước ta hiện nay đã có những hình thức hợp tác xã kiểu mới ra đời do nhu cầu tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường hợp tác xã đã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo hiệu quả lao động và theo cổ phần, mỗi xã viên có quyền như nhau đối với công việc chung, điều này cho thấy kết cấu bên trong của sở hữu tập thể đã thay đổi phù hợp với thực tiễn ở nước ta hiện nay. 2.2.4.Mâu thuẫn giữa KTTT và mục tiêu xây dựng con người XHCN. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người XHCN. Yếu tố con người đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, bởi vì con người là chủ thể của mọi sáng tạo, của mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tính thần, trong sáng về đạo đức là sự nghiệp xây dựng của xã hội mới là mục tiêu của CNXH. KTTT là một loại hình thái kinh tế trong đó các mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người được biểu hiện thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hoá tiền tệ. KTTT phản ánh trình độ văn minh và sự phát triển của xã hội, là nhân tố phát triển sức sản xuất, tăng trưỏng kinh tế thúc đẩy xã hội tiến lên. Tuy nhiên KTTT cũng có những khuyết tật tự thân, đặc biệt là tính tự phát mù quáng, sự cạnh tranh lạnh lùng dẫn đến sự phá sản, thất nghiệp khủng hoảng chu kỳ. Xuất phát từ những phân tích trên chúng ta thấy rằng đổi mới nước ta hiện nay không thể xây dựng và phát triển con người nếu thiếu yếu tố KTTT. Do hậu quả của nhiều năm chiến tranh, của nền kinh tế kém phát triển, của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp .. nền kinh tế của nước ta đã tụt hậu nghiêm trọng so với khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó KTTT là điều kiện rất quan trọng đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng và phát triển, phục hồi sản xuất, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, bắt kịp bước tiến của thời đại. Tuy nhiên cần phải thấy rằng không phải cứ xây dựng được KTTT là những phẩm chất tốt đẹp nhất hình thành con người. Có những lúc, những nơi KTTT không những không làm cho con người ta năng động hơn, tốt đẹp hơn mà có thể ngược lại còn làm tha hoá bản chất con người, biến con người thành gã nô lệ sùng bái đồng tiền hoặc kẻ đạo đức giả chỉ biết tôn trọng sức mạnh đồng tiền và lợi ích cá nhân sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm, văn hoá, đạo đức, luân lý...Bên cạnh những tác động tích cực KTTT cũng có nhiều hạn chế gây ra những tác động xấu: tệ nạn thương mại hoá trường học, xem nhẹ truyền thống tôn sư trọng đạo, quan hệ hàng hoá tièn tệ làm sôi động thị trường nhưng cũng xói mòn nhân cách và hạ thấp phẩm giá của con người... Thật không sai nếu hình dung KTTT là con dao hai lưỡi nếu dùng không cẩn thận sẽ bị đứt tay. Những phân tích trên cho thấy, KTTT là mục tiêu xây dựng con người XHCN là một mâu thuẫn biện chứng trong thực tiễn nước ta hiện nay. KTTT vừa tạo ra những điều kiện xây dựng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng nó trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan