Tiểu luận Văn hoá của người Mông trong sự thích ứng với điều kiện môi trường ở Đồng Văn

MỤC LỤC

 

1. Khái niệm văn hoá 2

2. Đôi nét về lịch sử của người Mông 3

3. Đôi nét về văn hoá của người Mông trong sự thích nghi với điều kiện môi trường 4

 

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Văn hoá của người Mông trong sự thích ứng với điều kiện môi trường ở Đồng Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG --------------- Tiểu luận SINH THÁI NHÂN VĂN “Văn hoá của người Mông trong sự thích ứng với điều kiện môi trường ở Đồng Văn” Lời mở đầu Cộng đồng các dân tộc Việt Nam với 54 dân tộc anh em thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau đã tạo nên một bức tranh nhiều mầu sắc về các dân tộc ở Việt Nam. Mỗi dân tộc đều có một lịch sử, truyền thống và những bản sắc văn hoá rất riêng biệt, thể hiện qua hình thức canh tác, kiến trúc nhà ở ăm mặc, dụng cụ sinh hoạt, sản xuất, tín ngưỡng, cưới xin, ma chay, tổ chức cộng đồng… Những sự khác biệt này không chỉ có giữa các dân tộc mà giữa các nhóm trong cùng một tộc người cũng có nhiều khác biệt. Bởi vì văn hoá luôn luôn thay đổi và có xu hướng để thích ứng. Điều này có nghĩa là trong thời gian dài văn hoá thay đổi để thích ứng với môi trường đặc biệt với một tập hợp hoàn cảnh đặc biệt. Khi môi trường sinh - vật lý hay môi trường xã hội thay đổi thì văn hoá thay đổi theo những chiều hướng cho phù hợp hoàn cảnh mới. Thay đổi khi nhanh khi chậm, khi vay mượ, khi sáng tạo - văn hoá luôn luôn thay đổi. Tôi xin đưa ra một số điểm đặc trưng trong nền văn hoá của tộc người Mông sinh sống trên cao nguyên Đồng Văn ở Hà Giang để minh chứng cho tính thích ứng của văn hoá với điều kiện môi trường. 1. Khái niệm văn hoá - Hiểu văn hoá là gì? Là điều rất quan trọng. Bởi vì nói về bản chất của văn hoá là nói về bản chất của con người, không có con người thì không có văn hoá và ngược lại không có văn hoá thì cũng không có con người. Loài người và văn hoá của con người cũng đã tiến triển và trong quá trình này con người đã tiến triển thành một loài đặc biệt. - Theo các nhà Triết học thì “văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và đặc trưng cho trình độ đạt được trong sự phát triển của xã hội”. - Như vậy văn hoá bao gồm khía cạnh phi phật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị, chuẩn mực, đạo đức và khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, phương tiện… - Văn hoá là sở hữu chung của một tập đoàn người, những thành viên của một tập đoàn đó đã học được từ hiên nhiên, từ bố mẹ, từ bà con láng giềng, từ thầy giáo, từ sách vở và từ các thông tin đại chúng… và suốt cuộc đời họ duy trì và thường xuyên tái tạo nên văn hoá này thông qua quá trình tương tác xã hội. Có hể nói văn hoá được sản sinh ra bởi các quá trình tương tác xã hội, văn hoá là một hệ thống tượng trưng, phải học mới có được và văn hoá được chia sẻ. 2. Đôi nét về lịch sử của người Mông - Người Mông là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc này có một truyền thống văn hoá độc đáo có bề dầy lịch sử hàng nghìn năm trước đây và trên 300 năm sau khi từ Trung Quốc sang định cư ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. - Theo một số tài liệu sử sách cho rằng, người Mông xuất hiện sớm nhất ở lưu vực sông Hoàng Hà- Trung Quốc. Song, trong quá trình lịch sử, do nhiều nguyên nhân, người Mông phải di cư xuống phía Nam rồi trở thành con cháu của một trong những dân tộc bản địa cổ đại Nam Trung Quốc. Bao gồm các vùng Hồ Động Đình, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Cân Na, Quảng Đông, Quảng Tây- Trung Quốc. Ở vùng này người Mông đã từng có thời kỳ lập nên quốc gia“Tam Miêu” riêng. Nhưng ở đây cũng chẳng được bao lâu họ lại thiên di cư xuống phía Nam vào Việt Nam và các nước vùng Đông Nam Á. Người Mông di cư vào Việt Nam với 3 thời kỳ đông nhất. + Thời kỳ đầu tiên cách đây trên 300 năm, họ từ Quý Châu (Trung Quốc) di cư sang Đồng Văn (Hà Giang- Việt Nam). + Đợt di cư lần hai cách đân gần 300 năm. Lần này người Mông vào Việt Nam qua hai con đường: Một là vào huyện Đồng Văn- Hà Giang; Hai là theo đường Simakai- Bắc Hà- Lào Cai. + Thời kỳ di cư lần thứ ba cách đây khoảng trên 200 năm và cũng là thời kỳ người Mông ở Trung Quốc di cư sang Việt Nam đông hơn cả. Những năm về sau Người Mông vẫn rải rác di cư sang Việt Nam cho đến khi hoà bình lập lại ở nước ta (1954). Ngày nay với số dân cư trú ở Việt Nam gầm 800 nghìn người, riêng Hà Giang trên 190 nghìn người. Những khu vực tập trung đông người Mông nhất là Đồng Văn, Mèo Mạc, Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Hà, Sapa, Mường Khương (Lào Cai). Mù Căng Chải (Yên Bái), Phong Thổ, Tuần Giáo (Lai Châu). 3. Đôi nét về văn hoá của người Mông trong sự thích nghi với điều kiện môi trường * Điều kiện môi trường tự nhiên ở Hà Giang. - Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới cực Bắc của tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc và Tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa dài 274km, phía Đông giáp tỉnh Cao bằng, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. - Địa hình: Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37km2, nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt Nam. Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800m đến 1.200m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500m- 2500m (10 ngọn cao 500- 1.000m, 24 ngọn cao 1000- 1500m, 10 ngọn cao 1.500m- 2000m và 5 ngọn cao từ 2.000- 2.500m). Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau: + Vùng cao phía Bắc còn gọi là Ca nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Mạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình Karst ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, nhiều khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. + Vùng cao phía Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mầm là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông chảy, có độ cao từ 1000m đến trên 2000m. + Vùng núi thấp bao gồm đạ bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. - Thuỷ văn: Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng, ở đây có mật độ sông- suối tương đối dầy. Hầu hết các sông có độ nông, sâu không đều, độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ, bao gồm: Sông Lô, sông Chảy, sông Gâm. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sống ngắn và nhỏ hơn sông, Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn, nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. - Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang đặc điểm của vùng núi Việt Bắc -Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc… - Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C- 23,90C, biên nhiệt độ trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày từ 6- 7 0C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt dối lên đến 400C (tháng 6, 7); Ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối 2,20C (tháng 1). + Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú, toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm 2.300- 2.400mm. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. + Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. + Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7, 5/10, cuối mùa đông lên tới 8- 9/10) và ương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ). + Thổ nhưỡng: Thổ nhưỡng của Hà Giang rất phong phú với 9 nhóm đất chính, trong đó, nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất là 584.418ha, chiếm 74,8% diện tích tự nhiên. - Các nhà khoa học đã xác định và phân chia các khu vực thổ nhưỡng chính của Hà Giang như sau: + Khu vòm nâng sông chảy, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 2 nhóm đá chính là mắcma axit và đá biến chất, phần lớn là đất mùn màu vàng đỏ. + Khu Quản Bạ- Bắc Mê, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 3 nhóm đá chính là trầm tích đá hạt mịn bị biến chất tướng đá lục hoặc lục yếu, tiếp đến là đá vôi hoặc sét vôi và đá lục nguyên hạt vừa và mịn. Lớp phủ thổ nhưỡng ở đây đa phần là nhóm đất mùn mầu vàng đỏ và mùn xám xẫm. + Khu vực Đồng Văn- Mèo Vạc, lớp thổ nhưỡng hìh thành trên nền đá vôi bị phân hoá mạnh, địa hình Karst. Phần lớn lớp phủ thổ nhưỡng ở đây là loại đất đỏ xám hoặc vàng sãm, với thảm thực vật chủ yếu là các loại cây thấp, mật độ thưa. + Khu vực Tây Bắc Vĩnh Tuy, lớp phủ thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là nhóm đất mầu xám xấm hơi đen. + Rừng: Diện tích rừng của Hà Giang thuộc vào loại lớn, theo số liệu thống kê năm 2001, diện tích đất lâm nghiệp của Hà Giang là 334. 101ha. Hiện nay, rừng tự nhiên của Hà Giang chỉ có khoảng 262.957ha chiếm 92,4% diện tích rừng toàn tỉnh. Độ che phủ đạt 39,21%. * Chúng ta có thể khái quát lại một số đặc điểm điều kiện môi trường riêng biệt trên cao nguyên Đồng Văn- địa bàn sinh sống của người Mông như sau: - Đây là vùng núi cao, với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình Karts, ở đây có nhiều dải núi tai mèo sắc nhọn, nhiều khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. - Độ dốc rất lớn gây nên sự xói mòn mạnh. - Phần lớn lớp phủ thổ nhưỡng là loại đất đỏ xám hoặc vàng sẫm. - Thảm thực vật chủ yếu là các loại cây thấp, mật độ thưa. - Có rất ít đất canh tác. - Khi hậu khô, lạnh, rất khắc nghiệt, nhiệt độ thấp tuỵet đối là 2,20C (tháng 1). - Nhiều mây và tương đối ít nắng. - Thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt vào mùa khô. - Có ít loại cây trồng, vật nuôi thích nghi được với điều kiện khắc nghiệt ở nơi đây. - Địa hình hiểm trở gây khó khăn cho việc giao lưu với các vùng khác. *Sự thích nghi của văn hoá người Mông ở điều kiện môi trường. + Canh tác: Người Mông sinh sống trên núi cao, với điều kiện rất khắc nghiệt, nguồn sống chính của họ là nương rẫy, tuy cũng có một số nơi làm ruộng nước nhưng không nhiều. Trên cao nguyên Đồng Văn này nương canh tác chính của họ là canh tác trên nương đá, hay còn gọi là thổ canh hốc đá. Dây là một loại hình canh tác rất độc đáo mà người Mông sáng tạo ra trong sự thích ứng với điều kiện môi trường đặc biệt trên cao nguyên đá. Trình độ canh tác trên nương đá của người Mông rất phát triển, thể hiện qua mộ tập đoàn giống cây trồng rất phù hợp với điều kiện môi trường, qua lịch mùa vụ, qua kĩ thuật canh tác, dụng cụ canh tác… chúng ta sẽ thấy điều này rõ hơn qua những ví dụ sau đây: - Cây ngô là cây lương thực chính của đồng bào, ngoài ra còn có các cây lương thực khác như: Lúa, khoai, sắn, dong giềng, tam giác mạch, đậu tương, đậu răng ngựa… Nương được cày ải từ trước Tết và bừa nhiều lần, tết xong bà con tiến hành gieo cấy. Xen giữa các hốc ngô thường là các loại đậu: Cô ve, đậu vàng, đậu đũa, đậu nho nhe, bí, dưa các loại… Khi cây ngô được 2, 3 lá, đậu, bí, dưa đã vươn ngọn cũng là lúc cần vun ngô lần thứ nhất. Đất vun lúc này, chỉ để ủ ấm cho thân cây. Một tháng sau, khi cây ngô sắp trổ cờ, cây đậu gần ra hoa cũng là lúc người ta vun ngô lần thứ 2 và là lần cuối cùng (Lúa được trồng theo hốc hoặc quãng, được xen với bí, dưa, các loại rau xanh). Do đó, sau khi thu hoạch ngô (lúa), người ta còn thu hoạch được không ít rau đậu các loại bổ xung thêm cho bữa ăn nhiều chất dinh dưỡng. + Chọn ngô giống bao giờ người ta cũng chọn bắp ngô dài, mẩy đều, chỉ lấy những hạt thẳng hàng giữa bắp. Giống ngô thường là giống dài ngày (6 tháng), phù hợp với nhịp điệu thời tiết. Khi ngô chín, bắp ngô cụp xuống, lớp bẹ ngoài như là những chiếc áo che cho những chiếc áo che cho những hạt ngô ở trong tránh khỏi mưa ướt, sương gió, côn trùng phá hoại. Và người Mông cứ để ngô trên nương đến khi nào cày thì ra bẻ mang về. Đây là một hình thức bảo quản tự nhiên, nhưng rất hiệu quả. Khi chúng ta đưa những giống ngô ngắn ngày năng suât cao lên vùng này sẽ không thực sự phù hợp bởi vì. Chu kì sinh trưởng và phát triển của cây không phù hợp với nhịp thời tiết. Hơn nữa khi chín, loại ngô này không có khả năng tự bảo quản nư trên, nếu để trên nương sẽ bị hỏng hết, nếu thu hoạch đem về nhà cũng rất khó bảo quản. + Nương canh tác thường không phải là dải đất liền mà là những miếng nhỏ, lẫn rất nhiều những tảng dá to nhỏ trên bề mặt. Đây thường là những chỗ mà đất được tích tụ lại, do người dân bật từng hòn đá tạo nên, người Mông thường dùng đá xếp xung quanh những vạt nương, hốc đá nhỏ để chống mất đất do xói mòn. Việc canh tác trên những vạt nương, hốc đá này rất khó khăn. Để thích ứng với điều kiện này người Mông đã sáng tạo ra các công cụ lao động hết sức đặc biệt: Như chiếc cày thì ngắn, lưỡi cày to bản, diệp cày rộng, cong, dóng cày khum khúm bằng gỗ cá cày gồm nhiều nấc (từ 2 - 4 nấc ) để có thể điều chỉnh tuỳ theo loại đất. Chiếc bừa có răng kép để bừa đất và vơ cỏ. Cuốc của người Mông rất đa năng, có lưỡi mỏng và to bản, hình tam giác, cong ở phần đuôi để tra cán, nhọn hai đầu để dễ dàng lách vào từng kẽ đá cào đất vun ngô. Con dao quắm là một trong những dụng cụ lao động gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của người Mông. Con dao quắm được rèn rất công phu trước khi đánh người ta lấy mảnh thép kẹp giữa các mảnh sắt hoặc sắt vụn rồi mới cho vào lò nung để rèn dao; Rèn sao cho sắt hai bên và thep ở giữa dính liền với nhau như một để khi mài sắc đem chặt cây mới không bị mẻ hoặc tách rời ra. + Ở những hốc đá nhỏ (đôi khi chỉ bằng bàn tay), mỗi hốc được gieo vài hạt ngô (thường là 3 hạt), để phòng trường hợp hạt ngô không mọc, hoặc bị côn trùng ăn mất, vừa để khi lớn lên các cây ngô, có thể dựa vào nhau chống gió và tận dụng hết mức diện tích đất. + Việc trồng xen canh đã trở thành tập quán, không chỉ để tận dụng, có thêm thực phẩm mà còn cải tạo đất, do đất thường không giầu dinh dưỡng và cây xen canh thường là cây họ đậu- loài có khả năng cố định nitơ để cải tạo đất. + Ngoài ra, tận dụng khe núi, lèn đá, người ta trồng thêm khoai, dong giềng, sắn làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. + Bên cạnh đó người Mông còn trồng được nhiều cây dược liệu có giá trị như: Đỗ trọng, tam thất, huyền sâm, xuyên khung… và nhiều loại cây ăn quả: Mận tím, đào, lê, táo… + Những cây trồng thường phải chịu được điều kiện khắc nghiệt sống được trên đất ít dinh dưỡng, không cần bón phân nhiều… + Chăn nuôi: Ở vùng người Mông chăn nuôi khá phát triển. Người Mông thường nuôi bò, ngựa, dê, lợn, gà… do khí hậu lạnh, canh tác chủ yếu ở nương đá nên bà còn ít nuôi trâu. Bò được nuôi nhiều, bò của người Mông là giống bò to, khoẻ dùng để kéo cày và giết thịt. - Người Mông còn nuôi ngựa, ngựa không những dùng để cưới, thồ hàng mà còn dùng làm cảnh. Người Mông là những người đua ngựa rất tài, và dong ngựa cũng rất giỏi. Vì sống trên vùng núi cao hiểm trở, ngựa là phương tiện đi lại và thồ hàng rất tốt. Tuy nhiên, nuôi ngựa khá tốn kém và kỳ công vì ngoài cỏ, ngựa cần có thêm tinh bột như gạo, ngô, đâu… nên ít nhà nuôi được. - Ngược lại, dê và lợn là loài ăn tạp, ít bệnh, sinh để nhanh chóng, thích chạy nhảy rất phù hợp với điều kiện vùng cao núi đá, nên được bà con nuôi nhiều. + Kiến trúc ngôi nhà truyền thống. - Địa hình cư trú của người Mông đã ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc nhà ở của dân tộc này. Nhà của người Mông tương đối thống nhất theo một khuôn mẫu, dù to thay nhỏ, đều phải có 3 gian 2 cửa, một cửa chính một cửa phụ và tối thiểu là hai cửa sổ. Có thể có một hoặc 2 trái nhà nhưng đều không liên quan trực tiếp đến 3 gian nhà chính. Trong 3 gian nhà chính của người Mông được sắp xếp như sau: gian bên trái dùng để đặt bếp lò nấu nướng và buồng ngủ của vợ chồng gia chủ. Gian bên phải dùng để đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa thường rộng hơn 2 gian bên, đây là gian để bàn thờ tổ tiên và cũng là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái thường để ngăn bằng vách hoặc trình tường để đặt cối xay ngô, giã gạo, hoặc kê thêm giường ngủ… - Nhà của người Mông bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm. Ngô, lúa, đậu khi thu hoạch về được cất lên gác, dưới tác dụng của khói bếp nên hạn chế được sâu mọt, ẩm ướt. Bởi vì vùng này ít năng, nhiều sương mù nên không thuận tiện cho việc phơi, phóng như những vùng khác. - Để đối phó với gió rét và cái giá lạnh của vùng núi cao người Mông có thể dùng đá xếp thành hàng rào xung quanh một nhà hoặc 2, 3 nhà có quan hệ anh em nội tộc với nhau, làm thành từng khu riêng biệt. Người Mông cĩmg làm nhà dựa lưng vào núi kiêng làm quay lưng ra khe, vực sâu… Nhà của người Mông được trình bằng đất với độ dầy 0,45- 0,50m và được lợp ngói hay tranh là phù hợp nhất, vừa giữ ấm về mùa đông lại mát mẻ về mùa hè có thể chống được kẻ gian, thú dữ. + Trang phục cổ truyền. Dân tộc Mông có nhiều mnhóm như Mông trắng, Mông đen, Mông hoa… Trang phục của các nhóm này muôn hình, muôn vẻ, nhất là bộ trang phục của nữ giới. Tuy vậy, vẫn có những điểm chung nhất định như: Một bộ trang phục nữ bao giờ cũng gồm khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng, tạp dề đằng trước và sau váy, xà cạp, đồ trang sức… Chất liệu chính của các trang phục này hầu hết là vải lanh. Vải lanh được làm ra từ vỏ của cây Lanh, đây là một cây được sự ưu ái đặc biệt của người phụ nữ Mông. Họ dành những vạt đất tốt nhất để trồng Lanh. Mỗi thiễu nữ từ 16- 17 tuổi đến các cụ già đều có đám lanh riêng của mình, vải lanh rất bền. Bộ nữ phục của người Mông rất giàu mầu sắc làm bừng lên sức sống của con người nơi núi rừng hoang vắng. Ngoài ra, bộ trang phục truyền thống của người Mông còn giàu cả âm điệu bởi tiếng roe của đồ trang sức bằng bạc (vòng cổ, vòng tay, hoa tai, nhẫn, xà tích…). Với sự phối hợp hài hoà và rất sống động. Quả thực bộ nữ phục của người Mông bừng sáng lên với những sắc màu rực rỡ. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHOA (7).doc
Tài liệu liên quan