Trong thời gian học, đã có nhiều người làm thơ, sáng tác nhạc nói lên cảm xúc của mình về khoá học. Một trong những bài hát vui tươi ra đời trong hoàn cảnh ấy đã được chọn làm bài hát truyền thống của công ty, đó là bài “Tôi yêu Mai Linh”. Bài hát đã khơi gợi mãnh liệt niềm tự hào của nhân viên đối với công ty cũng như đối với công việc mà mình đang làm. Cứ mỗi lần gặp khó khăn, những lời ca tiếng hát ấy lại động viên đội ngũ nhân viên cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6391 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Mai Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay ban có thể ngồi nhà lướt web hay đơn giản hơn bạn chỉ việc bật vô tuyến, có hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm với đầy đủ chủng loại cho bạn lựa chọn. Khi đời sống con người tăng cao, điều quan trọng không chỉ sản phẩm bạn mua chất lượng như thế nào mà bạn mua với thái độ phục vụ ra sao? Thế giới đang hẹp lại bởi xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập, cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Để tồn tại và phát triển trong thế giới ấy chúng ta phải có khả năng thích ứng tự hoàn thiện để hợp tác, hội nhập và nắm bắt thời cơ một cách kịp thời. Muốn vậy, hơn bao giờ hết, mỗi doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng các doanh nghiệp nói chung cần phải ý thức tác dụng cho mình một nét đựp văn hoá kinh doanh. Bởi văn hoá kinhdoanh được đánh giá là nền tảng tinh thần là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của một xã hội, một quốc gia. Vì vậy nhu cầu của văn minh thị trường là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển
Là sinh viên của trường Kinh Tế chúng ta cần hiểu và nắm vững vai trò văn hoá kinh doanh cũng như phương hướng hoạt động của các doanh nghiệp trong thời đại hiện nay. Đây chính là lý do em thực hiện đề tài này hy vọng qua bài viết mọi người sẻ hiểu nhiều hơn về Mai Linh, một hãng taxi hàng đầu của Việt Nam.
GIỚI THIỆU CÔNG TY
Công ty Cổ phần Mai Linh, tiền thân là Công ty TNHH Mai Linh, được thành lập vào ngày 12/07/1993, với 100% vốn trong nước. Dưới sự điều hành của Ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc và là người sáng lập, Công ty đã liên tục gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Thương hiệu Mai Linh: “Mai” là hình ảnh bông hoa mai trong ngày Tết cổ truyền, mang ước vọng vào sự may mắn, hạnh phúc và hướng tới ngày mai tươi sáng. “Linh” có ý nghĩa linh hoạt, linh động, luôn nhạy bén với thị trường.
Với số vốn khiêm tốn ban đầu là 300 triệu đồng và 25 cán bộ nhân viên, sau gần 14 năm hoạt động, Mai Linh đã phát triển không ngừng và đang phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành nghề tại Việt Nam. Hiện nay, Mai linh đã mở rộng hoạt động kinh doanh tại 50 tỉnh thành trong cả nước với 75 công ty thành viên thuộc 8 khối ngành nghề, vốn điều lệ là 380 tỷ đồng. Mai Linh đã thu hút được trên 10 000 cán bộ nhân viên làm việc tại 8 khu vực trong cả nước và nước ngoài.
MAI LINH CORPORATION đã phát triển mạnh mẽ các khối kinh doanh: Mai Linh Vận tải, Mai Linh Du lịch, Mai Linh Thương mại, Mai Linh Đào tạo, Mai Linh Xây dựng, Mai Linh Công nghệ thông tin và Truyền thông, Mai Linh tài chính, Mai Linh Tư Vấn & Quản Lý
A- PHÂN TÍCH CÁC CẤP ĐỘ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Ý tưởng xây dựng văn hoá doanh nghiệp được bắt đầu năm 2003, bắt nguồn từ đòi hỏi của thực tiễn và ý muốn của ban lãnh đạo công ty: phát huy lòng nhiệt tình đối với công việc, sự yêu mến công ty của các thành viên. Ban quan hệ cộng đồng của công ty được thành lập trên cơ sở đó.
Vấn đề đặt ra rất nghiêm túc là muốn có một văn hóa công ty mang đặc thù riêng thì phải kiên trì ngay từ những ngày đầu thành lập. Không thể nào thành lập công ty một thời gian rồi mới quan tâm đến văn hóa công ty, vì như vậy sẽ giống như cây mà không có gốc, không tồn tại và phát triển được.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, các thành viên trong ban đã cất công đi nghiên cứu, tìm hiểu việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Họ nhận thấy rằng, những công ty lớn, phát triển bền vững trên thế giới đều đã xây dựng được cho mình văn hoá doanh nghiệp. Để phát triển bền vững, Mai Linh cũng phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp, đó là điều tất yếu.” Như mỗi người được sinh ra, bên cạnh văn hóa chung của dân tộc còn phải sống với văn hóa của gia đình mình, hay nói nôm na là nếp nhà của mình. Doanh nghiệp cũng như vậy, khi ra đời phải xây dựng ngay nét văn hóa riêng. Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp tồn tại lâu dài và ngày càng hùng mạnh trên thế giới đều là nhờ tạo được nét văn hóa ấy.”
Cấp độ thứ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
Ngày nay, Mai Linh được mọi người biết đến không còn đơn thuần là tên của một công ty, mà nó đã là tên của một thương hiệu nổi tiếng trên đất nước Việt Nam. Về ý nghĩa của thương hiệu Mai Linh, thì từ MAI nói lên hình ảnh của hoa mai trong ngày tết cổ truyền, của sự may mắn và niềm hạnh phúc đầu Xuân, đồng thời cũng là một từ dùng để chỉ về tương lai, về một ngày mai tốt đẹp. Còn từ LINH là mang ý nghĩa của từ tinh nhanh, sự linh hoạt, linh động trong giải quyết công việc.
Và để tô điểm cho thương hiệu của mình, ông Hồ Huy - người sáng lập ra nó - đã chọn màu xanh lá cây vì rằng đó là màu của hy vọng, màu của
mùa xuân trên đất nước, màu của môi trường tươi đẹp và trên hết là màu áo của người lính Cụ Hồ.
Đến với Mai Linh, Quý khách có thể cảm nhận được một thiên nhiên tươi đẹp, một giá trị nhân nghĩa đích thực mà Mai Linh tâm niệm và xây dựng thành một logo làm biểu trưng cho thương hiệu của mình. Đó là hình ảnh của những ngọn núi hùng vĩ được tạo nên bởi 2 chữ ML vẽ cách điệu, là một dòng sông hiền hoà được tạo thành từ 3 nét vẽ nằm ngang và cũng là ý nghĩa của sự hòa hợp giữa Thiên, Địa, Nhân. Phía trên là hình ảnh của chim hạc, là nơi đất lành chim đậu, nơi an lành hạnh phúc của mọi người.
Kết hợp tất cả các hình ảnh, màu sắc và ý nghĩa trên lại với nhau, Mai Linh muốn hướng đến một ý nghĩa sâu sắc: Tất cả vì ngày mai tươi đẹp của con em chúng ta, vì sự phát triển vững bền và lợi ích của Công ty, khách hàng và xã hội.
Văn Hoá Công Ty Bắt Đầu Từ Văn Hóa Nụ Cười...
Từ thái độ ứng xử, đặc biệt là văn hoá nụ cười. Văn hoá này xuất phát từ nụ cười của người lính trong chiến tranh: Mưa bom bão đạn, lòng thanh thản/ Nhạt muối vơi cơm, miệng vẫn cười. Với Mai Linh, văn hoá nụ cười thể hiện sự vui vẻ, chân thành và cũng là biểu hiện của sự tự tin, tự trọng và tấm lòng tôn trọng khách hàng. Nói một cách ngắn gọn, văn hoá của Mai Linh bắt đầu từ con người, từ đạo đức của con người, từ dịch vụ phục vụ con người với tiêu chí an toàn là trên hết.
Phải biết cười-Cười chân thành, mến khách. Cười khi vui và cũng phải cười ngay khi có chuyện không hài lòng Không bao giờ được nổi cáu (nổi quạu) với khách hàng. Ðó là nguyên tắc bất di bất dịch trong kinh doanh (dù trong trường hợp nào cũng vậy). Phải luôn tươi cười. Thậm chí có khi bị khách hàng la, mắng, vẫn phải… cười! Cười có cười mỉm, cười mồi, cười nụ, cười hết cỡ v.v…Tuỳ lúc, tuỳ hoàn cảnh mà ứng dụng nụ cười cho hợp. Điều cần nhất là TRONG KINH DOANH KHÔNG THỂ THIẾU NỤ CƯỜI. Đó chính là nét đẹp của con người, nét đẹp trong đời sống,văn hoá trong kinh doanh.
Thành viên ban lãnh đạo của Công ty Mai Linh đều đã từng là người lính, họ hiểu sự khó nhọc vất vả trên thương trường, về giá trị của nghị lực và lòng yêu nước. Phải tạo nên một văn hoá Mai Linh riêng biệt, bản sắc, trên nền tảng tinh thần yêu nước và lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Như thế mới tạo được chỗ đứng của công ty trên thương trường và phát huy được tinh thần tự giác, tự chủ của mỗi thành viên trong công ty.
Lãnh đạo công ty Mai Linh đã nhận thấy, nhân viên chỉ phục vụ khách hàng tốt khi họ có lòng nhiệt tình, sự yêu mến công việc, và điều quan trọng nhất là yêu mến công ty, xem đó như một gia đình lớn mà mình là một thành viên.
Ban lãnh đạo công ty đã kết hợp với trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh soạn thảo nội dung cho các bài giảng về lịch sử dân tộc, về văn hoá Việt Nam và các quy tắc chuẩn mực về ứng xử, mời
các giáo sư tiến sĩ về văn hoá học và một số Tổng Giám đốc đến giảng bài.
Một thành viên trong công ty đã kể lại rằng: “ Không khí trong công ty những ngày ấy thật sôi động. Các lớp học được tổ chức ngay khi hết giờ làm việc buổi chiều nhưng không hề thấy sự mệt mỏi nào trong ánh mắt các nhân viên. Chương trình học vừa nghe lý thuyết vừa thảo luận được triển khai trong vòng một tháng cho tất cả nhân viên. Ai cũng quyết tâm cao, rất chăm chú lắng nghe và hưởng ứng.”
Trong thời gian học, đã có nhiều người làm thơ, sáng tác nhạc nói lên cảm xúc của mình về khoá học. Một trong những bài hát vui tươi ra đời trong hoàn cảnh ấy đã được chọn làm bài hát truyền thống của công ty, đó là bài “Tôi yêu Mai Linh”. Bài hát đã khơi gợi mãnh liệt niềm tự hào của nhân viên đối với công ty cũng như đối với công việc mà mình đang làm. Cứ mỗi lần gặp khó khăn, những lời ca tiếng hát ấy lại động viên đội ngũ nhân viên cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ.
Thành công này của Mai Linh như một hiện tượng mới mẻ đã nhanh chóng lan ra khắp cả nước. Nhiều công ty đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm. Từ Mai Linh, “tinh thần yêu nước và rèn luyện ý chí”, nền tảng của văn hoá Mai Linh đã được truyền đến nhiều doanh nghiệp trong cả nước qua những bài nói chuyện của ban lãnh đạo công ty Mai Linh.
Những bài học về lịch sử, văn hoá và quy tắc ứng xử của Mai Linh được ban lãnh đạo bổ sung và hoàn thiện hàng năm. Khi tất cả nhân viên đã thống nhất, đồng lòng về hành vi ứng xử với đồng nghiệp, với khách hàng, nội dung các bài giảng được mở rộng và cụ thể hơn. Làm thế nào để giao tiếp với khách hàng thân thiện và hiệu quả hơn nữa? Làm thế nào để tiếp thêm ngọn lửa nhiệt tình trong mỗi thành viên chứ không phải đổ đầy kiến thức cho họ?
Ban quan hệ cộng đồng chịu trách nhiệm về việc bổ sung bài giảng, thường xuyên tìm và cung cấp tài liệu về văn hoá, về doanh nghiệp cho anh em. Hàng nghìn cuốn sách “Làm giám đốc 1 phút” được trao đến tận tay từng cán bộ, tài liệu nói về một công ty của Nhật đang huấn luyện cho nhân viên của mình về nụ cười thân thiện như thế nào cũng được cung cấp cho tất cả mọi người trong công ty tham khảo.
“Sự đồng lòng, tôn trọng khách hàng đã được truyền lại từ chính những người lãnh đạo mẫu mực” -Trong gia đình Mai Linh rộng lớn với hơn 70 công ty thành viên, gần 10.000 nhân viên ấy, nguyên tắc ứng xử từ trên xuống dưới đều thống nhất trên cơ sở tình yêu thương, xây dựng, và hiểu biết, cảm thông lẫn nhau.
Tất cả đều được làm nên từ nền tảng đạo đức, văn hoá và lòng tự hào được làm việc và đóng góp cho tập thể công ty. Trong gia đình ấy, người lãnh đạo đóng vai trò của người cha, người mẹ. Do vậy, không thể có văn hoá doanh nghiệp, không thể có văn hoá Mai Linh nếu không có lãnh đạo là những doanh nhân văn hoá.
Văn hóa uống nước nhớ nguồn
Công ty Mai Linh không những xem trọng việc kinh doanh mà các hoạt động cộng đồng, xã hội luôn được Ban Lãnh đạo công ty quan tâm: chương trình đền ơn, đáp nghĩa “5o năm Điện Biên”, Tiếp lửa truyền thống vang mãi khúc quân hành, Vì an ninh Tổ quốc…
Ba năm nay, năm nào công ty cũng tổ chức về nguồn (về thăm Đền Hùng) để khơi dậy trong mỗi người tinh thần uống nước nhớ nguồn. Rồi mỗi dịp Lễ, Tết, sinh nhật công ty... tất cả nhân viên đều được tặng quà.
Chuyến đi thăm đền Hùng
Hướng đến cộng đồng để chia sẻ
Không chỉ là một doanh nghiệp chỉ lo việc kinh doanh thuần túy Mai Linh còn rất quan tâm đến các hoạt động xã hội từ thiện. Vừa qua, ngay sau khi nhận được tin về vụ tai nạn sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, ngày 27/9/2007- Tập đoàn Mai Linh đã tổ chức hoạt động kêu gọi toàn thể cán bộ công nhân viên cuả mình với tinh thần tương thân tương ái, mỗi cán bộ CNV ủng hộ ít nhất 10.000 đ để chung tay góp phần sẻ chia nỗi đau với các gia đình nạn nhân. Đồng thời lãnh đạo tập đoàn Mai Linh đã củ cán bộ đến ngay hiện trường để chia sẻ với các gia đình nạn nhân.
Người Việt Nam có truyền thống”Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, tập đoàn Mai Linh, một doanh nghiệp xây dựng thương hiệu bằng đội ngũ 50% cán bộ công nhân viên xuất thân từ quân ngũ nhiều người là con cháu nhà binh nên có thể nói truyền thống của Mai Linh là truyền thống của người lính: Đoàn kết gắn bó một lòng, sẻ chia trách nhiệm và tình thương
Cấp độ thứ 2: Những giá trị được tuyên bố
Những doanh nhân văn hoá của công ty Mai Linh là những người “giữ lửa” để toàn thể công ty tiếp tục phát huy bản sắc văn hoá Mai Linh, nét đẹp riêng mà cả công ty đã chung tay xây dựng:
“Với công ty tuyệt đối trung thành
Với khách hàng tôn trọng lễ phép
Với đồng nghiệp phải thân tình giúp đỡ
Với công việc phải tận tuỵ sáng tạo
Với gia đình phải yêu thương trách nhiệm”
Văn hoá doanh nghiệp là nền tảng của thành công
Văn hoá doanh nghiệp ở Mai Linh được xây dựng trên cơ sở nào?
Mai Linh là một trong số doanh nghiệp đầu tiên áp dụng mặc đồng phục với thiết kế thống nhất về màu sắc, kiểu dáng… Màu sắc xanh lá cây và trắng của logo thể hiện màu tinh khiết, trong sạch. Tức là muốn kinh doanh hay làm gì thì cũng phải giữ được sự trong sạch, uy tín của mình. Mà muốn được như vậy thì mọi việc làm đều phải dựa vào luật pháp thật cụ thể.
Cái quan trọng nhất đối với Mai Linh là phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, kết hợp với đưa ra quy chế phù hợp điều kiện của doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa từ sàng lọc đội ngũ cán bộ công nhân viên, đào tạo họ trở thành những người có ý thức gắn bó lâu dài với cộng đồng, tự hào về truyền thống dân tộc.
Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, quyết đoán, đội ngũ cán bộ, nhân viên trình độ cao, giàu kinh nghiêmh, đạo đức tốt, nhiệt tình trong công viêc, Mai Linh Corporation đã tạo được uy tín vững chắc với đối tác, khách hàng trong và ngoài nước. Nhờ đó tạo được cho mình một thị phần ổn định cao và đủ sức cạnh tranh trên thương trường.
Phương châm: AN TOÀN CHẤT LƯỢNG MỌI LUC MỌI NƠI”, là tiêu chí phục vụ hàng đầu của Mai Linh trong gần 14 năm trưởng thành và phát triển. Mai Linh tự hào là doanh nghiệp dich vị vận tải hành khách công cộng đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn quản lý quốc tế ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI chứng nhận
Chiến lược phát triển kinh doanh trong những năm tới của Công ty là liên doanh hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trên cơ sở hữu nghị lợi ích chung nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn nữa. Mai Linh nỗ lực từng ngày từng giờ tiến dần đến mục tiêu lớn là phát triển bền vững trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân ngang tầm khu vực và đạt chuẩn quốc tế
Cấp độ thứ 3: Những quan niệm chung
.
Ông chủ taxi Mai Linh mượn “6 điều dạy công an” răn nhân viên:
Có năm điều tuyên thệ khi gia nhập gia đình Mai Linh, trong đó nêu, đối với khách hàng: tôn trọng lễ phép; đối với công việc phải tận tụy, sáng tạo; đối với đồng nghiệp: thân tình giúp đỡ; và cả đối với gia đình: thương yêu trách nhiệm
B- ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN
Nền văn hoá doanh nghiệp của công ty Mai Linh đã có tác động không nhỏ tới các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong công ty. Giúp cho dịch vụ cung cấp cho khách hàng của công ty ngày càng chuyên nghiệp hơn. Từ các hoạt động văn hoá do công ty tổ chức và phát động.Từ ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với công ty, người ta bảo nhau, nhắc nhở nhau làm tốt hơn, xử sự với khách hàng lễ độ hơn, xử sự nội bộ trong công ty cũng đoàn kết hơn... về nhà cũng có trách nhiệm với gia đình hơn.
Các phương châm mà công ty Mai Linh đề ra rất nghiêm túc, rất chuyên nghiệp nhưng cũng rất con người bởi vì đây là vấn đề giáo dục ý thức phục vụ. Nếu doanh nghiệp không xây dựng được điều này thì không thể tồn tại.
Nhìn vào các phương châm, các khẩu hiệu và đặc biệt là qua các hoạt động thiết thực của công ty, chúng ta có thể hiểu được phần nào lý do khiến cho thương hiệu Taxi MaiLinh lại vững mạnh đến như vậy mặc dù gặp không ít khó khăn
KÕt luËn
Sản xuất kinh doanh nói riêng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nước ta nói chung đang ở trong giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt. Bối cảnh cạnh tranh thị trường trong nước và thế giới ngày càng gay gắt và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, phức tạp không phải chỉ về khía cạnh kinh tế.lộ trình hội nhập với AFTA, hay xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN mà thực chất còn là chúng ta đang từng bước thực hiện quá trình "khu vực hoá" một khu vực văn hoá-lịch sử từng có mối quan hệ đặc biệt trong quá khứ và hứa hẹn nhiều triển vọng lớn lao trong tương lai trên nhiều mặt… Xây dựng nền văn hóa kinh doanh Việt Nam không dừng lại chỉ vì chúng ta cần một "triết lý" hoặc một "đạo lý"trong kinh doanh mà hơn nữa, đây là việc xây dựng một "trường phái kinh doanh Việt Nam" - một việc làm cần thiết và có ý nghĩa chiến lược trong tiến trình hội nhập đặc biệt như vậy. Một thương trường luôn phát triển có trật tự,kỷ cương, có "ý thức tự giác"đầy đủ, cùng một đội ngũ đông đảo doanh nhân có trình độ, phẩm chất văn hoá tương ứng thông qua môt hệ thống doanh nghiệp các loại luôn lấp lánh toả sáng những giá trị văn hoá dân tộc nhân loại-thời đại với chất lượng – hiệu quả cao trong mọi hoạt động: đó chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế đất nước gắn với các chiến lược xây dựng văn hoá-xã hội giai đoạn hiện nay. Công việc ấy hoàn toàn phù hợp với đất nước này,một đất nước từng có "ngàn năm văn hiến" đồng thời nó cũng hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của thời đại, với xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức… đặc biệt là phù hợp với các mục tiêu,phương hướng chiến lược đã xác định của Đảng Nhà nước ta. Và muốn có văn hoá doanh nghiệp trước hết phải xây và củng cố nền tảng văn hoá đạo đức trong bản thân mỗi thành viên trong doanh nghiệp và một yếu tố không thể không nói đến đó là hệ thông pháp luật để điều tiết vấn đề đó. Tất cả đều là những vấn đề đang rất nóng bỏng ở nước ta hiện nay va chúng ta hy vọng sẽ làm được điều đó trong thời gian sớm nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90531.DOC