MỤC LỤC
1. Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh
2. Văn hoá khinh doanh
3. Báo nghiên cứu và phát triển
4. Báo tài chính
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2483 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lời mở đầu
Đối với các doanh nhân và doanh nghiệp “văn hoá” - một từ xem ra không có mấy giá trị đối với các cổ đông của một doanh nghiệp. Trong thực tiễn kinh doanh, khái niệm văn hoá có thật sự tồn tại hay không, khi mà khi mà yếu tố này không được xem trọng? Đôi khi yếu tố văn hoá có thể làm thay đổi chiến lược chung của doanh nghiệp hoặc gây tranh cãi về các hình thức quản lý vẫn được xem là yếu tố toàn cầu.
Sự phát triển không ngừng của các quan hệ quốc tế, sự toàn cầu hoá nền kinh tế luôn cho thấy tầm quân trọng ngày càng cao của các vấn đề phát sinh từ sự đa dạng của văn hoá doanh nghiệp. Các hình thái quản lý mới với các giá trị văn hoá “Chân - Thiện - Mỹ” .Các hình thức quản trị khác nhau cùng song song và “sống chung” với nhau. Chúng sẽ đối kháng và kết quả doanh nghiệp sẽ thành công hoặc thất bại.
B.Nội Dung
I. Văn hoá doanh nghiệp với sự thành đạt và phát triển của một doanh nghiệp.
1.Khái niệm văn hoá doanh nghiệp:
Văn hoá doanh nghiệp là một dạng của văn hoá tổ chức bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hoá mà doanh nghiệp làm ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo ra nên cái bản sắc của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên của nó. Là nền văn hoá đặc thù của doanh nghiệp, là cái phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác; là một “tiểu văn hoá” và cái bộ phận nếu so với nền văn hoá của một dân tộc hay quốc gia. Mặc dù chỉ là một “tiểu văn hoá” thuộc loại hình văn hoá cộng đồng nhưng văn hoá doanh nghiệp vẫn là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố có quan hệ hữu cơ với nhau:
-Hành vi ứng xử, phong cách và lối hành động (chung) của doanh
nghiệp.
-Các hoạt động sinh hoạt văn hoá nghệ thuật như ca, nhạc, văn chương...của doanh nghiệp
-Phong tục, tập quán, thói quen, tâm lý chung của doanh nghiệp.
-Các truyền thuyết, huyền thoại hoặc tín ngưỡng chung của doanh nghiệp.
-Các triết lý, hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp.
-Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp.
Nói một cách khác, văn hoá doanh nghiệp chính là lối ứng xử lối sống và hoạt động, lối suy nghĩ và bảng các giá trị của doanh nghiệp. Trong các yếu tố trên, thì các triết lý và bảng giá trị của doanhnghiệp có tầm quan trọng nhất. Một bảng giá trị - hệ thống các giá trị - doanh nghiệp bao gồm:
-Chân: quan niệm về cái đúng, cái cần phải làm, cần noi theo đồng thời phân biệt cái sai, cái không được phép làm, hành vi cần lên án, loại bỏ...
-Thiện: quan niệm về cái tốt, thiện - những chuẩn mực đạo đức, quy phạm hướng dẫn cho các hành vi, hành động phù hợp. Đồng thời, nó nhận diện được cái ác, cái xấu, trái với lương tâm của doanh nghiệp; cái cần bị lên án, loại bỏ, phòng tránh.
-Mỹ: quan niệm về cái đẹp, sự hoàn thiện, cái cao cả, anh hùng... mà mọi thành viên của doanh nghiệp cần vươn tới, duy trì và bảo vệ.
Tóm lại văn hoá doanh nghiệp là sự kết hợp giữa môi trường văn hoá của doanh nghiệp, hệ thống các giá trị của doanh nghiệp và các nhân tố văn hoá trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2.Vai trò của văn hoá doanh nghiệp:
Đối với một doanh nghiệp văn hoá doanh nghiệp tạo ra sự thống nhất, đồng tâm của mọi thành viên trong doanh nghiệp bằng một hệ thống các giá trị - chuẩn mực chung, từ đó tạo lên một nguồn nội lực chung của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là sự tập hợp của nhiều cá nhân với những nhân cách khác nhau. Tính đồng nhất, thống nhất của doanh nghiệp chỉ có được khi mọi thành viên của nó đều tự giác chấp nhận một bảng thang bậc các giá trị chung. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tạo ra một lực cộng hưởng và động lực chung bằng cách hợp lực từ các cá nhân, bộ phận, đơn vị khác nhau. Đồng thời với chức năng định hướng hoạt động một cách tự giác và rộng khắp, văn hoá doanh nghiệp có thể khiến các thành viên đi đúng hướng, hoạt động có hiệu quả mà không cần có quá nhiều quy chế và mệnh lệnh chi tiết, thường nhật từ cấp trên ban xuống. Văn hoá doanh nghiệp mạnh tương hợp với lối quản trị doanh nghiệp coi trọng khả năng của nhân viên (thuyết Y, J, Z). Trái lại, những doanh nghiệp có một nền văn hoá ngèo nàn, dung túng cho những phản giá trị tồn tại, sẽ tạo ra một môi trường phi văn hoá không khuyến khích được tinh thần tự giá của nhân viên, không tạo ra tính thống nhất trong hành động của doanh nghiệp.
Trong thời gian khởi sự chưa thể có một văn hoá doanh nghiệp ổn định tức là chưa thể có một bản sắc đầy đủ. Qua một quá trình hoạt động lâu dài, dưới sự lãnh đạo của những người lãnh đạo doanh nghiệp, vừa phải thích nghi, phù hợp, vừa phải đấu tranh đổi mới với nhiều thành công và thất bại, các yếu tố văn hoá sẽ được tạo lập, thử thách để rồi tồn tại một hệ thống, tạo ra lối hoạt động kinh doanh của chính nó. Trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp - cũng là quá trình chọn lọc và tạo lập văn hoá của nó - vai trò của người lãnh đạo và bộ phận quản lý cao cấp của doanh nghiệp là rất quan trọng. Khi doanh nghiệp tồn tại và phát triển được thì cùng với thời gian, lý tưởng, hệ giá trị, phong cách quản lý của người lãnh đạo sẽ được “xã hội hoá” trong môi trường nhân văn của doanh nghiệp thấm sâu vào từng thành viên và dần dần định hình nền văn hoá doanh nghiệp đó.
Văn hoá doanh nghiệp có tính “di truyền”, bảo tồn được cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Có thể ví văn hoá doanh nghiệp như một bộ “gen” của nó “cho nên thách thức đối với những người sáng lập và tạo dựng các doanh nghiệp chính là khả năng sáng tạo bộ “gen” tốt cho doanh nghiệp của mình”. Một doanh nghiệp không có khả năng tự đổi mới và phát triển lâu dài thì sớm muộn bị thị trường cạnh tranh tước mất tấm căn cước (bị sát nhập, giả thể, phá sản...).Trái lại, doanh nghiệp sẽ có khả năng bảo tồn và di truyền bản sắc, nếu có năng lực phát triển bền vững.Bởi vậy trách nhiệm của những người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp không chỉ là việc tìm kiếm lợi nhuận mà còn là việc tạo lập được một nền văn hoá doanh nghiệp đậm đà màu sắc nhân văn và phù hợp với sự phát triển bền vững. Làm được như vậy, họ sẽ thu hút được nhân tài, khiến mọi người đoàn kết đồng lòng tập trung trí tuệ, sức lựcvà thời gian cho sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp; khiến mọi thành viên dám đương đầu với thử thách, đồng cam cộng khổvượt mọi khó khăn mà vẫn giữ được lòng trung thànhvới một lý tưởng cao cả. Qua quá trình sản xuất, kinh doanh đó mà văn hoá doanh nghiệp được di truyền cho các thế hệ thành viên, sức sốngcủa doanh nghiệp còn lâu dài hơn đời sống của những nhà sáng lập và lãnh đạo nó.
Mặt khác muốn có văn hoá doanh nghiệp thì bản thân những người sáng lập ra doanh nghiệp phải có nhân cách hoá và coi trọng các nhân tố văn hoá, tạo ra môi trường thách thức sử dụng các nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp một cách có hiệu quả và lâu dài, tạo ra phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp.
II.Liên hệ thực tế
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996)đã khẳng định rằng: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”Chủ trương của Đảng tại Hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành Trung Ương khoá VIII (1998) là yêu cầu các cấp, các nghành, cho tới mỗi người dân, cần cố gắng đưa các yếu tố văn hoá, tinh thần thấm sâu vào các lĩnh vực đời sống, Xã hội, từ cách ứng sử trong gia đình, trong Trường học, Xã hội đén các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao tiếp.
Thực tiễn sản xuất, kinh doanh đã chứng minh rằng doanh nhân và doanh nghiệp nào coi trọng nhân tố văn hoá trong kinh doanh thì sẽ hoạt động theo phương thức - kiểu kinh doanh có văn hoávà có điều kiện lâu dài, phát triển bền vững. Bên cạnh các môi trường có văn hoá doanh nghiệp có môi trường bên trong phi văn hoá, hay cố tình chà đạp lên các giá trị văn hoá còn gọi là có “văn hoá xấu”, mà vì lý do nào đó vẫn có thể tồn tại khá lâu dài có thế vẫn thu được lợi nhuận nhưng đó chỉ là món nợ trước mắt và ngắn hạn sớm muộn thì người tiêu dùng và xã hội sẽ phát hiện ra bản chất xấu của kiểu kinh doanh “ăn xổi” và “chụp giật” và không thể tồn tại lâu dài.
Môi trường kinh doanh nước ta trong thế kỷ XXI đã và đang diễn ra sự thay đổi lớn lao sâu sắc. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang mở ra nhiều thách thức và cơ hội mới. Công việc kinh doanh đòi hỏi giới doanh nghiệp nước ta không những phải nâng cao trình đọ văn minh (về công nghệ, trình độ quản lý, chất lượng sản phẩm...) mà còn phải thể hiện được cái riêng, cái bản sắc của mình trong mối quan hệ cạnh tranh và hợp tác với các doanh nghiệp khác. Trong bối cảnh như vậy, việc phát huy cac yếu tố trong kinh doanh không những tạo ra một nguồn nội lực mạnh mà còn là một lợi thế cạnh tranh lớn không thể bỏ qua của các nhà doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến quan điểm thương trường như chiến trường, muốn thắng được “đối thủ cạnh tranh, thì phảibiết mình biết người”. Muốn rõ được đối thủ cạnh tranh phải nghiên cứuvăn hoá kinh doanh của họ. Sau đây là thực trạng của Công ty quản lý bến xe, bến tàu Quảng Ninh
1. Liên hệ thực tế Công ty Quản lý bến xe, bến tàu Quảng Ninh vượt khó khăn hướng tới mục tiêu chất lượng và văn hoá trong doanh nghiệp
Công ty bến xe, bến tàu Quảng Ninh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích với chức năng quản lý các bến xe khách công cộng bến tàu Cửa Lục, cảng tàu Du lịch Bãi cháy và tất cả các bến xe, bến tàu từ Móng Cái đến Đông triều.
Là Doanh nghiệp mang nhiều tính phức tạp của xã hội, Công ty luôn đưa các công tác an ninh, an toàn lên hàng đầu. Bằng mọi cách thông tin, tuyên truyền để khách nắm bắt dược mọi quy định giá cả của từng loại dịch vụ, không bị tư nhân lợi dụng ảnh hưởng tới quyền lợi của khách. Hiện nay, công ty có ba bến xe khách chất lượng cao các bến xe đã được quản, trật tự văn minh an toàn vệ sinh. Về bến tàu cung rất phức tạp nhưng công ty cũng đã phối hợp chặt chẽvới lực lượng cảnh sát giao thông đường thuỷ, đường bộvà lực lượng công an tỉnh trong công việc gữ gìn an ninh trật tự. Ông Dương Đức Quý đã luôn nhắc đến yếu tố đào tạo con người: “cơ sở vật chất cần phải ngang tầm vói yếu tố con người”. Công ty đã tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên theo học các lớp tại chức để nâng cao trìng độ. Hiên nay Công ty đã có gần 50 người tốt nghiệp đại học và có gần 30 người đang theo học nghiệp vụ tại các trường mở các lớp nghiệp vụ theo giáo án chuyên môn của công ty . Năm 2001 Công ty sẽ mở rộng cảng bến tàu du lịch hơn 4000 met vuông để phục vụ khách du lịch ngày một gia tăng. Hiên nay , cảng tàu du lịch cơ sở vật chất vẫn còn nghèo nàn, hàng ngày tiền chi thu rất nhiều cho nên cần trang bị thêm, cơ sở thông tin, hệ thống đèn chiếu sáng, biển báo...Các bến xe cũng cần nâng cấp mở rộng như bến xe Móng Cái, hiện nay đã trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, dự tính cuối năm 2001 sẽ thi công. Sau đó mở rộng và nâng cấp tiếp các hệ thống bến bãi như Quảng hà, Tiên Yên, Vàng Danh, Hòn Gai, Bãi Cháy, Cửa Ông... Hàng loạt dự án đã và đang được tỉnh phê duyệt, muốn làm ngoài nguồn vốn ngân sách của Công ty cũng phải phát huy hết nội lực của mình để tạo ra vốn bằng sự nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty luôn luôn vượt so với kế hoạch năm. Thực hiệ đóng góp nộp ngoài ngân sách nhà nước vượt mức các chỉ tiêu được giao, được Tỉnh đánh giá cao về thành tích nộp thuế vượt mức, được tặng bằng khen và phần thưởng của tỉnh. Với sự phấn đấu phát triển năng động sáng tạo của lãnh đạo công ty cùng với sự lao động không mệt mỏi, không ngại khó khăn của Cán bộ công nhân viên công ty, hy vọng rằng Công ty quản lý bến xe, bến tàu Quảng Ninh sẽ là điểm sáng của ngành giao thông Quảng Ninh.
2. Các giải pháp để thành đạt và phát tiển Công ty
Theo như em biết văn hoá doanh nghiệp với sự thành đạt và phát triển một doanh nghiệp của một doanh nghiệp cần phải có những yếu tố như:
Cạnh tranh lành mạnh
Hiểu rõ về văn hoá doanh nghiệp của đối thủ
Đạt lòng tin vào nhân viên
Đảm bảo an toàn thông tin nội bộ
Trang bị cho nhân viên những kiến thức để phục vụ cho Công ty
Quản lý doanh nghiệp phù hợp theo từng giai đoạn
Trả lương cho nhân viên phù hợp với sức lực mà họ bỏ ra
Tạo chữ tín với khách hàng
Cơ sở vật chất tốt
Giới thiệu Công ty qua các phương tiện thông tin đại chúng, Báo...
C. Kết luận
Trên cơ sở của một nền văn hoá kinh doanh chung của dân tộc. Các doanh nghiệp nước ta cần vận dụng, sáng tạo ra văn hoá đặc thù của mình để việc kinh doanh vừa có tính tiên tiến vừa có bản sắc dân tộc đậm đà và giàu tính nhân văn nhờ vậy đạt tới hiệu quả cao và phát triển bền vững. Đó là khát vọng chung của nhân loại , sự đồng thuận trong các giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Kinh doanh phải phù hợp với bản sắc dân tộc để phát triển nội lực và lợi thế cạnh tranh. Cần tìm cách phát huy vai trò của các nhân tố văn hoá kinh doanh để kinh doanh trong quỹ đạo có văn hoá tuyệt đối không bao giờ hy sinh văn hoá để đổi lấy kinh tế.
Mục Lục
Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh
Văn hoá khinh doanh
Báo nghiên cứu và phát triển
Báo tài chính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60238.DOC