mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI MALAYSIA. 2
A. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HINH THÀNH ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC. 2
II. VĂN HOÁ ỨNG XỬ . 5
THAY LỜI KẾT 9
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Văn hóa ứng xử tại quốc gia đa dân thể hiện sinh động ở Malaysia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
------
TIỂU LUẬN
Đề tài : Văn hóa ứng xử tại quốc gia đa dân thể hiện sinh động ở Malaysia
Giảng viên : TS.Lê Sỹ Giáo
Học viên : Võ Thị Thu Nguyệt
Hà Nội - 2002
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nhân loại đang đối đầu với rất nhiều thách thức về các vấn đề mang tính toàn cầu như môi trường, khủng bố, bạo lự, dân số, bệnh tật... trong đó xung đột sắc tộc và tôn giáo đã và đang là những mồi lửa lúc thì âm ỉ, lúc thì bùng cháy ở một số khu vực và quốc gia trên thế giới.
Là một đất nước đa dân tộc (như nhiều quốc gia khá ở Đông Nam Á, Châu Á và thế giới), Malaysia đã giữ được vị thế ổn định trong nhiều năm. Để có được một tình hình an ninh xã hội yên bình, phát triển kinh tế, tăng tưởng về nhiều mặt, chính phủ Malaysia đã có những đường lối chính sách thích hợp, đạt hiệu quả và quan trong hơn là toàn dân Malaysia đã nhận thức được các yếu tố sống còn để các cộng đồng sắc tộc anh em có thể cùng hoà hợp tồn tại, phát triển và phồn vinh. Họ đã và đang làm được điều này.
Lẽ tất nhiên sự hoà hợp được thể hiện ở nhiều lĩnh vức rất phong phú đa dạng, song trong phạm vi tiểu luận này chúng tôi chỉ xin được trình bày sơ lược về một khía cạnh là văn hoá ứng xử của người Malaysia - một vấn đề rất đời thường song thật tế nhị và không kém phần quan trọng so với các vấn đề cơ bản và lớn lao khác của xã hội.
I. VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI MALAYSIA.
A. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HINH THÀNH ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC.
Đất nước Malaysia, về địa lý, gồm hai phần lãnh thổ : bán đảo Mã - Lai, dải đất dài, có biên giới đất liền phía bắc với Thái Lan và cực nam là Singapo - cách nhau một eo biển hẹp (còn gọi là Tây Mã Lai) và phần bắc đảo Kalimantan (Bônêô) (phầnn ỳa còn có tên là Đông Mã Lai). Hai vùng đất này cách nhau bởi biển Đông. Tổng diện tích đất nước gần tương đương với Việt Nam (khoảng 332.800 km2). Sinh sống trên đất đai trù phú của miền nhiệt đới xích đạo này là hàng chục dân tộc khác nhau (1) Hơn 30 bộ tộc ở Sabah và 26 ơ Sarawak. Số liệu ở “Maylaysia in Brief”, trang 30, KL 2001.
trong đó có người Malayu (chiếm khoảng trên 60% dân số), cùng với các tộc người Semang, Senoi, Jakun (ở bán đảo Malay), Dusun, Bajan, Kadayan, Kelabit... (ở Bắc Bônêô) được coi là người bản xứ - “Bumiput ra”.
Hai cộng đồng người gốc Trung Hoa và Ấn độ (chiếm khaỏng trên 30% và 8% dân số), cũng như cộng đồng người Melayu. Sự hình thành các cộng đồng người này là đặc điểm lịch sử của đất nước Malaysia mà có thể căn cứ vào các cứ liệu viết về giai đoạn thể kỷ thứ 14 với sự khởi đầu và phát triển của Vương quốc Hồi giáo Malâphòng cháy chữa cháy. Các ghi chép còn lại đến ngày nay đã viết về một hoàng tôn mang tên Parameswara, bị trục xuất và đày ải khỏi quê hương xứ sở Sumatra. Parameswara đã tìm đến Tumasek (Singapo) ngày nay để trú ngụ. Sau khi hạ sát thủ lĩnh Tumasek, Parameswara lại bị trục xuất và phải chạy về Malâphòng cháy chữa cháy và trở thành thủ lĩnh ở Malecca (2) Theo “Culture Shock ! Malaysia” (Văn hoá Heidi Munan, Times Books International, KL 1999, trang 13-14.
Vốn khôn ngoan và khéo léo trong làm ăn buôn bán của Parameswara cộng với vị trí địa lý thuận lợi Malâphòng cháy chữa cháy đã trở thành một trung tâm thương mại sầm uất khiến cho cả người Hoa lẫn Xiêm phải để mắt tới. Người Mã Lai phải cống nạp cho nhà Thanh của Trung Quốc. Người Hoa và người Ấn Độ là người đem đạo Hồi đến bán đảo này vào đầu thế kỷ XV.
Trong số các thực dân phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh là kẻ đến sau và cũng về sau rốt. Thực dân Anh là một trong những nguyên nhân tạo ra các cộng đồng Ấn và Hoa đông đảo và duy trì cho đến thời nay. Trong công cuộc thực dân hoá và khai thác thuộc địa xứ này, các nhà tư bản Anh đã khuyến khích và tạo cơ hội cho các lực lượng lao động từ Trung Hoa và Ấn Độ vào Mã Lai để làm công, cu li ở các đồn điền cao su và mỏ thiếc (3) Theo History of Malây and Southeast Asia, Nigel Kelly, Hêinmann, Kuala Lumper 1997. Trang 20-23.
Họ là những lao động chính trong gia đình, chăm chỉ, hăng say kiếm sống cho cho và người thân ở chính quốc. Ban đầu những con người này chỉ là “những đàn chim di cư”. Họ đến lo kiếm sống, dằn túi chút vốn liếng, rồi về quê. Về sau, nhiều người đã ở hẳn lại, định cư, lập gia đình, sinh con đẻ cái, dần dần thực sự coi Mã Lai là ngôi nhà suốt đời của họ. Họ đa tạo ra lớp người sinh ra và lớn lên tại khu định cư eo biển, những “Straits-born”. Về chính trị, họ đã từng đấu tranh đòi thực dân Anh và quan lại Mã Lai địa phương công nhận quyền công dân Malây song không được, cho mãi đến khi liên bang Malaysia được trao trả độc lập ngày 31 tháng 8 năm 1956.
Trên thực tế, sự khác biệt về chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, quyền lợi kinh tế, quyền lợi chính trị khá rõ rệt đã không tạo điều kiện cho những nhón cộng đồng này xích lại gần nhau; thậm chí còn đẩy họ ra xa nhau, hoặc khiến họ co cụm thành những nhóm đối ngịch nhau trong nhiều năm trong lịch sử dựng nước.
Như vậy tính phức tạp của một xã hội đa nguyên kiểu Malaysia là do lịch sử qui định. Đây là cả một quá trình đấu tranh, chống đối rồi thừa nhận một tất yếu lịch sử, thừa nhận hậu quả của thời thực dân khai thác thuộc địa - của những lánóng di dân ồ ạt có định hướng, mang tính nhu cầu.
Người Malaysia đã nhiều thế kỷ nay dần dần quen với sự việc : bước khỏi cửa nhà mình là gặp ngay người có màu da khác mình, nghe tiếng nói không giống mình, nhìn thấy quần áo, cấch ăn mặc khác mình ; tôn trọng những phong tục tập quán, các tín ngưỡng, các công trình tôn giáo khác nhau, hiện diện ngay ở người háng xóm hay khu vực kế cận ngôi nhà của mình.
Đối với một xã hội “thuần nhất” hơn như xã hội Việt Nam thì đây quả là ấn tượng mạnh, khó phai mờ khi lần đầu được chiêm ngưỡng bức tranh xã hội rực rỡ, đa màu, đa sắc, đa âm, vô cùng sinh động của Malaysia. Nó quả thật hứa hẹn những nét đẹp trong phong cách sống và văn hoá ứng xử để xây dựng một xã hội hoà hợp, cùng chung sống hoà bình, cùng phát triển bền vững nhu cuộc sống đang diễn ra trên đất nước Malaysia tươi đẹp.
II. VĂN HOÁ ỨNG XỬ .
Từ thuở ban sơ, chưa hẳn Malaysia đã có bản sắc phong phú như ngày nay. Họ đã trải qua cả một quá trình du nhập, tiếp biến và hội nhập văn hoá.
Sự thật là đại đa số người dân gốc Mã là nông dân thuần hậu, chất phát ; có tính cách mền dẻo của người Đông Nam Á, nên họ đã chấp nhận được những sự khác mình, những phong tục tập quán của các nền văn hoá bên ngoài họ. Đúng ra từ ban đầu sự đan xen giữa các nhóm cộng đồng đồng chưa phải là phổ biến. Người Mã vẫn làm ruồng và đánh cá yên bình ở các vùng thung lũng ven sống và miền duyên hải như bao năm trước. Người Hoa, người ấn làm việc cật lực trong các mỏ thiếc, đồn điền cao su. Họ sống cụm lại vì điều kiện và địa bàn làm ăn sinh sống ; vì mưu sinh và vì tâm lý muốn gần gũi với nhóm người thân quen với mình để tạo nên sức mạnh cộng đồng, để an ủi, giúp đỡ, bảovệ cho nhau khi cần thiết, giữa những người cùng hoàn cảnh. Khi những “người nướcn goài” (orang asing) này đông dần lên về số lượng, quyết định ở lại Mã Lai, nơi họ đã đổ mồ hôi lao động, để định cư lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn cho các thế hệ mai sau, thì xã hội dần dần mang đậm nét đa nguyên, đa dân tộc.
Người Hoa và người Ấn với truyền thống và tập quán buốn bán lâu đời cùng với sự nhanh nhạy và lối sống thích buôn bán làm giàu đã chuyển dần ra sống ở các vùng thành thị và chính họ đã góp phần tạo ra những trung tâm buôn bán tấp nập ở Malaysia. Với trí tuệ, ý chí, ý muốn làm giàu “hăng say” họ đã từng bước trở thành các “tào kê” - ông chủ lớn, nhỏ của nền kinh tế Malaysia. Họ đã dần dần nắm lấy huyết mạch của hệ thống hoạt động kinh tế, tài chính, công - thương - nông nghiệp - tiểu thương nghiệp của đất nước vào những năm 60, 70, 80 của thế kỷ XX, và thế là mâu thuẫn kinh tế nảy sinh bên cạnh những mâu thuẫn khác về chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và phong tục.
Để giải quyết các mâu thuẫn trên tầm vĩ mô và vi mô, Malaysia đã có những chính sách tỏ ra rất thành công như NEP - Chính sách Tân Kinh tế, Chế độ “quota” trong tất cả các ngành kể cả giáo dục,... và sự cân bằng giữa các cộng đồng về kinh tế, xã hội dần dần được điều chỉnh.
Về chính sách xã hội như chính sách ngôn ngữ : mặc dù tiếng Melayu là tiếng nói chính thức song trong các buổi giao tiếp thân mật, hội đàm làm ăn giữa các đối tác thuộc các cộng đồng khác nhau thì tiếng Anh hoặc một thứ tiếng Anh ph trộn với tiếng Mã được sử dụng rất tự nhiên. Điều này thoạt đầu có vẻ đơn giản song thực tế đây là một lối sử sự rất dung hoà, mền dẻo hiến người trong cuộc và ngoài cuộc đều có cảm tưởng và ý thức là người Malaysia có tiếng nói chung, có nền văn hoá chung ; họ là anh em một nhà. Cuộc traođổi trở nên cởi mở, mỗi bên đối tác để đạt được đích mà mình tìm kiếm trong những cuộc truyện trò, đàm phán đó.
Người Ấn và người Hoa dùng tiếng Mã khá thành thạo vì họ đã được học tập từ những ngày còn ở phổ thông. Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad, đã từng có lần so sánh Malaysia với Hoa Kỳ về mặt chính sách ngôn ngữ : Nếu một người muốn trở thành công dân Hoa Kỳ cần phải thạo tiếng Anh, thì họ phải thạo tiếng Mãnếu họ thực sự muốn tỏ ra rằng họ chính là công dân Malaysia. Đây là một trong những động cơ đã thúc đẩy sự sử dụng ngôn ngữ chung - Tiếng Mã - duy trì tình đoàn kết giữa các dân tộc, giưa bản sắc của quốc gia này.
Ngoài việc có tiếng nói chung, người dân xứ này còn tỏ ra thấu hiểu và tôn trọng tôn giáo tín ngưỡng của từng cá nhân. Một người Mã Hồi giáo sẽ sẵn sáng đến nhà một người Hoa Phật giáo ăn cơm vì họ biết gia đình người Hoa này biết rất rõ là họ không ăn đựơc thịt lợn ; thức ăn phải “halah” (được phép ăn - theo luật đạo Hồi qui định) chứ không phải “haram” (cấm ăn). Trong gia đình người Hoa ấy đã giành riêng một bộ bát, đĩa, thìa, dao, cốc... để cho người Mã Hồi giáo dùng, giúp họ không phạm giới luật về việc ăn uống phải kiêng kị một số thứ và một số lễ nghi Hồi giáo đã qui định. Vào những ngày như giáng sinh, người Ấn Thiên chúa giáo có thể nhận được rất nhiều thiếp chúc mừng của các đồng nghiệp Hoa - Phật giáo hay Mã Hồi Giao. Tôn giáo đối với từng cá nhân là thiêng liêng. Sự tôn trọng lẫn nhau về mặt tín ngưỡng đã là một trong những nhân tố mang lại sự hoà hợp, hoà bình, ổn định ở đất nước hơn hai mươi triệu dân này (4) 23, 26 triệu theo con số thống kê năm 2000. Theo sách “Malaysia in Brief”, Bộ Ngoại giao , K.L 1999, trang 29.
.
Không chỉ tôn trọng lẫn nhau, người Malaysia còn biết kiềm chế bản thân rất tốt. Nếu trên đường có xảy ra sự va quệt xe, hai lái xe vẫn có thể bình tĩnh nói chuyện và tìm ra phương cách xử lý tình huống một cách hợp lý. Hầu như không thấy cảnh những người này, dù Ấn, Mã hay Hoa, xô xát, to tiếng với nhau. Tính tự kìm chế bản thân đã là một trong những nguiyên tắc ứng xử của người dân nước này. Cũng có thể nói rằng tính khắc kỷ này bắt nguồn từ các ảnh hưởng Hindu Giáo, Phật giáo và Hồi giáo cộng với tâm lý ưa vui sống hoà bình, hoà hợp, cộng sinh, cộng hưởng, hợp tác và cùng có lợi. Sự khôn ngoan của người dân nơi đây là thành tựu đáng kể của cả một quá trình chắt lọc tinh hoa của bản tính hiền hoà, vốn sống phong phú trình độ văn hoá và văn minh cao của các cộng đồng nhất là những cộng đồng đã được coi là “Những cái nôi của văn minh nhân loại”. Sự sáng suốt của hành động và ý thức “kiềm chế nội tâm” đã đưa đến các kết quả khả quan ; một bản sắc tâm lý, văn hoá lành mạnh và cả những hiệu quả cao trong hoạt động kinh tế thương trường của cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Các cộng đồng, các gia đình Malaysia sống thật gần gũi, thân thiện với nhau cho dù ít nhiều ảnh hưởng các trào lưu văn hoá Ấn - Mỹ, song về cơ bản họ biết chia sẻ, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Vào các ngày lễ lớn như Hari - Raya - ngày lễ kết thúc tuần kiêng khem Ramadan của người Hồi giáo - khắp nơi trên đất nước Malaysia đều có những “Ruamh Buka” - “Open House” - những cánh tay thân thiện Hồi Giáo giang rộng tiếp đón, mới ăn, mời uống tất cả các tầng lớp nhân dân. Hay trong ngày Tết Nguyên Đán, Chinese New Jear Day, mọi người đều vui vẻ đi mua sắm ở chợ, sang nhà hàng xóm chúc tụng hay tặng bao “lì xì” cho các người bạn thân của mình bất kể là người Ấn, Mã hay Hoa. Những dịp hội hè lễ tết này trở thành những cơ hội thích hợp để các cộng đồng xích lại gần nhau hơn, tay trong tay. Cùng nhau xoá đi những rạn nứt và xung đột (đã có và có thể sẽ có).
Ngày 31 tháng 8 năm 1970 nhân kỷ niệm Quốc khánh lần thứ XV của Malaysia Quốc vương của Quốc gia Quân chủ lập hiến này đã đọc bản “Rukunbegara” (Nền tảng quốc gia) trong đó trình bày hệ tư tưởng chính thống của Quốc gia đa tôn giáo, đa chủng tộc này như sau :
Malaysia quyết tâm :
-Đạt được sự đoàn kết, thống nhất cho toàn thể các dân tộc của đất nước.
-Duy trì nền tảng dân chủ.
-Xây dựng xã hội công bằng, mọi của cải xã hội đều được phân chia công bằng.
-Bảo đảm bước phát triển tự do, tiến tới sự thịnh vượng, bảo tồn truyền thống vắn hoá đa dạng và
-Xây dựng một xã hội tiên tiến, định hướng bởi khoa học và công nghệ hiện đại.
Những người dân Malaysia phải tập trung cố gắng hết sức mình, tuân thủ các nguyên tắc sau :
-Tin tưởng ở Đấng Tối Thượng.
-Trung thành với Nhà vua và Đất nước.
-Tuân theo Hiến pháp và Pháp luật và
-Có Đạo Đức và Tu dưỡng tốt (5) Theo “Malaysia in Brief”, Bộ Ngoại giao Malaysia K.L 1999. trang 17.
Bản tuyên bố này thể hiện rất rõ tư tưởng chủ đạo : mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và các sự nghiệp văn hoá, giáo dục đều nhằm mục đích đoàn kết dân tộc. Tính thống nhất cao thể hiện từ những nhà lãnh đạo nhà nước cấp cáo nhất đến các công dân nhỏ tuỏi nhất, thể hiện tinh thần và quyết tâm mãnh liệt của từng người dân Malaysia hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ, hoà bình, ổn định, hoà hợp dân tộc.
Trong vài thập kỷ qua Malaysia đã từng bước giảm bớt sự mất cân đối về kinh tế - xã hội giữa các cộng đồng, đặt cơ sở vững chắc cho chính sách đại đoàn kết dân tộc và thống nhất đất nước.
THAY LỜI KẾT
Văn hoá ứng xử là một bộ phận cấu thành bản sắc văn hoá của mỗi quốc gia. Do nhận thức được đầy đủ và thực hiện được những ước vọng sống tốt đẹp và thể hiện được những nguyên tắc sống lành mạnh nên nhân dân Malaysia đã duy trì sự bình ổn và thịnh vượng của đất nước trong nhiều năm liền. Dù có bị chững lại bởi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực vừa qua, Malaysia đã vượt qua được những khó khăn. Đường lối đối nội và đối ngoại cởi mở, mền dẻo và linh hoạt đã giúp Malaysia vươn lên trong tốp các quốc gia đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Chúng ta đang chờ đợi để chiêm nghiệm những bước đi vững vàng của đất nước hải đảo này trên con đường thực hiện kế hoạch “Tầm nhìn 2020”./.
mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHDOCS 68.doc