“Văn học phản ảnh hiện thực” đây là quan điểm mà các nhà lí luận văn học thường nhắc đến và quan điểm ấy được xem là đúng và được xem là vấn đề trung tâm của lí luận văn học. Bởi muốn phản ánh hiện thực của thời đại thì ta phải đi in cái "dấu ấn" vào văn học hay vào lích sử. Không chỉ vậy việc phản ánh hiện thực còn đúng đối với toàn bộ các thành phần của văn hóa: các tư tưởng, học thuật, nghệ thuật và bản thân văn hóa như một chỉnh thể độc lập, đơn nhất đều phản ảnh hiện thực.Từ khi mỗi con người sinh ra tuy không phải ngay lập tức đã có thể sáng tạo ra sản phẩm văn hóa, nhưng phải có một quá trình học cách tư duy và sự trải nghiệm văn hóa đến mức độ trưởng thành nhất định. Hơn nữa, tư duy không phải là suy nghĩ trong tình trạng trống không, không phải là khoắng tay trong thùng rỗng, tư duy là suy nghĩ bằng vật liệu: chất liệu đời sống đương thời, kiến thức truyền miệng, sách vở. Nói riêng trong văn học, vật liệu là ngôn ngữ, ngôn ngữ luôn luôn mang thông tin về hiện tại.cả lối tư duy, cả vật liệu tư duy và kết quả là cả sản phẩm của nó đều mang dấu ấn của hiện thực một thời đại nhất định.Bởi vậy phản ảnh hiện thực do đó là bản tính tự nhiên của văn hóa, trong đó có văn học. Xét trên bình diện triết học “văn học phản ảnh hiện thực” ấy là điều hiển nhiên, không cần phải bàn cãi.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11916 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Văn học là sự phản ánh hiện thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn" cũng đã được dùng trong trường hợp này
1.2 Chức năng của văn học
Văn hóa là tổng thể các giá trị do con người tạo ra, trước hết là những giá trị tinh thần. Trong đó, văn học là một thành tố rất quan trọng của văn hóa. Ở phương Đông, hai khái niệm này rất gần gũi nhau. Khổng Tử đã từng hiểu "Văn" theo nghĩa rộng, đồng nghĩa với yếu tố văn hóa trong con người."Đối với người Việt Nam, văn học gần như đồng nghĩa với văn hóa".Tuy nhiên cũng cần phân biệt rạch ròi hai khái niệm đó để xác định đối tượng nghiên cứu và chức năng riêng của mỗi ngành. Người ta thường nói đến các chức năng của văn học như: nhận thức - dự báo, giáo dục - giao tiếp, thẩm mỹ - giải trí... Đứng từ góc độ nghệ thuật và ở cấp độ hệ thống, nhiều người cho rằng, chức năng bao trùm nhất của văn học là tình cảm - thẩm mỹ. Nhưng nếu đứng từ góc độ văn hóa - xã hội, ta sẽ thấy văn học có một chức năng bao trùm khác, thống nhất nhưng không đồng nhất với các chức năng trên, tạm gọi đó là "chức năng văn hóa" của văn học.
Chức năng văn hóa của văn học cũng có yếu tố nhận thức nhưng không phải tất cả những gì được phản ánh trong tác phẩm cũng đem đến cho ta những nhận thức về văn hóa. Nhiều đoạn văn tả sự vật hiện tượng trong tự nhiên hoặc những hành động đơn giản của con người thì thường không thể hiện rõ những yếu tố văn hóa. Thậm chí nếu hiểu văn hóa là những gì tốt đẹp thì những tác phẩm đồi trụy, khiêu dâm, khích động bạo lực... càng thiếu tính văn hóa. Ngay cả trong vô vàn biểu hiện văn hoá ngoài đời, nhà văn cũng chỉ chú trọng tới những giá trị văn hoá tiêu biểu nhất, góp phần định hướng phát triển văn hoá. Chẳng hạn, viết về đề tài nông thôn, cần phải nói đến tính cộng đồng, tình làng nghĩa xóm. Văn học còn là công cụ chuyển tải văn hóa và lưu giữ bóng dáng con người qua các thời đại. Nhiều bộ sử thi cổ đại được coi là các bộ bách khoa toàn thư lưu giữ toàn bộ văn hóa và những giờ phút vàng son trong lịch sử dân tộc. Mỗi nhà văn hiện đại cũng cần phải có ý thức lưu giữ những giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc. Ngoài ra, trong khi thực hiện chức năng phản ánh văn hóa, nhà văn còn giúp cho người đọc phát triển năng lực nhận thức thế giới bằng tình cảm, cảm tính và trực giác. Để làm tốt chức năng văn hóa của văn học, đòi hỏi nhà văn cũng phải là một nhà văn hóa, giáo dục. Nhà văn cần có kiến thức sâu rộng, có lương tâm và tài năng nghệ thuật để tạo ra những giá trị văn hóa cao đẹp.
Nói tóm lại, một tác phẩm văn học có giá trị là phải hướng tới xây dựng những giá trị văn hóa tốt đẹp. Nghị quyết của Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ vai trò của văn học đối với văn hóa như sau: "Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn dân chủ, có tác dụng sâu sắc xây dựng con người". Đó cũng là mục tiêu cao cả mà nhiều nhà văn - nhà văn hóa cần phấn đấu đạt tới.
1.3. Nhiệm vụ của văn học là gì?
Văn học là sự trao đổi thông tin giữa người phát và người nhận bằng một loại ngôn ngữ đặc biệt, một sự trao thông điệp giữa nhà văn và độc giả. Nhà văn muốn nói lên một tư tưởng nào đấy mới mẻ, "nhắn nhủ' một điều gì với người đọc nói như Nguyễn Đình Thi, hay truyền đạt một "tấm nhiệt thành" nào đó như cách nói của Nguyễn Văn Siêu. Thế nhưng tại sao mà lại phải "nói" với nhau bằng cách cầu kì như vậy, một cách nói rất dễ bị hiểu sai, thay vì cách nói của ngôn ngữ hằng ngày. Chẳng hạn nếu quả thật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh nhà văn chỉ muốn nói với độc giả rằng chiến tranh thật tàn khốc vì thế không có kẻ thắng tuyệt đối trong cuộc chiến này thì cần gì phải tổ chức ra một cơ cấu nghệ thuật tự sự phức tạp như thế, sao không nói trực tiếp" luôn? Vấn đề là ở chỗ tư tưởng mà tác giả muốn nói, nội dung mà tác phẩm trình bày không phải là một luận điểm logic, một kiến thức kiểu khoa học xã hội như vậy về phương diện cung cấp kiến thức kiểu này thì nghệ thuật chỉ cung cấp những tri thức rất bình thường. Có người hỏi L.Tolstoi về tư tưởng của tiểu thuyết Anna Karenina là gì, Tolstoi nói rằng để trả lời được câu hỏi đó ông chỉ có cách viết lại cuốn sách từ dòng đầu đến dòng cuối. Thông điệp mà nhà văn muốn gửi người đọc là một cách nhìn, một cách nghe, một cảm giác, cảm xúc yêu ghét, suy nghĩ... riêng, mới mẻ và mang tính tổng hợp, tổng hợp như một cách sống.
Văn học như vậy không phải nhằm mô tả hiện thực nếu thế nó chỉ chạy theo hiện thực, không phải là "nghiền ngẫm về hiện thực" nếu thế nó chỉ là sự nhận thức thuần lí không khác gì khoa học, văn học đó là một cách sống với hiện thực.
Mỗi nghệ sĩ, đúng hơn, mỗi lối viết đề nghị một cách sống với hiện thực riêng. ý muốn nêu lên tư tưởng chủ đạo" của tác phẩm chỉ với một vài câu nhận định tóm lược là bất khả. Một điều quan trọng nữa ở tác phẩm văn học là nội dung không tách biệt với hình thức, hình thức cũng là thành phần của nội dung: một cách diễn đạt, một cách tổ chức ngôn ngữ khác biệt thơ của nhóm Lê Đạt…, những lối cấu trúc tiểu thuyết phi truyền thống các thử nghiệm của các nhà tiểu thuyết trẻ: Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương… cũng chính là một cách nghe, cách nhìn mới của nhà văn nội dung), giống như trong hội họa, một sự phối màu mới, một tổ chức không gian mới là một cách cảm nhận mới của họa sĩ. Theo quan điểm đó thì ngày hôm nay chúng ta rất cần lưu tâm tới các sáng tạo hình thức mới và độc đáo.
Chương 2 Tìm hiểu về vấn đề tính chân thực trong văn học hiện thực.
2.1 Thực trạng của văn học hiện nay.
Việc đề cao quá mức đặc tính phản ánh và nhiệm vụ mô tả hiện thực của văn học đã dẫn đến chỗ hiểu lệch bản chất của hoạt động sáng tạo nghệ thuật, coi nhẹ sự tìm tòi tư tưởng và thể hiện những suy nghĩ của cá nhân nghệ sĩ trong tác phẩm. Không phải những người khuyếch đại nhiệm vụ phản ánh hiện thực của văn học không nói đến sáng tạo của nghệ sĩ, đến tính tích cực chủ quan của nhà văn. Nhưng đây vẫn chỉ là cái nằm trong khuôn khổ tính tích cực của sự phản ánh, nghĩa là phản ánh có suy nghĩ, có đánh giá lựa chọn v.v... chứ chưa phải tính tích cực như nguyên lý tổng quát của sáng tạo nghệ thuật. Trên bình diện lý luận nghệ thuật, văn học trước hết không phải là phản ánh hiện thực mà là sự nghiền ngẫm về hiện thực. Tác phẩm nghệ thuật thể hiện cách nhìn của nhà văn về cuộc sống, sự khao khát công lý xã hội: nó là lời tâm sự hay sám hối, là tiếng nói của tình yêu cái đẹp không đạt được, là gánh nặng ưu tư về lẽ đời, lẽ còn mất của nhân sinh và vũ trụ. Văn học chủ yếu không phải là ghi chép, mô tả hiện thực mà là hành động tự nhận thức của nhà văn, nhờ đó tác phẩm nghệ thuật trở thành mảnh đất nuôi dưỡng tình cảm con người, thành khu vườn nơi tâm hồn con người đến đơm hoa kết trái, như hình thức tồn tại và phát triển độc đáo của đời sống tinh thần nhân loại.
Văn học không phải không phản ánh, mô tả hiện thực, nhưng đừng nên xem đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, nhiệm vụ hàng đầu và bao trùm của nó. Nội dung của tác phẩm văn học vì vậy cũng chứa đựng trước hết không phải hiện thực được phản ánh, mà là tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Điều này ngay Lê Quý Đôn cũng đã nói từ hai trăm năm trước: "Ta thường cho làm thơ có ba điều chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự... lấy tình tham cảnh, lấy cảnh hội việc, gặp việc thì nói ra lời, thành tiếng". Rõ ràng sẽ là không đúng nếu để mặt "tình" trong nghệ thuật xuống hàng thứ hai. Đó là một bước thụt lùi so với cách nghĩ của cha ông ta xưa.
Do không chú ý đến mặt chủ quan của nội dung nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm văn học thường chỉ được xem xét chủ yếu trong giới hạn của tính khuynh hướng và trước hết là tính nhân dân, tính đảng. Vì vậy, mặc dù tính tư tưởng có vẻ như vẫn được nhắc đến, thậm chí được đề cao, nhưng thực chất nó chỉ còn lại như một thứ tư tưởng chung chung, tư tưởng của Đảng, của tất cả mọi người, một thứ quan điểm lập trường dùng làm chỗ dựa để phản ánh cho "đúng", cho "hùng hồn" mà thôi. Còn bao nhiêu suy nghĩ tâm huyết của nhà văn, những điều mình nghiền ngẫm, giày vò, cho là phải trái, những niềm vui nỗi buồn hết sức đơn giản của đời người thì ít khi được thể hiện trong tác phẩm. Sáng tác nghệ thuật mất dần tính chất của một cuộc hành hương đi tìm chân lý. Lâu ngày rồi chính bản thân nhà văn, từ chỗ ban đầu e ngại, giữ cho "an toàn" cũng đi dần đến chỗ lười suy nghĩ, học hỏi, nên khi có dịp được nói, "cho nói" thì khá đông người lại chẳng có gì để nói, đâm ra nói như cũ, giống như chú gà nuôi trong ống lâu ngày, khi thả ra ngoài vẫn không quen, cứ đi ngật ngưỡng.
Văn học rất cần sự thật, nhưng sự thật trong văn học không phải chỉ là sự thật của các tính cách và sự kiện được mô tả mà còn là sự thật của cách nhìn, của thái độ, cách đánh giá của nhà văn đối với những hiện tượng được phản ánh, tức là tính chân thực lịch sử của tư tưởng - tình cảm tác phẩm. Yêu ghét cũng có công lý, tính khách quan của nó. Yêu cái đáng yêu, ghét cái đáng ghét cũng là một biểu hiện quan trọng của sự thật trong văn học, của chân lý nghệ thuật.
Muốn phản ánh hiện thực cho chân thực, nói chung cái yêu ghét của nhà văn phải đúng. Nhưng đồng thời nghệ sĩ cũng phải biết và dám nói thật. Văn học là lương tâm của xã hội, vì vậy tự nó đã xa lạ với những gì phi đạo đức. Những tình cảm xa lạ với lương tri con người, dù thành thật đến đâu, cũng đều có hại cho nghệ thuật. Song văn học lại thường rất rộng lượng với những lầm lạc về nhận thức, với sự vấp ngã của con người trên con đường đi tìm chân lý. Chân lý càng phức tạp và vĩ đại, lầm lạc của nhà văn càng lớn, nhưng nếu nghệ sĩ thực sự chân thành thì tác phẩm của anh ta sẽ toát lên hào quang và sự hấp dẫn của cái chết tử vì đạo. Bởi vậy trong nghệ thuật, quan trọng không phải chỉ là chuyện đúng sai mà là vấn đề thật giả. Nói thật một cách sai lầm thường vẫn không đáng ghét như là nói dối một cách đúng đắn.
Mặt khác phải thấy rằng nói thật và nói sự thật không phải bao giờ cũng là một. Có khi anh chân thành đấy, nhưng vì nói một chiều, định hướng của anh sai, nên thành ra chỉ mới nói được một nửa sự thật. Chẳng phải mấy chục năm qua phần đông nhà văn chúng ta cũng tin mình nói thật đó sao? Mà có lẽ đúng như vậy. Nhưng bây giờ thì trừ những người "yêu quá khứ" vì quá yêu mình ra, mấy ai nghĩ rằng văn học ta đã nói hết được sự thật?
Như vậy rõ ràng mối quan hệ giữa văn học và hiện thực rất phức tạp. Một mặt đó là tiếng nói, cái nhìn của nhà văn về hiện thực, mặt khác là bản thân hiện thực được phản ánh, ghi lại trong tác phẩm. Tính chân thực trong văn học, do đó, cũng không phải chỉ là tính chân thực của sự phản ánh, mà còn là tính chân thực lịch sử của thái độ, cách đánh giá và sự trung thực của nhà văn.
Nhà văn không thể không phản ánh trong sáng tác của mình những sự kiện, những vấn đề nóng bỏng của xã hội. Nhất là trong tình hình khi đời sống còn nhiều điều bất công, không hợp lý, khi sự thật về quá khứ còn nằm bí mật trong các kho lưu trữ và ký ức con người; nhiều việc còn bị bưng bít; xã hội thiếu thông tin, tác phẩm văn học đúng là còn nhiều lúc vẫn phải đóng vai một thứ "nói bóng nói gió" chính trị hoặc can dự trực tiếp vào chính trị, làm công việc của chính luận. Nhưng nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài của văn học trong việc phản ánh hiện thực vẫn là mô tả số phận con người, khắc họa các tính cách con người.
Để khắc họa chân thực bức tranh về con người và xã hội, ngoài việc "được phép" mô tả, ngoài thái độ dũng cảm ra, nhà văn còn phải có cách nhìn đời từng trải, đa dạng. L. Tolstoi có lần nói: "Một trong những lầm lẫn vĩ đại nhất khi xét đoán về con người là chúng ta hay gọi và xác định người này thông minh, người kia ngu xuẩn, người này tốt, người kia ác, người thì mạnh mẽ, người thì yếu đuối, trong khi con người là tất cả: tất cả các khả năng đó, là cái gì luôn luôn biến đổi".
Trong cuộc sống, cái tốt và cái xấu, cái được và cái mất tồn tại cạnh nhau, gắn chặt với nhau, vì vậy nếu chỉ nói cái tốt hoặc cái được là chỉ mới nói một phần sự thật. Chúng ta ngại nói đến cái bi vì lẫn lộn cái bi trong đời và trong nghệ thuật. Khi tự mình nhìn thấy đau thương chết chóc, người ta có thể yếu đuối và bi quan, nhưng khi tiếp xúc với cái bi trong nghệ thuật, con người trở nên từng trải hơn, hiểu sâu sắc hơn tính chất phong phú, phức tạp của cuộc sống, tập đối mặt với sức mạnh của cái ác. Lúc xem phim, đọc sách mà buồn và khóc là lúc người ta trong sáng, cao thượng. Cứ thế tác phẩm nghệ thuật chân chính mỗi lần làm rơi nước mắt con người lại làm họ trở nên trong sạch hơn, hoàn thiện hơn.
Với cái xấu cũng vậy. Phải chăng trên đời cũng có nhiều điều ác thì lại càng có thêm nhiều cớ để viết văn? Lòng tự trọng chân chính, công lý và tình yêu cái đẹp bị xúc phạm nhiều khi thúc đẩy người ta cầm bút không kém gì cảm hứng lãng mạn về chính nghĩa và cái đẹp. Không nên xem hễ viết về cái xấu là "bôi xấu", "bôi đen". Hãy để cho nhà văn nói thật về cái xấu, cái ác trong xã hội và bằng cách đó hỗ trợ cho cuộc đấu tranh không ngang sức giữa thiện và ác, bởi vì trong đời cái đẹp thì mong manh, dễ vỡ, lòng tốt thì vụng dại, ngây thơ, còn cái ác, cái đểu cáng thì dạn dĩ, liều lĩnh, thông minh - phải nham hiểm và khôn ngoan thế nào mới có thể ác và xấu được. Đã thế sức tàn phá của cái xấu lại lớn hơn gấp trăm lần sức mạnh của cái đẹp. Tà áo trắng chỉ cần một vết mực nhỏ cũng mất giá trị, một gam chất độc cũng đủ giết chết bao nhiêu mạng người. Phá bao giờ cũng dễ hơn xây là vì vậy. Văn học cần miêu tả cái xấu để người ta nhận diện nó, lên án nó, chống lại nó.
Thời gian gần đây không khí xã hội ta đã bắt đầu cởi mở hơn, dù mới chỉ là đôi chút. Quả bóng có vẻ như đang trả về sân giới sáng tác. Mọi người đang chờ xem nhà văn có dám nói thật không và có thể nói sự thật đến mức nào. Nhưng rõ ràng là cứ phải nói đi mới được. Cứ nói thì mới biết "được phép" nói đến chừng nào là vừa, còn cứ chờ xem thử "được nói" đến đâu mới viết thì không khéo cái quyền thiêng liêng kia lại sẽ thu hẹp chỉ vừa đúng với sự dè dặt của anh thôi.
Như vậy xét theo một khía cạnh nào đó, vấn đề văn học phản ánh hiện thực cũng là vấn đề tính công khai của xã hội và sự thành thật của nhà văn. Thành thật và công khai là một trong những bí quyết và sức mạnh của sự sống, sự phát triển. Che đậy, khép kín, đóng cửa là dấu hiệu của sự yếu ớt, sẽ dẫn đến tự tiêu diệt. Khi đã già, L. Tolstoi vẫn chép vào vở câu nói của nhà văn Anh John Ruskin: "Hãy sống cho công khai cởi mở. Ở đâu còn bưng bít là ở đó còn tội ác và hiểm họa. Những gì tốt đẹp và an lành của đời sống con người đều trực tiếp phụ thuộc vào thái độ công khai cởi mở ấy".
Văn học hôm nay sẽ còn lại với mai sau không chỉ là bức tranh hiện thực về số phận con người mà còn là ký ức về bộ mặt tinh thần của xã hội chúng ta, là nhân chứng về bản lĩnh và nhân cách của con người cầm bút.
2.2. Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực và thời đại.“Văn học phản ảnh hiện thực” đây là quan điểm mà các nhà lí luận văn học thường nhắc đến và quan điểm ấy được xem là đúng và được xem là vấn đề trung tâm của lí luận văn học. Bởi muốn phản ánh hiện thực của thời đại thì ta phải đi in cái "dấu ấn" vào văn học hay vào lích sử. Không chỉ vậy việc phản ánh hiện thực còn đúng đối với toàn bộ các thành phần của văn hóa: các tư tưởng, học thuật, nghệ thuật và bản thân văn hóa như một chỉnh thể độc lập, đơn nhất đều phản ảnh hiện thực.Từ khi mỗi con người sinh ra tuy không phải ngay lập tức đã có thể sáng tạo ra sản phẩm văn hóa, nhưng phải có một quá trình học cách tư duy và sự trải nghiệm văn hóa đến mức độ trưởng thành nhất định. Hơn nữa, tư duy không phải là suy nghĩ trong tình trạng trống không, không phải là khoắng tay trong thùng rỗng, tư duy là suy nghĩ bằng vật liệu: chất liệu đời sống đương thời, kiến thức truyền miệng, sách vở. Nói riêng trong văn học, vật liệu là ngôn ngữ, ngôn ngữ luôn luôn mang thông tin về hiện tại.cả lối tư duy, cả vật liệu tư duy và kết quả là cả sản phẩm của nó đều mang dấu ấn của hiện thực một thời đại nhất định.Bởi vậy phản ảnh hiện thực do đó là bản tính tự nhiên của văn hóa, trong đó có văn học. Xét trên bình diện triết học “văn học phản ảnh hiện thực” ấy là điều hiển nhiên, không cần phải bàn cãi. Mọi thứ trong hiện thực cuộc sống đã được các nhà văn phản ánh chân thục trong tác phẩm văn học của mình, dưới ngòi bút đó tất cả những gì đang có trong hiện thực cuộc sống đều được ghi lại độc đáo. Chính vì điều đó văn học phản ánh hiện thực là Văn học và hiện thực là một trong những vấn đề trung tâm của lí luận văn học, và là một việc cần thiết cho nền văn học của chúng ta.. Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội nhà văn là thư kí của thời đại nếu là nhà văn vĩ đại thì tác phẩm của anh ta phản ánh ít ra vài ba khía cạnh chủ yếu của cuộc cách mạng. Đối với các bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, phản ánh hiện thực có nghĩa là tìm kiếm các giá trị nhận thức, đạo đức, thẩm mĩ của đời sống, lột trần các dối trá, phơi bày mọi ung nhọt, xé toạc mọi mặt nạ, là dấn thân vào tiến trình tiến bộ của xã hội. Các tư tưởng đó đã diễn đạt khá đúng và hay về mối quan hệ giữa văn học và đời sống lịch sử trên tầm vĩ mô, nghĩa là toàn bộ các sự kiện, nhân vật, tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn học nghệ thuật đều là sự phản ánh của đời sống xã hội. Cho dù quan niệm phương Đông xưa xem văn học là dùng để nói chí, hoặc chủ nghĩa lãng mạn phương Tây xem văn học “biểu hiện tình cảm, khát vọng chủ quan của con người” thì cái chí ấy, tình cảm ấy cũng đều là phản ánh đời sống xã hội. Tuy vậy, coi phản ánh luận là lí thuyết duy nhất để giải thích văn học nghệ thuật là chưa đủ, vì với tư cách là nhận thức luận, phản ánh luận chưa thể đi vào các quy luật sáng tạo của văn học nghệ thuật cũng như quy luật tiếp nhận của người đọc. Để hiểu nghệ thuật người ta phải nghiên cứu quy luật sáng tạo, tâm lí học sáng tạo, kí hiệu học, tiếp nhận nghệ thuật... nhưng không vì thế mà phủ nhận văn học phản ánh hiện thực, tức là phản ánh sự kiện, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm của con người trong văn học. 2.3. Hiện thực của văn học bắt nguồn từ thực tiễn. Quan niệm hiện thực như là tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người đã trở nên siêu hình, không phù hợp thực tế. Hiện thực là thực tại trong mối quan tâm của con người. Từ đó, mỗi hình thái ý thức xã hội có một đối tượng hiện thực tương ứng với nó. Hiện thực của văn học không giống với hiện thực của khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và chính trị. Một thời gian rất dài chúng ta hiểu “hiện thực” của văn học là cái thực tế hiểu theo một định hướng hẹp (hiện thực đấu tranh thống nhất nước nhà, hiện thực đấu tranh hai con đường, hiện thực phong trào thi đua... mà thực chất đó là hiện thực đã được chính trị hoá). Hiện thực của văn học không tách rời với chính trị, nhưng không đồng nhất với hiện thực của chính trị. Chẳng hạn, hiện thực chính trị không nhất thiết bao gồm hiện tượng vô cảm của cá nhân đối với số phận của đồng loại, sự rung cảm trước thiên nhiên... nhưng đó là điều không thể bỏ qua đối với hiện thực của văn học. Điều này L. Tolstoi đã nói rất hay trong tác phẩm Luserne. Có thể hiểu, hiện thực của văn học là thế giới ý nghĩa mà con người sống trong đó. Vũ trụ, thiên nhiên, con người, xã hội, văn hoá, đồ vật... chỉ khi có ý nghĩa đối với con người mới là hiện thực. Tất cả những gì mà con người tìm thấy có ý nghĩa đối với cuộc sống và từ đó khám phá những con đường để đi tới cuộc sống có ý nghĩa tốt đẹp hơn, thú vị hơn trong nghệ thuật đều là hiện thực. Thực tiễn cho phép người ta càng ngày càng phát hiện ra nhiều ý nghĩa của thế giới đối với đời sống và do đó mà cả đối với nghệ thuật. Ý nghĩa của sự vật thay đổi theo quá trình thực tiễn. Không có hiện thực bất biến, muôn thuở. Văn học phản ánh hiện thực đó trong tính đa diện, toàn vẹn và tính thời đại. Thực tiễn là tính chất quan trọng nhất của hiện thực con người. Thực tiễn là hoạt động của con người để vượt qua hữu hạn nhằm hướng tới lí tưởng vô hạn và tự do. Con người là giống vật luôn ý thức sự hữu hạn của chính mình từ trong mọi hoạt động sống như cô đơn, tuổi thọ, khả năng chinh phục thế giới và bản thân, hữu hạn trong sản xuất, trong tình yêu, trong sáng tạo, nhận thức, cảm nhận. Trong hoạt động vượt lên chính mình con người nếm trải mọi tình cảm từ vui sướng, tự hào, cao cả, đến bất lực, bi đát, khôi hài, nhục nhã, cay đắng... Vì vậy hiện thực con người rất phong phú, phức tạp, muôn màu.
2.4. Phương pháp sáng tạo phản ánh hiện thực.
Theo cách hiểu nêu trên, mọi sáng tác nghệ thuật đều phản ánh hiện thực theo những cái khả nhiên mà nghệ sĩ lựa chọn để nêu lên những vấn đề bức xúc của nhân sinh, hướng tới tạo lập một nhãn quan mới về thế giới cho người đọc. Sự khác nhau của sáng tác nằm ở phương pháp sáng tác với tư cách là ngôn ngữ phản ánh khác nhau. Do đó để phản ánh hiện thực sâu sắc, rộng lớn, không phải chỉ độc tôn một chủ nghĩa hiện thực như trước đây mà có thể sử dụng nhiều phương pháp - ngôn ngữ nghệ thuật khác. Dòng ý thức, theo tôi hiểu cũng là một ngôn ngữ hiện thực, bởi nhà văn sử dụng ngôn ngữ chiêm nghiệm bên trong của dòng ý thức của mỗi con người mà do một thời chúng ta chỉ quen với ngôn ngữ khách quan bên ngoài mà bỏ quên nó đi. Ngôn ngữ huyền thoại, hoang tưởng, nghịch dị, xáo trộn không gian thời gian cũng không xa lạ với tư duy kì ảo dân gian và sáng tác của các tác giả lớn như Bồ Tùng Linh, Kafka, Marquez... đều có giá trị trong việc sáng tạo ra những hình tượng văn học có tầm cỡ dân tộc và nhân loại. Như thế để khái quát hiện thực hôm nay chúng ta có thể sử dụng các loại ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng nhất.
Chương 3: Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực.
3.1. Văn học trong phản ánh cuộc sống thường ngày.
Mỗi con người sinh ra không phải ngay lập tức đã có thể sáng tạo ra sản phẩm văn hóa, phải có một quá trình học cách tư duy và sự trải nghiệm văn hóa đến mức độ trưởng thành nhất định. Thêm nữa, tư duy không phải là suy nghĩ trong tình trạng trống không, không phải là khoắng tay trong thùng rỗng, tư duy là suy nghĩ bằng vật liệu: chất liệu đời sống đương thời, kiến thức truyền miệng, sách vở. Nói riêng trong văn học, vật liệu là ngôn ngữ, ngôn ngữ luôn luôn mang thông tin về hiện tại, chẳng hạn cách sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay mang dấu ấn của thời đại internet và điện thoại di động. Ngôn ngữ còn hàm chứa kí ức truyền thống...
Bất kì một tác phẩm cách tân táo bạo nào cũng dựa trên truyền thống: lệch chuẩn, phá cách, "phủ định truyền thống"... cũng đều dựa trên truyền thống. Không bảo lưu kí ức về truyền thống, sự cách tân không thể tiếp nhận được. Nói chung, cả lối tư duy, cả vật liệu tư duy và kết quả là cả sản phẩm của nó đều mang dấu ấn của hiện thực một thời đại nhất định, xác nhận một tọa độ không - thời gian nhất định, nghĩa là phản ảnh hiện thực thời đại ấy. Phản ảnh hiện thực do đó là bản tính tự nhiên của văn hóa, trong đó có văn học. Xét trên bình diện triết học “văn học phản ảnh hiện thực” ấy là điều hiển nhiên, không cần phải bàn cãi. Thế nhưng trên bình diện nghệ thuật, việc coi “phản ảnh hiện thực” là nhiệm vụ chính của văn học, là nội dung và giá trị chủ yếu của tác phẩm văn học, rồi sau đó đưa chủ nghĩa hiện thực lên vị trí độc tôn thì lại cần phải tiếp tục trao đổi.
Việc đề cao văn học tả thực theo nghĩa trình bày đời sống bằng những hình thức của bản thân nó là sản phẩm của quan điểm mĩ học mac -xit. Nhưng quan điểm này cũng biến đổi trong lịch sử lí luận, phê bình. Một bài viết rất đáng chú ý của nhà thơ Nguyễn Đình Thi cho thấy quan điểm về hiện thực nghệ thuật và chủ nghĩa hiện thực ở thời kì đầu của nền văn nghệ Cách mạng còn chưa đến mức khô cứng. Đấy là bài Hiện thực mới đăng trên Tạp chí Văn nghệ số 10, tháng 3/1949. Xuyên suốt bài viết là sự lí giải mối quan hệ giữa văn nghệ với đời sống và cái gọi là hiện thực của văn nghệ thực chất là gì. Có lẽ đây là bài đầu tiên của văn nghệ Cách mạng bàn một cách tương đối có hệ thống về hiện thực nghệ thuật và chủ nghĩa hiện thực. Nó được chấp bút bởi một "nhà tư tưởng" của giới văn nghệ kháng chiến bấy giờ và được đăng ở vị trí quan trọng của tờ Tạp chí. Ngay dòng mở đầu, tác giả viết: "Trước hết chúng ta hãy cùng nhau thanh toán hai chữ tả thực ". Tác giả nói rõ: "Văn nghệ không phải chỉ tả lại cái đời thực, sáng tác không phải ghi chép lại những việc có thực, như một cái máy chụp ảnh...
Nhưng cuộc sống thay đổi, tư tưởng văn học cũng biến đổi! Sáu năm sau, trong một loạt bài phát biểu về văn học của Nguyễn Đình Thi, đã thấy rõ cái xu hướng đòi hỏi văn học phải "áp sát" đời sống, vật liệu giờ đây có vẻ đã được coi trọng hơn tư tưởng của nhà văn. Trong cuộc tranh luận về tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu từ khoảng tháng 11/1954 đến tháng 3/1956, Nguyễn Đình Thi viết 3 bài, xu hướng chung là ủng hộ Tố Hữu và coi Việt Bắc là tập thơ có giá trị. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra "nhược điểm" của tập thơ là thiếu "cái phần "tươi mới", cái tính chất còn "ròng ròng sự sống", do "nhà thơ không có điều kiện hay là anh chưa cố gắng tạo cho mình thêm điều kiện sống hằng ngày giữa thực tế quần chúng, ở những nơi đấu tranh điển hình nhất..." Nơi đấu tranh điển hình nhất lúc này đã được xem là nơi diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt: "Nhưng cái ảnh hưởng rõ ràng và thiệt thòi nhất của sự thiếu thực tế đó là nhà thơ chưa sáng tác được về cải cách ruộng đất vì thực tế cải cách ruộng đất là thực tế vĩ đại và mới mẻ..." Lúc này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Văn học là sự phản ánh hiện thực.doc