Tiểu luận Vàng trong đời sống kinh tế xã hội

Bản vị vàng là chế độ lấy vàng làm thước đo giá trị của mọi hàng hoá nghĩa là dùng vàng làm tiền, làm vật ngang giá chung. Trong lịch sử lưu thông tiền vàng hay các dấu hiệu giá trị đổi được lấy vàng, thì bản vị vàng gồm 2 loại: song kim bản vị và đơn kim bản vị.

Song kim bản vị (bản vị kép) là chế độ tiền tệ dùng 2 kim loại quý giá là vàng và bạc làm vật ngang giá chung. Trong lưu thông, tiền bằng bạc và tiền bằng vàng đều được coi là tiền pháp định, có quyền lực như nhau không được thanh toán không hạn chế. Cùng với sự phát sinh, phát triển của nền kinh tế hàng hoá, sản lượng hàng hoá càng ngày càng tăng nhanh, tạo điều kiện cho nền nội thương và ngoại thương phát triển, làm cho tiền bằng kim loại bạc dần dần không đáp ứng được nhu cầu lưu thông trên thị trường, do vậy vàng huy động vào đúc tiền bỏ vào lưu thông. Đó là nguồn gốc của chế độ song kim bản vị.

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vàng trong đời sống kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền. Theo chế độ kim bản vị (kể cả song kim và đơn kim), đồng tiền phát hành dưới dạng tiền đúc bằng kim loại phải có đủ hàm lượng vàng hoặc bạc như luật định. Nếu phát hành dưới dạng tiền giấy thì phải có hàm lượng vàng hoặc bạc tương ứng với mệnh giá có đủ trữ kim bảo đảm việc chuyển đổi Vàng, Bạc bất cứ khi nào có yêu cầu. Về nguyên tắc, tiền giấy có một chứng chỉ tiền Vàng hạc Bạc. Tiền giấy thay thế đồng tiền kim loại ngày càng được phát hành nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá theo hướng kinh tế thị trường. Thế nhưng các cơ sở phát hành, kểcả những tổ chức đặt dưới sự bảo trợ của Nhà nước phong kiến lúc bấy giờ, đã sử dụng nhiều mánh lối gian lận. Tiền đúc bị cắt xén bớt kim lượng vàng. Tiền giấy phát hành thiếu trữ kim đã gây nên vụ bê bối điển hình ở Pháp vào năm 1720 đưa đến sự phá sản của Ngân hàng phát hành - Bangue Générale - và làm cho nền kinh tế Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Tuy vậy cũng phải chờ đến mấy thập kỷ sau, Công ty phát hành tiền tệ mới được tập trung vào một định chế duy nhất của Nhà nước là Ngân hàng Trung ương (Anh: 1844, Pháp: 1848, Đức: 1875, Mỹ: 1913) (17) Xem: Quan hệ tiền - vàng - đô la - TTKH Ngân hàng số 1/94 tr22. . Chế độ bản vị đồng tiền vàng tiếp tục tồn tại cho đến đầu thế kỷ XX. Sau đại chiến thế giới thứ nhất, nền kinh tế các nước tham chiến suy sụp, trữ kim cạn kiệt, việc chuyển đổi tiền giấy thành vàng không còn khả năng thực hiện trọn vẹn. Nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng trao đổi hàng hoá với nước ngoài, trong lúc dự trữ Vàng còn hạn hẹp sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế, năm 1936 Pháp đi đầu ban hành chế độ "lưu hành bắt buộc" đồng France ở trong nước. Lần lượt các nước khác cũng đi theo con đường đó. Cho nên đến khi kết thúc đại chiến thế giới thứ hai, có thể nói hàm lượng Vàng của các đồng tiền quốc gia chỉ còn ý nghĩa đối ngoại, làm cơ sở cho việc xác định tỷ giá hối đoái chính thức giữa các đồng tiền trong quan hệ TTQT. Đối nội, ở trong nước đều chấm dứt việc chuyển đổi mọi loại tiền (tiền giấy, tiền đúc) lấy vàng. ở Mỹ, sau cuộc đại khủng hoảng 1930 - 1933, ngày 31/1/1934, Tổng thống Roosevelt cũng quyết định chấm dứt việc đúc tiền vàng lưu hành trong nước, đem số tiền vàng hiện có đúc lại thành vàng thoi và áp dụng chế độ chung về bản vị vàng thoi. Đặc điểm của chế độ bản vị vàng là: - Tiền vàng được đúc tự do theo chuẩn mực vàng do Nhà nước quy định. - Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng theo giá trị ấn định ****** đúng loại tiền. - Vàng là thước đo giá trị, nhưng bản thân vàng bạc không có giá, phải đo bằng các loại hàng hoá khác. - Vàng được tự do lưu thông trong nội địa giữa các quốc gia. Do vậy, bản vị vàng không chỉ là chế độ tiền tệ quốc gia mà còn là chế độ tiền tệ quốc tế, thống nhất giữa nhiều nước với nhau. Tiền nước này dễ dàng trả cho nước kia và được tính theo đồng giá vàng hay kỳ phiếu ngân hàng được đổi lấy vàng. * Bản vị vàng thoi là sự biến tướng của bản vị tiền vàng, không thông dụng trên thế giới, chỉ được áp dụng ởAnh vàon ăm 1925 và ở Pháp vào năm 1926 và lấy tiền bản xứ làm chuẩn mực. ở Anh, ngân hàng đã đúc các thoi vàng nặng 400 ounce (1 ounce = 31,103gr) làm chuẩn (làm bản vị). Người dân muốn đổi được thoi vàng ấy thì phải có đủ 1700 đồng sterling, còn ở Pháp, ai muốn đổi lấy thoi vàng chuẩn (vàng bản vị) thì phải có 215 ngàn france. Do vậy bản vị vàng thoi là 1 chế độ bất lợi cho đời sống kinh tế - xã hội, đã gây khó khăn cho việc luân chuyển tiền thành vàng và ngược lại, chỉ những người nhiều tiền mới đổi được một thỏi vàng để cất giữ, làm báu vật dùng cho khi cần thiết. Bởi thế, bảnvị vàng thoi là 1 bước thụt lùi so với chế độ bản vị tiền vàng. Tuy nhiên, ở Anh chỉ sau vài năm chế độ bản vị vàng thoi ra đời, những người giàu có ở bản xứ và ở nước ngoài đã tung tiền ra mua vàng của Anh, làm cho kho vàng của Anh nhanh chóng bị cạn kiện khiến ngày 21/9/1931, chính phủ Anh đã phải phá giá 33% giá trị đồng sterling và đình chỉ việc đổi đồng sterling lấy vàng, chấp nhận sự phá sản của chế độ bản vị vàng thoi. Còn chế độ bản vị tiền vàng trên thế giới đã bị sụp đổ hoàn toàn trong thời gian khủng hoảng KTTG (1929 - 1933): Nhật và Anh vào năm 1931; Mỹ - 1933; Bỉ và ý - 1935; Pháp - Hà Lan và Thuỵ Sỹ năm 1936.(18) Xem - Từ điển "TC Tín dụng" "(LX cũ) - M - Tài chính quốc gia" - 1961, tr 442. Bản vị vàng giấy là chế độ bản vị vàng chỉ có trên sổ sách của IMF trên thực tế không có tiền, không có vàng chuyển giao giữa các bên liên quan. Nó chính là khái niệm để chỉ quyền rót vốn đặc biệt (SDR) ra đời vào năm 1970, nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán của các nước thành viên IMF. SPR không phải là tiền thật, nên không có hình dáng, màu sắc. Nó chỉ là đơn vị thanh toán quy ước để ghi sổ. Trên danh nghĩa, hàm lượng vàng của SDR là 0,888671gr. IMF mở sổ riêng để theo dõi lượng SDR phân cho từng nước. Do vậy, SDR chỉ là phương tiện thanh toán quốc tế theo dõi ghi sổ, chuyển khoản giữa các nước có quan hệ thanh toán trong cán cân TTQT, còn "tiền" ở đây chỉ là tiền tưởng tượng, tiền ghi trong sổ sách của IMF. 2. Dự trữ vàng trên thế giới. Trên thế giới, vàng dự trữ của nhà nước thường nằm dưới dạng thoi, vàng nén hay tiền vàng và thuộc quyền quản lý, chi phối của các tổ chức và cơ quan của Nhà nước. Trước khi vàng mất chức năng bản vị tiền tệ thì dự trữ vàng của Nhà nước được coi như dự trữ tiền tệ thế giới và là bảo đảm cho lưu thông tiền tệ trong nước. Từ khi vàng không còn chức năng này nữa thì dự trữ vàng của Nhà nước chỉ còn đóng vai trò chính trong thanh toán quốc tế và có thể dùng để bổ sung cho dự trữ ngoại tệ. Trong thời gian dài, khi vàng được dùng làm bản vị tiền tệ thì dự trữ vàng chính thức của Nhà nước tăng lên cả về số tuyệt đối (về tổng lượng vàng tập trung vào kho Nhà nước) lẫn về số tương đối (về phần của Nhà nước trong tổng lượng vàng dự trữ trong nèn KTQD). Nhưng sau khi vàng mấtchức năng bản vị tiền tệ thì xảy ra khuynh hướng ngược lại, vàng của Nhà nước giảm cả về mặt tương đối và tuyệt đối, còn vàng tiêu dùng và tích luỹ trong khu vực tư nhân lại tăng lên. ở đây, chẳng những lượng vàng mới khai thác mà còn một phần vàng dự trữ của Nhà nước được chuyển sang tay tư nhân. Trong tài liệu thống kê của thế giới, người ta phân dự trữ vàng của thế giới ra thành 2 nhóm: dự trữ của Nhà nước và dự trữ của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế - như Quỹ tiền tệ quốc tế (ISB - ở Bazel, Thuỵ Sĩ). [Vàng góp vào làm quỹ dự trữ của các tổ chức này là thuộc sở hữu riêng hay tập thể các nước góp quỹ]. Trước năm 1978, khi mà vàng còn được dùng làm thước đo chung của tiền tệ quốc tế, thì quỹ dự trữ vàng của IMF gồm số vàng đóng góp bắt buộc của các nước hội viên, sau năm đó các nước hội viên mới không phải góp hội phí bằng vàng cho IMF. Còn dự trữ vàng của IMF lúc đầu cũng gồm vàng đóng góp của các nước hội viên, sau đó được bổ sung bằng chính nghiệp vụ vàng của ISB. Giống như dự trữ vàng của IMF, dự trữ vàng của ISB là thuộc sở hữu của các cổ đông, không được tính vào dự trữ vàng quốc gia của nước góp quỹ. Ngược lại, vàng do các nước thành viên góp vào EMI với mức bằng 20% lượng dự trữ ngoại tệ, chính thức chỉ tách khối lượng vàng dự trữ của quốc gia một cách hình thức, còn thực tế vẫn thuộc sở hữu riêng của nước này. ở đây chỉ làm thủ tục giấy tờ chuyển hoán vàng dưới dạng "snap" (hoán vị sổ sách của vàng). Nhưng do dự trữ ngoại tệ của các nước luôn thay đổi, cho nên cứ ba tháng phải tính lại lượng vàng các nước hội viên phải chuyển cho quỹ dự trữ vàng của EMI với mức bằng 20%. Lượng dự trữ ngoại tệ chính thức (của các nước hội viên) để đảm bảo cho lượng tiền (ECU) do Viện này phát hành (xem bảng 6). Bảng 6: Dự trữ vàng của các nước và các tổ chức kinh tế (1000 tấn ở cuối kỳ) Năm Dự trữ vàng 1980 1990 1995 1999 - Của các nước 29,7 29,2 28 27,2 - Của các tổ chức quốc tế 6,1 6,4 6,4 6,3 Trong đó: + Của IMF 3,2 3,2 3,2 3,2 + Của EMI 2,7 2,9 2,9 2,9 + Của BIS 0,2 0,3 0,3 0,2 - Của thế giới 35,8 35,6 34,4 39,5 (Nguồn bảng 6: Gold Survey 2000) Tổng dự trữ vàng chính thức của tất cả các tổ chức tiền tệ đến tháng 8/1999 là 1.081 triệu 0Z (khoảng 34 ngàn tấn) tương đương với 300 tỷ USD (tính theo giá 280 USD/OZ), một con số đáng kể bằng sản lượng vàng của thế giới trong khoảng 30 năm. Trong đó dự trữ của các nước công nghiệp phát triển là 790 triệu OZ tương đương với 221 tỷ USD. So sánh với dự trữ chính thức không phải vàng, các con số này chiếm 3% - 5%. Đây là nguồn dự trữ khá quan trọng của các Ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, đối với từng nước, tỷ lệ vàng trong dự trữ chính thức khác nhau và bản thân mỗi nước cũng đánh giá giá trị của số vàng dự trữ một khác. Bảng 8: Dự trữ vàng của các cơ quan tiền tệ tính đến cuối năm 1999 Quốc gia Vàng (tấn) Tỷ USD(1) Định giá quốc gia Tỷ USD (2) Định giá thị trường Dự trữ khác (tỷ USD) Mỹ 8,139 11,02 75,95 60,50 Đức 3,469 32,14 32,37 51,04 Pháp 3,024 28,28 28,22 39,70 Thuỵ Sĩ 2,590 7,46 24,17 36,32 ý 2,452 22,88 22,88 22,43 Hà Lan 982 9,18 9,16 10,21 Nhật Bản 754 1,16 7,03 286,92 Anh 715 5,08 6,67 29,30 Bồ Đào Nha 607 5,67 5,66 8,32 Tây Ban Nha 523 4,90 4,88 32,57 Nga 414 4,00 3,87 8,46 Trung Quốc 395 0,61 3,69 157,73 ấn Độ 358 2,40 3,34 32,67 IMF 3,217 5,02 31,00 (Nguồn : Gold Suney 2000) Nói chung, tính đến cuối năm 1999, giá trị vàng dự trữ chính thức của thế giới thấp hơn 3 lần so với dự trữ ngoại tệ (là 260 tỷ USD so vơí 786 tỷ USD). Chỉ có Mỹ, Pháp, Đức giá trị vàng dự trữ tính theo giá thị trường là cao hơn dự trữ ngoại tệ. ở Thuỵ Sỹ, dự trữ vàng ngang với dự trữ ngoại tệ. Hiện nay, thực chất mỗi nước đều chọn cho mình một cách xác định giá trị vàng dự trữ quốc gia riêng hoặc dựa vào cách đánh giá chính thức cũ hoặc dựa vào giá cả vàng hình thành trên thị trường. Trong số các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thì vàng dự trữ quốc gia ở Mỹ, Đức, Thuỵ Sĩ, Nhật, Canada vẫn được tính theo giá ổn định. IMF cũng tính vàng dự trữ theo giá ổn định trong bảng tổng kết tài sản của mình. Những nước tính lại vàng dự trữ theo giá thị trường gồm: Pháp, ý, Tây Ban Nha … Vàng các nước ký góp vào EMI cũng được tính lại theo giá thị trường Anh, ấn Độ, Phần Lan cũng xác định vàng của mình theo giá thị trường có điều chỉnh. Vàng dự trữ được xác định theo giá ổn định hay theo giá thấp hơn giá thị trường đều có ý nghĩa nhất định: làm cho giá vàng trong bảng cân đối của cơ quan gửi vàng không ít bị thay đổi so với giá thị trường; khi bán vàng có thể tính được lợi nhuận bổ sung nộp ngân sách nhà nước. ở đây chênh lệch tiềm năng giữa giá thấp (giá quốc gia) và giá thị trường thực tế là rất lớn. Ngày nay, đa số các nước đánh giá vàng dự trữ của mình theo giá thị trường, làm cho trị giá vàng dự trữ của mình thấp hơn nhiều so với dự trữ ngoại tệ hiện có. Số vàng nắm giữ bởi các nước khác nhau rất đa dạng cả về khối lượng và tỷ lệ so với dự trữ ngoại hối. Cách đây 20 năm vàng dự trữ là một con số dự đoán cho số vàng nắm giữa của các ngân hàng trung ương ngày nay. Sự ổn định đó được đánh dấu cụ thể bởi các nước nắm giữ vàng lớn - bao gồm Mỹ, Đức, Quỹ tiền tệ quốc tế và Pháp. Đã có nhiều nước bán vàng với số lượng lớn, đáng chú ý nhất là Argentina, Australia, Bỉ, Canada, Hà Lan, Thuỵ Sĩ và Anh. Cũng có nhiều nước xác định mua vàng, nước mua nhiều nhất là Đài Loan, Ba Lan. Những chênh lệch đó có thể giải thích được một phần theo cách trong đó dự trữ được nhìn nhận như là vấn đề của quốc gia, cách trong đó các quyết định về chính sách dự trữ để thực hiện, và bằng khối lượng dự trữ rất lớn so với lượng sản xuất vàng tiêu thụ cơ bản. Với khối lượng vàng dự trữ tương đối lớn so với mức tiêu thụ, khả năng thay đổi về chính sách đã có ảnh hưởng khá lớn đến giá vàng. Sự lo ngại về việc bán vàng của khu vực chính thức được xem là một nhân tố chủ yếu sau sự suy giảm giá vàng từ cuối năm 1996 - những lo ngại gây ra bởi lòng tin rằng đã có một số ít nước bán vàng. Năm 1999, hành động bán vàng của Anh cộng với khả năng bán vàng tiếp theo của các thành phần khác của khu vực chính thức đã được coi là nhân tố chủ yếu đứng sau sự suy giảm đặc biệt nghiêm trọng của giá vàng, mức giá rới xuống 252/OZ vào tháng 8/1999. Về mặt lịch sử, dự trù vàng quốc gia ở các nước đều được tập trung trong kho bảo quản kim loại quý hiếm của ngân hàng trung ương dùng để phục vụ cho lưu thông tiền tệ trong nước và thanh toán quốc tế. Mặc dù ngày nay các chức năng này không còn nữa nhưng dự trữ vàng ở đa số nước vẫn nằm trong bảng tổng kết tài sản, dưới sự quản lý của ngân hàng trung ương theo truyền thống, trừ một số nước ví dụ Mỹ, toàn bộ dự trữ vàng quốc gia đều thuộc quyền chi phối của kho bạc thuộc cơ quan tài chính. ở Anh cũng vậy, kho bạc nhà nước nắm toàn bộ dự trữ vàng, còn ngân hàng chỉ làm nghiệp vụ kỹ thuật theo sự uỷ quyền của kho bạc. ở một số nước bên cạnh dự trữ vàng chính thức ở ngân hàng trung ương còn có vàng dự trữ ở các cơ quan khác. Do thực hiện các biện pháp phi chuẩn mực hoá tiền tệ bằng vàng cho nên phạm vi sử dụng vàng chính thức bị co lại rõ rệt. Cùng với nghị quyết của IMF dùng đồng tiền SOR làm chuẩn mực thay vàng, nhưng thoả thuận của các cường quốc cầm Nhà nước mua vàng mới khai thác, không thực hiện các hợp đồng có vàng để điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế đã làm cho các cường quốc vàng như Đức, ý, Pháp và Thuỵ Sĩ ngừng các nghiệp vụ giao tiếp có vàng quốc gia. Do vậy, vàng dự trữ quốc gia trong nhiều năm bị nằm "chết" trong kho. Trong thời gian 1975 - 1979, Mỹ đã bán đấu giá 1 phần vàng dự trữ của mình, phần còn lại dùng để đúc tiền, sau đó lại đem bán. Anh, Nhật và Oxtraylia cũng dùng cách đúc tiền để bán số vàng dự trữ nằm chết trong kho. Các cường quốc vàng trong số các nước đang phát triển đặc biệt là các nước nhỏ, từ đầu đã chưa có các thoả thuận loại dự trữ vàng ra khỏi lưu thông quốc tế, bởi vậy, phạm vi sử dụng các hợp đồng dùng vàng nhà nước vẫn rộng. Ngoài việc đúc tiền vàng, người ta còn mua bán vàng tại thị trường trong nước và quốc tế, kể cả để bổ sung cho dự trữ vàng quốc gia, nếu khả năng ngoại tệ cho phép làm như vậy, thực hiện các nghiệp vụ "snap" (đổi ngoại tệ lấy vàng). Trên thực tế, các ngân hàng trung ương thường dùng vàng dự trù quốc gia đem bán trên các thị trường dưới dạng "ký gửi vàng" lãi suất thấp và thanh toán bằng vàng. Để vàng nằm chết lâu ngày trong kho, liên quan đến tài chính, là hoàn toàn bất lợi. Do đó, nhà nước phương Tây quyết định bán vàng dự trữ quốc gia theo giá thị trường tự do. Ví dụ, tính đến đầu năm 2000, kho vàng dự trữ quốc gia của Canada bị giảm nhiều nhất so với mức dự trữ tối đa, giảm 12 lần còn 637 tấn vàng. Hà Lan giảm 1,7 lần còn 982 tấn vàng, Bỉ giảm 5 lần còn 1057 tấn; tiếp theo Austria giảm 1,6 lần còn 249 tấn. ở Tây Âu, do thương mại hoá vàng dự trữ quốc gia cho nên đã làm xuất hiện 2 sự kiện mới trong cơ chế hoạt động cuả vàng. Thứ nhất, một lượng vàng lớn thuộc sở hữu của nhiều quốc gia Châu Âu nhưng lại được giữ bảo quản ở kho vàng Mỹ. Theo thống kê hiện có đến cuối năm 1999, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ cất giữ khoảng 10.000 tấn trong đó Mỹ có khoảng 8139 tấn vàng. Thứ hai, do xuất vàng khỏi kho của Mỹ, nên xuất hiện các nghiệp vụ phụ ở kho giữ vàng vì phải cắt vàng thỏi mẫu thành nhiều thỏi nhỏ để đem bán theo yêu cầu của người gửivàng. Nếu những người mới gửi vàng vào Mỹ có nhu cầu chuyển vàng về Châu Âu thì tiếp tục đúc thành từng thỏi. Các nghiệp vụ cắt ra và đúc lại như vậy thì phải trả dịch vụ phí, còn gửi vàng Mỹ giữ hộ thì không phải trả chi phí bảo quản. 3. Thị trường vàng thế giới trong thời gian qua. 3.1. Cung và cầu vàng trên thế giới Từ lâu, vàng đã trở thành thứ kim loại quý hiếm vì lượng vàng khai thác được từ xa xưa đến nay không nhiều, nhưng vàng ngày càng được sử dụng nhiều trong đời sống kinh tế - xã hội, như trong công nghiệp chính xác kim hoàn, trong ngành kinh tế. Nhà nước dùng vàng làm tài sản đảm bảo giá trị đồng tiền và ổn định nền kinh tế; tư nhân dùng vàng làm đồ trang sức, vật lưu niệm, vừa làm của tiết kiệm để dành. Đặc biệt ngày nay khi công nghiệp chính xác, điện tử, vi tính càng phát triển thì lượng vàng dùng cho lĩnh vực công nghiệp ngày càng cao. Ví dụ trên các vệ tinh và con tàu vũ trụ chỉ cần bọc một lớp vàng 1/600.000cm là đủ để chống lại bức xạ hồng ngoại trong vũ trụ. Để bảo vệ khỏi các tác động bên ngoài, và để quan sát được dễ dàng. Trên các con tàu của Mỹ người ta bọc một lớp vàng. Ngoài ra một số thiết bị bên trong cũng được bọc một lớp vàng để chống quá nóng và chống rỉ. 3.1.1. Cung vàng trên thế giới. Lượng vàng dùng cho sản xuất, đời sống do các nguồn sau đây cung cấp: vàng mới khai thác ở các quốc gia phương Tây (Mỹ, Nam Phi, Canada, úc, Brazin…) và ở các nước phương Đông đem bán (Nga, Trung Quốc, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Inđônêxia, Philipin…). Vàng tái sinh, vàng dự trữ quốc gia và dự trữ tư nhân đem bán, vàng từ những nguồn khác. Vàng mới khai thác của thế giới đưa vào lưu thông làm tăng lượng vàng hiện có trên thị trường, còn các lượng vàng khác là vàng vốn có chỉ làm thay đổi quyền sở hữu, không làm tăng lượng vàng hiện có, nhưng nói chung nhờ có nó nên cung và cầu vàng trên thế giới trong thời gian qua gần như là cân bằng. Cung và cầu vàng vật chất từ 1990 - 1999 ĐVT: (tấn / 1 năm, tính trung bình) Cầu Cung Chế tác 3.287 Khai thác mỏ 2.332 Vàng vụn 630 Bán từ khu vực chính thức 309 2.657 Dự phòng sản xuất ròng 238 Dự trữ vàng 235 Huỷ bỏ đầu tư ròng 13 Tổng số 2.892 2.892 (Nguồn: Gold Fields Mineral Sercices L.td) Các con số cho thấy nhu cầu chế tác, ước tính khoảng 3.278 tấn 1 năm trong thập kỷ qua, đã vượt xa nguồn cung khai thác mỏ mới là 2.332 tấn/ 1năm. Nó cũng tăng nhanh hơn (3,7% so với 2,1% 1 năm). Lượng cung hàng năm vàng mới được khai thác và bán nông từ các nền kinh tế phi thị trường đều đã tăng đều trong thập kỷ 90. Nam Phi vẫn dẫn đầu trong sản xuất vàng và cung cấp 17,5% lượng vàng được khai thác hàng năm. Theo ướctính, Mỹ là nhà sản xuất vàng lớn thứ 2, cung cấp 13,3% và Ôxtrâylia đứng thứ 3 với 11,7%. Tổng lượng bán từ khu vực chính thức, dự phòng sản xuất ròng và huỷ bỏ đầu tư ròng là 550 tấn nó cũng góp phần làm tăng cung về vàng trên thị trường. Những đợt bán vàng của các Ngân hàng trung ương hay các tổ chức quốc tế là không thường xuyên. Một trong những động cơ có thể của những đợt bán vàng này là mong muốn thay đổi cơ cấu dự trữ để tạo nên dự trữ ngoại tệ lớn hơn và do đó tăng trạng thái đội của tài sản dự trữ. 3.1.2. Cầu vàng trên thiế giới. 3.2.2.1. Nhu cầu tiêu dùng. Nhu cầu về vàng cho công nghiệp chủ yếu bao gồm đồ trang sức chế tạo, nhu cầu cho ngành điện từ và ngành nha khoa. Nhu cầu về giữ của bao gồm tiền xu đúc, huy chương và nhu cầu mua vàng nén tư nhân. Năm 1999 nhu cầu tiêu dùng trong công nghiệp và nha khoa chiếm khoảng 400 tấn một năm(19) Nghiên cứu về vàng 2000, GFMS, London 2000 . Năm 1999, nhu cầu cho công nghiệp điện tử chiếm đến 243 tấn, tăng 12,7% từ mức 216 tấn trong năm 1990. Sự cắt giảm, lòng mong muốn sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền hơn trong các ngành này, thường cạnh tranh về giá khắc nghiệt có nghĩa rằng sử dụng vàng không theo sản lượng vàng cho đến năm 1850 chỉ có 10.000 tấn. Kể từ đó, gấp 9 lần khối lượng đã được sản xuất chỉ trong 130 năm. Tức là tổng số khoảng 90.000 tấn, hay 600 tấn mỗi năm, sản lượng của phương Tây hiện nay là 15.000 tấn mỗi năm. Mức tăng trưởng lớn trong ngành sản xuất vàng có thể là do nguyên nhân kỹ thuật khai mỏ tiến bộ. Những yếu tố chính ở đây là phát hiện lớn của thế kỷ thứ 19 về những trữ lượng quặng vàng lớn, đặc biệt là ở Nam Phi. Sản phẩm vàng khai thác không phải là nguồn cung ứng duy nhất, cũng không có một bảo đảm nào chắc chắn rằng tất cả lượng vàng khai mỏ sẽ được đưa ra thị trường. Có 2 lý do: Qua nhiều thời đại, những khoản vàng lớn được tích luỹ ở trong tay các tổ chức và cá nhân. Thậm chí lượng bán ra hạn chế của bộ phận này - hầu như gấp mười sáu lần sản lượng khai thác hàng năm - cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường. Trong thực tế, lượng vàng khối và tiền vàng thuộc sở hữu cá nhân cùng với vàng thu được qua nấu chảy đồ kim hoàn khi bán ra đã nhiều lần đẩy khối lượng vàng cung ứng vượt quá mức sản xuất hiện thời. Trong thời kỳ sau chiến tranh, những làn sóng tái sử dụng hình thức dự trữ tư nhân như vậy đã xảy ra. Chẳng hạn vào năm 1954 - 1970. Vào những năm gần đây, quỹ tiền tệ quốc tế và kho bạc Mỹ đã bán vàng từ nguồn dự trữ chính thức của họ. Tuy vậy vào năm 1980, việc bán vàng ra của Liên Xô bị gián đoạn với một số lượng lớn cho nên tổng số nguồn vàng cung ứng treen thị trường vào năm 1978 là 1751 tấn đã thu hẹp đáng kể từ thời gian đó. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chính trong nước và cuộc khủng hoảng kinh tế CA năm 1992 nên dự trữ vàng giảm. Trong năm 1999 Cục dự trữ nước Nga không xuất khẩu vàng nữa mà còn mua 50 tấn vàng sản xuất trong nước nhằm tăng vàng dự trữ và gắn chặt lượng đồng thép lưu hành với khối lượng vàng dự trữ. Lý do thứ hai dẫn đến việc sản lượng khai thác không nhất thiết là nguồn cung ứng cho thị trường nằm trong chính sách bán vàng của các quốc gia sản xuất vàng. Khối lượng vàng bán ra của các nước này, không chỉ phụ thuộc vào lượng vàng khai thác được, mà còn phụ thuộc vào tình trạng cán cân thanh toán của họ về một mức độ quan trọng nào đó. Nếu tình trạng này thuận lợi, họ sẽ giảm lượng vàng bán và sẽ đưa một phần sản lượng vàng mới đây vào dự trữ. Mặt khác, nếu cán cân thanh toán mất thăng bằng hoặc nếu tình hình giá vàng hấp dẫn đặc biệt, các quốc gia này sẽ bán toàn bộ sản phẩm vàng và có lẽ bán tất cả lượng vàng dự trữ trước đó kịp với sự tăng sản lượng điện tử hiệu quả của vàng và sử dụng làm vật bán dẫn trong đồ điện tử. Năm 1999 nhu cầu nha khoa và ứng dụng cho trang bị được ước tính khoảng 102 tấn vàng tăng từ 73 tấn trong năm 1990. Trong số gần 140.000 tấn vàng đã được khai thác, ước tính khoảng 67.000 tấn tồn tại dưới dạng nữ trang(20) Nghiên cứu về vàng 2000, GFMS, London 2000. . Tuy nhiên vàn nữ trang cũng bao gồm hàng loạt các sản phẩm với đặc điểm khác nhau thay đổi từ thị trường này đến thị trường kia. Tại Châu á và Trung đông hầu hết vàng nữ trang có hàm lượng vàng cao với giá phụ thêm thấp. Loại nữ trang này có thể dễ dàng chuyển hoá lại sang vàng. Tại các thị trường phương Tây phát triển vàng nữ trang thường thấp tuổi và với mức giá chênh lệch cao hơn nhằm bù đắp chi phí thiết kế và chi phối. Những hàng hoá đó khó khăn hơn trong việc chuyển hoá thành vàng nguyên chất. Trong khi vàng nữ trang tại các nước phương Tây đã phát triển được mua chỉ như vật trang trí, vàng nữ trang cao tuổi tại Châu á và Trung Đông là có hai mục đích và được xem như là công cụ dự trữ và cất trữ cuả cải. Nó đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ tại một số nền văn hoá. Vàng nữ trang thường được coi là của cải cá nhân của phụ nữ và là tài sản đảm bảo chống lại những điều bất hạnh có thể xảy ra. Việc trao tặng vàng phổ biến trong những đám cưới. Nhu cầu cho loại vàng đó chịu ảnh hưởng về ngắn hạn của biến động giá nhưng ít chịu ảnh hưởng hơn về dài hạn, thực tế đặc điểm cất trữ của vàng có nghĩa là một xu hướng biến động giá tăng trong dài hạn so với nội tệ sẽ không ngăn cản sức mua. Cũng như giá và cá nhân đó về văn hoá xã hội khác nhu cầu vàng thường co giãn so với thu nhập, tăng lên khi thu nhập tăng (vàng thường chịu ảnh hưởng của thu nhập nhiều hơn so với giá). Mặc dù vàng thường được coi là một nguồn cung, cũng bình thường khi bao gồm cả nó trong phần này do nó thực sự là một dạng nhu cầu có tác động tiêu cực. Hầu hết vàng vụn là nữ trang, từng miếng nữ trang được nấu chảy và lấy lại được vàng, thường được sử dụng vào làm đồ nữ trang khác. Một điều tương tự như sự gia tăng giá vàng trong nước thường làm tăng cung vàng vụn. Một kết quả sau cuộc khủng hoảng, một phần là do bán khi thiếu tiền và một phần do giá vàng trong nước tăng mạnh khi có sự phá giá đồng tiền tương đối lớn. Việc tăng lên bất thường này là do chiến dịch thu hút vàng tại Hàn Quốc khi dân chúng được khuyến khích huy động vàng để đổi lấy trái phiếu bằng nội tệ. 3.1.2.2. Nhu cầu đầu tư. Nhu cầu đầu tư có thể chia là hai, nhu cầu nắm giữ vàng khu vực tư nhân, khu vực công cộng. Nắm giữ vàng khu vực tư nhân thường là ở dạng thỏi vàng, đồng tiền vàng. Không giống như vàng nữ trang, được giữ ít nhất là để cho mục đích trang trí, nhu cầu này đơn thuần là cất trữ giá trị, dù đồng tiền vàng Trung đông và thỏi vàng chỉ thường được làm thành nữ trang. Theo GFMS, nhu cầu đầu tư tư nhân khoảng duới 25.000 tấn, một con số đã được tăng lên một cách chậm chạp theo thời gian. Khoảng 35.000 tấn vàng được nắm giữ bởi khu vực chính thức, một phần trong đó giữ tại các ngân hàng trung ương hay bộ tài chính, nhưng một khối lượng tương đối lớn cũng được giữ tại các đại lý quốc tế. Những lý do thường được đưa ra để nắm giữ vàng như một tài sản dự trữ thay đổi - nó không thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào và do đó không bị ảnh hưởng của bất cứ nhà nước nào, nó làm tăng độ tin tưởng vào đồng tiền theo cách mà dự trữ ngoại hối không thực hiện được; tiêu cực nhất là nó có thể giữ được giá trị hơn các ngoại tệ, do thu nhập nhỏ bé so với nắm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVàng và các thuộc tính của vàng.doc
Tài liệu liên quan