Tiểu luận Vàng và kim loại quý

Khi nền kinh tế tăng trưởng quá mạnh dễ dẫn đến lạm phát gia tăng, đồng tiền mất giá, ngược lại khi nền kinh tế tăng trưởng chậm và trì trệ trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng giảm phát, khi giá cả hàng hóa giảm nhiều hơn so với mức giá chung của nền kinh tế.

Trong bối cảnh lạm phát, nhà đầu tư thường có xu hướng tìm đến các kim loại quý, đặc biệt là kim loại vàng như một lựa chọn tối ưu nhất cho danh mục đầu tư của mình, nhằm bảo vệ tài sản của mình trước nguy cơ mất giá khi thị trường có biến động giá lớn. Mặt khác, khi nền kinh tế chuyển sang giảm phát, kim loại vàng cũng khó tránh khỏi số phận giảm giá tương tự như các hàng hóa khác, khi nhu cầu thanh khoản tăng cao.

Vấn đề đặt ra là nguyên do tại sao vàng luôn là sự lựa chọn tối ưu của không chỉ riêng nhà đầu tư, mà còn cả của các ngân hàng, của chính phủ khi nền kinh tế lạm phát?

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vàng và kim loại quý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mang từ 300 gram đến dưới 1 kg phải khai báo trên tờ khai hành lý; mang trên 1 kg phải khai hải quan, đồng thời phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với người xuất cảnh) hoặc gửi phần vượt tại kho hải quan (đối với người nhập cảnh). Áp thuế Các loại vàng, kể cả vàng mạ bạch kim, loại chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, dạng bột có hàm lượng dưới 99,9% áp dụng thuế suất 10% như hiện nay. (Thông tư 111/2011/TT-BTC) Riêng đối với các sản phẩm bằng vàng, đồ kỹ nghệ vàng, vàng trang sức, hoặc kim loại dát phủ vàng, bạc kim loại quý, có hàm lượng từ 80% trở lên, đồng loạt áp dụng thuế suất 10%, thay cho mức 0% hiện nay. (Thông tư 111/2011/TT-BTC). Việc cá nhân mang vàng miếng về nước làm quà (không có mục đích buôn bán) thuộc trường hợp nhập khẩu vàng phi mậu dịch. Thuế suất thuế nhập khẩu vàng (các loại vàng không phải dạng tiền tệ, dưới dạng bột; dạng chưa gia công khác như dạng khối, thỏi và thanh đúc..; dạng bán thành phẩm khác (dạng que, thanh, hình, lá và dải..); dạng tiền tệ cùng chung mức thuế suất thuế nhập khẩu 0,5%. (Quyết định 39/2006/QĐ-BTC ngày 15/8/2006 của Bộ Tài chính) Xử phạt (Nghị định 95/2011/NĐ-CP) Hành vi “Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, vàng mà không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước” thì bị phạt từ 300-500 triệu đồng. Ngoài bị phạt tiền, các tổ chức kinh doanh vàng có hành vi kinh doanh, mua bán vàng không đúng quy định của pháp luật còn có thể bị tước Giấy phép hoạt động kinh doanh vàng thời hạn 12 tháng khi vi phạm lần đầu và tước không thời hạn khi tái phạm… 1.6 Hiện trạng khai thác vàng ở Việt Nam Trước tình hình giá vàng biến động mạnh với xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây, việc khai thác vàng ngày càng được chú ý và trở nên “rầm rộ”. Với trữ lượng hơn 20 tấn vàng tại hai mỏ vàng lớn nhất ở hai huyện Phú Ninh và Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đang được liên doanh với nước ngoài tổ chức khai thác và chế biến sâu để phát triển kinh tế. Đó là chủ trương của tỉnh Quảng Nam xác định trong vòng 5 năm đến. Chỉ tính riêng tại hai khu mỏ đã được liên doanh với nước ngoài xây dựng nhà máy chế biến vàng tại mỏ vàng Bồng Miêu huyện Phú Ninh và mỏ vàng Đắk Sa tại huyện Phước Sơn đã xác định trữ lượng gần 20 tấn vàng thành phẩm. Trong đó mỏ Bồng Miêu khoảng 12,388 tấnvà Đăk Sa khoảng 7,21 tấn. Đó là chưa kể hàng chục điểm mỏ khác đã được cấp phép khai thác tại Phước Sơn, Tiên Phước...với trữ lượng khảo sát hàng trăm tấn vàng. Theo thống kê của UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện có 100 giấy phép do Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Công thương và UBND tỉnh Quảng Nam cấp thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản còn hiệu lực, riêng khai thác vàng chiếm đến 36 giấy phép. Điều đáng quan tâm hiện nay là tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, chủ yếu là khai thác vàng vẫn còn diễn ra tràn lan tại địa bàn các tỉnh như: Bắc Cạn, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắc Lắc – Kon Tum…vẫn chưa được kiểm soát. Ban đầu, những người dân bản địa với vật dụng thô sơ đào đãi bằng thủ công. Do việc khai thác mang lại lợi nhuận cao, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đóng những con tàu lớn, dùng máy móc hiện đại vào khai thác. Đa số đều không đăng ký với cấp có thẩm quyền. Chẳng hạn như việc khai thác vàng sa khoáng trái phép ở Đắk Glei khác với mọi năm, đào đãi vàng đã được “hiện đại hóa” gần như tất cả các khâu và “nhân dân địa phương kết hợp với một số người vùng khác đến lén khai thác trái phép”, đa phần người trực tiếp khai thác là dân địa phương nhưng chỉ là làm thuê cho người vùng khác. Bên cạnh việc đầu tư máy móc hoặc ứng vốn, họ còn tổ chức thu mua vàng cho dân nên rất khó phát hiện, và tình trạng ngày càng phức tạp. Đối với tỉnh Nghệ An, người dân còn sử dụng tàu tự đóng (gọi là tàu Cuốc) đưa vào khai thác trái phép trên các tuyến trên sông Hiếu. Ban đầu, những người dân bản địa với vật dụng thô sơ đào đãi bằng thủ công. Do việc khai thác mang lại lợi nhuận cao, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đóng những con tàu lớn, dùng máy móc hiện đại vào khai thác. Đa số đều không đăng ký với cấp có thẩm quyền. Thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính trong vòng hơn 20 năm qua, tình trạng khai thác vàng trái phép đã làm thất thoát khoảng hàng trăm tấn vàng. Đó là chưa tính đến việc tàn phá rừng đầu nguồn, ô nhiễm nguồn nước do chất độc hại từ khai thác vàng thải ra. 1.7 Dự trữ trữ lượng vàng: Theo ước tính của Gold Field Mineral Services , tổng lượng vàng khai thác trên thế giới từ xưa đến nay ( 31/12/2010) là 166.000 tấn (đến năm 2000 là 140.000 tấn và từ đó đến nay mỗi năm tăng khoảng 2.600 tấn). Theo hãng tin CNBC, các ngân hàng trung ương, định chế tài chính quốc tế và chính phủ các nước được cho là đang nắm 16,5% tổng lượng vàng của thế giới, vào khoảng 30.160 tấn. Dưới đây là 10 quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính nắm giữ lượng vàng nhiều nhất thế giới, theo công bố của hãng tin CNBC trên cơ sở báo cáo tháng 7/2011 của Hội đồng Vàng Thế giới. Mỹ Giá trị: 459,04 tỷ USD Tổng dự trữ: 8.965,6 tấn Đức Giá trị: 191,89 tỷ USD Tổng dự trữ: 3.747,9 tấn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Giá trị: 158,77 tỷ USD Tổng dự trữ: 3.101,3 tấn Italy Giá trị: 138,33 tỷ USD Tổng dự trữ: 2.701,9 tấn Pháp Giá trị: 137,4 tỷ USD Tổng dự trữ: 2.683,8 tấn Trung Quốc Giá trị: 59,47 tỷ USD Tổng dự trữ: 1.161,6 tấn Thụy Sỹ Giá trị: 58,68 tỷ USD Tổng dự trữ: 1.146,2 tấn Nga Giá trị: 46,85 tỷ USD Tổng dự trữ: 915,2 tấn Nhật Bản Giá trị: 43,17 tỷ USD Tổng dự trữ: 843,3 tấn Hà Lan Giá trị: 34,56 tỷ USD Tổng dự trữ: 674,9 tấn Ước tính chỉ còn khoảng 50.000 tấn vàng vẫn nằm trong các mỏ. Hình 1: Tỷ trọng vàng thế giới 1.8 Cung và cầu vàng Theo giới kinh doanh vàng, giá vàng gần đây còn khá nhạy cảm với tương quan cung cầu ở từng thời điểm. Cung yếu: Trong khi cầu vàng thế giới tăng nhanh thì cung lại rất hạn chế. Bất chấp giá vàng đang ở mức cao kỷ lục, các Công ty khai thác vàng không thể đáp ứng đủ mức cầu. Theo giavang.net dưới góc độ kinh tế, mỗi khi cầu tăng thì cung sẽ tăng theo, qua đó giữ giá ổn định. Tuy nhiên điều này không xảy ra với vàng, trong năm qua sản lượng vàng thế giới chỉ tăng được 3%, trong khi giá vàng tăng hơn 20%. Thêm vào đó lượng cung vàng trên thế giới còn hạn chế. Theo thống kê thì trữ lượng vàng thực tế trong Trái đất nhiều nhưng lượng vàng lưu hành thanh khoản trên thị trường với số lượng khá ít, chỉ chiếm 23%. Cầu bùng nổ: Báo cáo của WGC còn cho thấy lạm phát ở các nước VIST châu Á là Việt Nam, Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan cũng sẽ đẩy tăng nhu cầu vàng. Đồng thời Hiệp hội Vàng cho rằng với tác động của khủng hoảng nợ Châu Âu và Mỹ, áp lực lạm phát cộng với sức mua từ các ngân hàng trung ương sẽ thúc đẩy nhu cầu đầu tư vàng tăng cao. Ấn Độ vẫn là nước tiêu thụ vàng lớn nhất, chiếm 1/3 trong tổng nhu cầu của thế giới. Trong nửa đầu năm, Ấn Độ đã mua 540 tấn vàng, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu vàng của nước này quý 2 tăng 38%, còn của Trung Quốc tăng 25%. Điều này cho thấy nhu cầu vàng tăng mạnh trong thời gian qua. Hệ quả là cung-cầu về vàng nhiều thời điểm mất cân đối. Nhận xét: Việc giá vàng tăng hay giảm cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào tác động bởi lực cung cầu trên thị trường. Quan hệ cung cầu mất cân đối dẫn đến diễn biến phức tạp trên thị trường vàng và tạo nên “cơn sốt vàng”. Với hiện trạng cung yếu-cầu bùng nổ như hiện nay rõ ràng đã tạo nên cơn sốt và gây nhiều tác động tiêu cực đến vĩ mô và ổn định kinh tế. Nếu trong tương lai… Mục đích sử dụng vàng trong những năm gần đây ít nhiều đã có sự thay đổi. Nếu như trước đây vàng chủ yếu dùng làm đồ trang sức, bảo tồn tài sản và phương tiện thanh toán trong dân thì hiện nay vàng đã dần trở thành một kênh đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên với tình hình biến động của giá vàng thế giới vàng đã không còn giữ được vị thế là kênh đầu tư an toàn - là nơi trú ẩn của các nhà đầu tư. Hình 1: Tỷ trọng vàng thế giới Theo biểu đồ trên số lượng vàng chưa khai thác chiếm đến 77% trong tổng lượng vàng thực tế có trên Trái Đất. Một vấn đề được đặt ra là nếu trong tương lai việc khai thác mạnh vàng , số lượng vàng tăng lên thì có ảnh hưởng vị thế vàng hiện tại không? Giả định trong tương lai vàng được khai thác nhiều hơn, số lượng vàng trong lưu thông tăng lên - điều này có nghĩa là lượng cung vàng tăng lên, như vậy cung một phần nào đó sẽ bù đắp được lượng thiếu hụt trong cầu, và một kết quả tất yếu là giá vàng sẽ hạ nhiệt. Vị thế vàng lúc này ít nhiều sẽ có phần thay đổi, cung cầu ít biến động , giá vàng dần đi vào ổn định và vàng tiếp tục là lựa chọn khá an toàn của các nhà đầu tư. Theo như phân tích của các chuyên gia vàng sẽ đang dần dần “trở lại chỗ đứng” của mình như trước đây. Những yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng thế giới và trong nước Những yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng thế giới Nguồn cung và cầu vàng vật chất Trước hết, vàng là một loại hàng hóa, do đó dao động giá của vàng phải được xem xét dựa trên các yếu tố tác động của cung và cầu. Nguồn cung vàng trên thế giới đến từ các quốc gia có trữ lượng vàng lớn và sản lượng xuất khẩu có tầm ảnh hưởng đến thị trường như Nam Phi, Mỹ, Canada, Nga, Úc... Xét về nhu cầu vàng thì phải thấy rằng, toàn thế giới đều muốn có thứ kim loại này và tùy vào mục đích sử dụng mà có những nhu cầu khác nhau: phục vụ cho hoạt động chế tác trang sức, tích lũy, đầu tư, thanh toán… Tùy vào từng thời điểm mà nhu cầu tăng cao trong những thời kỳ khác nhau và đôi khi xảy ra cùng lúc, do đó tác động mạnh đến cầu vàng trong cùng thời điểm. Nhu cầu vàng chủ yếu bị lèo lái từ các nhân tố như lạm phát, đồng tiền mất giá, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng…buộc các ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư phải tăng mức nắm giữ vàng nhiều hơn bình thường để bảo toàn giá trị tài sản, làm cho nhu cầu vàng tăng nhanh. Ngược lại, nền kinh tế ổn định với lạm phát vừa phải sẽ hạn chế nhu cầu vàng. Nhu cầu vàng toàn cầu hàng năm thường chỉ đạt mức trung bình 4000 tấn, trong đó Ấn Độ - quốc gia có sức tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới đạt nhập khẩu trung bình 700 tấn đến 800 tấn vàng mỗi năm, tương đương gần 30% nhu cầu toàn thế giới. Nhu cầu vàng của Ấn Độ thường tăng cao trong các dịp lễ hội, mùa cưới,… đặc biệt là trong hai mùa lễ hội lớn của người Hindu là lễ hội Akshaya Tritiya vào ngày 27/04 và lễ hội Dhanteras thường diễn ra vào tháng 10 hằng năm. Tuy nhiên yếu tố cung cầu không có vai trò lớn điều khiển giá vàng bởi kim loại quý được sử dụng khác so với cách người ta tiêu thụ các loại hàng hóa như dầu mỏ hay nông sản. 2.1.2 Sự biến động của giá đô la Mỹ: Vì là một loại hàng hoá nên giá vàng cũng bị ảnh hưởng, tác động bởi các đồng tiền nội tệ và ngoại tệ mua nó mà ở đây chủ yếu là đồng USD. Chính vì thế, việc dao động đồng USD cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giá vàng. Khi xem xét giá trị đồng USD, người ta thường đánh giá thông qua nền kinh tế Mỹ và những yếu tố chính được xem là “chỉ báo” phản ánh sức mạnh hay suy yếu của nền kinh tế Mỹ, đó là tình trạng thị trường nhà ở, thị trường lao động, thị trường tín dụng và thị trường vốn…. Ngoài ra, một chỉ báo không thể không kể đến khi đánh giá giá trị đồng USD, đó là quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Bất kỳ quyết định nào ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm, giữ nguyên lãi suất của Mỹ do FED công bố qua các kỳ họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá trị đồng USD.  Dù quyết định tăng hay giảm lãi suất của FED với mục đích kích thích hay kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế hay nhằm giải quyết các vấn đề khác thì trong ngắn hạn hay tức thời, quyết định tăng hay giảm lãi suất của Mỹ cũng sẽ làm tăng hay giảm giá trị của đồng USD do trong ngắn hạn hay tức thời, giá trị của đồng USD được nâng lên hay hạ xuống so với các ngoại tệ khác trong mối tương quan so sánh. Khi giá trị của đồng USD dao động, giá trị các loại hàng hóa được định giá bằng USD cũng dao động tức thời theo quyết định của FED. Ví dụ, trước khi FED cắt giảm lãi suất cơ bản, 1 ounce vàng có giá là 800 USD nhưng khi FED cắt giảm lãi suất thì vàng “vô tình” bị định giá thấp do USD mất giá nên thị trường sẽ tự động điều chỉnh bằng cách nâng giá vàng lên, trong trường hợp này 1 ounce vàng sẽ có giá là 810 USD. 2.1.3 Sự biến động của giá dầu Sự tương quan trong biến động giá cả giữa các loại hàng hóa trên thị trường là điều không tránh khỏi, nhất là các loại hàng hóa cùng được định giá bằng một loại tiền tệ, trong đó vàng và dầu là 2 loại hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ về giá. Hai yếu tố địa chính trị và giá dầu là hai yếu tố có ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới biến động của giá vàng. Mỗi khi bất ổn địa chính trị nổ ra tại các điểm nóng của thế giới, đặc biệt là tại các nước thuộc khu vực Trung Đông như Iran, Iraq, Afghanistan, Pakistan…thì giá dầu không ngừng tăng, do nhu cầu sử dụng xăng dầu trong chiến tranh tăng cao, kéo theo giá cả các loại hàng hóa khác tăng theo, làm dấy lên mối quan ngại lạm phát bùng phát, đồng thời làm gia tăng tính hấp dẫn của vàng với vai trò là công cụ chống lạm phát. 2.1.4 Sự biến động lạm phát của nền kinh tế Khi nền kinh tế tăng trưởng quá mạnh dễ dẫn đến lạm phát gia tăng, đồng tiền mất giá, ngược lại khi nền kinh tế tăng trưởng chậm và trì trệ trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng giảm phát, khi giá cả hàng hóa giảm nhiều hơn so với mức giá chung của nền kinh tế. Trong bối cảnh lạm phát, nhà đầu tư thường có xu hướng tìm đến các kim loại quý, đặc biệt là kim loại vàng như một lựa chọn tối ưu nhất cho danh mục đầu tư của mình, nhằm bảo vệ tài sản của mình trước nguy cơ mất giá khi thị trường có biến động giá lớn. Mặt khác, khi nền kinh tế chuyển sang giảm phát, kim loại vàng cũng khó tránh khỏi số phận giảm giá tương tự như các hàng hóa khác, khi nhu cầu thanh khoản tăng cao. Vấn đề đặt ra là nguyên do tại sao vàng luôn là sự lựa chọn tối ưu của không chỉ riêng nhà đầu tư, mà còn cả của các ngân hàng, của chính phủ khi nền kinh tế lạm phát? Đối với chính phủ hay ngân hàng trung ương: vàng là một loại hàng hóa có giá trị cao và là một trong những kênh đầu tư chống lạm phát hiệu quả, góp phần ổn định nội tệ và chống phá giá một số ngoại tệ mạnh. Trong thời kỳ kinh tế lạm phát hoặc có dấu hiệu lạm phát cao, chính phủ hay ngân hàng trung ương thường bán vàng cho doanh nghiệp kinh doanh vàng; doanh nghiệp kinh doanh vàng sẽ bán vàng cho nhân dân, thu một phần tiền mặt trong lưu thông về ngân hàng trung ương. Đối với ngân hàng: lãi suất tín dụng của ngân hàng sẽ hạ nhiệt khi các doanh nghiệp kinh doanh vàng tăng cường huy động vốn bằng vàng với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với huy động vốn bằng tiền mặt. Doanh nghiệp dùng vàng huy động bán cho nhân dân, thu về tiền mặt, hỗ trợ thanh khoản và trung hòa lượng VNĐ đã mua ngoại tệ USD. Đối với người dân: người dân gửi vốn bằng vàng vừa bảo toàn vốn mà vẫn có lãi, mặc dù lãi suất gửi vốn bằng vàng không cao như gửi bằng tiền mặt, nhưng trong bối cảnh lạm phát thì gửi tiết kiệm bằng vàng vẫn có lãi. Nguyên nhân làm cho giá vàng trong nước có sự chênh lệch so với vàng thế giới Thứ nhất là tâm lý của người dân bị tác động quá mức, môi trường kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, tỷ lệ lạm phát còn cao Thứ hai, rằng dễ nhận thấy nhất của sự chênh lệch giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới đó là do chính sách hạn ngạch nhập khẩu vàng của ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã làm cắt đứt sự liên thông của thị trường vàng trong nước và thị trường vàng thế giới. Trong mỗi lần sốt vàng ở thị trường trong nước, nhu cầu vàng tăng lên đột biến trong khi nguồn cung không theo kịp do sự chậm chạp của chính sách hạn ngạch nhập khẩu khiến chênh lệch cung cầu tăng cao, kết quả là giá vàng trong nước tăng cao hơn nhiều so với giá vàng quốc tế. Thứ ba rất quan trọng nhưng ít khi được đề cập đến đó là tình trạng độc quyền nhóm của các đại gia kinh doanh vàng trên thị trường trong nước. Thông thường các đại gia này nắm giữ hầu hết các hạn ngạch nhập khẩu vàng, sau đó nhập khẩu, sản xuất và bán lại. Việc nắm giữ hạn ngạch lớn làm cho họ có động cơ đẩy giá vàng trong nước lên cao hơn nhiều so với giá nhập khẩu để kiếm được lợi nhuận độc quyền. Thứ tư là “Quyền lực thị trường”, đặc điểm thị trường vàng Việt Nam cho thấy người mua vàng và người bán vàng (đặc biệt là những người kinh doanh nhỏ lẻ) thường không trực tiếp mua bán với nhau mà đều thông qua các đại gia này. Nghịch lý ở đây là các đại gia không đóng vai trò môi giới trong các hoạt động mua bán này mà họ là người trực tiếp mua từ những người có nhu cầu bán và bán lại cho những người có nhu cầu mua. Quyền lực kinh tế và quyền lực thị trường to lớn mà các đại gia này đang nắm giữ cho phép họ thu được khoản chênh lệch mua và bán lớn hơn rất nhiều lần khoản hoa hồng của bất kỳ tổ chức trung gian mua bán nào. Như vậy, người dân mua bán vàng ở thị trường trong nước chịu thiệt thòi hai lần trong hoạt động đầu tư của mình. Thứ năm, giá vàng trong nước được chính các DN kinh doanh vàng đẩy cao lên nhiều so với giá thế giới để DN nhập khẩu vàng đảm bảo lợi nhuận. Do độ chênh lệch giữa giá mua và bán vàng trong nước quá hẹp, chỉ từ 5.000-10.000 đồng/chỉ, nếu trừ đi các chi phí khác thì DN kinh doanh vàng chẳng được lời bao nhiêu. Do đó, giá vàng trong nước được chính các DN kinh doanh vàng đẩy cao lên nhiều so với giá thế giới để DN nhập khẩu vàng đảm bảo lợi nhuận. Còn giá mua vào và bán ra tại thị trường trong nước chỉ được tính đến sau khi DN kinh doanh vàng đã cắt lời từ việc hưởng chênh lệch cao giữa giá trong nước và thế giới. Thứ sáu, giới đầu cơ trong nước làm giá. Là nguyên nhân thuyết phục nhất được đưa ra là do giới đầu cơ trong nước làm giá. Đến nay, 5 tấn vàng được NHNN cho nhập khẩu thêm đã về Việt Nam nhưng giá vẫn tăng cao và mức chênh lệch không thay đổi. Như vậy “đòn” nhập khẩu vàng chỉ là liều thuốc “hạ sốt” tạm thời cho thị trường mà không khỏi “bệnh” hoàn toàn. Việt Nam chưa kiểm soát được lượng vàng nhập lậu về qua biên giới nhưng so sánh lượng nhập khẩu với lượng cung trên thị trường hiện nay cho thấy điều đó hoàn toàn có căn cứ. Việc đẩy giá chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lên cao, dù chỉ 100.000 đồng/lượng là vàng nhập lậu đã sinh lời lớn. Giá vàng tác động đến yếu tố kinh tế vĩ mô và hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM) Khả năng huy động nguồn vốn của ngân hàng: Khi giá vàng tăng người dân rút tiết kiệm để đầu tư vàng làm giảm khả năng huy động vốn của các NHTM, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và nền kinh tế. Thị trường ngoại tệ tự do bành trướng: Khi giá vàng tăng làm cho nhu cầu mua USD trên thị trường tự do để nhập khẩu vàng lậu lớn dẫn đến tỷ giá USD tăng, khó kiểm soát. Nguy cơ lạm phát: Khủng hoảng kinh tế dẫn đến hiện tượng dùng vàng để định giá các tài sản lớn, việc vàng tăng giá kéo giá bất động sản và các loại hàng hóa khác tăng theo, gây nguy cơ lạm phát. Thâm hụt cán cân thương mại: Giá vàng tăng kết hợp với hiện tượng kinh doanh chênh lệch giá thì nhập khẩu vàng tăng và nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu lớn, cán cân thương mại bị thâm hụt Ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ: Tỉ trọng vàng trên GDP ở Việt Nam rất lớn ( Lượng vàng dự trữ (chủ yếu trong dân cư) của Việt Nam đạt mức 1.000 tấn vào cuối năm 2009 với tổng trị giá lên tới 45 tỉ USD, bằng 50% GDP). Điều này ảnh hưởng khá lớn đến điều hành chính sách tiền tệ. 4. Tình hình vàng trên thị trường quốc tế từ 2008 đến nay và liên hê với Việt Nam: 4.1 Tình hình giá vàng trên thị trường quốc tế: Năm 2008 là một năm đầy biến động với những thăng trầm của kinh tế thế giới và giá vàng cũng nằm trong vòng xoáy của những biến động đó. Đầu năm 2008 – giai đoạn bùng nổ lạm phát, các nguồn đầu tư gần như trở nên rủi ro và không đảm bảo. Lúc này vàng và USD giữ vai trò nơi trú ẩn khởi cơn bão tài chính. Giá vàng thế giới đã khởi động đà tăng mạnh mẽ trong năm 2008 từ mức 833 USD/oz lên tới mức cao kỷ lục chạm đến móc 1900 USD/oz. Cả thế giới “nóng” lên vì kim loại quý này. Sự biến động của giá vàng càng nổi bật tình hình khủng hoảng, sự u ám của thị trường tài chính toàn cầu. Giá vàng liên tục biến động dưới tác động của diễn biến tình hình chính trị và những bất ổn trong kinh tế của những quốc gia lớn như Mỹ, Anh, Trung Quốc… Xu hướng chung giá vàng liên tục tăng mạnh dưới sự suy yếu của “đồng bạc xanh”. Các nguyên nhân chính tác động đến giá vàng: Đầu tháng 10/2009, thế giới xôn xao trước tin đồn một số nước vùng Vịnh đang âm thầm bàn thảo một kế hoạch nhằm loại đồng USD ra khỏi giao dịch dầu lửa. Thông tin này sau đó đã bị các nước liên quan phủ nhận, nhưng cũng đủ đẩy tỷ giá USD thế giới tụt sâu, giúp giá vàng có những bước tăng tốc mạnh. Sau đó, đến cuối tháng 11, thị trường một lần nữa bất ngờ trước việc tập đoàn Dubai World của Dubai có nguy cơ vỡ nợ. Rủi ro về một cuộc khủng hoảng nợ ở thế giới Arab đã thúc đẩy giới đầu tư quay trở lại với trái phiếu kho bạc Mỹ và USD để tìm kiếm sự an toàn, kéo tỷ giá USD tăng và giá vàng quay đầu đi xuống. Nỗi lo về khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp và các nước trong khối EU gia tăng sau khi ba hãng định mức tín nhiệm Fitch, S&P và Moody’s đánh tụt hạng mức tín nhiệm nợ của các nước này, cũng gây bất lợi cho giá vàng trong tháng cuối năm. Các ngân hàng trung ương tăng cường dự trữ vàng: Trung Quốc có kế hoạch nâng dự trữ vàng của nước này lên 10 nghìn tấn trong 10 năm tới. Hội đồng vàng thế giới (WGC) cho biết Trung Quốc đã trở thành nước mua nhiều vàng nhất thế giới trong năm 2009 với 454 tấn, đưa tổng số vàng dự trữ của ngân hàng trung ương nước này lên 1.054 tấn. Đến tháng 4/2009, Trung Quốc chính thức thông báo lượng dự trữ đã tăng lên 1054 tấn. Với con số này, Trung Quốc đã vượt qua Thụy Sĩ - nơi có dự trữ 1.040 tấn và trở thành nước có kho vàng lớn thứ 5 trên thế giới sau Mỹ, Đức, Pháp và Italy. Tháng 11/2008, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết nước này dự định nâng lượng vàng dự trữ từ 600 tấn lên 4.000 tấn. Trong khi, lượng vàng tiêu thụ hàng năm của toàn thế giới cùng chỉ đạt 4.000 tấn, sản lượng khai thác mỗi năm là 2.500 tấn. Các nước mua nhiều vàng nhất trên thế giới là các nền kinh tế đang nổi lên gồm Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, nhưng các nước nhỏ hơn như Philippines, Kazakhstan, Sri Lanka và Mexico cũng chuyển một phần dự trữ ngoại tệ của họ sang vàng. Giá trị của đồng USD đã giảm khi các nhà đầu tư thận trọng hơn với gánh nặng nợ nần khổng lồ của Mỹ và chiều hướng lạm phát có thể xảy ra. Trong khi đó một số nước phát triển đã tận dụng cơ hội giá vàng tăng lên mức kỷ lục để giảm lượng dự trữ. Đồng USD suy yếu do số liệu công bố dự kiến cho thấy kinh tế Mỹ liên tục mất đi việc làm và tỷ lệ thất nghiệp lên cao. Đồng thời công bố những thông tin không khả quan khiến cả thế giới lo ngại lạm phát đang gia tăng. Các nước mải mê chạy đua theo giảm giá trị đồng tiền của mình để tạo lợi thế. Triều Tiên nã pháo vào Hàn Quốc và thề buộc Hàn Quốc trả giá vì Triều Tiên không chấp nhận đường biên giới do Liên Hợp Quốc đưa ra vào cuối Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953). Chiến tranh tai các nước xuất khẩu dầu mỏ: Lybia, Ai Cập,.., mục đích vì lợi ích kinh tế. Hiện tại tình hình tài chính thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Nguy cơ chiến tranh, khủng hoảng nợ công… khiến vàng ngày càng nóng hơn bao giờ hết. Vậy điều này kéo theo các nguồn đầu tư khác bị đóng băng, khó khăn trong việc vực dậy khôi phục sau lạm phát. Tình hình giá vàng từ 2008 -2010 và các chính sách lớn tác động đến thị trường vàng, ngoại tệ  Năm 2008 Tình hình : - Diễn biến giá vàng trong nước đã trải qua 2 đợt sóng lớn vào tháng 3 và tháng 7. Giá vàng SJC trong nước đạt mức cao kỷ lục là 19,35 triệu đồng/lượng , mức thấp nhất là 16,10 triệu đồng/lượng. Tính bình quân là mức 17,64 triệu đồng/lượng. - Năm đánh dấu sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các sàn giao dịch vàng, (10 sàn) Việc ra đời các sàn vàng, cùng với cơn sốt giá đợt đầu năm đã khiến một lượng tiền lớn chảy từ chứng khoán sang. - Việt Nam trở thành nước đứng đầu về nhập khẩu vàng trên thế giới (90,5 tấn) (2007 :70 tấn). Điều này làm cho Quý 1/2008, thâm hụt thương mại của Việt Nam lên mức kỷ lục 11,1 tỷ USD và lạm phát hàng năm lên tới 21%. (Theo Reuters/Cafef và Quang Sơn (Đầu tư chứng khoán)). Chính sách: - Để đối phó với tình hình trên, tháng 5/2008, NHNN ngừng cấp phép nhập khẩu vàng. Tuy nhiên việc ngừng cấp phép chỉ là giải pháp tình thế vì đã có những tác động ngược chiều đến lạm phát và tỷ giá, đẩy giá vàng trong nước ra xa giá vàng thế giới.  Năm 2009 Tình hình : Có giá vàng biến động với biên độ lớn, vượt xa dự báo của giới phân tích và nhà đầu tư. Kênh đầu tư vàng chứng tỏ được sức hấp dẫn của nó. Với tỷ lệ ký quỹ 5 - 7%, thì nhà đầu tư chỉ cần có 10 triệu đồng là có thể trở thành nhà đầu cơ vàng, thu hút nhiều người tham gia, sàn vàng tăng mạnh, lên đến 20 sàn có phép cũng như không phép, hoạt động mỗi nơi một giá thể hiện sự yếu kém và rủi ro. Ngày 11/11/2009, giá vàng tạo mức kỷ lục 29 triệu đồng/lượng Chính sách: Để giảm bớt sức nóng của thị trường, Ngân hàng Nhà nước công bố cho phép nhập vàng (khoảng 6,8 tấn vàng) giá vàng hạ sâu xuống dưới 25 triệu đồng/lượng. Động thái mua vào của ngân hàng trung ương. Năm 2010 Tình hình : Giá vàng tăng 9,51 triệu đồng/lượng, tương đương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVàng và kim loại quý.doc
Tài liệu liên quan