Tiểu luận Về hàng thừa kế qui định tại điều 676 Bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khác với pháp luật nước ta pháp luật Nhật bản chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Đức nên không xếp vợ chồng vào một hàng thừa kế nào. Bởi lẽ pháp luật Nhật bản quy định hàng thừa kế ths nhất dựa trên quan hệ huyết thống trực hệ. do vậy, vợ chồng không thuộc hàng thừa kế thứ nhất do vợ chồng không có quan hệ huyết thống. thế nhưng những người này có tư cách thừa kế theo pháp luật và được hưởng một phần di sản được ấn định theo mối liên hệ thân thuộc giữa người chết và những người thừa kế được gọi là do huyết thống. ngoài ra pháp luật Nhật bản không coi quan hệ nuôi dưỡng là cơ sở xác định diện và hàng thừa kế. có trường hợp những người được hưởng thừa kế cùng một lúc nhưng lại không được hưởng di sản như nhau. Trong trường hợp có hai người thừa kế cùng hàng thì phần của người chồng và người vợ để lại di sản sẽ được hưởng theo nguyên tắc nhất định. Ví dụ trong trường hợp ở hàng thừa kế thứ nhất thì phần của các con là 2/3 và của vợ chồng là 1/3.

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4651 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Về hàng thừa kế qui định tại điều 676 Bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản. =>Như vậy theo điều 676 bộ luật dân sự thì thừa kế được chia làm ba hàng: Về hàng thừa kế thứ nhất: Điểm a khoản 1 điều 676 bộ luật dân sự năm 2005 quy định hàng thừa kế thứ nhất bao gồm “ vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” Ở hàng thừa kế thứ nhất những người thuộc bề trên bao gồm ông, bà; ngang bậc: vợ, chồng và bề dưới: các con. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất này có nghĩa vụ chăm sóc , nuôi dưỡng nhau và là đại diện đương nhiên của nhau theo bộ luật dân sự năm 2005 và luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nếu họ vi phạm nghĩa vụ theo quy định của luật hôn nhân và gia đình và bộ luật dân sự thì họ bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 điều 643 bộ luật dân sự năm 2005. Khác với pháp luật thức định, pháp luật thời phong kiến quy định hàng thừa kế thứ nhất chỉ có con cái, vợ hoặc chồng không được quy định trong một hàng thừa kế cố định nào và vị trí của người vợ bao giờ cũng bị xem nhẹ. Bởi theo quan niệm của người Việt Nam lúc bấy giờ “ nhập gia tùy tục, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nên quyền lực gia đình tập trung vào người chồng. Khi một người phụ nữ kết hôn thì người chồng đương nhiên trở thành chủ sở hữu của tất cả tài sản trong gia đình, thạm chí là sở hữu luôn cả tài sản của người vợ đem về nhà chồng khi kết hôn. Về vấn đề này quốc triều hình luật có điểm tiến bộ hơn, những tài sản do vợ chồng làm ra thì chia đôi, người còn sống sở hữu ½ phần của người chết sẽ chia thừa kế. Trước khi chia thừa kế phải dành lại 1/20 điền sản làm hương hỏa, tuy tiến bộ hơn song vị trí người phụ nữ trong xã hội phong kiến vẫn không được cải thiện. Đến 97-SL thì con cháu, vợ chồng của người để lại di sản được hưởng thừa kế. Từ đó đến nay vợ chồng bao giờ cũng được ghi nhận ở hàng thừa kế thứ nhất. Ở hàng thừa kế thứ nhất có hai mối quan hệ giữa những người có quyền hưởng di sản của nhau: Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng: Vợ - chồng là mối quan hệ giữa một người đàn ông với một người đàn bà trên cơ sở hôn nhân được pháp luật thừa nhận. Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là một quan hệ thừa kế mang tính hai chiều hay còn gọi là “thừa kế đối nhau”, “ thừa kế của nhau”, nghĩa là trong đó, khi bên này chết thì bên kia là người thừa kế ở hàng thứ nhất và ngược lại, khi bên kia chết thì bên này là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất. Căn cứ xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ hôn nhân. Theo điều 8, luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 thì “ hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. Mặt khác cũng tại điều 8 của luật trên quy định “ kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Vì thế, vợ - chồng được thừa kế di sản của nhau khi một bên chết, nếu vào thời điểm mở thừa kế mà quan hệ hôn nhân giữa họ về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên việc thừa nhận nam và nữ có quan hệ hôn nhân để theo đó xác định họ là vợ chồng, được thừa kế di sản của nhau theo hàng thừa kế thứ nhất rất khác nhau trong các giai đoạn lịch sử nhất định. Chẳng hạn, kể từ khi luật hôn nhân và gia đình 1959 của nước ta có hiệu lực ( luật này có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 1 năm 1960) thì chế độ hôn nhân tiến bộ với một vợ một chồng mới được xác lập ở nước ta. Vì vậy, trong giai đoạn này phải chấp nhận hậu quả của chế độ đa thê về hôn nhân do chế độ cũ để lại nên một người mà có nhiều vợ mà các quan hệ hôn nhân đó được xác lập trước ngày 13 tháng 1 năm 1960 vẫn phải được thừa nhận giữa họ có quan hệ thừa kế di sản của nhau theo quan hệ hôn nhân. Chính vì thế khi xác định quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa vợ và chồng cần lưu ý các trường hợp sau đây: Trường hợp thứ nhất, vợ chồng đã chia tài sản chung nhưng không ly hôn, sau đó một bên chết thì về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân của họ vẫn tồn tại. Do đó người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết. Trường hợp thứ hai, vợ chồng đã ly thân và về mặt tình cảm hầu như tình yêu giữa họ đã “chết” nhưng vì một lý do tế nhị nào đó nên họ không ly hôn thì dù về mặt tình cảm, hôn nhân giữa họ “đã chết” nhưng về mặt pháp lý, hôn nhân giữa họ vẫn đang tồn tại. Vì vậy, người còn sống vẫn được hưởng di sản của người đã chết. Trường hợp thứ ba,… khi một bên chết, dù người còn sống đang sống chung với người khác như vợ chồng một cách bất hợp pháp thì người đó vẫn được hưởng di sản của người đã chết. Trường hợp thứ tư,… vợ chồng đang xin ly hôn mà chưa được tòa án cho ly hôn hoặc đã đượ tòa án cho ly hôn nhưng quyết định hoặc bản án cho ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật mà một bên chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết. Trường hợp thứ năm,… nếu một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân đó đều được tiến hành trước ngày 13 tháng 1 năm 1960 ở miền Bắc ( ngày luật hôn nhân và gia đình 1959 có hiệu lực pháp luật) và trước ngày 25 tháng 3 năm 1977 ở miền Nam ( ngày áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật trên toàn quốc) thì khi người chồng chết trước tất cả các bà vợ ( nếu còn sống vào thời điểm người chồng chết) đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng. Ngược lại, chồng là người thừa kế thứ nhất của những người vợ đã chết trước người chồng đó. Trường hợp thứ sáu, nếu cán bộ, chiến sĩ đã có vợ ở miền Nam, sau khi tập kết ra miền Bắc, lấy vợ ở miền bắc mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì những người vợ đó đều là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của người chồng khi người chồng chết trước, và ngược lại khi những người vợ chết trước người chồng thì người chồng là người thừa ở hàng thứ nhất của người vợ đã chết. Trường hợp thứ bảy, đối với các trường hợp hôn nhân không dăng ký kết hôn nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế ( gồm các cuộc hôn nhân đwọc tiến hành trước ngày luật hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực pháp luật có đủ điều kiện kết hôn nhưng không dăng ký kết hôn) thì quan hệ vợ chồng giữa họ vẫn được thừa nhận và do vậy họ là người thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất. Trường hợp thứ tám, hai vợ chồng đã ly hôn nhưng sau đó quay lại sống chung với nhau trước ngày luật hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực pháp luật mà cuộc sống chung đó không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì họ vẫn được thừa nhận là có quan hệ vợ chồng theo hôn nhân nên vẫn là người thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất. Quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con: Quan hệ thừa kế giữa một bên là cha, mẹ với một bên là con cũng là quan hệ thừa kế mang tính hai chiều. Quan hệ này được xác định theo một trong hai căn cứ. Nếu căn cứ vào quan hệ huyết thống thì đó là những người có cùng dòng máu trực hệ trong phạm vi hai đời liền kề nhau. Trong đó, cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người đã sinh ra người đó và được pháp luật thừa nhận. Vì vậy, cha, mẹ của người do mình sinh ra dù trong hay ngoài giá thú nhưng được pháp luật thừa nhận đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất để hưởng di sản theo pháp luật khi người con chết. Và ngược lại, người con trong hay ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản do cha, mẹ mình để lại. Nếu căn cứ vào quan hệ nuôi dưỡng thì đó là quan hệ giữa những người nuôi dưỡng lẫn nhau theo cha - con, mẹ - con hoặc theo cha, mẹ - con. Cha nuôi, mẹ nuôi của một người là đã nhận người đó làm con nuôi của mình theo quy định của pháp luật. Cha nuôi, mẹ nuôi là những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của con nuôi khi người con nuôi đó chết và ngược lại, con nuôi là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của cha, mẹ nuôi khi cha, mẹ nuôi chết. Trong trường hợp một người vừa có con nuôi vừa có con đẻ thì họ vừa là người thừa kế ở hàng thứ nhất để hưởng di sản của người con nuôi khi người con nuôi đó chết, vừa là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của con đẻ khi người con đẻ đó chết. Ngược lại,một người đang là con nuôi của người khác thì họ vừa là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của cha, mẹ nuôi khi cha, mẹ nuôi chết, vừa là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của cha, mẹ đẻ khi ch, mẹ đẻ chết. Đối với trường hợp người nhận nuôi con không đăng ký việc nhận nuôi con nuôi con nuôi theo đúng quy định của pháp luật thì cha, mẹ nuôi với con nuôi chỉ là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của nhau khi được công nhận là con nuôi thực tế. Cần lưu ý rằng cụm từ “ cha, mẹ và con” còn được dùng để chỉ các quan hệ khác như quan hệ giữa cha, mẹ của một người với vợ của người đó ( quan hệ này còn được gọi là cha, mẹ chồng với con dâu) hoặc giữa cha, mẹ của một người với chồng của người đó ( quan hệ này được gọi là cha, mẹ vợ với con rể). nhưng trong các trường hợp nói trên, không có căn cứ để xác định mối quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa họ. Vì thế, con dâu không phải là người thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ chồng, con rể không phải là người thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ vợ. Tuy nhiên, nếu người con dâu tham gia lao động chung trong gia đình cha, mẹ chồng, góp công sức trong việc xây dựng khối tài sản của gia đình cha, mẹ chồng thì người con dâu đó có quyền hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp của mình trong khối tài sản chung hiện có với tư cách là một đòng chủ sở hữu. Vì vậy, trước khi chia di sản của cha, mẹ chồng cho những người thừa kế cần phải tách từ khối tài sản đó phần tài sản thuộc quyền của người con dâu. Người con rể trong trường hợp tương tự trên cũng được đảm bảo quyền lợi như người con dâu. Ngoài ra, cụm từ trên còn được dùng để chỉ quan hệ giữa con của một người với vợ kế của người đó hoặc giữa con của một người với chồng kế của người đó. Các quan hệ này được BLDS (cả 1995 và 2005) gọi là “quan hệ giữa con riêng với bố dượng mẹ kế” Khi xác định về quan hệ thừa kế giữa những người này, điều 679 BLDS năm 2005 đã quy định: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản theo quy định tại điều 676 và điều 677 bộ luật này”. Điều luật trên quy định về hai mối quan hệ: quan hệ giữa con riêng với bố dượng: là quan hệ giữa người chồng với con riêng của người vợ. Quan hệ giữa con riêng với mẹ kế: là quan hệ giữa người vọ với con riêng của chồng. các bên trong hai mối quan hệ nói trên không có quan hệ huyết thống nên về nguyên tắc thì họ không phải là người thừa kế theo pháp luật của nhau. Tuy nhiên, nếu giữa họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau thì họ được xác định tương tự như cha mẹ nuôi với con nuôi và vì thế họ sẽ là người thừa kế ở hàng thứ nhất của nhau nhưng không đương nhiên mang tính hai chiều như quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi. Cụ thể là: nếu bố dượng chăm sóc, nuôi dưỡng và coi con riêng cả vợ như con của mình thì khi người con đó chết, bố dượng sẽ là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của người con đó. Nếu con riêng của người vợ chăm sóc, nuôi dưỡng và coi bố dượng như cha mình thì khi bố dượng chết, con riêng của người vợ mới được coi là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của bố dượng. quan hệ thừa kế giữa con riêng của chồng với mẹ kế cũng được xem xét tương tự như trên. Tuy nhiên, như thế nào được coi là có “ quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” là một vấn đề hết sức khó khăn trong thực tiễn. thực tế cho thấy khi con riêng và mẹ kế cũng như con riêng và bố dượng không ở chung và sinh hoạt cùng một gia đình thì không thể xác định giữa họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng trong khi những người con đó thật sự về mặt tình cảm đã coi mẹ kế như mệ đẻ, coi bố dượng như bố đẻ của mình và mặc dù không sống cùng nhà nhưng họ luôn luôn quan tâm và thường gửi tiền cũng như các vật chất khác để phụng dưỡng bố dượng mẹ kế. ngược lại có trường hợp tuy ở cùng nhà với nhau nhưng giữa họ “ bằng mặt nhưng không bằng lòng” nên việc xác định giữa họ có chăm sóc, nuôi dưỡng nhau “như cha con, mẹ con” là hết sức khó khăn. Thiết nghĩ vấn đề này cần có văn bản hướng dẫn thêm. Khác với pháp luật nước ta pháp luật Nhật bản chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Đức nên không xếp vợ chồng vào một hàng thừa kế nào. Bởi lẽ pháp luật Nhật bản quy định hàng thừa kế ths nhất dựa trên quan hệ huyết thống trực hệ. do vậy, vợ chồng không thuộc hàng thừa kế thứ nhất do vợ chồng không có quan hệ huyết thống. thế nhưng những người này có tư cách thừa kế theo pháp luật và được hưởng một phần di sản được ấn định theo mối liên hệ thân thuộc giữa người chết và những người thừa kế được gọi là do huyết thống. ngoài ra pháp luật Nhật bản không coi quan hệ nuôi dưỡng là cơ sở xác định diện và hàng thừa kế. có trường hợp những người được hưởng thừa kế cùng một lúc nhưng lại không được hưởng di sản như nhau. Trong trường hợp có hai người thừa kế cùng hàng thì phần của người chồng và người vợ để lại di sản sẽ được hưởng theo nguyên tắc nhất định. Ví dụ trong trường hợp ở hàng thừa kế thứ nhất thì phần của các con là 2/3 và của vợ chồng là 1/3. So với pháp luật các nước, quy định về hàng thừa kế thứ nhất của nước ta rất phù hợp với truyền thống gia đình Việt Nam. Những người thuộc hàng thứ nhất có mối quan hệ thân thuộc gần gũi nhất được xây dựng trên nền tảng gia đình. Trong đó các thành viên trong gia đình có bổn phận và trách nhiệm cùng nhau duy trì cuộc sống gia đình và nuôi dạy con cái. Ngược lại, con cái có nghĩa vụ yêu thương, kính trọng và phụng dưỡng cha mẹ. pháp luật thừa kê Việt Nam còn thể hiện tính nhân đạo trong việc chia di sản thừa kế trong trường hợp nếu việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của một bên vợ hoặc chồng. vì vậy tại khoản 3 điều 131 luật HNGĐ 2000 và nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP tòa án nhân dân tối cao quy định nếu việc chia di sản gây khó khăn như không có chỗ ở, mất nguồn tư liệu sản xuất thì tòa án cần giải thích cho những người chia di sản là họ mới chỉ có quyền yêu cầu xác định phần di sản mà họ được hưởng. sau thời hạn 3 năm mới có quyền yêu cầu chia di sản. trong thời gian này bên còn sống là vợ hoặc chồng của người chết chưa kết hôn với người khác. Quy định này nhằm đảm bảo cuộc sống của vợ hoặc chồng của người chết lúc khó khăn mang đầy ý nghĩa nhân đạo của pháp luật Việt Nam.Tóm lại hàng thừa kế thứ nhất họ được hưởng di sản ngang nhau và là những người được thừa kế đầu tiên theo pháp luật khi mở thừa kế. chỉ khi nào không có ai trong số họ hoặc có nhưng không thuộc trường hợp tại khoản 1 điều 643 BLDS năm 2005 hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoạc từ chối quyền hưởng di sản thì pháp luật mới xét đến hàng thừa kế thứ hai. Về hàng thừa kế thứ hai: điểm b khoản 1 điều 676 BLDS năm 2005 quy định những người thuộc hàng thừa kế thứ hai bao gồm: “ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;” Trong đó, những người thuộc bề trên bao gồm: ông bà nội ngoại. Ngang bậc: anh, chị, em ruột và bề dưới: các cháu. Những người thuộc hàng thừa kế thứ hai được xét trên mối quan hệ nuôi dưỡng này sẽ được ưu tiên hưởng di sản theo pháp luật khi không ai nhận thừa kế theo thứ tự ở hàng thừa kế thứ nhất. có thể nhận thấy rằng những người thuộc hàng thừa kế thứ hai có mối quan hệ thân thiết khá gần với người để lại di sản. tuy nhiên, ông bà, anh chi em ruột, các cháu không thể đặt vị trí ngang hàng với cha mẹ, vợ chồng, con của người để lại di sản được. Ở hàng thừa kế thứ hai có hai mối quan hệ giữa những người có quyền hưởng di sản của nhau Quan hệ thừa kế giữa ông bà với cháu: Theo điểm b khoản 1 điều 676 BLDS năm 2005 thì căn cứ để xác định mối quan hệ thừa kế này là hoàn toàn dựa vào quan hệ huyết thống mà không dựa vào quan hệ nuôi dưỡng. Pháp luật không đương nhiên thừa nhận giữa cha đẻ, mẹ đẻ của một người với người con nuôi của người đó có quan hệ thừa kế. vì vậy ông nội, bà nội của một người là người đã sinh ra cha đẻ của người đó, ông ngoại, bà ngoại của một người là người đã sinh ra mẹ đẻ của người đó. Trước đây, trong bộ luật dân sự năm 1995 không xếp cháu vào hàng thừa kế thứ hai của ông bà nên quan hệ thừa kế này chỉ có một chiều, nhưng theo BLDS năm 2005 thì quan hệ thừa kế này là thừa kế hai chiều vì cháu đã được xếp vào hàng thừa kế thứ hai của ông, bà. Do vậy, nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại còn sống vào thời điểm người cháu của mình chết sẽ là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ hai của người cháu đó. Ngược lại, khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết thì cháu của người chết sẽ là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ hai của người đó. Cũng theo quy định của điểm b nói trên thì khi ông, bà chết chỉ có cháu ruột mới được thừa kế di sản của ông, bà ở hàng thừa kế thứ hai. Tuy nhiên cũng cần bàn thêm rằng khi cháu chết thì ông, bà nuôi(cha, mẹ nuôi của cha, mẹ đẻ người chết hoặc cha, mẹ của cha, mẹ nuôi người chết) có được hưởng di sản của người cháu đó theo hàng thừa kế thứ hai không, vì vấn đề này điểm b nói trên chưa quy định cụ thể. Nếu theo tinh thần của Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19 tháng 10 năm 1991 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “ con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹ của người nuôi dưỡng” thì con nuôi của một người muốn được xác định có quan hệ ông cháu, bà cháu với cha, mẹ của cha, mẹ nuôi của mình phải được sự thừa nhận của người đó. Tuy nhiên, khi giải quyết thừa kế theo mối quan hệ này, nên xác định thành hai trường hợp: Thứ nhất, nếu ông, bà là cha, mẹ nuôi của cha, mẹ đẻ người chết thì cần xác định ông, bà là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của người đó. Thứ hai, nếu người chết là con nuôi của con đẻ hay con nuôi của ông, bà thì ông, bà không đương nhiên là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của người chết. Quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột với em ruột:Đây là quan hệ thừa kế giữa hai bên, trong đó một bên hoặc là anh ruột hoặc là chị ruột hoặc là cả anh ruột, chị ruột và một bên là em ruột. quan hệ thừa kế này được hình thành theo một căn cứ duy nhất là quan hệ huyết thống, bao gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ cùng một đời. tuy nhiên, như thế nào được gọi là “anh, chị, em ruột” còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Pháp luật phong kiến Việt Nam cũng như một số văn bản pháp luật trước đây của nước ta như thông tư 81 xác định “anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha” là khác với “anh, chị, em ruột”(nói như vậy vì thông tư 81 quy định hàng thừa kế thứ hai bao gồm: “ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha…” theo đó, người ta vẫn thường hiểu rằng chỉ có anh, chị, em cùng cha cùng mẹ mới được coi là anh, chị, em ruột. thiết nghĩ những người có liên quan về huyết thống với nhau thì được coi là ruột dù huyết thống giữa họ chỉ về bên người cha hay chỉ về bên người mẹ. Theo cách hiểu này thì một người sinh ra bao nhiêu người con thì tất cả những người đó đều là anh, chị em ruột của nhau. Như vậy, anh, chị, em ruột bao gồm: những người có cùng cha, cùng mẹ, những người có cùng mẹ tuy khác cha, những người có cùng cha tuy khác mẹ. Quan hệ thừa kế giữa anh, chị, em ruột với nhau là quan hệ thừa kế hai chiều. nghĩa là trong quan hệ này nếu anh hoặc chị hoặc cả anh, chị chết thì em ruột sẽ là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai để hưởng di sản của anh, chị đã chết. ngược lại nếu em chết thì anh, chị sẽ là những người ở hàng thừa kế thứ hai để hưởng di sản của người em đã chết. Cần lưu ý rằng không hình thành quan hệ thừa kế giữa anh, chị, em từ quan hệ nuôi dưỡng, vì vậy trong trường hợp một người vừa có con nuôi, vừa có con đẻ thì giữa con nuôi và con đẻ của người đó không phải là anh, chị, em ruột của nhau nên họ không phải là người thừa kế theo pháp luật của nhau. Khác với nước ta, hàng thừa kế thứ hai của Nhật bản bao gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ bề trên, với điều kiện giữa những người đứng ở mức độ khác nhau trong mối quan hệ huyết thống thì người nào gần hơn sẽ được ưu tiên hưởng di sản. Do vậy có thể suy đoán bố mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại là những người bề trên thuộc hàng thừa kế thứ hai theo pháp luật Nhật bản. Trong đó bố mẹ đẻ có quan hệ huyết thống gần nhất nên sẽ được ưu tiên hưởng di sản của người chết. Về hàng thừa kế thứ ba: theo điểm c khoản 1 điều 676 BLDS năm 2005 những người thuộc hàng thừa kế thứ ba bao gồm: : “cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột,cậu ruột, cô ruột,dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.” Tương tự ở hàng thừa kế thứ hai, BLDS 2005 đã bố sung thêm “chắt ruột…” quy định này thay thế cho sự bất hợp lý về quyền lợi của chắt khi không thuộc diện thừa kế của cụ nội, cụ ngoại tại điều 679 BLDS năm 1995. ở hàng thừa kế thứ ba gồm hai mối quan hệ sau đây: Quan hệ thừa kế giữa cụ với chắt: Nếu xét đơn thuần về huyết thống thì cụ nội với một người đã sinh ra ông nội hoặc bà nội của người đó. Cụ ngoại của một người là người đã sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó. Như vậy, các cụ của một người là những người đã sinh ra ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người đó, người đó là chắt của các cụ. Điểm c khoản 1 điều 676 đã phân biệt các cụ thành cụ nội, ngoại trong khi việc phân biệt nội, ngoại không quan trọng và không cần đặt ra vì các cụ ngang quyền nhau khi hưởng di sản mà chát để lại. các cần phải xác định là cụ ruột hay không thì điểm c nói trên lại không quy định cụ thể. Căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa cụ với chắt cũng giống căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa ông, bà với cháu. Quan hệ giữa ông, bà với cháu cũng như quan hệ giữa cụ với chắt là quan hệ ngành dọc theo một chuỗi thế hệ từ đời thứ nhất đến đời thứ ba( ông, bà,- cháu), hoặc đến đời thứ tư(cụ - chắt). Trong chuỗi thế hệ đó chỉ đơn thuần là huyết thống nhưng cũng rất nhiều trường hợp có thể đan xen cả huyết thống, cả nuôi dưỡng. Chẳng hạn, đời thứ nhất(A) đối với đời thứ hai(B) là quan hệ nuôi dưỡng nhưng đời thứ hai đối với đời thứ ba(C) là quan hệ huyết thống, đời thứ ba đối với đời thứ tư(D) lại là quan hệ nuôi dưỡng (B là con nuôi của A nhưng C lại là con đẻ của B và D là con nuôi của C). Về mặt pháp lý, luật chỉ quy định rằng khi chắt đứng vào hàng thừa kế thứ ba để hưởng di sản của cụ thì phải là “chắt ruột của người chết” còn khi cụ ở hàng thừa kế thứ ba để hưởng di sản của chắt thì luật chưa xác định là cụ ruột hay không. Từ đó chúng ta thấy rằng việc xác định giữa cụ và chắt có quan hệ thừa kế với nhau trong trường hợp nào là một việc hết sức khó khăn. Theo nguyên tắc bình đẳng trong thừa kế nên nếu là chắt ruột mới được hưởng di sản của cụ thì cũng phải là cụ ruột thì mới được hưởng di sản của chắt. Tuy nhiên, do sự đan xen về huyết thống và nuôi dưỡng nói trên nên trong thực tế nếu mọi trường hợp nhất nhất đều áp dụng theo nguyên tắc sẽ có nhiều bất cập. Theo quy định của điểm c khoản 1 điều 676 BLDS năm 2005 thì quan hệ thừa kế giữa các cụ và chắt được xác định như sau: khi chắt chết, các cụ là người thừa kế ở hàng thứ ba của chắt và ngược lại, khi cụ chết, chắt ruột là người thừa kế ở hàng thứ ba để hưởng di sản thừa kế của người cụ đã chết để lại. Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột: Mỗi một địa phương có cách gọi, xưng hô giữa các thành viên trong một đại gia đình một cách khác nhau. Chẳng hạn, cũng là chị của mẹ nhưng ở vùng Trung du Bắc bộ được gọi là “bá” ở vùng châu thổ sông Hồng gọi là “già”, em gái của mẹ gọi là “dì”…nhưng ở miền Trung thì em gái hay chị gái của mẹ đều được gọi là “dì” (vì thế, các con của chị em gái được gọi là : “đôi bạn con dì”). Hoặc, “bác” ở miền Trung có nghĩa là anh trai của bố, nhưng ở một số nơi khác thì “ bác” có thể là chị gái của bố hoặc chị gái của mẹ .Vì vậy, hiểu một cách chung nhất thì bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của một người là anh ruột, chị ruột, em ruột của cha đẻ hoặc mẹ đẻ của người đó. Cơ sở hình thành mối quan hệ thừa kế giữa những người này là quan hệ huyết thống bàng hệ giữa hai đời liền kề nhau. Đây là những người có quyền hưởng di sản của nhau theo hàng thừa kế thứ ba, nghĩa là khi cháu chết trước thì chú, bác, cô, dì, cậu ruột nếu còn sống là những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của cháu. Ngược lại, nếu cô, dì, chú, bác, cậu ruột chết thì cháu là người thừa kế ở hàng thứ ba của người chết. Về nguyên tắc, những cá nhân thuộc hàng thừa kế được hưởng phần di sản ngang nhau. Thứ tự ưu tiên hưởng di sản theo hàng là thứ tự tuyệ đối không bao giờ có trường hợp hai cá nhân thuộc hai hàng thừa kế khác nhau cùng hưởng di sản theo pháp luật. Những cá nhân không được quyền hưởng di sản theo quy đinh của pháp luật, những cá nhân từ chối nhận di sản một cách hợp pháp thì không được hưởng thừa kế theo hàng. Tóm lại thứ tự ưu tiên ở ba hàng thừa kế là tuyệt đối những người ở hàng sau sẽ được hưởng di sản khi không còn hoặc không có người được hưởng di sản ở hàng trước. Có thể nói, cách chỉ định những người thuộc các hàng thừa kế là do pháp luật quy định. Bây giờ có tách bậc thừa kế nào ra theo quan hệ nào đó cũng chỉ là quan điểm lập pháp chứ không còn là trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVề hàng thừa kế qui định tại điều 676 BLDS- một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Tài liệu liên quan