Tiểu luận Về internet và biện pháp quản lý website, blog và báo mạng

MỤC LỤC

BÁO MẠNG – INTERNET 1

1. Internet là gì? 1

2. Nhà báo với Internet 4

3.Thực trạng cấp phép và quản lý nội dung website, Blog và báo mạng hiện nay ở Việt Nam 5

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2993 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Về internet và biện pháp quản lý website, blog và báo mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ --------------- TIỂU LUẬN BÁO CHÍ VỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG ĐỀ TÀI: ANH (CHỊ) HIỂU GÌ VỀ INTERNET VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ WEBSITE, BLOG VÀ BÁO MẠNG BÁO MẠNG – INTERNET Báo mạng - Internet la loại hình báo chí mới xuất hiện trong những năm gần đây, gắn liên với sự xuất hiện của mạng thông tin toàn cầu Internet. Ở nước ta hiện nay, có thể thấy rằng đầy là một trong những loại hình báo chí đầy ưu thế, gắn liền với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Sự xuất hiện của Internet đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thông tin - làm thay đổi nhiều mặt trong cuộc sống con người. Internet lớn hơn và lan rộng hơn so với truyền hình. Khi có sự kiện xảy ra, tin tức thông qua mạng Internet ngay lập tức lan rộng khắp thế giới trong khi truyền hình còn chưa kịp dàn dựng để phát song… Với loại hình báo chí mới này, người ta có thể vừa học (trên màn hình), đồng thời có thể xem như xem ti ti, hoặc còn có thể nghe nhân chứng trực tiếp phát biểu giống như khi đang lắng nghe một chương trình phát thanh qua radio. Một trong những nguyên nhân khiến cho internét nhanh chóng chinh phục giới trẻ vì nó phản ánh được tính cá nhân trong xã hội hiện đại. Ngoài ra nó còn mang tính tức thời và khả năng tương tác rất lớn… “phải mất ròng rã 38 năm cho chiếc radio làm cuộc hành trình thâm nhập vào 50 triệu gia đình Mỹ và 13 năm cho truyền hình thực hiện cuộc chinh phục tương tự. Nhưng với internét chỉ cần vài năm đã lan rộng khắp thế giới. Về tương quan giữa các loại hình báo chí, từ năm 1927, đã có người e ngại rằng: “Nếu tin tức được công chúng biết qua radio thì không có lí do gì để người ta phải mua báo” 25 năm sau đó, nhiều người lại lo ngại cho số phận của báo in và phát thanh trước sự xuất hiện của truyền hình. Bây giờ Internet đã trở thành chủ đề chính khi nói đến sự suy giảm của báo in, báo nói, báo hình. Như vậy cũng đủ để hiểu Internet mạnh đến mức nào. 1. Internet là gì? Mạng thông tin toàn cầu Internet là một hệ thống liên kết nhiều mạng máy tính khác nhau trên thế giới, là công nghệ thông tin mới, tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Một số người coi coi Internet là phát minh quan trọng nhất kể từ khi máy in ra đời. Nơi khởi xướng việc nghiên cứu và phát minh ra mạng này là Bộ Quốc phòng Mỹ vào năm 1969, với mục tiêu ban đầu là thiết lập một mạng truyền thông liên kết các hệ thống xử lý thông tin của các trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Năm 1986, với việc xõy dựng mạng đường trục liên kết tất cả các trung tâm máy tính siêu lớn với nhau, mạng Internet chính thức ra đời. Cùng với sự phát triển của công nghệ tin học và công nghệ viễn thông, mạng Internet đã được phát triển rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới nhằm cung cấp vào trao đổi thông tin trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, giáo dục… Hiện nay, trên thế giới, số người hòa mạng Internet đã lên đến hàng trăm triệu. Những số liệu này có thể thay đổi từng ngày với sự phát triển của tin học. Mạng Internet là xu hướng phát triển của thế giới hiện đại, là phương thức thông tin cực nhanh với khả năng truyền tải dữ liệu rất lớn. Thông qua mạng Internet, các nhà nghiên cứu khoa học, nhà báo, nhà giáo dục, doanh nhân… có thể trao đổi thông tin với nhau hoặc truy nhập thông tin của nhau một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng. Trên mạng Internet, người sử dụng có thể tìm thấy thông tin dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh và cả hình ảnh động. Với số lượng trang chủ (website), tăng nhanh - từ 130 trang năm 1993 lên đến 1,5 triệu năm 1999, tăng mỗi tháng 2 lần - nếu biết cách tìm kiếm bạn có thể thấy hầu hết những thông tin mà bạn muốn biết từ khắp nơi trên thế giới trong một thời gian cực ngắn. Các thông tin dữ liệu trên mạng Internet được chia thành hai loại: - Thông tin mở chó công cộng: thường là thông tin về văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học kỹ thuật, kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học… Bất cứ người sử dụng nào đều có khả năng khai thác và nhận loại thông tin này. - Thông tin không mở cho công cộng: là thông tin đi sâu vào các chuyên ngành do các tổ chức có mạng con hoặc máy tính chủ ở rất nhiều nước trên thế giới xây dựng để phục vụ cho nhu cầu riêng của các thành viên của họ. Các thông tin này được bảo mật rất cao. Nếu muốn truy nhập, người sử dụng phải liên hệ với ban quản lý mạng hoặc người chủ của máy tính chủ để xin phép. Ngoài ra, có thể nêu ra đây một vài tính năng cụ thể của Internet: Thư điện tử: là dịch vụ được sử dụng nhiều nhất. Tại nhà, vào bất cứ lúc nào bạn có thể gửi và nhận thư từ khắp nơi trên thế giới trong một khoảng thời gian rất ngắn, giá thành rẻ hơn gửi thư qua bưu điện gấp nhiều lần. Dịch vụ truyền file: cho phép người sử dụng gửi và nhận các tệp thông tin dữ liệu. Các tệp thông tin có thể dưới dạng văn bản, hình ảnh hoặc các tệp hỗn hợp. Nếu là học viên của một lớp học từ xa, bạn có thể nhận sách cùng các tài liệu nghiên cứu khác qua mạng Internet. Cửa hàng điện tử: Nếu coi mạng Internet là một “cửa hàng” nơi bạn có thể đặt mua bất cứ thứ gì nếu bạn muốn - tủ sách vở, quần áo đến đồ dùng… thì đây là cửa hàng với sự tham gia của cả thế giới. Mua ở cửa hàng điện tử thường là mua trực tiếp từ nơi sản xuất nên giá thấp hơn so với bên ngoài. Ở Việt Nam hiện nay dịch vụ này chưa được phổ biến vì lượng thuê bao Internet còn nhỏ (khoảng 100.000 người. Ngoài ra, với mạng Internet bạn có thể tham gia hội nghị chuyên đề, lớp học từ xa, học tiếng Anh, tìm kiếm các học bổng du học nước ngoài … Có thể nói, Internet mở ra cánh cửa tiếp cận với các ngân hàng dữ liệu chứa những lượng thông tin khổng lồ về mọi vấn đề của hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, cũng cần thận trọng với thông tin trên Internet. Trong chừng mực nào đó, mạng Internet vẫn là “thế giới chưa có luật pháp”; thông tin đưa lên mạng đa phần là những thông tin không được kiểm tra, kiểm duyệt nên có những thông tin không đáng tin cậy hoặc ít bổ ích, thậm chí còn độc hại. 2. Nhà báo với Internet Trong báo chí truyền thông, nhà báo đóng vai trò trung tâm: là người khai thác và cung cấp thông tin cho công chúng qua các phương tiện truyềnthông. Công chúng chủ yếu tiếp cận với các nguồn tin thông qua vai trò trung gian của nhà báo và họ hoàn toàn phụ thuộc vào báo chí để lựa chọn thông tin. Với Internet, mối quan hệ lâu đời giữa nguồn tin - nhà báo - công chúng đã thay đổi: các cơ quan, tổ chức, đoàn thể… đểu có thể thiết lập các website và đưa thông tin lên mạng. Chỉ cần truy nhập vào mạng, công chúng sẽ được tiếp cận trực tiếp với nguồn tin. Liệu trong một thế giới mà mọi người có thể tiếp xúc trực tiếp với thông tin thì vài trò của nhà báo có còn không? Trên thế giới đã từng có những phỏng đoán sai lầm về sự cáo chung của nghề báo. Họ cho rằng trong 30 năm tới sẽ không còn báo viết. Nhưng rồi cũng chính họ đã nhanh chóng hiểu ra rằng, công chúng hiện nay đang bị đè nặng và chìm ngập trong làn sóng thông tin và họ rất khao khát sự thật; rằng hơn bao giờ hết công chúng đang cần những nhà báo tài năng, có khả năng lựa chọn tin tức trong mớ bòng bong thông tin để đưa chúng trở lại đúng khung cảnh và trình bày những thông tin này một cách dễ hiểu. Thực tế cho thấy, trong một thế giới mà thông tin rất phong phú, thậm chí siêu phong phú, vai trò của nhà báo là cực kỳ quan trọng. Trong vai trò một nhà phân tích, giải thích, bình luận sâu các sự kiện, nhà báo đem lại ý nghĩa cho các thông tin. Họ hướng dẫn cho công chúng tập trung vào những nguồn tin đáng tin cậy và tố cáo những thông tin trực tuyến có nội dung sai lệch. Để làm được điều đó, nhà báo phải không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực chuyen môn, hiểu biết về mọi mặt đời sống và cần phải năng động trong việc tìm kiếm sự thật, sự đúng đắn, công bằng. Có nhà báo nước ngoài đã nói một cách thật chính xác là: “Quyền lực thực sự của nhà báo xuất phát từ uy tín của họ đối với công chúng. Không có uy tín này, quyền lực của họ chỉ là con số 0”. Cho dù đó là phương tiện thông tin nào đi nữa thì khi thông tin cũng không được vi phạm các nguyên tắc: nhanh chóng, kịp thời, chính xác, có sự kiểm tra. Trong thế giới bùng nổ thông tin, đạo đức nhà báo cũng được đề cao hơn bao giờ hết. Thông tin càng đa dạng, phức tạp, phương tiện truyền thông càng hiện đại thì đòi hỏi trách nhiệm của nhà báo trước công chúng càng lớn. Một thông tin sai lệch, thiếu sự chọn lọc có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Khi xử lý thông tin, ngoài lập trường giai cấp vững vàng, quan điểm rõ ràng, nhà báo cần có cái tâm trong sáng, không vụ lợi, không vì mục đích cá nhân, có ý thức bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động. Trong bất cứ thời đại nào thì vấn đề đạo đức nhà báo vẫn là những giá trị chuẩn mực của báo chí. Như vậy cuộc cách mạng thông tin với sự ra đời của máy vi tính và đặc biệt là sự xuất hiện mạng thông tin toàn cầu Internet đã làm thay đổi rất nhiều thói quen xưa cũ của nhà báo. Ngày nay, với máy tính cá nhân tại nhà, các nhà báo có thể làm gần trọn vẹn cả một quy trình sản xuất báo chí: từ khai thác tài liệu, viết bài và gửi bài (nếu cơ quan báo đó hòa mạng). Tất cả các công việc đó chỉ phải tiến hành trong thời gian rất ngắn. Hiện nay, ở Việt Nam có hàng chục cơ quan báo chí hào mạng và nhiều ngành, nhiều cơ quan cũng có trang Web trên mạng Internet. Với một máy tính đã nối mạng, bạn có thể nắm được rất nhiều thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh trong một thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên, cuộc cách mạng thông tin này cũng có mặt trái của nó. Một bộ phân những thông tin trực tuyến đưa lên mạng là sai lệch hoặc không đáng tin cậy và cần có sự kiểm chứng thông tin. Và một điều cũng cần nhắc tới là, để khai thác tốt thông tin trên Internet nhà báo phải giỏi tiếng Anh. 3.Thực trạng cấp phép và quản lý nội dung website, Blog và báo mạng hiện nay ở Việt Nam Những biện pháp quản lý, cấp phép thiết lập website và hoạt động Internethiện nay vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, dẫn đến sự nhiêu khê, rối rắm khiến rất nhiều doanh nghiệp ngần ngại khi muốn ứng dụng các tiện ích Internet vào hoạt động thương mại… Hiện nay, Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet. Trang tin điện tử (website) được định nghĩa là loại hình bản tin thực hiện trên mạng Internet. Mọi các nhân hay pháp nhân đều phải chấp hành các quy định về hoạt động Internet và chịu trỏch nhiệm trước pháp luật về nội dung của website (theo nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23-8-2001 về “Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet” và “Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet”, ban hành theo quyết định 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10-10-2002 - NĐ55). Nhưng các đối tượng ghi trong khoản 1, điều 3 của Quy chế quản lý lại là “Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước, cơ quan, tổ chức doanh nghiệp nước ngoài, các pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet chịu sự điều chỉnh của quy chế này”. Quy chế không đề cập đến trường hợp cá nhân và nhóm cá nhân. Như vậy, mọi cá nhân có thể thiết lập website mà không buộc phải được cấp phép. Điều kiện cấp phép cũng có sự khác nhau về thủ tục giữa pháp nhân Việt Nam và nước ngoài. Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam, cần có các điều kiện sau: văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản; phải xác định rõ loại hình thông tin cung cấp, nội dung, các chuyên mục, tần số cập nhật thông tin; có người đủ thẩm quyền chịu trách nhiệm về nội dung và có nghiệp vụ quản lý thông tin; có đủ phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc cung cấp thông tin, có địa chỉ miền trên Internet hợp lệ. Cần hiểu địa chỉ miền trên Internet hợp lệ là tên miền Việt Nam do Trung tâm Internet Việt Nam cấp (theo “Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet” ban hành kèm quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT ngày 26-5-2003 của Bộ Bưu chính-Viễn Thông). Nói cách khác, các tên miền quốc tế - không có đuồi.vn-đều không được cấp phép. Như vừa nêu, Quy chế quản lý không buộc các website cá nhân xin phép nhưng lại đưa ra những đòi hỏi không cần thiết, phi thực tế - nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH - khi xin cấp phép thiết lập website, như : phải có “Văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản” (khoản 1, điều 6), “Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản” (Khoản 1, điều 7); hoặc những quy định thừa như: “Có người dù thẩm quyền chịu trách nhiệm về nội dung thông tin, có nghiệp vụ quản lý thông tin. Có đủ phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc cung cấp thông tin, có địa chỉ miền trên Internet hợp lệ”. Việc Quy chế quản lý buộc doanh nghiệp xác định tần số cập nhật thông tin (dường như nhằm quản lý định kỳ xuất bản của báo chí) không cần thiết cho các nhà quản lý mà chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp, vì việc cập nhật phải được thực hiện theo yêu cầu thực tiễn. Việc chỉ cấp phép cho các địa chỉ tên miền có đuôi .vn cũng hạn chế tính phổ biến, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có nhu cầu hướng giao dịch thương mại ra thị trường quốc tế. Để đối phó với quy định này, các doanh nghiệp thường sử dụng hai tên miền cho cùng một website; một tên miền hợp lệ để xin cấp phép và một tên miền quốc tế để tiện giao dịch. Lướt qua một loạt các website mang tiên miền Việt Nam, không thể chắc là tất cả đều đã có giấy phép cua Bộ Văn hóa - Thông tin là. Việc cấp phép và quản lý đối với hoạt động xuất bản, phát hành các ấn phẩm và thiết lập, điều hành website là hai việc hoàn toàn khác nhau. Các doanh nghiệp thiết kế, xây dựng bvs la hai việc hoàn toàn khác nhau. Các doanh nghiệp thiết kế, xây dựng website chỉ nhận thực hiện phần kỹ thuật, còn thủ tục xin cấp phép, chủ website phải tự lo. Vì thế khá nhiều doanh nghiệp muốn lập trang web nhưng lại e ngại thủ tục xin cấp phép. Thế là cánh cửa đi vào xa lộ thông tin khép lại trước mặt họ, những dự định làm quen với thị trường thương mại điện tử phải gác lại… Mặt khác, có lẽ cũng nên có cái nhìn rộng hơn về khái niệm website. Định nghĩa website là một trang tin điện tử, là loại hình bản tin thực hiện trên mạng Internet chỉ đúng khi hiểu ở nghĩa rất rộng. Nhưng dùng định nghĩa này để đánh động website với một ấn phẩm báo chí, xuất bản để quản lý thì sẽ hạn chế tác dụng chia sẻ (mặt tích cực) của Internet. Thực tế, một website có thể là một tờ báo điện tử, có thể là một thư điện tử, một diễn đàn sôi động, có thể đơn giản là một brochure, catalogue không cần cập nhật thường xuyên, cũng có thể là một siêu thị điện tử… Tất cả mọi hình thức website đều được xem xét để cấp phép bởi một thủ tục, hồ sơ mẫu như nhau e sẽ gây phiền toái và sự ngại ngần cho các doanh nghiệp, tổ chức muốn khai thác các tiện ích của thời đại công nghệ thông tin. Thực tế, không ai có thể đưa ra con số website hiện có của cá nhân và tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp (trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam). Một nguồn tin từ cơ quan cấp giấy phép thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin là cho biết, cho đến nay chỉ có khoảng hơn hai trăm website đã được cấp giấy phép hoạt động. Đó là một con số quá nhỏ so với thực tế. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 71.doc