MỤC LỤC
I- KHÁI NIỆM 2
II- ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA TIỂU PHẨM 3
1- Tính trào phúng: 3
2- Tính châm biếm: 4
3- Tính đả kích 5
4- Cái hài trong Tiểu phẩm: 6
5- Tính hài kịch trong tác phẩm tiểu phẩm: 7
III- ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP PHẢN ÁNH CỦA TIỂU PHẨM BÁO CHÍ 8
1- Đối tượng 8
2- Mục tiêu 8
3- Phương pháp 8
IV- ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA TIỂU PHẨM BÁO CHÍ 9
1- Nội dung: 9
2- Kết cấu về hình thức 9
3- Ngôn ngữ: 10
4- Các biện pháp gây cười: 11
5- Phương pháp thể hiện: 11
V. NGHỆ THUẬT VIẾT TIỂU PHẨM 14
1- Chọn đề tài và chủ đề 14
2- Thủ thuật: 15
VI- KẾT LUẬN 16
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5861 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Về tiểu phẩm báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộc lộ trực tiếp nhân cách, cá tính của tác giả, để lại ấn tượng nhẹ nhàng, khoáng đạt.
Mẫu mực của thể loại văn tiểu phẩm ở phương Tây có thể tìm thấy qua tập tiểu phẩm của Môngten (1533-1592), các bài tiểu phẩm của Vônte, Điđơrô, Letxinh, Hecđơ, Punskin, Giecxen... ở phương Đông, văn tiểu phẩm có truyền thống lâu đời nhưng có sự nở rộ của của chúng gắn liền với ý thức về nhân cách, cá tính. Tiêu biểu cho thể loại văn tiểu phẩm phương Đông là Tiểu phẩm của Liễu Tông Nguyên, Âu Dương Tu, Chu Tư Thanh, Băng Tâm... ở Trung Quốc, là “Vũ Trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ ở Việt Nam.
Ngày nay, nhiều phương tiện truyền thông đã ra đời và ngày một phát triển có tính chất quy mô như vô tuyến truyền hình, phát thanh... Tuỳ theo phương thức truyền thông của của mỗi loại hình mà các cách thể hiện tiểu phẩm báo chí cũng có nhiều dạng khác nhau. Ngoài những hình thức truyền thống là văn xuôi, thể trào phúng còn có trong ca dao, kịch ngắn, phim hài, nhiếp ảnh, tranh biếm hoạ... và trong tương lai, trên báo chí sẽ xuất hiện nhiều hình thức phong phú, đa dạng hơn nữa.
Cho tới nay, tuy còn nhiều quan niệm khác nhau về tiểu phẩm, nhưng có thể nêu một khái niệm được nhiều người chấp nhận về tiểu phẩm như sau: Tiểu phẩm là một thể loại báo chí ở nhóm chính luận- nghệ thuật, mang tính văn học, được diễn đạt bằng ngôn ngữ châm biếm, đả kích hoặc hài hước về một sự kiện, sự việc, hiện tượng có thực, cụ thể hoặc khái quát, qua đó tác giả thể hiện quan điểm của mình về sự kiện, hiện tượng đó.
II- ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA TIỂU PHẨM
1- Tính trào phúng:
Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô thì trào phúng là “một phương pháp nghệ thuật đặc biệt, tái tạo lại hiện thực, khám phá ra nó là một cái gì đó sai lệch, vô lý, không xác đáng ở bên trong (khía cạnh nội dung) bằng cách hình tượng đáng cười, đáng phê phán, chế nhạo (khía cạnh hình thức).
Trào phúng không chỉ là nét đặc biệt của sáng tác văn học, báo chí mà còn là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước... được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng... những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội.
Trào phúng có nghĩa là dùng lời nói bóng bẩy, kín đáo để mỉa mai kẻ khác. Trong tiểu phẩm báo chí, trào phúng gắn liền với phạm trù mỹ học. Văn trào phúng bao gồm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc và âm hưởng khác nhau, từ những mẩu chuyện tiếu lâm, các vở hài kịch đến thơ trào phúng, thậm chí cả Tiểu thuyết. Đó là sự bao trùm của tiếng cười trong lĩnh vực văn học và báo chí. Từ lâu, người ta cũng đã quan tâm đến việc sắp xếp vị trí của trào phúng như một dạng của tính trữ tình ở khía cạnh bộc lộ quan niệm bên trong của con người. Thời kỳ Phục Hưng, quan điểm này bị nghi ngờ khi đứng trước cả tác phẩm lớn của X.cvantéx, Rabơle và đến Thế kỷ XIX Hêghen còn cho rằng trào phúng không mang tính sử thi và không phù hợp với tính trữ tình. Theo L.T.Timophéep- trào phúng là phương diện đặc biệt của sáng tác văn học, gần gũi với trữ tình sử thi và kịch trong trường hợp cụ thể.
Trào phúng là sự hài hước, diễu cợt, vạch ra cái lố bịch, kỳ khôi để răn đời nên tính hài hước của nó được biểu hiện bằng tiếng cười trào lộng. Đối tượng của tiếng cười là các hành vi, bản chất xấu xa của một cá nhân, một tầng lớp, thậm chí một giai cấp nào đó trong cộng đồng, chẳng hạn tiểu phẩm: Học đi - bộ, kê khai tài sản, phản tác dụng đăng trên VNexpress đã làm độc giả bật cười - đó cũng chính là đặc điểm nổi bật của trào phúng. Tính gây cười đặc biệt này chính là công cụ quan trọng để đả kích cái xấu còn tồn tại trong xã hội. Đồng thời nó cũng là thang thuốc bổ giúp mọi người quên đi bao lo toan, khó nhọc trong cuộc sống và cố gắng vươn lên để hoàn thiện bản thân mình.
2- Tính châm biếm:
Châm biếm- đả kích là một dạng đặc biệt trong sáng tác văn học, báo chí, là dùng lời lẽ thâm thuý, vạch trần bản chất của đối tượng, hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Châm biếm gắn liền với lẽ phải, yêu cầu của châm biếm cũng cao hơn hài hước ở mức độ gay gắt của sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật. Về phương diện xã hội, phần lớn các tác phẩm của châm biếm thường chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của dân tộc, những kẻ đi ngược dòng lịch sử, những kẻ phản bội... chẳng hạn như các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, Tú Mỡ, Thợ Rèn, X.cvantex, Xăntcôp Sedrin...
Các nhà văn, nhà thơ trào phúng thường có các tác phẩm có giá trị đả kích bọn thống trị tàn bạo hà khắc, bọn xâm lược và bè lũ phản bội, bán nước cầu vinh, phê phán, bài trừ những thói hư tật xấu, những tư tưởng không chính thống, không lành mạnh trong xã hội.
“Châm biếm với những đề tài nội bộ thực hiện vai trò tích cực của mình bằng việc, khi tố cáo cái xấu, cái khuyết điểm, tác động lên sự vận động đi lên của xã hội”.
Trong văn châm biếm thường chứa đựng các ẩn ý khiến kẻ có “tật” phải “giật mình”, còn người đọc thì thích thú khi phát hiện ra khía cạnh mà tác giả có ngụ ý nói đến. Đó là hai ý tưởng gặp nhau, tạo nên một ấn tượng khó quên.
Đối người dân, châm biếm hài hước nhiều khi có tác dụng giáo dục một cách nhẹ nhàng, sâu xa mà không kém phần hiệu quả. Những đoạn thơ, đoạn văn vừa góp phần baì trừ các tệ nạn xã hội, vừa có tính xây dựng. Tính bài trừ này thể hiện rõ ở dụng ý phê phán trong cái hài hước biểu hiện ngay ở nội dung tác phẩm. Ví dụ trong chuyện: Tác dụng đăng trên báo Lao Động Thủ Đô ra ngày 5-5-2008
Chị vợ mắng anh chồng lần đầu tiên uống rượu say
- thấy chưa, ông đã uống rượu nó làm thay đổi con người thế nào chưa
- đúng đấy mình ạ| Ngày trước tôi không tin trái đất quay nhưng bây giờ thì tôi đã tin.
Vậy, châm biếm, hài hước còn có thể sử dụng các thủ thuật: so sánh, ẩn dụ, ví von... để tạo nên tiếng cười sảng khoái, sâu sắc và mang lại hiệu quả lớn.
3- Tính đả kích
Tiểu phẩm báo chí còn được sử dụng để đả kích, phê phán và lên án gay gắt những hành vi xấu xa, bỉ ổi cũng như những hành động thù địch của kẻ thù. Đối tượng bị đả kích có thể có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng. Đả kích có tác dụng rõ rệt là đánh gục đối phương về mặt tinh thần.
Trong tiểu phẩm báo chí, tính đả kích, hài hước được thể hiện bằng cái cười nghiêm khắc đối với cái xấu xa bị bóc trần khỏi vỏ bọc ngoài đẹp đẽ, tạo cho người đọc có thái độ đúng dắn với tiêu cực, cái xấu và dễ dàng nhận diện được nó trong những cái tưởng như rất thường trong cuộc sống.
4- Cái hài trong Tiểu phẩm:
Trong các tiểu phẩm báo chí cái hài thuộc phạm trù mỹ học, phản ánh hiện thực phổ biến của đời sống xã hội ở những cung bậc khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thê cảm nhận được. Khi bàn về cái hài, S.cneepxki- nhà văn, nhà tư tưởng Nga đã viết “Cái hài là sự trống rỗng và sự vô nghĩa ở bên trong được che đậy bằng cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự”
Cái hài thường gắn với cái buồn cười, nhưng không phải cái buồn cười nào cũng có tính hài. Cái hài bao gồm ý nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng định lý tưởng thẩm mỹ cao cả. Nó là sự phê phán mang tính cảm xúc sáng tạo tích cực có sức công phá mạnh mẽ đối với cái tiêu cực luôn tồn tại trong xã hội. Sức mạnh phê phán vừa có tính phủ định, vừa mang tính khẳng định. Nó phủ định cái xấu xa mang danh cái đẹp mà tính hài là cơ sở đặc trưng cái đẹp, vốn là của hiện thực. Trong các tác phẩm báo chí tiếng cười có nhiều cung bậc và những sắc thái khác nhau. “Người ta thường coi humuor, hài hước là cung bậc đầu tiên và châm biếm là cung bậc cuối cùng”.
Trong hài hước, phép biện chứng của trí tưởng tượng phóng khoáng hé mở cho thấy đằng sau cái tầm thường là vẻ cao quý, sau cái điên rồ là sự anh minh. Trong châm biếm, đối tượng của tiếng cười là thói hư tật xấu, vì thế nổi bật nên là giọng đả kích, phủ định, tố cáo dẫn đến tiếng cười mang các sắc thái khác nhau: cười khinh bỉ, mỉa mai, chua chát...
Bởi vì trong humuor, phép biện chứng của trí tưởng tượng, phóng khoáng hé mở cho ta thấy đằng sau cái tầm thường là cái cao quý, sau cái điên rồ là cái anh minh, sau cái buồn cười là nỗi đau. Trái lại, trong châm biếm, đối tượng của tiếng cười là thói hư, tật xấu, nên nổi bật lên là cái giọng đả kích, phủ định, tố cáo. Tiếng cười trong các tác phẩm, tiểu phẩm còn mang những sắc thái phong phú, da dạng: Cười khinh bỉ, cười thiện cảm, cười nghiêm khắc, cười chua chát... Dĩ nhiên trong tác phẩm tiểu phẩm, cái hài dù ở cung bậc nào cũng cần có ba yếu tố tạo thành.
Một là- Bản chất mang tính hài hước của đối tượng mà ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được.
Hai là - Sự cường điệu của những đường nét, kích thước và những liên hệ của chúng trong việc mô tả đối tượng.
Ba là- Sự sắc bén, ý nhị, hóm hỉnh của người thể hiện nhằm làm tăng thên hiệu quả của tiếng cười.
Trong các tác phẩm của tiểu phẩm báo chí còn có hài hước, hay còn gọi là humuour- một dạng của cái hài, có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui. Trên cơ sở vạch ra sự mất hài hòa, cân đối giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, đặc biệt là lý tưởng và thực tế, như dốt mà hay nói chữ, sợ vợ mà lên mặt làm chồng, trưởng giả học làm sang.
Khác với nghịch dị, hài hước trong tiểu phẩm thường biểu hiện tính chất kín đáo, thâm trầm, không lộ liễu, khác cái châm biếm ở mức độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý. Vì thế mà hài hước trong các tác phẩm tiểu phẩm biểu hiện sản phẩm trí tuệ, tài năng của tác giả. Đặc trưng của hài hước trong tiểu phẩm còn bởi sự khéo léo, nhẹ nhàng của tác giả, vạch ra các mâu thuẫn, tạo ra cái buồn cười, bất ngờ giúp công chúng nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm cười mà phân tích đúng sai.
Ngoài một số tiểu phẩm có mặt thường xuyên trên báo in, tiểu phẩm còn xuất hiện trên một số chương trình của làn sóng phát thanh, truyền hình, báo điện tử phát trên mạng internet gây tiếng cười sảng khoái cho công chúng.
5- Tính hài kịch trong tác phẩm tiểu phẩm:
Như trên đã nói, chủ đề tư tưởng của tác phẩm tiểu phẩm hướng vào sự cười nhạo cái xấu xa, lố bịch đối lập với lý tưởng xã hội hoặc chuẩn mực đạo đức. Nhân vật, sự kiện, hiện tượng của hài kịch trong tiểu phẩm thường không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong với danh nghĩa bên ngoài của mình nên đã trở thành lố bịch. Các tính cách trong hài kịch của tác phẩm tiểu phẩm thường được mô tả một cách đậm nét, cận cảnh và ở trạng thái tĩnh, nhất là những nét gây cười. Phạm vi phản ánh của hài kịch trong các tác phẩm tiểu phẩm hết sức rộng lớn: từ những vấn đề chính trị - xã hội, đến những thói hư, tật xấu trong cuộc sống hàng ngày. Trong tác phẩm tiểu phẩm tính hài cũng có thể cho phép ở một góc độ nhất định sao cho nỗi đau không lấn át cái cười để từ đó hài kịch chuyển thành chính kịch.
Cái hài trong tiểu phẩm biến chất do nội dung cung bậc, tính chất của tiếng cười quyết định.
III- ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP PHẢN ÁNH CỦA TIỂU PHẨM BÁO CHÍ
1- Đối tượng
Cuộc sống vốn phong phú và đa dạng, với vô vàn mâu thuẫn tạo nên những hoàn cảnh, sự kiện khác nhau. Tiểu phẩm báo chí lấy nội dung sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống làm đối tượng phản ánh. Đề tài của tiểu phẩm báo chí nảy sinh từ đời sống thường nhật trong xã hội. Nhân vật có thể có tên tuổi, quê quán cụ thể, nhưng cũng có thể là điển hình hóa một loại người, một tầng lớp hay một giai cấp nào đó. Tiểu phẩm báo chí được tạo ra với mục đích phê phán những động cơ xấu xa, nếp sống không lành mạnh, tập tục hủ lậu. Qua đó hướng dẫn quần chúng, động viên quần chúng ủng hộ lẽ phải, góp phần tạo dựng một xã hội văn minh, một cuộc sống tốt đẹp và có ý nghĩa hơn.
2- Mục tiêu
Trong tiểu phẩm thường dùng phương pháp khái quát, tổng hợp, tu từ, so sánh, ẩn dụ để khái quát cuộc sống. Vì thế, mục tiêu của nó là hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, mục tiêu cơ bản của tiểu phẩm không phải là để tiêu diệt mà thông qua đả kích, phê phán để hướng tới Chân- Thiện- Mỹ.
3- Phương pháp
Cười đùa là một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống con người, cái cười lành mạnh, sảng khoái xua tan những căng thẳng, mệt mỏi tạo nên những giây phút thảnh thơi cho con người. Tiếng cười còn được coi như một vũ khí hữu hiệu để phê phán những bất công, các tệ nạn xã hội, từ đó cổ vũ cho lẽ phải, cho quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người.
Dân tộc ta từ lâu đã biết sử dụng tiếng cười đưa vào văn chương, hò vè, ca dao dần dần tạo nên một bộ phận văn học lấy tiếng cười làm phương tiện tiếp xúc với đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Khi sáng tác tiểu phẩm báo chí, các tác giả sử dụng các thủ pháp đặc sắc của văn học nghệ thuật để phản ánh xã hội. Các thủ pháp gây cười mang đậm sắc thái dân gian và giàu truyền thống dân tộc: thâm thúy, thông minh, dí dỏm. Tùy theo thái độ, quan điểm của tác giả đối với đối tượng bị phản ánh mà tính hài hước trong tác phẩm được thể hiện ở phong cách nào đó, tạo nên tính đa dạng của Tiểu phẩm báo chí như: đả kích, châm biếm, trào phúng.
IV- ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA TIỂU PHẨM BÁO CHÍ
1- Nội dung:
a- Ngắn gọn: Thông thường tiểu phẩm chỉ độ 300-1500 từ trở lại. Tiểu phẩm càng ngắn gọn, càng xúc tích thì càng gây ấn tượng. Nếu viết dài sẽ dễ tản mạn, có khi lạc đề.
b- Sức thuyết phục: Sức thuyết phục được thể hiện ở chủ đề tư tưởng tác phẩm, ở ngôn ngữ mà tác giả dùng để diễn đạt, dẫn dắt vấn đề và tính logíc của sự kiện, nhân vật, hiện tượng nêu ra. Nếu bài viết thiếu logíc, tiểu phẩm trở thành miễn cưỡng thiếu sức thuyết phục, người đọc, nghe, xem, khó có thể đồng tình với tác giả.
2- Kết cấu về hình thức
Viết tiểu phẩm thường có 3 vấn đề: vào đề, diễn giải và kết luận.
Phần vào đề có tính chất gợi mở vấn đề cần bàn, cần đề cập trong tiểu phẩm sang sự chú ý tò mò cho người đọc. Ví dụ: tuyệt đối an toàn, giá cả, kê khai tài sản, ... đăng trên VNexpress
Phần diễn giải dẫn dắt người đọc, nghe, xem đi vào nội dung chính của vấn đề, tạo nút căng thẳng và cởi nút, hoặc tạo tình huống và giải đáp tình huống đó. Tiểu phẩm Giá cả nói về ý định của đôi vợ chồng mới cưới với ý định muốn sinh con gái đầu lòng tác giả dẫn dắt người đọc tìm hiểu: làm thế nào, như thế nào, con đầu lòng, con gái, ông ta, chúng tôI, giá cả, vấn đề anh, chuyện, đến, vợ, dễ.
Phần kết luận cần khái quát vấn đề đang bàn, đưa ra lời bình (nếu cần thiết- theo chủ đề). Lời bình có khi là lời của tác giả có khi là lời của nhân vật trong tiểu phẩm, ở trong tiểu phẩm giá cả:
- Giá cả à, theo thời giá hiện nay thì...mỗi đêm 500USD
- Cái gì? tôi hét lên- ông dám nói con gái tôi thế à? Và không kìm được tức giận tôi đấm thẳng vào mặt ông ta.
3- Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thường đựoc dùng như lối văn học, người viết phải có khả năng tu từ với vốn từ phong phú. Tuy mỗi người có phong cách riêng, nhưng mọi thủ thuật đều nhằm mục đích tạo ấn tượng mạnh và ảnh hưởng trực tiếp tới người đọc.
Với lối ví von, so sánh, ngoa dụ, phóng dụ, cài bẫy, tác giả có thể dẫn dắt người đọc suy luận theo một hướng rồi bất ngờ tạo kết thúc theo hướng khác mà vẫn hoàn toàn logíc gây nên sự thích thú, hấp dẫn. Và tiếng cười từ cái hài cũng vì thế mà đậm đặc hơn, sảng khoái hơn. Sự việc có thể chỉ ở mức độ vừa phải nhưng qua lối diễn tả của mình, tác giả có thể rất thành công trong việc cường điệu khiến người đọc thấy thù vị và chắc chắn sẽ đọng lại lâu hơn trong tâm hồn họ.
Ngoài ra, thủ thuật nhân cách hoá những con vật, đồ vật gần gũi hay lối viết ẩn dụ để người đọc tự phát hiện ra ẩn ý của tác giả cũng thường được sử dụng. Tuy nhiên, để có tác dụng hữu hiệu, người viết phải có một kiến thức rộng và ngòi bút sắc sảo, nhất là mức độ ẩn dụ vừa phải phù hợp với nhận thức của đông đảo độc giả, nếu không Tiểu phẩm sẽ mất tác dụng, thậm chí phản tác dụng.
4- Các biện pháp gây cười:
Việc gây cười trong tiểu phẩm có thể có ở nhiều khía cạnh như miêu tả hình dáng nhân vật, miêu tả sự kiện, cách dùng từ ngữ... Tuy nhiên, cái cười đích thực, chứa đựng thông tin chính của tiểu phẩm thường được tạo ra bằng hai cách:
- Tiểu phẩm gây cười bằng kết thúc bất ngờ: đây là loại tiểu phẩm mà đọc cho đến gần hết tác phẩm, sự việc diễn ra một cách bình thường không có gì đáng chú ý, chỉ đến khi kết thúc sự việc mới bật ra cái nghịch lý, mâu thuẫn- tạo nên tiếng cười bất ngờ, sảng khoái như trong tiểu phẩm: Tuyệt đối an toàn
- Tiểu phẩm gây cười bằng các chi tiết sinh động, hài hước trong quá trình diễn biến sự việc. Các chi tiết này được sắp xếp theo trình tự từ thấp đến cao và xuất hiện trong toàn tác phẩm. Từng chi tiết tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn và tiếng cười của người đọc và trong tiểu phẩm Giá cả, Học đi bộ đã thể hiện điều đó.
Cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả 2 yếu tố trên. Loại kết cấu này như một xung đột kịch, được dồn nén đến độ cao và được giải quyết bằng một kết thúc độc đáo, trong đó các hệ thống chi tiết như là phần “thắt nút” và kết thúc là phần “mở nút”.
5- Phương pháp thể hiện:
Tiểu phẩm báo chí được thể hiện rất đa dạng, gồm nhiều phương pháp khác nhau: văn xuôi, văn vần, thơ, ca dao, tranh biếm hoạ, ảnh. Đề tài của các Tiểu phẩm cũng vô cùng phong phú, chúng đề cập đến mọi mặt của đời sống kinh tế- chính trị – văn hoá- xã hội ở trong nước cũng như nước ngoài.
a) Văn xuôi: Là loại tác phẩm chiếm phần lớn, có thể chia thành 3 loại
- Tác phẩm là một câu chuyện hoàn chỉnh
- Tác phẩm là các câu thoại như tiểu phẩm
- Tác phẩm là tin có lời bình: như tác phẩm
Tất cả chúng đều viết được bằng văn chính luận- nghệ thuật mang đậm tính hài hước thể hiện bởi các dạng: đả kích, châm biếm. Đầu đề có thể là một từ hay nhiều từ nhưng đều có đặc điểm là chứa đựng toàn bộ nội dung hoặc quan điểm của tác giả về sự kiện, hiện tượng, mà tác giả đề cập tới.
Tiểu phẩm báo chí ở dạng câu thoại phải gồm từ hai câu thoại trở lên, có đầu đề hoặc không có đầu đề và thường được dùng trong mục vui cười. Tác phẩm loại này đưa công chúng vào thẳng vấn đề có tính bức xúc của xã hội nhưng được đặt trong tình huống hài hước, trái với suy nghĩ thông thường và lý giải nó bằng cách này hay cách khác để tạo nên tiếng cười có ý nghĩa giáo dục, đem lại những nhận thức mới mẻ, tích cực cho người đọc
Ví dụ tiểu hẩm: Một người sắp đi chơi xa dặn con
ở nhà có ai hỏi thì nói bố đi chơi vắng nhé
Sợ con ở nhà quên mất, nên cẩn thận viết vào giấy rồi bảo: có ai hỏi thì con đưa giấy này.
Con cầm giấy bỏ vào túi cả ngày chẳng thấy ai đến hỏi. Tối đến sẵn có ngọn đền nó lấy giấy ra coi chẳng may vô ý cháy mất giấy.
Hôm sau có người đến hỏi: "Thầy cháu có nhà không?" Nó ngẩn ngơ hồi lâu sờ vào túi không thấy liền nói:
mất rồi| Khách giật mình hỏi: "Mất bao giờ?"
Tối hôm qua|-Sao mà mất?
Cháy…cháy.
Tác phẩm loại này luôn đề cập đến các nhân vật, hiện tượng xấu xa, tiêu cực trong xã hội. Với kết cấu gọn, đơn giản, phù hợp với đa số bạn đọc có ít thời gian đọc báo. Trong đó, có thể có lời bình của nhân vật, có thể không để cho độc giả tự suy ngẫm và rút ra kết luận cho bản thân mình.
b) Văn vần: Đó là những bài thơ, ca trào phúng. Tác phẩm có thể rất ngắn
Phần lớn thơ ca trào phúng được sáng tác theo thể thơ câu sáu, câu tám mà ta quen gọi là thơ lục bát hay hai câu bảy, một câu tám (song thất lục bát), hoặc cũng có thể là câu bảy mỗi khổ 4 câu (thất ngôn tứ tuyệt) do những thể thơ này gần gũi với dân gian, dễ đọc, dễ nhớ.
Trong các tác phẩm thuộc thể thơ trào phúng, tác giả đôi khi vận dụng tục ngữ, cao dao hoặc biến tấu để gây cười và tăng sức phê phán.
Ví dụ: trong câu ca cổ
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
được vận hành biến thành
Sếp như cò đi ăn đêm
Chẳng sợ cành mềm dẫu té xuống ao
Tính hài hước, kết cấu, dễ thuộc, dễ truyền miệng ngắn gọn là những đặc điểm đó có tác dụng hữu hiệu trong cuộc đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, lối sống không lành mạnh và các tư tưởng phản động.
c) Tranh biếm hoạ, ảnh:
Tranh biếm hoạ, ảnh cũng thường xuyên xuất hiện trên báo chí. Tranh biếm hoạ được vẽ đơn chiếc hoặc liên hoàn có đóng khung, bên cạnh đó có thể có chú thích hoặc không tuỳ theo khả năng diễn đạt của tác phẩm. Chúng cũng có thể liên kết với nhau tạo nên một câu chuyện mà cũng có thể chỉ để minh hoạ cho một tiểu phẩm là văn xuôi hoặc thơ ca trào phúng.
Kết cấu của tranh biếm hoạ không đòi hỏi nghiêm ngặt tuân theo quy luật đồ hoạ như tỉ xích, gam màu, đánh bóng, phối cảnh... mà đều phá cách, với mục đích nhấ mạnh tính kệch cỡm, lố bịch của sự kiện, hiện tượng cần phê phán, đả kích và phần nào chính sự phá cách ấy tạo cho tác phẩm sức thu hút gây ấn tượng mạnh, tạo hiệu quả phê bình hài hước cao. Thường thì bức tranh hoặc bức ảnh có cấu tạo đơn giản, người xem có thể dễ dàng hiểu được vấn đề mà tác giả có ý thể hiện
Hiệu quả gây ra của các tranh biếm hoạ thường là sâu đậm và khó phai mờ. Nhiều người ngay từ nhỏ đã được làm quen với những chuyện tranh mang tính giáo dục dành cho thiếu nhi. Ở Việt Nam có thể kể đến các hoạ sĩ Nguyễn Nghiêm, Phạm Quỳnh, Phạm Văn Tư... Chúng ta cũng rất thường gặp tranh biếm hoạ cổ động, áp phích và tranh quảng cáo. Cả trong và ngoài nước, trong thời gian gần đây, các tác phẩm thuộc thể loại này ngày càng được ưa chuộng, bởi nó mang tính sáng tạo sâu sắc, chứa đựng nhiều ý nghiã sâu xa mà các thể loại khác không thể hiện được.
V. NGHỆ THUẬT VIẾT TIỂU PHẨM
1- Chọn đề tài và chủ đề
Chủ đề và đề tài của tiểu phẩm thường rộng và đa dạng. Việc lựa chọn chủ đề và đề tài phải mang tính thời sự và theo sát thời cuộc. Ở từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử của xã hội cũng như xu hướng phát triển chung của cộng đồng, các sự kiện hiện tượng cũng như các đối tượng khác nhau. Bởi vậy, sự nhạy bén của người viết trong việc lựa chọn đề tài cho mình đóng góp vai trò quan trọng, nếu không toàn bộ tác phẩm dù mang đầy tính nghệ thuật cũng trở thành không phù hợp và cũng có nghĩa là không được công nhận.
Người viết phải có nhận thức đúng đắn biểu hiện ở thái độ, quan điểm, chính kiến của mình về vấn đề đó để xác định đúng đối tượng cần quan tâm và chọn được cách thể hiện nhằm đạt được hiệu quả mong muốn.
Phương thức diễn đạt cũng hết sức quan trọng, đây chính là vấn đề sống còn của tiểu phẩm báo chí. Muốn diễn đạt sinh động và truyền cảm, người viết phải làm chủ được ngôn ngữ với lối viết sắc sảo, ý nghĩa, cân đối và hợp lý. Nghệ thuật thể hiện gây ấn tượng cùng thái độ xây dựng đúng đắn sẽ tạo nên hồn của tác phẩm và hiệu quả gây ra của tác phẩm sẽ sâu sắc rộng hơn.
Do đặc điểm của tiểu phẩm là thiên về phê phán, đả kích- cho nên ngoài tính chiến đấu, cần phân biệt phải trái rõ ràng để định hướng đúng về nội dung cũng như không rơi vào khuynh hướng cực đoan. Phê phán, châm biếm phải có tác động tích cực đến hiện tượng- đó cũng là mục tiêu quan trọng nhất.
Do tính chất gợi mở, gây chú ý của phần vào đề nên lời văn có nhiệm vụ dẫn dắt người đọc, người xem, tạo các nút căng thẳng để phần diễn giả, cởi nút đúng lúc, đúng chỗ.
Việc chọn đề tài, mỗi người có cách riêng của mình, nhưng thông thường có các cách chọn: chọn ngẫu hứng, chọn có chủ tâm và khai thác vốn cổ.
Chọn ngẫu hứng là cách chọn không chủ động về đề tài nhưng chú trọng về tư duy. Có nghĩa là đề tài nó chợt nảy ra nhưng người viết luôn có tư duy lật xới vấn đề để xem xét đề tài ấy có nên viết hay không. Cách chọn ngẫu hứng tốt nhất là đọc sách báo, nghe đài, quan sát trong đời sống xã hội, hoặc là tự đi tìm thực tế để tìm đề tài..
Chọn đề tài có chủ tâm tuy khó nhưng nếu chọn được thường có hiệu quả cao. Tác giả sẽ đi theo hướng đã định trước. Có thể ví cách chọn ngẫu hứng là “đi câu” còn cách chọn chủ tâm là “quăng chài”. “Quăng chài” chính là tư duy định hướng.
Khai thác vốn từ cổ, tục ngữ, ca dao, truyện dân gian, các điểm tích, chuyện cũ để biến tấu, lấy xưa nói nay nhằm gây cười mang tính phê phán, đả kích.
2- Thủ thuật:
Viết tiểu phẩm, mỗi người đều có một phong cách không ai bắt chước được ai. Tuy nhiên, trong tiểu phẩm, mọi thủ thuật đều nhằm tới mục đích nêu bật ý định của người viết.
-Thủ thuật ví von, so sánh: lấy, kể chuyện cũ (lấy xưa nói nay, để so sánh với thời này, vận cổ, suy kim, hoặc so sánh với các sự vật với nhau để có tác dụng phê phán hoặc ca ngợi).
- Thủ thuật cài bẫy: Tác giả dẫn dắt người đọc theo một hướng, rồi bất ngò chuyển sang một hướng khác hoàn toàn không ai dự đoán trước được. Các gài bẫy này thường có tác dụng gây được tiếng cười sảng khoái.
- Thủ thuật cường điệu: Sự việc xảy ra ở mức đọ này, nhưng tác gải cường điệu lên mức khác nbằng những lời pha trò, khiến người đọc biết rõ đó chỉ là sự đùa cợt của tác giả, nhưng vẫn thấy thú vị.
- Thủ thuật nhân cách hoá: Mượn con vật, đồ vật hay hiện tượng thiên nhiên, htần thánh không có thật để diễn đạt chuyện thật của đời sống xã hội. VD “Thần dược cũng chịu”...
- Thủ thuật dùng lối viết ẩn dụ: Không nói ra điều cần nói mà để tự công chúng suy ngẫm, phát hiện ra ẩn ý của tá giả. Tuy nhiên, mức độ cần vừa phải, vì nếu quá khó suy diễn thì người đọc không hiểu nổi, tiểu phẩm trở nên mất tác dụng.
VI- KẾT LUẬN
Tiểu phẩm là một thể loại báo chí độc lập, đang được các nhà báo sử dụng làm phương tiện thể hiện cùng với các thể loại báo chí khác góp phần tăng thêm tính hấp dẫn, đa dạng trong phong cách và phương pháp thể hiện của báo chí.
Tác phẩm tiểu phẩm cung cấp thêm món ăn tinh thần bổ ích cho công chúng, góp phần thúc đảy xã hội phát triển thông qua chuyện đời, sự đời- phê phán đả kích thói hư tật xấu để vươn tới chân- thiện- mỹ bằng cái hài- tiếng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBC 65.doc