MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN.
1.1 - Khái niệm về Công ty cổ phần. 4
1.2 - Điều kiện hình thành việc cổ phần hóa DNNN. 5
1.3 - Vì sao phải cổ phần hóa DNNN trong sự phát triển kinh tế
hiện nay ở nước ta. 5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP Ở
VIỆT NAM VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NƯỚC TA.
2.1 - Tính tất yếu khách quan của việc hình thành cổ phần hóa
DNNN ở nước ta. 7
2.2 - Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. 8
2.3 - Thực trạng về quá trình cổ phần hóa các DNNN ở nước ta. 9
2.4 - Một số vấn đề còn tồn tại khi triển khai cổ phần hóa các
DNNN ở Việt nam. 10
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
CỔ PHẦN HÓA Ở NƯỚC TA. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA CÁC DNNN Ở VIỆT NAM.
3.1 - Mục tiêu, phương hướng cổ phần hóa ở nước ta. 14
3.2 - Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa
các DDNN trong phát triển kinh tế ở Việt nam. 14
3.3 - Ý nghĩa của việc nghiên cứu quá trình cổ phần hóa. 16
PHẦN KẾT LUẬN. 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 18
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4001 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vì sao nhà nước ta lại chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c DDNN trong phát triển kinh tế ở Việt nam. 14
3.3 - ý nghĩa của việc nghiên cứu quá trình cổ phần hóa. 16
Phần kết luận. 17
Tài liệu tham khảo. 18
Phần mở đầu
C
ông ty cổ phần là hình thức kinh tế mới xuất hiện khi nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Từ năm 1991 đến nay, ở nước ta có rất nhiều công ty cổ phần được thành lập. Sự tồn tại và phát triển của chúng trong những năm qua đã chứng tỏ rằng sự hình thành các công ty cổ phần ở Việt Nam là một tất yếu khách quan, một xu hướng phù hợp với thời đại. Là sinh viên việc nghiên cứu về quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp ở Việt Nam là thật sự cấp thiết. Đề tài “Vì sao nhà nước ta lại chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp ” đã mở ra cho tôi cơ hội hiểu rõ những vấn đề cơ bản về cổ phần hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam .
Cổ phần hóa hình thành và phát triển ở Việt Nam là một vấn đề có tính thời sự, mặt khác do trình độ còn hạn chế nên trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ nêu lên một số vấn đề cơ bản về công ty cổ phần, tóm lược quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam trong thời gian qua và một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ở nước ta. Bài viết này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ của thư viện trường và về nhiều tài liệu bổ ích khác.
Phần nội dung của bài viết được bố cục thành 3 chương chính.
Chương 1: "Một số vấn đề lý luận cơ bản về công ty cổ phần" bàn về một số khái niệm cơ bản về việc cổ phần trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: "Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp ở Việt Nam đối với nền kinh tế nước ta". Chương này cho thấy việc hình thành việc cổ phần hóa doanh nghiệp ở nước ta là tất yếu đối với nền kinh tế, thưc trạng về quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua .
Chương 3: "Một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa ở nước ta. ý nghĩa của việc nghiên cứu quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam".
Phần nội dung
chương I
một số vấn đề cơ bản về công ty cổ phần
1.1Khái niệm về Công ty cổ phần.
V
ào đầu thế kỷ XVII và đến nửa sau thế kỷ XIX, nhiều phát minh mới xuất hiện đã giúp các nước phương Tây chuyển từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng. Thêm vào đó là sự phát triển của quan hệ tín dụng. Kết quả là sự ra đời của một hình thức kinh tế mới, đó là công ty cổ phần. Công ty cổ phần là một xí nghiệp mà vốn của nó do nhiều người tham gia góp dưới hình thức mua cổ phiếu. Công ty cổ phần là hình thức tổ chức phát triển của sở hữu hỗn hợp, từ sở hữu vốn của một chủ sang hình thức sở hữu của nhiều chủ diễn ra trên phạm vi công ty. Công ty cổ phần là sản phẩm tất yếu của quá trình xã hội hoá về kinh tế xã hội và cũng là sản phẩm tất yếu của quá trình tích tụ và tập trung hoá sản xuất.
Cổ phiếu của công ty cổ phần là một loại chứng khoán có giá, bảo đảm cho cổ dông được quyền lĩnh một phần thu nhập từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua lợi tức cổ phiếu (thu nhập từ cổ phiếu). Thông thường, lợi tức cổ phiếu cao hơn lợi tức ngân hàng, nếu không, người có tiền sẽ gửi tiền vào ngân hàng, ít rủi ro hơn. Cổ phiếu có thể mua bán trên thị trường chứng khoán dựa vào mệnh giá cổ phiếu, dao động giữa mệnh giá tối thiểu và tối đa.
Người chủ sở hữu cổ phiếu là cổ đông. Các cổ đông là chủ của công ty và họ có quyền tham dự các đại hội cổ đông, hưởng lợi tức cổ phiếu, chuyển nhượng cổ phần, đầu phiếu.
Như vậy, công ty cổ phần đã thực hiện được việc tách quan hệ sở hữu khỏi quá trình kinh doanh, tách quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng. Từ đó, nó tạo nên một hình thái xã hội hoá sở hữu giữa một bên là đông đảo quần chúng với một bên là tầng lớp các nhà quản trị kinh doanh chuyên nghiệp sử dụng tư bản xã hội cho các kế hoạch kinh doanh qui mô lớn. Những người đóng vai trò sở hữu trong công ty cổ phần không trực tiêp đứng ra kinh doanh mà uỷ thác cho bộ máy quản lý của công ty. Trong đó, Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị là hai tổ chức chính đại diện cho quyền sở hữu của các cổ đông trong công ty, quyền sở hữu tối cao thuộc về Đại hội cổ đông.
1.2.điều kiện hình thành việc cổ phần hóa doanh nghiệp.
Theo Nghị định của Chính phủ số 44/1998/NĐ - CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 vể việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
1.2.1.Tồn tại sở hữu khác nhau về vốn.
Công ty cổ phần là công ty được thành lập do các thành viên hợp tác góp vốn cùng tổ chức sản xuất kinh doanh. Các cổ đông của công ty có thể là các cá nhân hoặc các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân. Nhưng điều quan trọng là các cá nhân hay các tổ chức tham gia góp vốn phải độc lập về vốn, nghĩa là họ phải có quyền tự quyết định đối với phần vốn của mình, họ phải là người chủ sở hữu phần vốn đó. Nói cách khác họ phải là những người sở hữu vốn độc lập.
1.2.2.Những người có vốn muốn tham gia đầu tư để kinh doanh thu lợi nhuận.
Trong xã hội có nhiều người và nhiều doanh nghiệp có vốn tạm thời nhàn rỗi. Không ai không muốn đồng tiền của mình sinh lời. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, việc đầu tư cho kinh doanh thường gắn liền với nhiều rủi ro và họ có thể bị phá sản. Với nhiều người, để yên tâm và thu lợi nhuận chắc chắn, họ đem tiền gửi vào ngân hàng, tuy lãi ít nhưng tiền của họ được bảo vệ an toàn.
1.2.3.Lợi nhuận thu được phải đủ sức hấp dẫn người có vốn tham gia kinh doanh.
Với mục đích tối đa hoá lợi ích, những người có vốn sẽ tìm nơi nào có lợi nhất trong số những nơi có thể để đầu tư. Như vậy họ sẽ phải so sánh lợi nhuận thu được giữa các nơi. Khi nhà đầu tư có ý định rót vốn của mình vào công ty cổ phần thì họ cũng sẽ có sự so sánh lợi ích giữa việc mua cổ phần và việc gửi tiền vào ngân hàng, hoặc đầu tư cho dự án đầu tư khác. Do vậy công ty cổ phần muốn thu hút vốn thì lợi nhuận do kinh doanh phải lớn hơn khoản lợi tức ngân hàng hay lợi tức khi đầu tư vào lĩnh vực khác. Không những thế lợi nhuận này phải lớn hơn ở mức cần thiết thì người có vốn mới sẵn sàng đầu tư vào công ty cổ phần.
1.3.vì sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế.
Cổ phần hóa doanh nghiệp được hình thành và phát triển do sự đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế thị trường, trong đó chế độ tín dụng và ngân hàng là đòn bẩy cho quá trình xã hội hóa sở hữu, tiền đề của việc cổ phần hóa doanh nghiệp. Cổ phần hóa doanh nghiệp là hình thức kinh tế vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Để chuyển doanh nghiệp nhà nước sang thành công ty cổ phần hóa nên nhằm vào việc huy động vốn của toàn xã hội. Bao gồm các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh nhằm thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả để tăng tài sản nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước thông qua việc đào tạo lại để giải quyết việc làm mới cho người lao động.
Chương II
thực trạng về cổ phần hóa doanh nghiệp ở việt nam và giá trị của nó đối với nền kinh tế ở nước ta
2.1.tính tất yêu khách quan của việc hình thành cổ phần hóa doanh nghiệp ở nước ta.
Công ty cổ phần là hình thức kinh tế mới đối với nước ta khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần. Vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được đặt ra từ năm 1991 và cho đến nay đã có rất nhiều công ty cổ phần được thành lập ở mọi thành phần kinh tế. Điều đó cho thấy sự hình thành các công ty cổ phần ở nước ta là một thực tế khách quan, một xu hướng tất yếu, nó không phụ thuôc vào ý chí chủ quan của bất cứ một tổ chức nào.
2.1.1.Nước ta cần phải hình thành việc cổ phần hóa doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển nền kinh tế hiện nay, nhiện vụ cổ phần hóa doanh nghiệp đang đứng trước những vấn đề mới với yêu cầu cao để hình thành xu hướng phát triển nền kinh tế mới trên thế giới. Sự phát triển đó là những vấn đề thách thức hiện nay ở các doanh nghiệp , song trong một tương lai không xa sẽ trở thành vấn đề nam giải nếu các doanh nghiệp dư cổ phần hóa các doanh nghiệp trong một nền kinh tế đang đà phát triển hiện nay ở nước ta cũng như thế giới.
Vì vậy, việc hình thành cổ phần hóa các doanh nghiệp là một xu hướng tất yếu đối với nền kinh tế hiện nay.
2.1.2.Nước ta có đủ điều kiện để ra đời việc cổ phần hóa doanh nghiệp.
Hiện nay, nền sản xuất nước ta đang dần chuyển đổi từ sản xuất bằng kỹ thuật thủ công sang sản xuất bằng kỹ thuật cơ khí, một bộ phận kỹ thuật tự động hóa, hiện đại, từ sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu sang sản xuất hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế và mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Từ đó, phân công lao động xã hội từng bước được mở rộng, các loại thị trường đang từng bước hình thành và phát triển như thị trường sức lao động, thị trường đất đai, và đặc biệt là thị trường vốn... Kỹ thuật sản xuất đang từng bước được cải tiến, có những lĩnh vực ta đã tiếp cận được với kỹ thuật tiên tiến nhất như: công nghệ tin học, bưu chính viễn thông. Những điều trên chứng tỏ rằng trình độ xã hội hóa sản xuất nước ta đã phát triển đến một trình độ nhất định. Xã hội hóa sản xuất sẽ dẫn đến quá trình tập trung vốn không chỉ ở cá nhân mà còn ở những tập thể sản xuất kinh doanh, ở nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
2.2.mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
Khi doanh nghiệp nhà nước có quyết định của cơ quan do thẩm quyền chuyển thành công ty cổ phần theo quy định tại Điều 17 của Nghi định số 44/1998/NĐ - CP của Chính phủ thì công ty cổ phần có trách nhiệm kế thừa và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước trước đây trong quan hệ với các tổ chức tín dụng theo quy đinh hiện hành của pháp luật, làm thủ tục nhận các khoản còn nợ vay cả gố và lãi với các tổ chức tín dụng, trả nợ, vay đến hạn, thỏa thuận với các tổ chức tín dụng về phương án xử lý các khoản nợ, còn lại sao cho phù hợp với các hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Theo Luật doanh nghiệp đề ra quyết định các doanh nghiệp cổ phần hóa vay vốn các tổ chức tín dụng nhà nước theo cơ chế và lãi suất phải giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt được tiếp tục vay vốn theo cơ chế và lãi suất hiện hành được áp dụng với doanh nghiệp nhà nước, nhưng các doanh nghiệp mà nhà nước không nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, không tham gia cổ phần, được tiếp tục vay vốn theo cơ chế và lãi suất hiện hành được áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước trong 2 năm liên tiếp kể từ sau khi chuyển chính thức sang hoạt động theo Luật công ty. Sau thời gian này, nếu công ty cổ phần sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cho nhu cầu vay vốn thì được các tổ chức tìn dụng tiếp tục cho vay vốn theo cơ chế tín dụng hiện hành. Lúc đó việc vay vốn tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính và các tổ chức tín dụng khác của nhà nước theo cơ chế và lãi suất như đã áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước thông qua việc xuất nhập khẩu hàng hóa theo các chế độ quy định hiện hành như đối với doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hóa được hưởng phí do doanh nghiệp cổ phần hóa thỏa thuận với các ngân hàng thương mại và công ty tài chính trong phạm vi mức phí do Bộ Tài Chính hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quy định.
2.3.thưc trạng về quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta.
kể từ khi có nghị định 202/CP của Chính phủ ngày 8/6/1992 về việc cổ phần hóa doanh nghiệp, đến nay việc cổ phần hóa DNNN đã được hơn 6 năm. Trong quá trình cổ phần hóa có rất nhiều vấn đề nẩy sinh cần giải quyết, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu tiến trình cổ phần hóa DNNN và nêu ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ phần hóa ở nước ta diễn ra một cách chậm chạp và khó khăn để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp với quá trình cổ phần hóa DNNN ta hiện nay.
2.3.1.Thực trạng các doanh nghiệp nhà nước ta trước cổ phần hóa.
Sau khi đất nước hòa bình, các doanh nghiệp nhà nước đã được thành lập ở Việt Nam. Do hậu quả của chiến tranh và được xây dựng trên cơ sở của nhiều quan điểm khác nhau nên các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có những đặc trưng khác biệt so với nhiều nước.
Do đã được thành lập từ khá lâu, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu nhưng chậm đổi mới, cho nên phần lớn các doanh nghiệp nhà nước sử dụng công nghệ lạc hậu so với các nước từ 3 – 4 thế hệ. Có doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ được trang bị từ năm 1939 và trước đó. Thêm vào đó, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam được xây dựng bằng kỹ thuật của nhiều nước khác nhau nên thiếu đồng bộ nghiêm trọng. Trong các doanh nghiệp nhà nước trước đây, việc hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình thức, các doanh nghiệp thực chất chỉ là người sản xuất cho nhà nước, chứ không phải là một cơ cở sản xuất kinh doanh, không có quyền tự chủ trong kinh doanh, và như vậy nó rất xa lạ với mô hình doanh nghiệp theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Mặt khác, trong doanh nghiệp nhà nước, các hình thức cụ thể của sở hữu toàn dân về mặt kinh tế không được xác định rõ ràng nên hầu hết những người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước xa lạ đối với sở hữu toàn dân, thể hiện ở những hành động và quan niệm của họ: sở hữu chung thì không phải là của ai. Đây là nguyên nhân tham nhũng của những kẻ có chức có quyền và sự thiếu trách nhiệm, thiếu kỷ luật của người lao động. Kết quả là năng suất thấp, chất lượng kém, thu nhập phân phối không đúng...
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước hầu như không có khả năng cạnh tranh và đổi mới công nghệ. Ngân sách nhà nước thì hạn hẹp. Các ngân hàng cho vay cũng phải có những điều kiện đảm bảo như là tài sản thế chấp, khả năng kinh doanh để tính khả năng thu hồi vốn. Các doanh nghiệp ở trong vòng luẩn quẩn, vốn không có nhưng cũng chẳng có cách nào để huy động.
2.3.2.Quá trình thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lần đầu tiên được nêu tại nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VII (tháng 11/1991) được cụ thể hóa dần trong các Nghị quyết và thông báo tiếp theo của Hội nghị. Đây là một giải pháp đúng đắn để huy động vốn lâu dài cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư chiều sâu. Quá trình thực hiện cổ phần hóa có thể chia thành 2 giai đoạn chính:
* Giai đoạn thí điểm (1992 - 1995).
Quyết định số 202/CT của Chủ tịch Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 8/6/1992 về thực hiện thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Sau 4 năm thực hiện, nước ta đã chuyển được 5 doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần, bao gồm:
ã Công ty Đại lý Liên hiệp vận chuyển thuộc Bộ Giao thông vận tải(1993).
ã Công ty Cơ điện lạnh thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh(1993).
ã Xí nghiệp giày Hiệp An thuộc Bộ Công nghiệp(1994).
ã Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An(1994).
ã Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(1995).
Trong những năm thí điểm cổ phần hóa thì các doanh nghiệp nhà nước đều tập trung về phía Nam, trong đó có 4 doanh nghiệp thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, 1 doanh nghiệp thuộc đĩa bàn tỉnh Long An.
ã Giai đoạn mở rộng từ năm 1996 đến nay.
Ngày7/5/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/CP xác định rõ giá trị doanh nghiệp, chế độ ưu tiên cho người lao động trong doanh nghiệp, giúp Thủ tướng chỉ đạo công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đồng thời giao nhiệm vụ cho các Bộ, các địa phương hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác này. Đến tháng 9/1998, nước ta đã có 33 doanh nghiệp nhà nước được chuyển thành công ty cổ phần. Tính từ năm 1992 đến năm 1998 thì cả nước mới có 38 doanh nghiệp đã hoàn thành quá trình cổ phần hóa. Ngoài ra, trong năm 1998 còn hơn 178 doanh nghiệp nhà nước đang chuẩn bị triển khai cổ phần hóa ở các bước khác nhau.
Trong hai năm 1996 – 1997, nhờ thực hiện tốt những văn bản pháp qui về triển khai cổ phần hóa do Chính phủ ban hành nên công tác cổ phần hóa đạt được những kết quả khá cao. Số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa trong hai năm này tăng gấp nhiều lần 3 năm trước và đã đưa tổng số doanh nghiệp nhà chuyển thành công ty cổ phần hoạt động theo luật công ty lên 18 doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp này sau khi chuyển sang công ty cổ phần đều phát triển tốt với chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm cao.
2.3.3.Một số kết quả ban đầu sau khi thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
Tính từ năm 1991 đến năm 1998, trong số 38 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, có 12 doanh nghiệp đã hoạt động từ một năm trở lên theo Luật công ty. Nói chung, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa do huy động thêm được vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nên năng lực sản xuất kinh doanh, năng suất, hiệu quả và lợi nhuận cao hơn trước: vốn điều lệ (kể cả vốn của Nhà nước) tăng bình quân 19,06%/năm, doanh thu tăng bình quân 46%/năm, lợi nhuận tăng bình quân 44%/năm, các khoản nộp ngân sách tăng bình quân 82%/năm; tỷ suât lợi nhuận năm 1997 trên vốn sở hữu (gồm vốn góp ban đầu và tích luỹ) là 44%[6,126].
Tóm lại, các doanh nghiệp đã tiến hành việc cổ phần hóa đều cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng rõ rệt. Nhờ hiệu qua được cải thiện nên tăng thêm được việc làm, tăng thu nhập cho cổ đông(trong đó có Nhà nước và người lao động) vừa hưởng mức cổ tức cao, vừa tăng giá trị vốn góp tại công ty. Nhà nước không những tăng trưởng vốn góp, được chia cổ tức mà còn tăng cường được những khoản nộp ngân sách.
2.4.một số vấn đề còn tồn tại khi triển khai cổ phần hoá các
doanh nghịêp nhà nước ở Việt Nam.
Tuy tính khả thi và hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nói riêng và các doanh nghiệp cổ phần nói chung đã được thực tế chứng minh, nhưng so với mục tiêu chuyển 150 doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần năm 1998 và so với số lượng doanh nghiệp nhà nước không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn thì quá chậm, hơn nữa lại không đồng đều giữa các ngành, các địa phương. Cho đến năm 1998, cả nước còn 5 bộ, 35 tỉnh, thành phố và 11 Tổng công ty do Tủ tướng Chính phủ thành lập chưa triển khai cổ phần hóa một doanh nghiệp nào.
Cho đến năm 1998, nước ta chưa có cơ quan chuyên trách về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Bộ phận chỉ đạo cổ phần hóa ở cả trung ương lẫn địa phương đều kiêm nhiệm nên chưa tập trung vào các công tác chỉ đạo cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến công ciệc cổ phần hóa trở nên chậm trễ, kéo dài. Ban chỉ đạo cổ phần hóa trung ương không đủ thẩm quyền quyết định trực tiệp các đề án, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và giám sát các bộ, ngành, địa phương thực hiện cổ phần hóa. Một số chính sách, chế độ cụ thể đối với các doanh nghiệp nhà nước chưa đủ sức hấp dẫn, chưa lôi cuốn các doanh nghiệp hăng hái tiến hành cổ phần hóa.
Chính vì những lẽ trên mà tiến trình cổ phần hóa ở nước ta trong thời gian qua vẫn còn rất chậm, do đó các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa không nhiều, công ty cổ phần vẫn chưa thể hiện đầy đủ vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân.
Chương III
Một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa ở nước ta. ý nghĩa của việc nghiên cứu quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
3.1. Mục tiêu, phương hướng cổ phần hóa ở nước ta.
Muốn cổ phần hóa thì chúng ta cần phải chỉ ra những mục tiêu của việc cổ phần hóa. Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 nêu rõ:
ã Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ tạo viêc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
ã Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng cường phát triển đất nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế.
3.2. Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa
các doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Trước những thực tế về cổ phần hóa ở nước ta trong thời gian qua, để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa và nâng cao vai trò của công ty cổ phần ở nước ta, bài viết nay xin được đưa ra một số biện pháp:
ã Đánh giá cụ thể năng lực hoạt động và hiệu quả kinh tế thực tế của từng doanh nghiệp để có biện pháp chấn chỉnh, tạo điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp chủ động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt cần làm lành mạnh tài chính của các doanh nghiệp như: vấn đề vốn, xử lý công nợ dây dưa, đưa vào nề nếp chế độ kế toán, kiểm toán và công khai tài chính doanh nghiệp
ã Nước ta cần thành lập một cơ quan chuyên trách về công tác cổ phần hóa được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương để quản lý và theo dõi các doanh nghiệp được đưa ra cổ phần hóa. Các doanh nghiệp sau khi được các cơ quan chủ quan đưa vào thuộc diện phải cổ phần hóa được chuyển sang cho cơ quan chuyên trách về công tác cổ phần hóa quản lý. Cơ quan này có trách nhiệm thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng cổ phần hóa (từ việc xác định lại giá trị doanh nghiệp cho đến việc xây dựng các dự án, phương án cũng như tiến trình làm công tác cổ phần hóa, chỉ đạo và giúp đỡ hoạt động của các doanh nghiệp) cho đến khi các doanh nghiệp này tiến hành đại hội cổ đông lần thứ nhất.
ã Để bảo đảm cho việc phát hành cổ phiếu được an toàn, bảo vệ quyền lợi của các nha đầu tư, cần phải có các tổ chức tài chính mạnh đứng ra bảo lãnh cho việc phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp. Các tổ chức này hoạt động như các công ty chứng khoán. Có cơ chế tài chính bắt buộc khi phát hành chứng khoán, các công ty phải được bảo lãnh, đảm bảo cho việc thanh toán và thanh khoản của các chứng khoán này.
ã Nước ta cần đẩy mạnh và mở rộng hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán, không ngừng cải thiện nhằm tạo ra một thị trường chứng khoán tập trung, có tổ chức hợp lý, được quản lý thống nhất.
ã Tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật và bổ sung sửa đổi, tiếp tục ban hành các luật cần thiết, theo hướng đảm bảo quyền , lợi ích và trách nhiệm của công dân, các tổ chức kinh tế xã hội đối với tài sản và sở hữu của mình.
3.3. ý nghĩa của việc nghiên cứu quá trình cổ phần hóa.
3.3.1. ý nghĩa lý luận.
Sự ra đời của công ty cổ phần không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào mà là do đòi hỏi của sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đây là một quá trình tất yếu khách quan phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Cổ phần hóa doanh nghiệp ra đời đã giải quyết được vấn đề huy động vốn trong nền kinh tế thị trường. Từ đó nó thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình tập trung tư bản, làm xuất hiện những doanh nghiệp lớn mà không một tư bản riêng lẻ nào có thể đảm đương nổi.
3.3.2. ý nghĩa thực tiễn.
Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp với kinh tế thị trường và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là chủ trương đúng đắn để giải quyết vấn đề này, nhất là khi nước ta đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để chủ trương cổ phần hóa DNNN ra đời và phát triển.
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã được bắt đầu từ năm 1992 nhưng tốc độ cổ phần hóa vẫn chậm. Vấn đề này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song để giải quyết chúng thì cần sự đóng góp của tất cả các cá nhân, các thành phần kinh tế và nhà nước.
Phần kết luận
C
ổ phần hóa doanh nghiệp ra đời để phát triển kinh tế bắt đầu từ năm 1992 nhưng tốc độ cổ phần hóa đó là con số rất ít ỏi. Vấn đề này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song để giải quyết chúng thì cần sự đóng góp của tất cả các cá nhân, các thành phần kinh tế và Nhà nước điều tiết nền kinh tế phát triển bền vững, hướng các thành phần kinh tế khác phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Xét trên phạm vi toàn xã hội, cổ phần hóa các DNNN là rất quan trọng trong việc cấu trúc lại nguồn vốn đầu tư của nhà nước, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia để thu hút tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân chúng thúc đẩy quá trình hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội có thể khẳng định cổ phần hóa là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng của nhà nước trong quá trình tổ chức sắp xếp lại khu vực kinh tế trọng điểm ở nước ta hiện nay.
Trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay, sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu đã trở thành đòi hỏi tất yếu và ngày càng phổ biến. Cổ phần hóa tất yếu sẽ phát triển bởi nó cho phép thực hiện triệt để những nguyên tắc kinh tế, nâng cao quyền tự chủ tài chính và khả năng tự trong sản xuất kinh doanh, nâng cao tinh thần trách nhiệm và óc sáng tạo của người lao động và người lãnh đạo doanh nghiệp để thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện được điều này thì nước ta sẽ rút ngắn công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tài liệu tham khảo
Dự thảo lần thứ hai kinh tế chính trị Mác – Lênin(giai đoạm II) 1997, chuyên đề II.
Nguyễn ái Đoàn. Mục tiêu và điều kiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu kinh tế, số 209, tháng 3/1995.
Giáo trình kinh tế học chính trị Mác - Lênin. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999.
Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin, tập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 72889.DOC