Tiểu luận Vị trí và vai trò của thương mại trong nền kinh tế thị trường

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

NỘI DUNG

I-LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI.

 1/SỰ TẤT YẾU RA ĐỜI, TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI.

 2/ VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.

II- HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

 1/ THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN HIỆN NAY.

 2/ NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ VỀ THƯƠNG MẠI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG.

III- PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG.

1/ PHƯƠNG HƯỚNG .

2/BIỆN PHÁP.

KẾT LUẬN

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vị trí và vai trò của thương mại trong nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Xã hội loài người cho đến nay đã trải qua hai kiểu hình sản xuất - sản xuất tự nhiên, tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá ra đời đã phủ định biện chứng sản xuất hiện vật và tạo ra những bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất hàng hoá. Nền kinh tế nước ta từ sau đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã có những thay đổi nhanh chóng.Từ một nền kinh tế hiện vật, chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế hàng hoá. Cùng với việc xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có điều tiết, chế độ phân phối và trao đổi hiện vật đã chuyển qua chế độ thương mại.Thương mại trở thành điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như mỗi quốc gia. Thương mại không chỉ là một hoạt động nghiệp vụ mà còn là một nghệ thuật và là đối tượng nghiên cưú của nhiều môn học. Sự hiểu biết các kiến thức kinh doanh nói chung và kiến thức nghệ thuật, khoa học thương mại nói riêng là yêu cầu bức thiết đối với các nhà quản lý, các cán bộ kinh doanh thương mại. Xuất phát từ yêu cầu đó, em quyết định chọn đề tài :" vị trí và vai trò của thương mại trong nền kinh tế thị trường" cho tiểu luận thương mại của mình. Là một sinh viên học về kinh doanh, em muốn từ đề tài này có thể hiểu rõ và sâu hơn về tầm quan trọng của thương mại đối với nền kinh tế quốc dân. Bài tiểu luận của em có những nội dung cơ bản sau: Lý luận chung về thương mại. Hoạt động của thương mại trong nền kinh tế thị trường. Phương hướng phát triển và các biện pháp thực hiện chiến lược phát triển thương mại. Do trình độ còn nhiều hạn chế nên khi thực hiện còn rất nhiều sai sót. Vì vậy rất mong nhận được sự chỉ bảo và sự thông cảm của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn. nội dung I - Lý luận chung về thương mại. 1 / Sự tất yếu ra đời, tồn tại và phát triển của thương mại. Thực chất thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá thông qua mua bán trên thị trường. Hoạt động của thương mại gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá vì thế thương mại đã có từ rất lâu và nó đã tồn tại qua các phương thức sản xuất xã hội. Bản chất của thương mại là tìm kiếm lợi nhuận bằng đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống thông qua mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường theo nguyên tắc ngang giá, tự do, bình đẳng vì thế sự tồn tại và phát triển thương mại trong các chế độ xã hội- chính trị là điều tất yếu. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, hoạt động thương mại phục vụ lợi ích chủ nô, ngoài TLSX và sản phẩm tiêu dùng, người lao động trở thành đối tượng mua bán hàng hoá.Thương mại trong xã hội chiếm hữu nô lệ được giới chủ nô sử dụng nhằm mục đích bóc lột nô lệ và chiếm đoạt toàn bộ sản phẩm do họ sản xuất ra.Trong chế độ phong kiến, hoạt động thương mại phục vụ cho giai cấp phong kiến chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, biến nông dân thành tá điền và bóc lột nông dân dưới hình thức địa tô; thương nhân vừa hoạt động thương mại để kiếm lời vừa áp dụng hình thức cho vay nặng lãi thông qua nhiều hình thức đặc biệt là cung ứng các TLSX với giá cắt cổ và mua lúa gạo với giá rẻ mạt. Đến phương thức sản xuất TBCN, thương mại phát triển mạnh, trở thành tư bản thương mại. Hoạt động của thương mại chịu sự chi phối của các qui luật vốn có của nền kinh tế TBCN như : qui luật giá trị thặng dư, tích tụ… Trong những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng oanh liệt chống giặc ngoại xâm cũng như vào những ngày tháng khôi phục sau chiến tranh, xây dựng và phát triển trong hoà bình, ngành thương mại bao giờ cũng cố gắng tối đa, phục vụ chiến đấu thắng lợi và sản xuất phát triển. Dưới chế độ XHCN ngành thương mại đã chủ động và tích cực chuyển đổi cơ chế, tạo nên xung lực mới thúc đẩy hoạt động thương mại ngày càng phát triển, xoá bỏ sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động tay chân. 2/ Vai trò của thương mại trong nền kinh tế quốc dân. Thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Nó là khâu tất yếu của quá trình tái sản xuất hàng hoá, là mạch máu của quá trình hoạt động theo cơ chế thị trường. Nó hình thành và phát triển thành một ngành kinh tế độc lập tương đối, một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, chuyên đảm nhận lưu thông hàng hoá. Xác định rõ vai trò, vị trí của thương mại cho phép tác động đúng hướng và tạo được những điều kiện cho thương mại phát triển. Trước hết thương mại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất.Thương mại nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. ở vị trí cấu thành của tái sản xuất, thương mại được coi như hệ thống dẫn lưu tạo ra liên tục của quá trình tái sản xuất. Khâu này bị ách tắc sẽ dẫn tới sự khủng hoảng của sản xuất và tiêu dùng. Thương mại là hợp phần của sản xuất hàng hoá. Nói đến sản xuất hàng hoá mà không thể không nói tới thương mại. Thương mại là lĩnh vực kinh doanh cũng thu hút trí lực và tiền của các nhà đầu tư để đưa lại lợi nhuận. Mua rẻ bán đắt là qui luật của thương mại. Bỏ tiền mua hàng hoá sau đó bán lại cũng có thể thu được lợi nhuận, thậm chí là siêu lợi nhuận. Bởi vậy kinh doanh thương mại trở thành ngành sản xuất vật chất thứ hai. Vai trò của thương mại đã được khẳng định cả về phương diện lý luận và thể hiện trong thực tiễn nước ta. Thương mại là mũi nhọn đột kích quan trọng để phá vỡ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. Đối với phát triển sản xuất, thương mại làm cho sản xuất hàng hoá phát triển, thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội. Qua hoạt động mua bán tạo ra động lực kích thích đối với người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá lớn.Thương mại kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất. Người sản xuất sẽ tìm mọi cách để cải tiến công tác, áp dụng khoa học và công nghệ mới, hạ chi phí để thu nhiều lợi nhuận. Đồng thời cạnh tranh trong thương mại bắt buộc người sản xuất phải năng động, không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn và tính toán thực chất hoạt động kinh doanh, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất lao động. Đối với tiêu dùng thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới.Thương mại một mặt làm cho nhu cầu trên thị trường trung thực với nhu cầu, mặt khác nó làm bộc lộ tính đa dạng, phong phú của nhu cầu. Thương mại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.Thương mại buộc các nhà sản xuất phải đa dạng hoá các sản phẩm về loại hình kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng. Điều này tác động lại người tiêu dùng làm bật dậy các nhu cầu tiềm tàng; tóm lại thương mại làm tăng trưởng nhu cầu và đó là gốc rễ cho sự phát triển sản xuất kinh doanh. Thương mại có vai trò quan trọng trong quá trình phân phối và phân phối lại. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới việc nâng cao sức mua của đồng tiền, giảm tương đối số lượng tiền đưa vào lưu thông. Thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước khác không ngừng phát triển. Điều đó giúp chúng ta tận dụng được ưu thế của thời đại, phát huy được lợi thế so sánh, từng bước đưa thị trường nước ta hội nhập với thị trường thế giới, biến nước ta thành bộ phận của phân công lao động quốc tế. II- Hoạt động của thương mại trong nền kinh tế thị trường. 1/ Thực trạng thương mại trong nền KTTT trong thời gian hiện nay. Năm 2000 thương mại đã thu được những thành tựu quan trọng. Tăng trưởng xuất khẩu cả về tốc độ và giá trị tuyệt đối đều ở mức cao.Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 16.5 tỷ USD trong đó xuất khẩu hàng hoá là 14,3 tỷ,tăng 24% so với năm 1999.Sự tăng trưởng này đã đưa tốc độ tăng GDP năm 2000 lên 6.7% và thu hẹp chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu chỉ còn 0.62% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đã phát triển được 12 mặt hàng chủ lực có kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên.Trong đó dầu thô vượt mức 3 tỷ tăng 72%, thuỷ sản lần đầu vượt mức 1tỷ, tăng 51% so với năm 99. Đã hình thành một số thị trường chủ lực nhập khẩu hàng Việt Nam có giá trị từ 8 triệu USD trở lên (nhật bản, trung quốc, úc…) .Với trung quốc đây là năm đầu tiên kim ngạch hai chiều đạt gần 3 tỷ USD trong đó Việt Nam xuất khẩu là 1.6 tỷUSD. Chúng ta đã ký kết thành công hiệp định thương mại việt- mỹ. Hoàn thành cuộc đàm phán lần thứ 4 với WTO, đã hoàn tất quá trình minh bạch hoá chính sách kinh tế - thương mại của Việt Nam. Nhiều hiệp định thương mại song phương khác được ký kết ở châu âu, châu phi đã nâng tổng số nước ký hiệp định thương mại với Việt Nam lên 72 nước. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 15.1tỷUSD, tăng 4.5 % so với năm 2000.Trong đó thuỷ sản là 1.8 tỷ USD, gạo 3.5 triệu tấn- kim ngạch 588 triệu USD, hàng dệt và may mặc 2triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 16,6 tỷ USD, tăng 2.3 % so với năm 2000. Năm 2002 ngành thương mại đã lội ngược dòng một cách ngoạn mục: 6 tháng đầu năm xuất khẩu đạt -5%, 6 tháng cuối năm nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các bộ ngành TW và địa phương chúng ta đã đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hoá là 16.7 tỷ USD tăng 11.2 % so với năm 2001. Trong đó một số mặt hàng có tốc độ phát triển khá là dệt may (+ 39.3%), giầy dép (19.7%), sản phẩm gỗ (+ 30%).Thị trường nội địa năm 2002 cũng là một điểm sáng: Khối lượng và giá trị hàng hoá lưu thông trên thị trường hàng tháng đều tăng.Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 12.8% so với năm 2001: mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ ở nhiều vùng nông thôn, miền núi tăng trên 12%. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 4% (1999 là +0.2%; 2000 là -0.6% ; 2001 là 0.8% ). Đã có hàng trăm chợ được cải tạo, xây dựng và đã được đưa vào sử dụng với sự đa dạng của các loại hình tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý. Xuất hiện một số chợ đặc thù: chợ ẩm thực, chợ tập trung đầu mối chuyên mua bán các mặt hàng ( rau, quả…)… Các chợ bán buôn có mã lực tăng khoảng 6-8% so với năm 2001.Thương mại miền núi năm 2002 tăng trưởng cao hơn: phát triển ổn định, toàn diện, hàng hoá phong phú, giá cả ổn định,đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Các hình thức kinh doanh thương mại theo hướng văn minh, hiện đại đã phát triển ở nhiều tỉnh thành phố. Năm 1997 cả nước mới có một số ít siêu thị, cuối năm 02 đã có 681 trung tâm thương mại, siêu thị, của hàng tự chọn ở 21 tỉnh, thành phố, tăng 32.4% so với năm 01. Năm 02 tại các siêu thị mức bán là 15-20%. Các trung tâm thương mại tăng 8 đến 10% so với năm 01. Mặc dù vậy năm 2001 và 2002 chúng ta cũng đã gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại: tăng trưởng GDP đạt thấp hơn chỉ tiêu chung của cả giai đoạn là 7.5%/năm, chi phí sản xuất tăng nhanh, dịch vụ chủ yếu cao hơn giá quốc tế, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế chưa có sự cải thiện rõ rệt. 2/Nhận xét - đánh giá thương mại trong nền kinh tế thị trường. Thương mại Việt Nam sau những năm đổi mới đã hình thành thị trường thống nhất trong cả nước, hàng hoá phong phú, đa dạng, lưu thông thông suốt, phát triển sôi động với sự tham gia của các thành phần kinh tế, mạng lưới kinh doanh được mở rộng với nhiều hình thức linh hoạt. ở các thành thị đã xuất hiện một số phương thức mua bán văn minh, hiện đại. Miền núi, vùng sâu, vùng xa, được cung ứng các mặt hàng thiết yếu. Xuất khẩu liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao, trong 10 năm tăng 5.6 lần, từ 2.4 tỷ USD năm 1990 tăng 13.5 tỷ USD năm 2000. Cơ cấu mặt hàng từng bước được cải thiện, trong đó hàng đã qua chế biến tăng đáng kể. Hoạt động nhập khẩu đã phục vụ có hiệu quả yêu cầu phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống.Tình trạng nhập siêu được khắc phục một bước quan trọng. Có quan hệ buôn bán với 165 nước và khu vực, ký hiệp định thương mại với 72 nước mà gần đây là hiệp định thương mại với Hoa Kỳ- một thị trường rộng lớn trên thế giới, có quan hệ buôn bán thường xuyên với hàng ngàn tổ chức kinh tế, thương mại nước ngoài, trong đó hơn 3300 tổ chức kinh tế nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Tuy đã đạt được những thành quả đáng kể nhưng thương mại nước ta vẫn còn tồn tại những mặt yếu kém.Thị trường trong nước tuy tăng trưởng trong thế ổn định nhưng còn ở trình độ phát triển thấp và còn có sự chênh lệch khá lớn giữa thành thị và nông thôn.Sức tiêu thụ của thị trường trong nước chưa tương xứng với khả năng đảm bảo các nguồn cung ứng hàng hoá. Năng lực cạnh tranh của nhiều hàng hoá còn kém, gây khó khăn cho việc tiêu thụ. Chưa thiết lập được các mối quan hệ hữu cơ giữa người sản xuất với nhà buôn, giữa thương mại nhà nước với thương mại địa phương…Thị trường trong nước chưa thực sự là cơ sở vững chắc để mở rộng và tham gia quá trình hội nhập với thị trường khu vực và thế giới. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn kém. Trong xu thế hội nhập, sự thích ứng với cơ chế thị trường của các doanh nghiệp còn thấp. Thương mại nhà nước thường tập trung ở các thành phố, thị xã, chưa coi trọng thị trường nông thôn nên chưa tạo thành đối tác lớn và đối trọng tốt trong việc tổ chức cung ứng vật tư hàng hoá, tiêu thụ nông sản, chỉ đường và kích thích sản xuất hàng hoá phát triển. Kết cấu hạ tầng thương mại nhất là mạng lưới các loại hình và cấp độ chợ còn nghèo nàn, sơ sài. III-phương hướng phát triển và các biện pháp thực hiện chiến lược phát triển thương mại. 1/phương hướng. Từ những yếu kém còn tồn tại để khắc phục chúng ta phải: - Kiên trì chủ trương dành ưu tiên cao cho xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động, có thêm ngoại tệ. - Chủ động hội nhập kinh tế thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN. - Gắn kết thị trường trong nước và nước ngoài, vừa mở rộng và đa dạng hoá thị trường, vừa coi trọng, phát triển thị trường trong nước.Làm tăng sức mua trong nước, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển là mục tiêu hàng đầu của ngành thương mại. - Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong điều kiện nền kinh tế có nhiều thành phần tham gia kinh doanh trên thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Tiếp tục củng cố vai trò nòng cốt của thu nhập quốc dân trong xuất nhập khẩu, bán buôn phát luồng các mặt hàng trọng yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. - Thực hiện từng bước tự do hoá thương mại.Thực hiện kinh doanh thương mại văn minh hiện đại. Liên kết sản xuất sâu rộng với kinh doanh. Đảm bảo hài hoà quyền lợi của nhà nước, người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng. - Tăng cường quản lý nhà nước về thị trường và hoạt động thương mại dịch vụ.Ra sức phát huy nội lực của đất nước, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý. 2/ Giải pháp. Để phát triển thương mại theo những chỉ tiêu trên cần có những giải pháp: - Đẩy mạnh xuất khẩu, phải coi xuất khẩu là một khâu có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.Vì xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ CNH-HĐH đất nước.Có những cách thức khác nhau để huy động nguồn ngoại tệ nhưng chỉ bằng hoạt động xuất khẩu thì nguồn vốn mới ổn định và thường xuyên bền vững. Để xuất khẩu phát triển cần: tạo khung pháp lý thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường nước ngoài. Ký mới và rà soát để đàm phán ký lại hiệp định thương mại với các nước theo yêu cầu mới và tổ chức tốt việc thực hiện các hiệp định đó. Đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu của12 mặt hàng chủ lực nhất, đạt chỉ tiêu của 7 mặt hàng có tính qui định là dầu thô, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện, gạo, cà phê. Xuất khẩu nên dựa vào khoa học công nghệ vì xuất khẩu hàng hoá còn có giới hạn nhưng xuất khẩu công nghệ sẽ không bị giới hạn. Nước ta có điều kiện thuận lợi về địa lý nên cần phát triển xuất khẩu dịch vụ dưới các hình thức như tạm nhập- tái xuất, chuyển khẩu và mở rộng hoạt động của các trung gian thương mại nhằm phát triển nhanh kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. - Tham gia tiến trình tự do hoá thương mại. Xây dựng và cải thiện các chính sách cần bảo đảm mục tiêu chủ động thâm nhập thị trường quốc tế theo nguyên tắc đa phương hoá. Khai thác triệt để thế mạnh của chính sách kinh tế nhiều thành phần để tăng cường tính năng động và khả năng thích ứng nhanh. Tiếp tục xây dựng các chính sách hướng về xuất khẩu.Chính sách thương mại cần hướng tới một sự thay đổi căn bản về đối tượng và phương thức quản lý nhập khẩu. Không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch xâm nhập thị trường quốc tế. Tìm kiếm các thị trường trong ngách. - Lựa chọn mặt hàng, thị trường tập trung đầu tư để xây dựng giải pháp xuất khẩu. Xây dựng nhãn sản phẩm, thương hiệu hàng hoá nhất là các hàng hoá xuất khẩu chủ lực. - Phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, tập trung vào thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EUvà các nước ASEAN, khu vực Trung Đông và Châu Phi. Tiếp tục triển khai các biện pháp xúc tiến thương mại cuối năm 2002. - Đẩy mạnh việc hình thành các mối kiên kết tiêu thụ- sản xuất.Thương mại phải làm sao mua hết được sản phẩm sản xuất ra, tổ chức tiêu thụ tốt, làm tốt vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trong và ngoài nước. - Phát triển dịch vụ trong nước, quan tâm đến thị trường miền núi, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Tiếp tục phát triển phương thức đại lý mua bán. Đặc biệt ở các tỉnh miền núi cần mở rộng hệ thống đại lý mua bán trực tiếp đến các cụm xã, thôn bản. Đẩy mạnh việc ký kết và thực hiện các hợp đồng tiêu thụ nông sản. - Các doanh nghiệp thương mại chú trọng phát triển mạnh mạng lưới mua bán hàng hoá, thúc đẩy lưu thông hàng hoá trên thị trường. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã thương mại- dịch vụ theo hướng : đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế sử dụng lao động và cơ chế phân phối cho phù hợp với cơ chế thị trường. Huy động và tạo điều kiện để mạng lưới tư thương tích cực tham gia kinh doanh theo định hướng của nhà nước về phát triển lưu thông hàng hoá và thị trường lưu thông miền núi. kết luận Trong suốt quá trình hình thành và phát triển thương mại Việt Nam đã làm nên những kỳ tích trong kháng chiến, trong xây dựng và trong đổi mới. Thị trường trong nước ổn định, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, cơ cấu xuất khẩu ngày càng cải thiện, thị trường xuất khẩu được mở rộng, mức nhập siêu giảm, cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng. Có được những kỳ tích đó là nhờ công tác quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương ngày một rõ hơn, đúng hơn về chức năng; đồng thời chính phủ cũng đã ban hành những chính sách để kích cầu, tác động tích cực đến sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, nâng cao sức mua. Hiện nay, xu thế toàn cầu hoá thương mại đang là những đặc điểm cơ bản của phát triển trên thế giới. Đối với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập khối ASEAN, AFTA, hiệp định thương mại Việt - Mỹ và những bước tiếp theo WTO, tuy có nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới nhằm trao đổi hàng hoá dịch vụ, kỹ thuật và thông tin…đã tạo cơ sở động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhưng thương mại vẫn phải ra sức phấn đấu, góp phần đổi mới cơ chế chính sách, tạo nên xung lực mới thúc đẩy hoạt động thương mại ngày càng sôi động, bảo đảm lưu thông hàng hoá trong nước dồi dào và phân phối kịp thời trên thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nhân dân, thu ngoại tệ về cho đất nước. mục lục lời nói đầu nội dung I-lý luận chung về thương mại. 1/sự tất yếu ra đời, tồn tại và phát triển của thương mại. 2/ vai trò của thương mại trong nền kinh tế quốc dân. II- hoạt động của thương mại trong nền kinh tế thị trường. 1/ thực trạng thương mại trong nền kinh tế thị trường trong thời gian hiện nay. 2/ nhận xét- đánh giá về thương mại trong cơ chế thị trường. iii- phương hướng phát triển và các biện pháp thực hiện chiến lược phát triển thương mại trong cơ chế thị trường. 1/ phương hướng . 2/biện pháp. kết luận tài liệu tham khảo 1-tạp chí thương mại 4-5-2000 2-tạp chí thương mại 1-2-2001 3-thương mại số 16-2000; 19-2000; 6-2003 4-tạp chí thương mại 4-2001 5- tạp chí thương mại 7-8-2003 6- thương mại số 20-24/2-2003 7-kinh tế việt nam- hội thảo quốc tế 8- kinh tế thương mại-1993 9- giáo trình thương mại của trường ĐHQL- KD Hà nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34635.doc
Tài liệu liên quan