Tiểu luận Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự

MỤC LỤC

TRANG

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ. 1

1. Khái niệm bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 1

2. Đặc điểm của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 2

3. Cơ sở của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 3

3.1. Cở sở lí luận. 3

3.2. Cơ sở thực tiễn 4

4. Ý nghĩa của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 4

4.1. Ý nghĩa về chính trị - xã hội 4

4.2. Ý nghĩa về pháp lý 4

II. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƯƠNG SỰ. 5

1. Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 5

2. Bảo đảm quyền của đương sự được người khác bảo vệ trong tố tụng dân sự Việt Nam. 5

3. Trách nhiệm của Tòa án đối với việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam. 5

III. VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ. 6

1. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 6

2. Các giải pháp bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự . 6

KẾT LUẬN 8

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5520 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tố tụng dân sự là một quá trình phức tạp. Đương sự chỉ có thể bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi thực hiện được các quyền, nghĩa cụ tố tụng dân sự của họ. Vì vậy, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự được pháp luật tố tụng dân sự quy định là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự. Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Trong pháp luật của Nhà nước Việt Nam ở các thời kì lịch sử đều có các quy định về bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự. Tuy vậy, thời kỳ Pháp thuộc trở về trước các quy định về vấn đề này mới được hình thành và chưa có điều kiện thực hiện. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời thì các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự mới phát triển và có điều kiện thực hiện. Bài viết sau đây em xin được đưa ra một vài nghiên cứu, phân tích của mình về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự cũng như việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ. 1. Khái niệm bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. Khoản 1 Điều 56 BTTTDS 2004 quy định: “Đương sự trong vụ án dân sự là các cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Như vậy, có thể thấy thành phần đương sự trong vụ việc tố tụng dân sự bao gồm tất cả những người có quyền, nghĩa vụ được xem xét trong vụ việc vì có liên quan đến vụ việc. Do đó, thành phần đương sự bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự. Điều 9 BLTTDS quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự như sau: “Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật bày bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ”. Theo quy định của pháp luật, các đương sự có thể sử dụng các phương thức khác nhau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm. Trong khoa học pháp lý, quyền của chủ thể trong việc chống lại các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp theo thủ tục dân sự được gọi là quyền bảo vệ của đương sự tố tụng dân sự. Quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự là quyền của chủ thể trong việc chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Do vậy, để đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp trước Tòa án thì việc bảo đảm cho các đương sự thực hiện được các quyền tố tụng dân sự hay nói cách khác là phải bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự là rất cần thiết. Do vậy, pháp luật tố tụng dân sự đã quy định về vấn đề bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự. Từ những vấn đề trình bày trên, có thể rút ra kết luận: “Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự là làm cho đương sự có đủ những điều kiện cần thiết để chắc chắn thực hiện được các quyền tố tụng dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án”. 2. Đặc điểm của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự - Thứ nhất, việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự được áp dụng đối với tất cả các bên đương sự. Trong tố tụng dân sự, các đương sự như nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự, người yêu cầu, người bị yêu cầu và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự là những người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ. Khi tham gia tố tụng dân sự, các đương sự đều có quyền đưa ra yêu cầu, chấp nhận hay phản đối yêu cầu của người khác, có nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ và có quyền bình đẳng với nhau trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Vì vậy, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự được áp dụng với tất cả các bên đương sự. - Thứ hai, đối tượng, phạm vi và biện pháp bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Trong các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, Tòa án là chủ thể có quyền lực nhất vì Tòa án được thực hiện quyền lực của Nhà nước để giải quyết vụ việc dân sự. Xuất phát từ yêu cầu của việc giải quyết vụ việc dân sự và chức năng, nhiệm vụ và quyển hạn của mình mà Tòa án có trách nhiệm phải áp dụng các biện pháp cần thiết do pháp luật tố tụng dân sự quy định, để tạo điều kiện cho các đương sự thực hiện tất các quyền tố tụng dân sự của họ. Do đó, khác với các quan hệ pháp luật khác, chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự không có quyền thỏa thuận về đối tượng, phạm vi và các biện pháp bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ. - Thứ ba, bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự có tính chất hỗ trợ việc thực hiện các quyền tố tụng dân sự của đương sự. Việc thực hiện các quyền tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án trước hết do đương sự là chính. Hoạt động tố tụng của Tòa án và những người tham gia tố tụng khác chỉ nhằm tạo điều kiện cho các đương sự thực hiện được tốt hơn các quyền tố tụng dân sự của họ. Do đó, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự có tính chất hỗ trợ việc thực hiện các quyền tố tụng dân sự của đương sự. 3. Cơ sở của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 3.1. Cơ sở lí luận. Trước hết, xuất phát từ mối quan hệ giữa pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện các quyền, lợi ích của các chủ thể. Bên cạnh việc công nhận quyền, lợi ích của các chủ thể trong các văn bản pháp luật thì Nhà nước còn phải tạo được các điều kiện thuận lợi bảo đảm cho nó thực hiện trên thực tế. Bởi nếu chỉ công nhận thôi thì vẫn chưa đủ và chưa thực sự thực hiện được trong đời sống xã hội. Vì vậy, mối quan hệ giữa công nhận và bảo đảm thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể là rất quan trọng và không thể thiếu được. Đối với quyền tự bảo vệ của đương sự cũng vậy, ngoài việc công nhận và bảo vệ của đương sự, Nhà nước phải bảo đảm cho các đương sự thực hiện được quyền này trên thực tế. Ngoài ra, việc quy định nguyên tắc trên còn xuất phát từ chính những đặc điểm và yêu cầu của phương thức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Tòa án là cơ quan xét xử có quyền lực nhất. Các quyết định của Tòa án được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước nên có tác dụng bảo vệ kịp thời quyền lợi hợp pháp của đương sự. Tuy vậy, muốn bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong tố tụng dân sự thì các đương sự phải có hiểu biết pháp luật và năng lực nhất định. Vì vậy, việc quy định bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự sẽ có tác dụng hạn chế những vi phạm pháp luật có thể xảy ra xâm phạm đến quyền và lợi ích của đương sự. 3.2. Cơ sở thực tiễn. Cơ sở thực tiễn để pháp luật quy định bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự là hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án và những người tiến hành tố tụng luôn bị tác động bởi nhiều phía, điều kiện tham gia tố tụng của các đương sự khác nhau và việc giúp đỡ thực hiện được quyền tố tụng dân sự của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trên thực tế còn hạn chế. 4. Ý nghĩa của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 4.1. Ý nghĩa về chính trị - xã hội. Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự giúp đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án nên góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Vì vậy, ngoài ý nghĩa thực hiện dân chủ trong tố tụng dân sự, bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự còn có ý nghĩa góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 4.2. Ý nghĩa về pháp lý. Đầu tiên, thông qua nguyên tắc này, các đương sự sẽ có nhận thức sâu sắc về các quy định của pháp luật. Tư đó, cho thấy bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự có ý nghĩa bảo đảm cho các đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự tạo được sự tôn trọng cần thiết đối với việc thực hiện các quyền tố tụng dân sự của đương sự. Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự tạo điều kiện cho các đương sự thực hiện được các quyền tố tụng dân sự đồng thời Tòa án cũng có điều kiện để nhận biết sự thật của vụ việc dân sự mà giải quyết vụ việc dân sự công minh và có căn cứ. Như vậy, việc gải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, đúng đắn. Cuối cùng, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự có ý nghĩa bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh. II. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƯƠNG SỰ. Vấn đề bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự được pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam quy định gồm 3 nội dung cơ bản là bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự, bảo đảm quyền của đương sự được người khác đại diện, nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và trách nhiệm của Tòa án đối với đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 1. Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. Nội dung này đã được quy định rõ trong bộ luật TTDS, cụ thể tại các điều như điều 5, 58, 59, 60 và 61 thì các đương sự có quyền nghĩa vụ tố tụng dân sự như khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự; thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu; cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp những chứng cứ đó cho mình… 2. Bảo đảm quyền của đương sự được người khác bảo vệ trong tố tụng dân sự Việt Nam. Những người khác tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự bao gồm người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nội dung của bảo đảm quyền của đương sự được người khác bảo vệ trong tố tụng dân sự bao gồm bảo đảm đượng sự ủy quyền được cho người khác đại diện trong trường hợp không có năng lực hành vi tố tụng dân sự và bảo đảm quyền nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. 3. Trách nhiệm của Tòa án đối với việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam. Trong tố tụng dân sự, Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự chủ yếu, có trách nhiệm chính đối với việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. Trách nhiệm của Tòa án đã được quy định cụ thể tại Điều 126 Hiến pháp năm 1992, Điều 1 LTCTAND năm 2002, Điều 9 và các điều luật khác của BLTTDS. III. VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ. 1. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. Sau một thời gian thực hiện các quy định của BLTTDS 2004 về bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự về cơ bản đã được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án đã tôn trọng và bảo đảm cho các đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ. Qua đó, người dân cũng có cơ hội hiểu biết các quy định của pháp luật giúp họ chủ động hơn trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ. Mặt khác, điều đó cũng giúp cho quá trình giải quyết vụ việc được thuận lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Hiện nay, trong BLTTDS 2004 chỉ quy định về đương sự trong vụ án dân sự mà cũng chưa có quy định xác định đương sự trong việc dân sự cũng như quyền, nghĩa vụ của những người này. Hơn nữa, mặc dù pháp luật quy định cho mỗi tổ chức, cá nhân có quyền lợi ích hợp pháp bị xâm phạm được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi ích của họ, nhưng trên thực tế vấn đề này còn nhiều bất cập. Ngoài ra, vẫn còn một số trường hợp đương sự thực hiện các quyền nghĩa vụ tố tụng của mình không đúng, không đầy đủ.... 2. Các giải pháp bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự . - Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam Đối với việc tham gia vào các quan hệ tố tụng dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự thì pháp luật tố tụng dân sự có vai trò rất quan trọng. Có thể nói rằng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự được hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào các quy định pháp luật tố tụng dân sự về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, người tiến hành tố tụng dân sự và người tham gia tố tụng dân sự, trình tự thủ tục khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự và trình tự, thủ tục Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Hiện nay, Bộ luật TTHS Việt Nam đã có những quy định chi tiết, cụ thể về các vấn đề trên. - Thứ hai, tiếp tục đổi mới công tác tổ chức và cán bộ của Tòa án. Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự dù có đầy đủ, rõ ràng, cụ thể và khoa học nhưng nếu nó không được các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, người tiến hành tố tụng dân sự thực hiện nghiêm chỉnh thì các quy định đó cũng trở nên vô nghĩa. Hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự trước hết phải thông qua Tòa án. Vì vậy, để bảo đảm được quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự yêu cầu các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án là những người tiến hành tố tụng dân sự thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của Tòa án phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sự. - Thứ ba, củng cố tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động bổ trợ tư pháp. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp đương sự rất cần thiết sự giúp đỡ, hỗ trợ tham gia tố tụng của các cá nhân, tổ chức khác, kể cả trong trường hợp đương sự có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Sự giúp đỡ, hỗ trợ pháp lý của các cá nhân, tổ chức khác nhau như luật sư, nhân viên của các Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc tổ chức xã hội đối với việc tham gia tố tụng có vai trò quan trọng trong nhiều trường hợp. Đối với đương sự là người chưa thành niên hay mất năng lực hành vi tố tụng dân sự thì việc đại diện cho đương sự có ý nghĩa rất quan trong, giúp họ thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Trong đó, sự giúp đỡ của luật sư là có hiệu quả nhất. Ngoài ra, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án thì các đương sự cần phải thu thập được chứng cứ cấp cho Tòa án. Vì vậy, các đương sự cần sự giúp đỡ và hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức. - Thứ tư, tăng cường cơ chế giám sát và kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự. Trên thực tế, hoạt động xét xử của Tòa án dễ bị thiên lệch, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Chính vì vậy, cần phải có cơ chế giám sát, kiểm sát chặt chẽ với hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án. Căn cứ vào Điều 137 Hiến pháp 1992, Điều 16 LTCTAND, các điều 20, 21, 22 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các điều 21, 23 và 24 BLTTDS, cơ chế giám sát, kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau. - Thứ năm, nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật tố tụng dân sự. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước chủ trương phát huy dân chủ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mọi người. Trong các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đều thể hiện một quan điểm nhất quán là “ chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. ” Trong điều kiện hiện nay, số đông người dân còn thiếu hiểu biết về pháp luật. Do vậy, để thực hiện được những chủ trương trên, chúng ra cần nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là tới người dân vùng sâu vùng xa. Hơn nữa, khi người dân hiểu biết pháp luật cũng sẽ làm giảm bớt số lượng các vụ việc cho Tòa án. KẾT LUẬN Thông qua bài tập trên đây, em đã hiểu sâu hơn về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. Đây có thể nói là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong tố tụng dân sự. Từ nguyên tắc này, em cũng đã có thêm những hiểu biết nhất định về các nguyên tắc khác trong tố tụng dân sự. Những kiến thức từ việc làm bài tập sau này sẽ giúp ích nhiều cho công việc tương lai của em. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Tố tụng dân sự - NXB Tư pháp, năm 2005. 2. Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam: Luận án tiến sĩ luật học / Nguyễn Công Bình ; Người hướng dẫn khoa học: TS. Định Trung Tụng, PGS.TS Đinh Văn Thanh . 3. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. 4. Bộ luật Dân sự. 5. Hiến pháp nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. 6. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. 7. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. MỤC LỤC TRANG A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ. 1 1. Khái niệm bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 1 2. Đặc điểm của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 2 3. Cơ sở của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 3 3.1. Cở sở lí luận. 3 3.2. Cơ sở thực tiễn 4 4. Ý nghĩa của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 4 4.1. Ý nghĩa về chính trị - xã hội 4 4.2. Ý nghĩa về pháp lý 4 II. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƯƠNG SỰ. 5 1. Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 5 2. Bảo đảm quyền của đương sự được người khác bảo vệ trong tố tụng dân sự Việt Nam. 5 3. Trách nhiệm của Tòa án đối với việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam. 5 III. VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ. 6 1. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 6 2. Các giải pháp bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự . 6 KẾT LUẬN 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập học kì TTDS - nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự cũng như việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này.doc
Tài liệu liên quan