Tiểu luận Việc đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay

Trong những năm gần đây quá trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luât nhìn chung đã đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch, rành mạch, rõ ràng và công khai đối với mọi người dân, phù hợp với các quy định trong Luật. Dưới góc độ này thì trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã đạt được những thành tựu đáng kể và cũng còn một số hạn chế nhất định.

Thứ nhất về thành tựu thì nhận thấy rõ ràng rằng quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện nay đã đảm bảo cho công chúng có thể dễ hiểu được các văn bản quy phạm pháp luật thông qua những điều luật đã được các nhà làm luật chi tiết hoá, cụ thể hoá, giảm dần việc ban hành luật khung, qua đó góp phần đảm bảo yêu cầu về tính rõ ràng, dễ hiểu của pháp luật (Khoản 1, Điều 8, LBHVBQPPL 2008) hay những quy định về sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện trong Điều 5, LBHVBQPPL 2008

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4006 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Việc đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LỜI MỞ ĐẦU Trong hệ thống văn bản pháp luật của nước ta hiện nay bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính, trong đó văn bản quy phạm pháp luật đóng một vai trò hết sức quan trọng. Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản giúp nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội, muốn quản lý đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể như tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi…và đặc biệt một yếu tố nữa cần phải đảm bảo là tính công khai, minh bạch. Vậy thế nào là tính công khai, minh bạch, tình hình bảo đảm yêu cầu đó hiện nay ra sao và tại sao lại cần phải đảm bảo yếu tố đó trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật? II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Khái niệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Thuật ngữ “công khai” của văn bản quy phạm pháp luật bắt đầu xuất hiện và được nhắc tới nhiều từ khi nhà nước ta thực hiên chính sách mở cửa, hội nhập nền kinh tế, đặc biệt là từ khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết và gần đây là sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì thuật ngữ này được nhắc tới nhiều hơn. “Công khai” là việc làm cho ai cũng có thể được biết, được tiếp cận. Vậy tính công khai của văn bản quy phạm pháp luật có thể hiểu là việc mọi người được biết về văn bản quy phạm pháp luật đó, đảm bảo cho mọi người được tiếp cận các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. Như vậy, khi một văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo được yêu cầu công khai tức là văn bản quy phạm pháp luật đó đã đáp ứng được yêu cầu mà chức năng quản lý xã hội đặt ra và như vậy thì có thể khẳng định việc đảm bảo tính công khai của văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống pháp luật của nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, một văn bản quy phạm bên cạnh việc đảm bảo tính công khai thì còn phải đảm bảo được tính minh bạch. Theo cách nói thông thường, “minh bạch” được hiểu là sự rõ ràng, rành mạch để cho mọi người đều hiểu. Vậy tính minh bạch của văn bản quy phạm pháp luật có thể hiểu là nội dung của văn bản đó được viết ra thì tất cả mọi người biết đều có thể nắm bắt được. Như vậy, có thể nói rằng minh bạch là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật nói chung và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nói riêng. Từ những phân tích trên có thể thấy rằng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sẽ được xem là đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch nếu các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật ấy đảm bảo tính rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu, đồng thời các văn bản quy phạm pháp luật đó phải được công khai cho mọi người cùng biết và nắm bắt được các quyền và nghĩa vụ của mình để tuân thủ nghiêm túc và thực hiện theo các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật. 2. Nhận xét về việc đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay. Đối với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì không thể thiếu được tính công khai, minh bạch. Yêu cầu dân chủ hoá, công khai hoá và minh bạch hoá trog văn bản quy phạm pháp luật là hợp lý và trước hết nó là đòi hỏi trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay. Nội dung cơ bản của việc đảm bảo công khai, minh bạch trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: công khai, minh bạch trong giai đoạn lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; công khai, minh bạch trong giai đoạn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; công khai, minh bạch trong giai đoạn thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; công khai, minh bạch trong giai đoạn xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; công khai, minh bạch trong giai đoạn công bố văn bản quy phạm pháp luật. Trong những năm gần đây quá trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luât nhìn chung đã đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch, rành mạch, rõ ràng và công khai đối với mọi người dân, phù hợp với các quy định trong Luật. Dưới góc độ này thì trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã đạt được những thành tựu đáng kể và cũng còn một số hạn chế nhất định. Thứ nhất về thành tựu thì nhận thấy rõ ràng rằng quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện nay đã đảm bảo cho công chúng có thể dễ hiểu được các văn bản quy phạm pháp luật thông qua những điều luật đã được các nhà làm luật chi tiết hoá, cụ thể hoá, giảm dần việc ban hành luật khung, qua đó góp phần đảm bảo yêu cầu về tính rõ ràng, dễ hiểu của pháp luật (Khoản 1, Điều 8, LBHVBQPPL 2008) hay những quy định về sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện trong Điều 5, LBHVBQPPL 2008… Thành tựu thứ hai có thể nói đến là quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã tạo điều kiện để công chúng có thể biết trước được sự ra đời, sự thay đổi của pháp luật cũng như tác động mà nó đem lại. Điều này được biểu hiện trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam chúng ta thì có những quy định huy động sự tham gia rộng rãi của các thành phần trong xã hội, không chỉ có cá nhân, tổ chức Việt Nam mà còn có cả những cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia, cụ thể là trong LBHVBQPPL 2008 và LBHVBQPPL của HĐND và UBND đã ghi nhận điều này, hay như việc đăng công báo là một giai đoạn bắt buộc trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, là điều kiện có hiệu lực thi hành của các văn bản quy phạm pháp luật (Điều 78, LBHVBQPPL)…Những quy định trên đây vừa tạo điều kiện cho mọi người dân đều có thể biết đến những văn bản quy phạm pháp luật vừa là một trong những yếu tố nhằm thực hiện các cam kết về đảm bảo tính công khai, minh bạch của pháp luật trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Thành tựu thứ ba có thể kể đến là quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay đã đảm bảo cho các đạo luật được công khai, minh bạch, công chúng có thể tiếp cận một cách dễ dàng. Điều này được thể hiện trong việc trung tâm thông tin văn phòng Quốc hội cho ra đời trang web cơ sở dữ liệu luật Việt Nam (vietlaw.gov.vn) với 20000 văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp một cách khoa học để công chúng có thể dễ dàng tìm kiếm chính xác các văn bản cần thiết và hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu góp phần đảm bảo tính công khai, minh bạch đã kể trên thì vẫn tồn tại một số hạn chế trong việc đảm bảo tính công khai, minh bạch đối với văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là: - Luật không quy định căn cứ để cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền đề xuất xây dựng pháp luật hoặc quy định việc đề xuất xây dựng pháp luật phải dựa trên căn cứ nào; - Luật chưa quy định cụ thể các tiêu chí để làm căn cứ quy định việc tổ chức lấy ý kiến của công chúng trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là bắt buộc; - Quy định pháp luật về quá trình lấy ý kiến còn mang tính nguyên tắc và thiếu tính cụ thể; - Còn khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật chưa được công khai hóa (dự thảo luật); - Tình trạng thiếu cơ chế trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền và sự công khai, minh bạch trong quá trình huy động sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; - Thông thường cơ quan chủ trì soạn thảo lại là các cơ quan quản lý nhà nước nên không tránh khỏi tình trạng các văn bản mang tính chủ quan gắn với lợi ích của cơ quan chủ trì soạn thảo; - Thiếu kinh phí, cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho hoạt động soạn thảo, ban hành. Qua đây thì có thể thấy việc đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay còn có nhiều vấn đề cần phải khắc phục mặc dù đã đạt được một số thành tựu cụ thể. Đảm bảo tính công khai, minh bạch có ý nghĩa rất quan trọng đối với hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói riêng ở nước ta bởi văn bản chỉ có thể thực thi tốt trên thực tế và có được sự ủng hộ của nhân dân khi người dân được biết, được tham gia vào quá trình xây dựng và ban hành văn bản đó. Đồng thời việc đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch của văn bản quy phạm pháp luật cũng chính là đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Xuất phát từ những ý nghĩa này và nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thì cần phải có những giải pháp đúng đắn và cụ thể, như: - Cần quy định cụ thể căn cứ để cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền đề xuất xây dựng pháp luật hoặc quy định việc đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đựa trên những căn cứ cụ thể; - Cần quy định các tiêu chí cụ thể để xác định sự cần thiết lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và cá nhân; - Hạn chế tình trạng các cơ quan quản lý nhà nước lại là những cơ quan tiến hành soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật để tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” như hiện nay; - Nâng cao hiệu quả công tác lấy ý kiến đóng góp của nhân dân và phương thức tổ chức lấy ý kiến của nhân dân; - Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được công khai hóa thì mới đảm bảo được việc thực thi quyền tham gia ý kiến của nhân dân; - Cần khắc phục tình trạng thiếu cơ chế trách nhiệm và sự công khai, minh bạch trong quá trình huy động sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; - Cần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật không đảm bảo công khai, minh bạch. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. Như vậy, qua đây một lần nữa khẳng định lại rằng đối với một văn bản quy phạm pháp luật thì yêu cầu đảm bảo tính công khai, minh bạch đóng một vai trò rất lớn và có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi việc đảm bảo tính công khai, minh bạch trong văn bản quy phạm pháp luật sẽ giúp cho quá trình quản lý cũng như thực hiện trong thực tiễn của nhà nước có được hiệu quả cao hơn, góp phần vào phát triển xã hội. Qua những điều trên ta thấy cần phải đẩy mạnh hơn nữa yêu cầu này đối với văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục những hạn chế còn tồn tại và đạt được những kết quả đã đặt ra. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008. 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật (chương trình trung cấp), Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. 3. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 4. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004. 5.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBT h7885c k7923 xamp226y d7921ng v259n b7843n phamp225p lu7853t.doc
Tài liệu liên quan