MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I 2
VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI, KINH TẾ ẢNH HƯỞNG TỚI TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC 2
1. Môi trường tự nhiên 2
2. Văn hoá - xã hội 2
3. Kinh tế – Chính trị 3
4. Vài nét về đặc điểm tâm lý tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc 4
PHẦN II 6
VIỆT NAM – ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN KHÁCH HÀN QUỐC 6
1. Điều này xuất phát từ nguyên nhân chủ quan. Việt Nam là một đất nước co nhiều tiềm năng du lịch rất lớn, đó là sự tổng hợp của tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn 6
2. Việt Nam – một điểm đến an toàn cho du khách quốc tế nói chung và khác Hàn Quốc nói riêng 7
3. Việt Nam đang là mối quan tâm của nhiều người Hàn Quốc 8
4. Ngoài những nguyên nhân nói trên chúng ta còn rất nhiều những thuận lợi khác 9
PHẦN III 12
VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG CỦA KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 12
PHẦN IV 14
NHỮNG ĐIỂM CÒN HẠN CHẾ CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC THU HÚT KHÁCH HÀN QUỐC 14
MỤC LỤC 16
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7375 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Việt Nam - Điểm du lịch hấp dẫn khách Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hàn Quốc cho đến nay, quan hệ hợp tác hai nước chúng ta đã đạt được những thành tựu trên tất cả các mặt kinh tế, văn hoá - giáo dục – xã hội, thương mại. Du lịch là một lĩnh vực đạt được nhiều thành tựu lớn: Lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam ngày càng đông, Hàn Quốc đang dần trở thành thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam. Nghiên cứu đề tài này không chỉ cho thấy tốc độ phát triển của ngành du lịch mà thông qua đó giúp hiểu rõ hơn và thấy được triển vọng tốt đệp trong mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc. Vì thế mục đích của đề tài này là thông qua việc tìm hiểu tình hình khách du lịch Hàn Quốc ở Việt Nam để thấy được rõ hơn mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay.
Trong đề tài này gồm có các phần :
- Phần I: Vài nét về văn hoá, xã hội, kinh tế ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch Hàn Quốc.
- Phần II: Việt Nam - điểm du lịch hấp dẫn khách Hàn Quốc.
- Phần III: Vài nét về tình hình tăng trưởng của khách du lịch Hàn Quốc trong những năm gần đây (1999-2004).
- Phần IV: Những điểm còn hạn chế của Việt Nam đối với việc thu hút du khách Hàn Quốc.
Trong đề tài này có sử dụng tư liệu từ:
+ Tổng cục thống kê Việt Nam.
+ Báo Vietnamnet; Tôi yêu du lịch; Vietnam tourism.
PHẦN I
VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI, KINH TẾ ẢNH HƯỞNG TỚI TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC
Hàn Quốc là một quốc gia nằm trên bán đảo Triều Tiên, có vị trí địa lý khá thuận lợi để phát triển kinh tế. Đến với đất nước Hàn Quốc, các bạn sẽ được thẩm nhận những giá trị văn hoá truyền thống lâu đời của con người nơi đây. Điều quan trọng hơn là chúng ta sẽ được hiểu thêm về tâm lý của khách du lịch Hàn Quốc, một điều có ý nghĩa lớn trong hoạt động du lịch của Việt nam
1. Môi trường tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là một trong những cơ sở quan trọng hình thành nên tâm lý của người dân Hàn Quốc.
Nhìn chung người Hàn Quốc sống tương đối dễ gần đặc biệt giới trẻ Hàn Quốc khá thân thiện, ham thích đi du lịch và tiếp xúc với mọi người.
Người Hàn Quốc khi đi du lịch thường tỏ ra kín đáo và lễ nghi khó tiếp xúc. Tuy nhiên, càng giao tiếp ta càng thấy họ tế nhị, dễ gần và lịch sự. Đặc biệt giới trẻ Hàn Quốc khá cởi mở.
Mặt khác, là một quốc gia trong khu vực châu Á, với đặc trưng là nền văn minh nông nghiệp, người Hàn Quốc vẫn mang những nét tâm lý chung của cư dân nông nghiệp, yêu hoà bình và không chịu khuất phục, lạc quan mà sâu sắc, trầm tĩnh nhưng mạnh mẽ là những phẩm chất của người Hàn Quốc.
2. Văn hoá - xã hội
Đối với bất cứ dân tộc nào, văn hoá - xã hội của một đất nước thể hiện rõ nhất tính cách, tâm lý của con người trên đất nước đó, Hàn Quốc cũng không nằm ngoài quy luật trên.
Cũng như các nước trong khu vực châu Á khác, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo. Nổi bật nhất là đạo Shaman, một tôn giáo bản địa vẫn giữ vai trò chủ đạo, liên quan đến nhiều lễ hội cổ truyền của người Hàn Quốc và các phong tục đời thường.
Văn hoá đạo Khổng cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tính cách của người dân Hàn Quốc. Những nguyên tắc trong Đạo về nghi lễ, thứ bậc… được áp dụng phổ biến trong các mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ gia đình nói riêng. Đến nay, dù có nhiều hệ tư tưởng, nhiều tôn giáo được du nhập nhưng những quan niệm, những tư tưởng của đạo Khổng vẫn giữ vị trí quan trọng trong cách nghĩ, trong lối sống của người Hàn Quốc hiện đại
Người ta nói Hàn Quốc là một đất nước “trẻ” vì ngoài những tư tưởng gốc cơ bản nói trên ăn sâu vào đời sống tinh thần người Hàn Quốc thì những trào lưu tư tưởng và những luồng văn hoá mới từ Mỹ và phương Tây tràn vào ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của họ, đặc biệt là giới trẻ Hàn Quốc ngày nay.
Sự giao thoa văn hoá nói trên khiến người Hàn Quốc thích ứng dễ dàng với hoàn cảnh. Họ vừa bảo lưu truyền thống lâu đời, vừa hoà nhịp được với cuộc sống bận rộn của đất nước trên con đường phát triển. Họ sẵn sàng đi khắp nơi trên thế giới tìm hiểu những nền văn hoá khác nhau và những điều mới mẻ.
Có thể nói chữ Hàn Quốc khá đơn giản, dễ đọc, dễ viết đã góp phần làm tăng tỷ lệ biết chữ ở đất nước này, và qua đó nâng cao trình độ học vấn của người dân Hàn Quốc. Điều đó đã thúc đẩy nhu cầu nhận thức, tìm hiểu thế giới của người dân.
Những yếu tố văn hoá nói trên có tác động không nhỏ vào việc hình thành tính cách , tâm lý mà cụ thể là tâm lý tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc trong thời đại mới. Họ sẵn sàng đi du lịch khắp nơi để tìm hiểu về những nền văn hoá khác nhau trên thế giới, đồng thời để so sánh với nền văn hoá đặc sắc và lâu đời của quê hương mình.
3. Kinh tế – Chính trị
Hàn Quốc được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới đã nghiêm túc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế từ năm 1962. Trải qua hai thập kỷ, đất nước đã đạt được những thành tựu kinh tế được cả thế giới biết đến như “ Kỳ tích trên sông Hàn”. Đó là một quá trình phi thường đã nhanh chóng giúp cải tạo nền kinh tế Hàn Quốc, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của đất nước, đưa Hàn Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế đứng thứ 13 trên thế giới.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế là nguyên nhân chính khiến bình quân thu nhập theo đầu người ở Hàn Quốc tăng vọt từ 87 USD/ năm (1962) lên tới 11.000 USD/ năm (2003), chất lượng cuộc sống thuộc vào hàng tốt nhất châu Á… Với một nền kinh tế phát triển cao, đời sống chính trị ổn định, người dân Hàn Quốc, đặc biệt là giới trẻ Hàn Quốc trở lên năng động, thích đi du lịch để tìm hiểu những điều mới lạ.
4. Vài nét về đặc điểm tâm lý tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc
Dựa trên các cơ sở về tự nhiên, văn hoá xã hội và kinh tế trên, cùng việc khảo sát các số liệu thống kê, có thể rút ra được một số đặc đIểm tâm lý tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc thể hiện rất rõ trong việc ăn, ở, di chuyển và tiêu thụ các sản phẩm du lịch. Cụ thể là:
Cũng giống như các nước công nghiệp phát triển, người Hàn Quốc có nhịp sống khẩn trương, năng động, tiết kiệm thời gian. Họ luôn tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi để cùng gia đình bạn bè và người thân đi du lịch. Chính vì thế họ thích thực hiện những tour liên quốc gia hay khu vực để tận dụng quỹ thời gian rảnh rỗi vốn ít ỏi của mình. Trong các chuyến du lịch đến Việt nam họ thường kết hợp đến cả Lào, Campuchia, hay Thái lan.
Cuộc sống hiện đại đã dẫn đến những thay đổi trong thói quen ăn uống của người Hàn Quốc. Khi đi du lịch, giới trẻ Hàn Quốc ưa thích các món ăn phương Tây vì tính đơn giản, tiện ích và mới lạ, còn người trung niên lại quan tâm nhiều đến việc thưởng thức các món ăn truyền thống của địa phương. Cũng phải nói rằng tâm lý chuộng lạ luôn phổ biến trong cách ăn của họ.
Nền kinh tế phát triển đem lại thu nhập cao cho người dân Hàn Quốc khiến cho khả năng chi trả củ khách du lịch khá cao. Họ sẽ cảm thấy rất hài lòng khi đi trên những phương tiện được trang bị hiện đại, có tính cơ động cao, tiết kiệm thời gian đi lại. Người Hàn cũng có thói quen mua sắm khi đi du lịch nên họ thường đến các siêu thị, các trung tâm mua sắm. Tuy nhiên các sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã đẹp và tiện sử dụng.
Với tâm lý ưa sạch, gọn gàng ngăn nắp, khách du lịch Hàn Quốc luôn lựa chọn những khách sạn tiện nghi, hiện đại làm nơi cư trú. Tuy vậy, khách du lịch Hàn Quốc, đặc biệt la giới trẻ với tâm lý ưa khám phá nên họ cũng muốn được sống trong những ngôi nhà mang đậm màu sắc của các dân tộc bản xứ không đầy đủ tiện nghi lắm như nhà sàn…
Là một dân tộc luôn coi trọng những giá trị truyền thống, người Hàn Quốc thường có xu hướng đến thăm quan các di tích lịch sử văn hoá như đình chùa, tham gia các lễ hội truyền thống, thưởng thức các loại hình nghệ thuật đạc sắc của địa phương. Họ cũng đặc biệt quan tâm tới các mặt hàng truyền thống như những đồ làm từ gỗ, tre, thân cây dừa như: tượng phật, tượng thiếu nữ, một số vật dụng: muỗng, thìa, đũa…
Có thể nói tâm lý tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc khá phong phú và phức tạp. Nó được thể hiện rõ nét trong việc ăn, ở, di chuyển, tham quan, mua sắm. Do đó, việc tìm hiểu và nắm bắt tâm lý tiêu dùng du lịch của họ sẽ giúp ngành du lịch khai thác có hiệu quả thị trường đầy tiềm năng này.
PHẦN II
VIỆT NAM – ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN KHÁCH HÀN QUỐC
1. Điều này xuất phát từ nguyên nhân chủ quan. Việt Nam là một đất nước co nhiều tiềm năng du lịch rất lớn, đó là sự tổng hợp của tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn
- Là một nước nhiệt đới nằm bên bờ biển Thái Bình Dương, có một địa hình đa dạng phong phú, có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn với đủ loại du khách trên thế giới.
- Có 3200 Km bờ biển với rất nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, Cô Tô, Côn Đảo,… Nhiều bãi tắm đẹp như Đồ Sơn, Bãi Cháy, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu…
Riêng vịnh Hạ Long với 3000 hòn đảo, rộng 1500 Km2 là một trong những kỳ quan thế giới để lại nhiều ấn tượng với du khách Hàn Quốc. Hầu như trong các tour du lịch đến Việt Nam, người Hàn Quốc đều không bỏ qua cơ hội đến Hạ Long một lần để được ngắm tận mắt một di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận. Nhiều người còn cho rằng Việt nam nổi tiếng bởi vịnh Hạ Long - điều này cho thấy sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long – một món quà thiên nhiên ban tặng cho du lịch nước ta.
- Trong đất liền, có rất nhiều danh lam thắng cảnh kết hợp với di tích lịch sử nổi tiếng như Chùa Hương, Huế, hồ Núi Cốc, Hoa Lư, Côn Sơn, Đà Lạt, Điện Biên Phủ… Đó la những địa danh có sức thu hút rất nhiều du khách quốc tế.
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới, đất đai phì nhiêu, có nhiều động và thực vật lâu năm, cổ đại còn được bảo lưu vừa hấp dẫn du khách tham quan, vừa phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
Người Hàn Quốc cũng thường biết đến Việt Nam là một nướckhí hậu nhiệt đới, thời tiết ấm áp. Đây là điểm thu hút rất lớn với du khách Hàn Quốc, họ thường tìm đến để du lịch an dưỡng nghỉ ngơi và tham quan, “tránh” cái khí hậu hàn đới của đát nước mình. Vì thế vào thời điểm từ thán 10 đến thán 4 hàng năm là lúc ở Việt nam khí hậu thích hợp nhất để du khách Hàn Quốc đến du lịch, và đây cũng là mùa cao điểm của khách du lịch Hàn Quốc ở Việt Nam. Ở miền Nam khí hậu vốn ấm áp quanh năm còn miền Bắc có mùa đông nhưng cũng không quá lạnh như mùa đông ở Hàn Quốc nên rất thuận lợi cho các hoạt động tham quan du lịch.
Do địa hình tương đối đa dạng phức tạp nên trong những năm gần đây chúng ta đã xây dựng được khá nhiều sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế, đây cũng là điểm thu hút rất mới mẻ đối với du khách Hàn Quốc khi đến Việt Nam. Loại hình du lịch “Golf tour” đang phát triển rất mạnh. Khách du lịch Hàn Quốc khi đến Việt Nam họ không chỉ có nhu cầu tham quan, an dưỡng và nghỉ ngơi mà còn muốn đến chơi golf tại các sân golf có địa hình rất đẹp và thú vị ở Viêt Nam. Hiện nay, các sân golf nổi tiếng được nhiều du khác Hàn Quốc đến chơi như: Miền Bắc có 2 sân là Đồng Mô và Chí Linh. Miền Nam có các sân golf Vietnam golf club, Sông Bé, Đồng Nai, Long Thành, Vũng Tàu, Đà Lạt…
2. Việt Nam – một điểm đến an toàn cho du khách quốc tế nói chung và khác Hàn Quốc nói riêng
Tình hình an ninh chính trị ổn định là một yếu tố vô cùng thuận lợi và quan trọng thu hút đông đảo không chỉ du khác Hàn Quốc mà cả những du khác quốc tế đến Việt Nam ngày càng đông. Nhiều người Hàn Quốc cho rằng Việt nam là một trong những nước an toàn nhất thế giới, điều này đã tạo ra một lợi thế rất lớn cho ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang có nhiều bất ổn: chiến tranh, nội chiến, xung đột sắc tộc và tôn giáo, thiên tai… Đến Việt nam không chỉ du khách Hàn Quốc mà cả những du khách quốc tế khác đều có thể hoàn toàn yên tâm về chuyến du lịch của mình.
Thái Lan là một nước có ngành du lịch rất phát triển, có sức cạnh tranh mạnh mẽ với du lịch Việt nam trong khu vực Đông Nam Á. Tháng 12/2004 sau trận động đất và sóng thần khiến cho ngành du lịch nước này bị thiệt hại hết sức nặng nề, khách quốc tế đã huỷ khá nhiều các hợp đồng tham quan du lịch ở nước này. Điều này cho thấy Việt Nam đang ngày càng trở thành điểm đến an toàn đối với du khách quốc tế trong đó có khách du lịch Hàn Quốc.
3. “Việt Nam đang là mối quan tâm của nhiều người Hàn Quốc”. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất lí giải vì sao trong những năm gần đây người Hàn Quốc trong đó có khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam ngày càng đông đảo.
Sau khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao năm 1992 đến nay, sau 13 năm sự hợp tác toàn diện trên tất cả các mặt của hai nước Việt Nam – Hàn Quốc: kinh tế, văn hoá xã hội, thương mại, dịch vụ…đã đạt được những thành công hết sức to lớn, mối quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên tốt đẹp.
Hơn nữa, cũng xuất phát từ nguyên nhân lịch sử, trong chiến tranh chống Mỹ, người Hàn Quốc đã từng tham chiến ở Việt Nam. Chiến tranh kết thúc họ muốn quay trở lại Việt Nam đẻ thăm lại,cùng với lòng bao dung, nhân ái và hiếu khách của người Việt Nam khiến cho mối quan hệ của hai nước ngày càng phát triển. Cũng từ nguyên nhân lịch sử này mà Việt Nam hiện nay cũng thu hút rất nhiều khách du lịch Hàn Quốc trung tuổi và cao tuổi, họ la những người đã từng tham chiến ở Việt Nam và nay trở lại thăm “chiến trường” xưa và cũng muốn biết được đất nước Việ Nam đã phát triển như thế nào.
Việt Nam đang là một thị trường hấp dẫn thu hút vốn đầu tư của Hàn Quốc. Theo báo Vietnamnet (17/09/2003) thì Việt Nam đã trở thành đối tác đầu tư lớn thứ 3 của Hàn Quốc, sau Mỹ và Trung Quốc. Hiện nay ở Hàn Quốc có phong trào học tiếng Việt và phong trào sang Việt Nam từ 3 dến 6 tháng để tìm hiểu thị trường. Xuất phát từ nguyên nhân khách quan này mà loại hình du lịch đến tìm hiểu đất nước, con người để làm ăn, buôn bán ngày càng tăng. Họ là những nhà kinh doanh, các chuyên gia các ngành khoa học kỹ thuật, kinh tế, báo chí, văn hoá giáo dục… Họ đến Việt Nam với mục đích tìm hiểu thị trường, liên kết, đầu tư vốn vào việc xây dựng và phát triển kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn mở cửa.
Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã và đang có nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh của đất nước mình. Việt Nam – một đất nước nhỏ bé đang được nhiều người Hàn Quốc trong đó có giới trẻ Hàn Quốc biết đến và muốn tới thăm. Du lịch Việt Nam là một trong những lĩnh vực được quảng bá nhiều nhất ở đất nước bạn: Ông Dương Chính Thức, đại sứ nước ta ở Hàn Quốc Đã nêu rõ: “Trong sự nghiệp phát triển đất nước, Đảng và nhà nước Việt Nam rất coi trọng phát triển du lịch, hàng không tạo cầu nối để tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước, trên cơ sở đó tăng cường trao đổi thương mại, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước. Đại diện Tổng cục Du lịch, Tổng cục Hàng không đã giới thiệu những tiềm năng to lớn phát triển ngành du lịch và hàng không của Việt Nam: phong cảnh thiên nhiên đa dạng, nhiều di tích văn hoá - lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống, lòng hiếu khách của người Việt Nam, đặc biệt là tình hình chính trị – xã hội ổn định”. (Báo VNEXPRESS ra ngày 03/10/2002)
Cũng trong năm 2002, trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc, tại Seoul và Pusan, đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Tổng cục Du lịch Việt Nam và tổng công ty Hàng không Việt Nam đã giới thiệu với các nhà kinh doanh lữ hành, giới báo chí truyền thông và bạn bè Hàn Quốc tiềm năng to lớn của ngành du lịch nước nhà; quảng bá hình ảnh văn hoá Việt Nam mà trước hết là văn hoá ẩm thực và nghệ thuật Múa rối nước…
Trên đây là những yếu tố vô cùng quan trọng giúp hình ảnh Việt Nam ngày càng được bạn bè quốc tế trong đó có người Hàn Quốc biết và tìm đến. Việt Nam đã và đang thực sự trở thành một điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với du khách Hàn Quốc.
4. Ngoài những nguyên nhân nói trên chúng ta còn rất nhiều những thuận lợi khác
- 01/09/2004 Việt Nam chính thức miễn visa cho người Hàn Quốc vào Việt Nam, đây là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam, mở ra một triển vọng mới đối với khách du lịch Hàn Quốc. Các công ty lữ hành quốc tế cho biết sau khi Việt Nam miễn visa cho khách Hàn Quốc thì lượng khách đã tăng lên đáng kể. Theo ông Phùng Quang Thắng – giám đốc trung tâm du lịch Hanoi tourism, mỗi tháng công ty đón khoảng 1000 khách du lịch Hàn Quốc, tăng 30% so với thời điểm trước đó.
- Chúng ta cũng đã khai thác được nhiều đường bay thẳng Hàn Quốc – Việt Nam và ngược lại.Trong đó có các đường bay thẳng quan trọng từ Pusan và Seoul đến Hàn Nội và thành phố Hồ Chí Minh với tần suất một ngày có ít nhất 1-2 chuyến (Theo báo tuổi trẻ, số ra 07/09/2004). Hiện nay có 3 hãng Hàng không: Korean Air, Asiana và Vietnam Airlines. Đặc biệt hơn nữa, ở phía Hàn Quốc các hãng hàng không thường kết hợp với ngành du lịch để quảng bá sản phẩm trong đó có cả du lịch Việt Nam. Đây là nguyên nhân khách quan nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng giúp hình ảnh Việt Nam được đông đảo người dân Hàn Quốc biết đến.
Cô Ku Soung Young, giáo viên tại khoa Đông Phương học – trường ĐHKHXH&NV cho biết trước khi đến Việt Nam thì hình ảnh cô thường được nhìn thấy nhiều nhất trong các chương trình quảng cáo về du lịch Việt Nam của hãng Hàng không Asiana là Vịnh Hạ Long, những hình ảnh đẹp đã thôi thúc người Hàn Quốc đến Việt Nam du lịch ngày càng đông hơn.
- Do tâm lý du lịch của người Hàn Quốc: Nền kinh tế phát triển đem lại thu nhập cao khiến cho khả năng chi trả của họ khá lớn, vì thế họ có thói quen kết hợp mua sắm trong khi đi du lịch. Họ thường đến các siêu thị, các cửa hàng cao cấp trong tour của mình để mua sắm. Nắm bắt được tâm lý này của người Hàn Quốc, trong những năm gần đây nhiều trung tâm mua sắm cho khách du lịch được xây dựng ngày càng nhiều; cùng với ưu thế là hàng hoá tại Việt Nam phong phú, chất lượng tương đối tốt, giá lại rẻ…đã thu hút khách Hàn Quốc mua sắm nhiều hơn trong các chuyến du lịch của mình. Các mặt hàng mà họ thường mua là đồ thủ công mỹ nghệ, lụa tơ tằm, thậm chí cả đồ Hàn Quốc được sản suất tại Việt Nam vì giá thành rẻ… Bằng nhiều các hoạt động linh hoạt, chúng ta ngày càng thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam nhiều hơn.
- Mặc dù Hàn Quốc là một thị trường du lịch mới mẻ song lại có triển vọng vô cùng lớn, nhận định được điều này ngành du lịch Việt Nam ngày càng có những hoạt động tích cực quan tâm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của thị trường này. Do đội ngũ hướng dẫn viên tiếng Hàn Quốc còn hiếm và thiếu so với đội ngũ hướng dẫn viên ngoại ngữ khác nên sở du lịch Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với các tổ chức đào tạo và bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch cho gần cho gần 600 người trong đó có lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chung và lớp chuyên cho những người sử dụng ngoại ngữ tiếng Hàn, tiếng Nhật. Sự quan tâm thích đáng của các sở du lịch càng thể hiện rõ triển vọng của du lịch khách Hàn Quốc.
Trên đay là những những ưu thế cơ bản khiến Việt Nam trở thành một điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch Hàn Quốc. Chúng ta hy vọng trong tương lai những ưu thế này sẽ còn được phát huy mạnh mẽ hơn nữa để khai thác triệt để tiềm năng to lớn từ thị trường khách du lịch Hàn Quốc.
PHẦN III
VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG CỦA KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Dưới đây là bảng thống kê tổng hợp: Lượng khách Hàn Quốc từng năm và so với cùng kì năm trước (1999-2004). Ở đây chúng tôi có sự đối chiếu với 3 thị trường du lịch lớn nhất ở Việt Nam là: Pháp, Mỹ, Nhật để thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của khách du lịch Hàn Quốc.
Năm
Lượng khách
Tỷ lệ tăng so với năm trước
Hàn Quốc
Nhật
Pháp
Mỹ
Hàn Quốc
Nhật
Pháp
Mỹ
1999
43.333
113.514
86.206
210.377
2000
53.333
152.755
86.492
208.642
123,4
134,6
100,5
99,2
2001
75.167
152.755
99.700
230.470
140,6
100,0
115,2
109,5
2002
105.060
279.769
111.546
259.967
139,8
136,6
111,9
112,8
2003
130.046
209.730
86.791
218.928
123,8
75,0
77,8
84,2
2004
232.995
267.210
104.025
272.473
179,1
127,5
119,9
124,5
( Theo nguồn Tổng cục Thống kê)
Dựa vào bảng thống kê tổng hợp trên cùng với biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng của khách Hàn Quốc (1999-2004) có thể thấy tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường này.
Tính trong giai đoạn này (1999-2004) lượng khách du lịch tăng sấp xỉ 5,4 lần (từ 43.333 lượt khách năm 1999 tới 232.995 lượt khách năm 2004) và Hàn Quốc trở thành thị trường du lịch có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất so với các thị trường trọng điểm khác. (Nhật tăng 2,3 lần; Pháp tăng 1,2 lần; Mỹ tăng 1,3 lần).
Tốc độ tăng trưởng vượt bậc của khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam còn được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng hàng năm so với cùng kì năm trước. So với 3 thị trường du lịch lớn nhất Việt Nam là Nhật, Pháp và Mỹ thì Hàn Quốc luôn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng.
Cũng giống như tình trạng chung của các thị trường du lịch quốc tế khác thì thị trường khách du lịch Hàn Quốc cũng khá nhạy cảm với những vấn đề như dịch Sars, cúm gà ở Việt Nam. Do đó trong năm 2003 (tháng 3/2003 Việt Nam có dịch Sars) và năm 2004 (tháng 2/2004 Việt Nam co dịch cúm gia cầm) tác động trực tiếp khiến cho tốc độ tăng trưởng so với cùng kì năm trước có giảm xuống nhưng không đáng kể. Tuy nhiêm sau các trận dịch này, khách Hàn Quốc thường là những người vào Việt Nam sớm nhất. ( Theo Tổng cục du lịch hơn 2,9 triệu lượt khách quốc tế đến thăm Việt Nam năm 2004. Theo tổng cục phó Tổng cục du lịch Phạm Từ, sau một năm thất thoát bởi dịch Sars, năm 2004 lượng khách từ các thị trường trọng điểm đều tăng. ấn tượng nhất là khách Hàn Quốc tăng 80%.( Tạp chí Tôi yêu du lịch).
Trên đây là những nét cơ bản thể hiện rõ tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường khách du lịch Hàn Quốc trong những năm gần đây. Qua đó thấy được tiềm năng to lớn từ thị trường này. Do đó ngành du lịch Việt Nam ngày càng phải có nhiều hoạt động tích cực hơn nữa để khai thác có hiệu quả thị trường nà
PHẦN IV
NHỮNG ĐIỂM CÒN HẠN CHẾ CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC THU HÚT KHÁCH HÀN QUỐC
Bên cạnh những ưu thế rất lớn thu hút khách du lịch Hàn Quốc, Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế làm giảm sức hấp dẫn đối với du khách Hàn Quốc.
- Đầu tư vào du lịch của Việt Nam còn rất hạn chế cả về cơ sở vật chất. Các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế còn rất ít. Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ đáp ứng được khoảng 65% lượng phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế cho mùa cao điểm của ngành du lịch vào thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm. Thêm vào đó giá phòng đắt làm cho phí tour bị đẩy lên cao. Chất lượng dịch vụ và khả năng làm việc của đội ngũ nhân viên ở các khách sạn trung bình còn thấp gây ra tâm lý ức chế cho du khách, đặc biệt la khách Hàn Quốc vốn la những người rất nóng tính.
- Các sản phẩm về du lịch của chúng ta còn nghèo nàn. Việt Nam chưa xây dựng được những khu vui chơi giải trí tầm cỡ để có thể thu hút được khách nước ngoài. Trong khi đó khách Hàn Quốc lại rất bị thu hút bởi những nơi như thế. Chúng ta mới chỉ tận dụng được những sản phẩm du lịch sẵn có của tự nhiên ban tặng chứ chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch thực sự hấp dẫn để lôi cuốn du khách. Không những thế, các sản phẩm du lịch của tự nhiên chúng ta còn đang đứng trước nguy cơ bị phá huỷ bởi môi trường ô nhiễm. Cụ thể như vịnh Hạ Long đang bị các nhà chuyên môn cảnh báo đứng trước thách thức rất lớn về ô nhiễm môi trường.
- Bên cạnh đó các sản phẩm về văn hoá truyền thống của Việt Nam chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Bản thân các loại hình văn hoá nghệ thuật của Việt Nam rất độc đáo và hấp dẫn nhưng chúng ta chưa tạo ra được từ đó thành các sản phẩm văn hoá du lịch hoàn hảo để có thể thu hút du khách. Cụ thể khi khách Hàn Quốc tới Hà Nội họ chỉ mới được thưởng thức một loại hình văn hoá nghệ thuật duy nhất của Việt Nam là Múa rối nước.
- Sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Việt – Hàn còn ít làm dẫn đến chất lượng phục vụ khác chưa thật tốt. Các nhân viên trong ngành ngoại trừ hướng đẫn viên du lịch hiểu rất ít về con người cũng như văn hoá Hàn Quốc đã dẫn đễn những cú sốc giữa hai nền văn hoá. Kết quả là làm cho khách du lịch Hàn Quốc không thực sự hài lòng về chuyến đi của họ.
- Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tiếng Hàn Quốc còn quá ít so với nhu cầu hiện tại. Do đó đã nảy sinh những mâu thuẫn và bất cập trong các công ty đón khách du lịch Hàn Quốc của Việt Nam.
- Việc quảng bá về du lịch của Việt Nam tại Hàn Quốc còn chưa đồng đều và ít hiệu quả. Các khách du lịch Hàn Quốc mới chỉ nhận được những thông tin chủ yếu là về cơ sở vật chất như khách sạn, nhà hàng…Còn các sản phẩm về văn hoá nghệ thuật của Việt Nam hầu như chưa được chú trọng đến trong quá trình quảng bá du lịch. Như thế sẽ dẫn đến việc giảm sút lượng khách mà họ muốn đến khám phá, thưởng thức những loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống đặc sắc chứ không thuần tuý là đi chơi hay nghỉ mát.
Dựa vào việc phân tích những hạn chế đã nêu ở trên, chúng ta có thể đưa ra những giải pháp sau: Việt Nam cần tăng cường hơn nữa trong việc đầu tư vào cơ sở vật chất cho ngành du lịch như xây dựng thêm những khách sạn và các khu vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chúng ta cần hết sức chú trọng đến môi trường. Bảo vệ môi trường không chỉ có lợi cho ngành du lịch mà còn vô cùng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của mỗi người chúng ta. Các loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống cần được duy trì và phát triển thành các sản phẩm văn hoá đạc sắc hơn nữa. Các hoạt động giao lưu tìm hiểu văn hoá giữa Hàn thì mới có thể đáp ứng được nhu c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QTH008.doc