Mục lục 2
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. Định nghĩa 3
II. Toàn cảnh thế giới và khu vực những năm đầu sau Ngày giải phóng 4
1. Bối cảnh quốc tế 4
2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á 5
3. Bối cảnh trong nước 5
III. Chính sách đối ngoại 6
1. Chính sách và triển khai chính sách 6
2. Kết quả 9
3. So sánh với chính sách đối ngoại giai đoạn 1945-1946 10
4. Bài học kinh nghiệm 12
IV. Sự cần thiết phải đổi mới 14
LỜI KẾT 16
Danh mục tài liệu tham khảo 17
Phụ lục 18
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2728 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Việt Nam “xử sự” với asean như thế nào sau ngày giải phóng? (giai đoạn 1975-1985), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và trung lập thật sự, không có căn cứ quân sự và quân đội của đế quốc trên đất nước mình, sẵn sàng thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trong khu vực này trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, cùng tồn tại trong hòa bình”. Bộ Chính trị (1977), Báo cáo chính trị của ban chấp hành TW đảng tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, phần 6,178-180.
Có thể hiểu thế nào về quan điểm “trung lập thật sự” nêu ra tại văn kiện này? Phải chăng đây là câu chuyện đồng minh thân cận ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương – sự bắt tay giữa nhóm nước ASEAN và Mỹ. Đáng lẽ ta phải để tâm vai trò của các nước lớn, cụ thể là Trung Quốc và Mỹ, để có thể đề ra những đường lối đối ngoại mềm mỏng và khéo léo hơn.
Ý thức hệ và lối mòn tư duy đối ngoại đến đây được thể hiện rõ hơn khiến các nước ASEAN càng tỏ ra lo ngại và không thể yên tâm trong mối quan hệ với Việt Nam khi những cuộc đấu tranh chống đối vào thời điểm này đang diễn ra tại một số quốc gia. Chưa kể đến việc văn kiện này còn nhắc tới một vết đen của lịch sử quá khứ “căn cứ quân sự và quân đội...” Điều này cho thấy dù có thiện chí “sẵn sàng thiết lập” quan hệ với các nước ASEAN sau 1975 nhưng trên thực tế ta vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào mối quan hệ đối ngoại này.
Trong quan hệ với Lào và Campuchia, chính sách của ta là: bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt..., tăng cường tình đoàn kết chiến đấu, sự hợp tác lâu dài ... Bộ Chính trị (1977), Báo cáo chính trị của ban chấp hành TW đảng tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, phần 6, 178-180.
“Tình đoàn kết” gắn bó là chính sách đối ngoại xuyên suốt của ta từ trước đến nay-một đường lối hết sức đúng đắn trong việc chung vai sát cánh để cùng nhau chống lại những toan tính của kẻ thù.
Chính sách của đại hội V (1982) là sự tiếp nối Đại hội IV: “đã đem lại những thay đổi chưa từng có trong cục diện cách mạng của 3 nước Đông Dương” Bộ Chính trị (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (I), 135.
. Việc hợp tác và trao đổi nhiều mặt ngày càng tăng lên trước những thay đổi của xu thế chung trong “giai đoạn mới”. Mặc dù lúc này đã bắt đầu xuất hiện những luồng gió ngược chiều giữa ta và Campuchia. Xem phụ lục 2
Đến đầu năm 1978 thì căng thẳng bắt đầu bộc lộ công khai gây bất lợi lớn cho Việt Nam trên trường quốc tế. Các nước ASEAN lo ngại rằng chiến tranh có thể lan rộng sang Thái Lan và có thể kéo họ vào một cuộc xung đột khu vực. Ý nghĩ này khiến cho quan hệ giữa 2 nhóm nước trở nên căng thẳng đối đầu trong suốt hơn một thập kỉ.
Biểu hiện của đối đầu rõ nét nhất là việc các nước ASEAN thực hiện chính sách bao vây cấm vận Việt Nam. Trong thời điểm đó, chỉ có Indonesia và Malaysia là tìm cách duy trì đối thoại với ta để tìm cách giải quyết vấn đề và bình thường hóa tình hình.
Nhưng ta vẫn cố gắng nhìn nhận thấu đáo để giải quyết vấn đề theo hướng đối thoại hòa dịu: “nhân dân Việt Nam chủ trương thiết lập những quan hệ láng giềng tốt với các nước ASEAN, luôn luôn sẵn sàng cùng các nước này phối hợp cố gắng để xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình và ổn định”. Bộ Chính trị (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (I), 145.
Dù căng thẳng đã xảy ra giữa Việt Nam và ASEAN khi gặp phải những quan điểm trái chiều bất đồng trong vấn đề Campuchia, nhưng ta vẫn “chủ trương thiết lập những quan hệ láng giềng tốt”. Lúc này Việt Nam cùng 2 nước Lào và Camp có đề xuất việc họp Hội nghị quốc tế về Đông Nam Á cùng với ASEAN, Mianma, Ấn Độ và 5 nước lớn nhưng bị từ chối.
Đảng có nhận định rõ ràng về khó khăn trở ngại này: “quan hệ giữa Việt Nam và các nước khác ở Đông Dương với 5 nước ASEAN đang vấp phải những trở ngại do Bắc Kinh và Washington dựng lên. Chúng ta mong rằng vì lợi ích cơ bản của mình..., các nước ASEAN hãy cùng các nước Đông Dương tiến hành đối thoại và thương lượng để giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa hai nhóm nước, tiến tới thực hiện một Đông Nam Á hòa bình và ổn định, hữu nghị và hợp tác”. Bộ Chính trị (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (I), 153.
Ta nhận thức vấn đề trên khía cạnh tường tận rằng khó khăn phải đối mặt không chỉ có Campuchia mà cả Mỹ và Trung Quốc. Nhận định này rất đúng đắn. Nhưng lại được nêu ra trong một bối cảnh hết sức công khai không hề úp mở, ta lại kêu gọi sự hợp tác của ASEAN trong việc giải quyết vấn đề này thì thật là một điều không tưởng.
Ý thức hệ vẫn chi phối ở đây cùng những quan điểm trái chiều tạo thành những trở ngại. Khi đã mất lòng tin ở ta, ASEAN thà sẵn sàng đổi giọng để làm đồng minh của Mỹ như trong quá khứ còn hơn là mạo hiểm bắt tay Việt Nam. Từ những hoạt động xúc tiến can thiệp của Trung Quốc và Mỹ kết hợp cùng những suy nghĩ trái chiều của các nước ASEAN thì việc cùng hội đàm bàn bạc để giải quyết vấn đề tỏ ra hết sức khó khăn.
Kết quả của việc sau khi vấn đề Campuchia bị quốc tế hóa, Mỹ - Trung Quốc đi đầu trong bao vây cấm vận Việt Nam. Trong tình thế đó, Việt Nam đã muốn hai nhóm nước ngồi lại với nhau giải quyết vấn đề, đấu tranh với sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch. Tuy nhiên, để làm được như vậy, không thể nào bỏ qua vai trò của những nước lớn, mà ở đây chính là Mỹ và Trung Quốc. Nhưng, Việt Nam vẫn coi Mỹ là “kẻ thù lâu dài, trước tiên”. “Riêng với Mỹ, quan hệ chưa cải thiện được là do chính sách thù địch của Oasinhtơn”, Trung Quốc “kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp” Bộ Chính trị (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (I), 153.
. Tự đặt mình trong thế đối trọng cùng lúc với hai nước lớn đang trên đà “bắt tay nhau” như vậy tất sẽ tạo nên nhiều bất lợi cho Việt Nam.
Trước đó, vào năm 1980, ta cùng hai nước bạn Đông Dương đã thúc đẩy đối thoại giữa hai nhóm nước tạo không khí hòa dịu, tránh đối đầu, xây dựng quan hệ cùng tồn tại hòa bình. Đồng thời, ta cũng tỏ ý sẵn sàng đàm phán để kí kế hiệp định song phương về vấn đề không xâm lược các nước Đông Nam Á. Những hoạt động mang tính chủ động, tích cực, nhằm xúc tiến hòa dịu này được diễn ra trong vòng gần 7 năm từ 79 dến 85 nhưng các quan điểm giữa hai nhóm nước vẫn không thể gặp nhau, mâu thuẫn vẫ không thể điều hòa được. Đại sứ Nguyễn Đình Bin (2002) Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 300- 301.
Kết quả
Trong quan hệ với các nước khác, nhà nước ta chủ trương củng cố và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước Xã hội chủ nghĩa trên thế giới, bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia, sẵn sàng thiết lập quan hệ hữu nghị với cá nước trong khu vực.
Từ giữa năm 1978, Đảng ta đã có điều chỉnh trong một số chủ trương và chính sách về đối ngoại như: Chú trong hợp tác với Liên Xô, coi quan hệ với Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ mối quan hệ Việt-Lào trong bối cảnh vấn đề Campuchia đang diễn ra phức tạp., chủ trương góp phần xây dựng Đông Nam Á ổn định tự do, hòa bình, đề ra yêu cầu cần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Đại hội V đã xác định công tác đối ngoại là trọng tâm trong chính sách của nhà nước. Đảng ta lại tiếp tục đề cao vai trog của Liên Xô trong chính sách đối ngoại.
Trong giai đoạn từ 1975 đến 1985, quan hệ đối ngoại của Việt nam với các nước Xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là với Liên Xô. Ngày 29 tháng 6 năm 1978 Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Viện trợ hàng năm và kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với Liên Xô và các thành viên nội khối đều tăng. Ngày 31 tháng 11 năm 1978, Việt Nam ký Hiệp ước hữu nghị toàn diện với Liên Xô. Thực hiện chủ trương mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, chỉ trong hai năm từ 1975 đến 1977, nươc ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 23 quốc gia, là thành viên chính thức của IMF và ngân hàng thế giới vào năm 1976, ngày 20 tháng 9 năm 1977 là thành viên Liên hợp quốc.
Trong quan hệ với các nước ở khu vực Đông Nam Á, vào cuối năm 1976, Phillipin và Thái Lan là hai nước cuối cùng trong ASEAN thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta, tuy nhiên vì vấn đề Campuchia vào năm 1979 mà tất cả các nước ASEAN đều liên minh chống lại Việt Nam.
Kết quả của những chính sách đối ngoại giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng với cách mạng Việt Nam. Sự tăng cường và hoàn thiện sự hợp tác với các nước Xã hôi chủ nghĩa về cả kinh tế lẫn chính trị góp phần vào việc khôi phục đất nước sau chiến tranh. Việc Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế lớn hay là thành viên chính thức của Liên hợp quốc, tham gia vào phong trào Không liên kết đã tranh thủ được sự ủng hộ của các nước và các tổ chức quốc tế, đồng thời phát duy vai trò của nước Việt Nam non trẻ trên trường quốc tế.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong chính sách đối ngoại của nhà nước ta thời bấy giờ. Nhìn tổng quát, trong giai đoạn 1975 – 1985 quan hệ quốc tế của Việt Nam gặp nhiều trở ngại lớn. Từ những năm cuối của thập kỷ 70, nước ta bị bao vây cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị. Nguyên nhân dẫn đến những bất lợi trên là do trong quan hệ đối ngoại ở giai đoạn này, chúng ta chưa nắm bắt được xu thế quốc tế bấy giờ đang chuyển từ chiến tranh đối đầu sang hòa hoãn và chạy đua, chú trọng phát triển kinh tế.
Thời kỳ này Việt Nam ta đã quá coi trọng mối quan hệ anh em với các nước Xã hôi chủ nghĩa, đặc biệt với Liên Xô, chúng ta sẵn sàng đứng về phía Liên Xô và bảo vệ quan điểm chống đế quốc của mình. Chính vì những quan niệm cứng nhắc mà chúng ta đánh mất cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ vào năm 1978. Chúng ta coi trọng nghĩa vụ quốc tế hơn lợi ích dân tộc mà vào cuối thập kỷ 70, nhà nước ta đã cho quân đội sang Campuchia để giúp nước bạn chống nạn diệt chủng Pol Pot và cũng để đảm bảo cho an ninh biên giới tây nam của nước nhà. Nhưng việc để lại quân đội trên đất Campuchia vào năm 1979 đã là cái cớ để cho “các thế lực thù địch” hình thành một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt, mà điển hình là việc cấm vận nước ta về cả kinh tế và chính trị. Do không tranh thủ được các yếu tố thuận lợi trong quan hệ quốc tế phục vụ cho công cuộc xây dựng lại kinh tế và xã hội sau chiến tranh, không kịp thời đổi mởi tư duy cũng như quan hệ đối ngoại cho phù hợp với tình tình.
Những hạn chế của đối ngoại Việt Nam giai đoạn này cũng đều xuất phát từ nguyên nhân cơ bản là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội và chạy theo nguyện vọng chủ quan
So sánh với chính sách đối ngoại giai đoạn 1945-1946
Bối cảnh thời kì 1945-1946
Tại sao thời kì này lại có nhiều biến động và thăng trầm đến vậy? Câu hỏi thật hóc búa. Phải chăng chúng ta nên nhìn lại giai đoạn đầy sóng gió 1945-1946 để có được một cái nhìn khách quan và chân thực hơn cho câu hỏi này.
Đất nước đang trong tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc. Cùng một lúc, ta phải đối mặt với nhiều thế lực quân sự lớn và hùng mạnh. Trong nước có mặt 30 vạn quân Tưởng, Anh, Pháp, Nhật, trong khi chính quyền mới “không đồng minh, không tiền, hầu như không vũ khí” (nhận xét của Pignon, cố vấn chính trị của Cao ủy Pháp). Báo Thế giới và Việt Nam, truy cập ngày 2 tháng 3 2011
Vậy mà cuối cùng thì “gông xích nào ta cũng đập tan, kẻ thù nào ta cũng đánh bại”. Lịch sử đã vinh danh giai đoạn này như một mốc son hào hùng của dân tộc, đầy tự hào và ngập tràn niềm kiêu hãnh.
Chính sách đối ngoại
Trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn như vậy, Đảng và chính phủ đã kịp thời nhận thức được điểm mạnh điểm yếu để đưa ra đối sách kịp thời. Mặc dù lực còn yếu, lại không có đồng minh, nhưng nước Việt Nam non trẻ lại có chính quyền hợp pháp và giữa Tưởng, Pháp có mâu thuẫn về mặt lợi ích. Trong hoàn cảnh này, ta đã nhận định rằng ngoại giao là một vũ khí sắc bén nên tận dụng để vượt qua thời kì ngàn cân treo sợi tóc.
Trước tiên, ta thành lập Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cử hành lễ Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 nhằm tạo cơ sở pháp lí và danh nghĩa chính thức cho chính quyền mới. Đồng thời, ngày 3 tháng 10 năm 1945, Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời ra Thông cáo về chính sách đối ngoại với bốn đối tượng chính, thể hiện mong muốn duy trì tình hữu nghị với các nước trên thế giới.
Trong lúc đối phó với hai thế lực chính Tưởng và Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa biết tận dụng mọi kênh ngoại giao có được để giao thiệp với các nước lớn như Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc. Những nỗ lực này cũng có tác dụng nhất định trong việc kiềm chế quân độiTưởng, Pháp.
Ta cũng khôn khéo lợi dụng mâu thuẫn giữa bọn đế quốc.
Xác định rằng thực dân Pháp là kẻ thù chính, ta hòa hoãn với quân Tưởng để rảnh tay đối phó với Pháp. Ta chủ trương Hoa-Việt thân thiện, Đảng cộng sản tuyên bố tự giải tán, dành cho tướng lĩnh tay sai của Tưởng nhiều quyền lợi kinh tế, chính trị.
Sau khi Pháp-Tưởng bắt tay với nhau ta đã có nhiều nhân nhượng với Pháp nhằm nhanh chóng đẩy Tưởng về nước, làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta đồng thời ta duy trì được một khoảng thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng. Việc này đã chứng minh khả năng thỏa hiệp tài tình của taBáo Thế giới và Việt Nam, truy cập ngày 2 tháng 3 2011
, biến thỏa thuận giữa 2 cường quốc trở thành thỏa hiệp tay ba giữa 1 nước thuộc địa nhược tiểu với 2 cường quốc.
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi với khó khăn chồng chất từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946, chính sách đối ngoại mềm mỏng, khôn khéo, nhân nhượng có nguyên tắc, chú ý ngoại giao nước lớn đã giúp chúng ta tránh được cùng lúc đối đầu với nhiều kẻ thù, đẩy lùi từng kẻ thù một cũng như tranh thủ hết mức tình trạng hòa bình để chuẩn bị cho cuộc chiến không thể tránh khỏi. Rõ ràng ngoại giao ta đã đạt được những thành quả to lớn. Cũng phải khẳng định rằng cá nhân lãnh đạo- Hồ Chí Minh- cũng có vai trò không nhỏ trong thắng lợi này.
Lại nói về thời kỳ 1975-1985, ta vừa giành chiến thắng vang dội trước đế quốc hàng đầu thế giới, được nhiều quốc gia công nhận và giúp đỡ, bước vào thời kỳ độc lập thống nhất đất nước, thuận lợi hơn rất nhiều so với thời kỳ 1945-1946, đúng ra ta phải giành được nhiều thắng lợi trong phát triển đất nước, trong đối ngoại. Nhưng thực tế lại là sự cô lập, bao vây, cấm vận. Phải chăng, chúng ta chưa tiếp thu được những bài học của lịch sử, quá tự mãn với chiến thắng?
Bài học kinh nghiệm
Bài học thích ứng với tình hình mới:
Thắng lợi của Việt Nam 1975, cùng với cách mạng Lào và cách mạng Campuchia đã góp phần khiến phạm vi chủ nghĩa xã hội được mở rộng ra toàn bán đảo Đông Dương. Tuy nhiên, trong phe xã hội chủ nghĩa, mâu thuẫn Xô – Trung vẫn gay gắt, chủ nghĩa dân tộc mạnh lên ở một số nước như phong trào Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan, nhóm “Hiến chương 77” ở Tiệp Khắc. Anbani và Rumani ngày càng tách ra khỏi Liên Xô, bất bình của nhân dân Đông Đức ngày càng tăng lên do đời sống thua kém nhiều so với Tây Đức. Ba dòng thác cách mạng Khái niệm chính trị do Lê Duẩn - cố tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, “ba dòng thác cách mạng” gồm có hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa
bước vào giai đoạn suy yếu, các nước XHCN khủng hoảng, Trung Quốc: bên bờ vực, tốc độ phát triển của Liên Xô chỉ bằng ½ tốc độ những năm 50, 60 Đại sứ Nguyễn Đình Bin (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 293.
.
Như vậy, ngay trong bản thân phe xã hội chủ nghĩa, đã nảy sinh những bất đồng, mầm mồng của sự tan rã. Nhưng liệu Việt Nam đã nhận ra những biến đổi này và kịp thời có những thích ứng phù hợp với tình hình thực tế?
Câu trả lời thể hiện qua chính sách “nhất biên đảo” theo Liên Xô của Việt Nam và những hành động duy ý thức hệ trong mối quan hệ Việt Nam – ASEAN. Ta “Lường chưa hết những biến cố có mặt không thuận lợi trong tình hình thế giới”Bộ Chính trị( 1982)Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội( I ), 37.
Trước hết,không thể phủ nhận tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Ta đã tuân theo quy luật phát triển đi lên của lịch sử, “đi tắt đón đầu” bỏ qua tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là định hướng đúng đắn.
Tuy nhiên, bài học nêu ra ở đây là không vì thế mà phụ thuộc quá lớn vào ý thức hệ, cụ thể là “tôn thờ” phe xã hội chủ nghĩa, mà bỏ qua những nguy cơ tiềm tàng trong nội bộ phe này; không nhận thức được những biến chuyển của thời đại để có thích nghi với tình hình thực tế. Lại nói, giai đoạn những năm 1975, trên bình diện thế giới, Chiến tranh Lạnh đang đi vào giai đoạn hòa dịu. Thế hai phe, hai cực tan vỡ từng mảng, hình thành thế đa cực, đa trung tâm; các nước lớn điều chỉnh chiến lược, xu thế chạy đua kinh tế bắt đầu, đặc biệt từ những năm 80. Xu thế hòa bình, trung lập ở Đông Nam Á phát triển.
Nắm bắt được tình thế này, một chính sách khôn ngoan sẽ tận dụng thời cơ để đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại trên cơ sở càng nhiều bạn, càng bớt thù. Nhất là đối với một nước mới giành được độc lập như Việt Nam, không thể nào chỉ trông cậy vào các đàn anh lớn XHCN, mà chính hai anh cả Liên Xô, Trung Quốc lại đang có mối bất hòa, quay ra đối địch. Chúng ta cần gì? Một nước nhỏ như Việt Nam thì càng nhiều bạn càng tốt. Trong cái thế nằm ngay cạnh nước lớn, nước khổng lồ, mà không có bạn thì sẽ bị ép.
Vậy chỉ loanh quanh với “người nhà” xã hội chủ nghĩa hay mở rộng quan hệ với thế giới? Đáp án đã quá rõ ràng, nhưng vào thời điểm đó, nhận thức còn hạn chế đã ràng buộc các mối quan hệ của Việt Nam. Ta đã đánh mất cơ hội làm bạn với ngay cả những nước láng giềng trong khu vực, cụ thể là các nước ASEAN Xem phụ lục 3
. Bài học về sự thích ứng với chuyển biến trên thế giới là bài học đầu tiên rút ra từ thời kì 1975 – 1985.
Bài học lựa chọn chính sách ưu tiên:
Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN giai đoạn 1975 – 1985 là sự xuất hiện của vấn đề Campuchia. Đây cũng là một trong những nguyên nhân to lớn cản trở mối quan hệ với các nước trong khu vực của Việt Nam.
Về bản chất, sự can thiệp của Việt Nam vào vấn đề Campuchia do lợi ích quốc gia của ta bị ảnh hưởng, an ninh biên giới Tây Nam bị đe dọa, mặt khác, cũng là nghĩa vụ quốc tế, giúp nhân dân Campuchia loại trừ chế độ diệt chủng Pôn Pôt. Nhưng liệu có là đúng đắn khi ta để quân lại nước bạn quá lâu ( từ 1978 đến 1989 sau khi qua nhiều vòng thỏa thuận). Và cũng vì vấn đề Campuchia, ta đã gây ra nhiều nghi kị từ phía các nước ASEAN.
Mặt khác, sau 1975, ta được thừa hưởng kho vũ khí của Mỹ Ngụy ở miền Nam, cùng nhiều biện pháp cứng rắn trên đất bạn Campuchia. Ta đã dấy lên lòng nghị kị đương nhiên từ các nước ASEAN về một Việt Nam hung hãn trên đà chiến thắng có thể làm tổn hại đến an ninh quốc gia họ. Nếu như ta đặt ưu tiên vào cải thiện mối quan hệ với các nước thuộc ASEAN, thì chắc chắn chính sách “sống còn” đối với Đông Dương cần được điều chỉnh. Ngày này, nếu đặt mối quan hệ với hai nhóm nước này lên bàn cân, có lẽ sẽ thấy tầm quan trọng của các nước ASEAN mà ta đã bỏ qua.
Hơn nữa, vấn đề không chỉ đến từ phía ASEAN. Ngay Việt Nam cũng duy trì suy nghĩ phiến diện, coi ASEAN là khối quân sự SEATO trá hình, là tay sai của đế quốc (do tư duy thời chiến : thời chiến tranh chống Mỹ : Thái Lan có 2 sư bộ binh. Philippine có 2000 công dân vụ Thái Lan và Philipine có căn cứ quân sự phục vụ Mỹ. Singaopre là nơi tiếp liệu, nghỉ ngơi. Malaysia giúp huấn luyện cảnh sát ngụy) Vũ Dương Huân, Học viện QHQT, Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp Đổi mới (1975-2002), Hà Nội, 2002
.
Trong chính sách bốn điểm (25/7/1976), ta đòi hỏi từ họ một “nền trung lập thật sự”. Liệu đó có là yêu cầu các nước này “tránh xa” Mỹ và Trung Quốc. Nếu vậy, liệu đó có là đòi hỏi quá cao, bất hợp lí, và ích kỉ, không nghĩ sâu sắc rằng, mỗi nước đều có những lợi ích thiết thân không dễ gì từ bỏ. Chúng ta là một nước nhỏ, cần chỗ dựa, vậy mà lại đưa ra những “yêu sách” đáp lại lời mời gia nhập ASEAN năm 1976. Chúng ta đã từ chối khéo một cơ hội hội nhập khu vực những ngày đầu thống nhất, để lại hậu quả khó khăn cho nhiều năm trước đổi mới. Không sớm gia nhập ASEAN trong khi lúc ấy ASEAN rất muốn Việt Nam vào khối vì họ nể sức mạnh đánh Mỹ. Mình lại “không chơi” thành ra là chậm trễ tới cả mười năm. Bên cạnh một nước lớn, Việt Nam phải chịu sức ép là vì ở khu vực lẻ loi, đối đầu, cứ khư khư ba nước Đông Dương bé xíu. Trên thế giới thì còn có mỗi Liên Xô làm chỗ dựa, mà Liên Xô lúc ấy cũng đã bắt đầu ngả cờ. Bài phỏng vấn cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ
Như vậy, có thể thấy giai đoạn 1975 – 1985 là giai đoạn “gập ghềnh” trong mối quan hệ Việt Nam – ASEAN. Dù ta đã kêu gọi đối thoại với ASEAN, thi hành chính sách tranh thủ và đấu tranh với ASEAN nhưng trên thực tế còn nặng về đấu tranh, phê phán, tư tưởng đối lập khối Đông Dương xã hội chủ nghĩa với ASEAN tư bản chủ nghĩa. Như vậy, vô hình chung quan hệ Việt Nam ASEAN trong giai đoạn 1975 – 1985 ít tiến triển, ngược lại, lại có phần suy giảm. Đây là điều đáng tiếc và cũng là bài học đắt giá của ngoại giao Việt Nam trước ngày Đổi mới.
Sự cần thiết phải đổi mới
Cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, bối cảnh thế giới lúc đó có nhiều biến động: đối đầu Mỹ- Xô lại căng thẳng trở lại đúng với bản chất của nó; mâu thuẫn Xô-Trung ngày càng gay gắt, Trung Quốc có xu hướng thân Mỹ chống Liên Xô. Cùng với tình hình chính trị thì lúc này trên thế giới, các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng phát triển đòi hỏi các nước phải mở cửa để bắt kịp những dòng chảy kinh tế đó.
Trong khu vực, ASEAN đang ngày càng hoàn thiện để tập trung cho mở rộng quan hệ với các nước láng giềng cũng như các nước ngoài khu vực để tập trung cho phát triển kinh tế.
Mười năm sau ngày giải phóng, chúng ta vẫn phải đối mặt với một nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, khủng hoảng kéo dài do cơ cấu chưa hợp lý, quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp dẫn đến sự trì trệ, bế tắc, cung không đủ cầu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó Mỹ và các nước đã bao vây, cấm vận, cô lập Việt Nam, chúng ta chủ yếu quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu. Mà trong dòng chảy của thời đại là mở cửa để phát triển lúc đó thì tình hình nước ta lúc này là điều không thể.
Trong thời điểm sau 1975, chúng ta nhìn nhận láng giềng ASEAN dưới góc độ thành viên lẻ tẻ và Đảng ta cũng chủ trương đặt vấn đề tìm hiểu nhau. Nhưng cái nhìn tổng thể về ASEAN vẫn không thay đổi: chúng ta nhận thức về ASEAN như là một khối quân sự trá hình, đồng thời chúng ta cũng đang muốn dựa vào đàn anh Liên Xô để tiến lên chủ nghĩa xã hội, ASEAN lại chủ yếu dựa vào chỗ dựa là Trung Quốc nên để tiến tới bắt tay với nhau bình thường hoá quan hệ không phải là điều dễ dàng. Rào cản ý thức hệ cùng với cách nhìn nhận vào chỗ dựa quá lớn còn lấn sâu trong cả cách tư duy và hành động của cả hai bên.
Trong khoảng thời gian đó quan vấn đề Campuchia nổi lên càng làm cho việc cải thiện mối quan hệ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết bởi vì nó còn có sự nhúng tay cùng với những toan tính của các nước lớn mà cụ thể là Mỹ và Trung Quốc.cũng do vấn đề Campuchia mà quá trình bình thường hoá quan hệ với Mỹ gặp khó khăn.
Trong bối cảnh mới, chúng ta vẫn đang thực hiện chính sách cũ: chính sách đối ngoại của chúng ta lúc đó quá cứng nhắc nên đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với láng giềng Asean; chính sách kinh tế không linh hoạt, mô hình kinh tế bộc lộ nhiều khuyết tật. Những thực tế trên kéo nước ta đi lùi suốt 20 năm trời và đặt ra một tình thế cho đất nước thời bấy giờ là “đổi mới hay là chết”.
Khởi đầu từ nghị quyết 32 vào tháng 7-1986 với chủ trương đổi từ đối đầu sang đối thoại, chúng ta bước vào đổi mới. Đường lối đổi mới được hoạch định một cách rõ ràng ở đại hội VI diễn ra vào tháng 12-1986. Vào thời điểm đó, Đảng tập trung vào đổi mới kinh tế- xã hội nên việc đổi mới về tư duy đối ngoại chưa có điều kiện đi sâu. Đại hội VI nhấn mạnh tư tưởng “ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình Đông Nam Á và trên thế giới” Bộ Chính trị (1997)Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI 1986,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
. Đây là sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức, quan điểm về giải quyết tranh chấp, phá thế bao vây cấm vận.
Sau đại hội đổi mới năm 1986, giữa chúng ta và A
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VIỆT NAM XỬ SỰ VỚI ASEAN NHƯ THẾ NÀO SAU NGÀY GIẢI PHÓNG- nhóm Trang Nhung lớp B.doc