I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Nêu lý do chọn đề tài
2.Trình bày bố cục của bài viết
II. PHẦN TRIỂN KHAI:
A. Lý luận chung
1. Khái niệm vốn?
2. Chức năng và tầm quan trọng của vốn doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế
3. Phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
B. Thực trạng về vốn ở Công ty Dệt may Hà Nội
1. Thực trạng
2. Giải pháp
III. PHẦN KẾT LUẬN :
1.Tóm tắt lại những phần đã trình bày ở phần trên
2. Rút ra một số nhận xét và đánh giá
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3347 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vốn doanh nghiệp, tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế và thực trạng ở công ty dệt may Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quản lý & Kinh doanh hà nội
****************************
TIểu luận tài chính
Đề tài:
Vốn doanh nghiệp, tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế và thực trạng ở công ty Dệt MAY Hà Nội
Đề cương :vốn doanh nghiệp, tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế và thực trạng về vốn ở công ty dệt may hà nội
i. phần mở đầu:
1. Nêu lý do chọn đề tài
2.Trình bày bố cục của bài viết
II. Phần triển khai:
A. Lý luận chung
1. Khái niệm vốn?
2. Chức năng và tầm quan trọng của vốn doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế
3. Phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
B. Thực trạng về vốn ở Công ty Dệt may Hà Nội
Thực trạng
Giải pháp
III. Phần kết luận :
1.Tóm tắt lại những phần đã trình bày ở phần trên
2. Rút ra một số nhận xét và đánh giá
phần mở đầu
Trong nền kinh tế mở nhiều thành phần hiện nay, sự phát triển của các doanh nghiệp ngày càng phong phú đa dạng hơn dưới nhiều hình thức. Không còn đơn thuần chỉ có doanh nghiệp nhà nước chiếm ưu thế nữa mà thêm vào đó là sự ra đời của một loạt các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Muốn cho một doanh nghiệp ra đời và tồn tại thì trước hết phải có vốn. Vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tìm hiểu, nghiên cứu và sử dụng vốn là rất cần thiết nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu phục vụ cho chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cùng với những kiến thức được trang bị ở trường, em muốn thông qua bài tiểu luận lần này để tìm hiểu về vốn doanh nghiệp và tầm quan trọng của nó. Bài viết của em được chia làm ba phần chính sau:
Phần mở đầu: Giới thiệu đề tài
Phần triển khai: + Khái niệm vốn là gì?
+ Chức năng và tầm quan trọng của vốn doanh nghiệp
+ Phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
+ Thực trạng về vốn ở Công ty Dệt may Hà Nội
- Phần kết luận: Tóm tắt lại và rút ra nhận xét
Do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi đôi chỗ còn sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
phần triển khai
Vấn đề về vốn luôn đặt ra cho các doanh nghiệp những bài toán cần phải giải quyết. Trước khi thành lập một doanh nghiệp, ngoài các yếu tố tác động khác thì vấn đề về vốn luôn được đặt lên hàng đầu. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu vốn là gì và các yếu tố liên quan đến vốn.
A. Lý luận chung
Khái niệm vốn
Vốn là các khoản đầu tư ứng trước, là tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu đầu vào, phục vụ sản xuất kinh doanh và tạo đầu ra. Trước hết vốn là điều kiện đầu tiên quyết định mọi quá trình đầu tư và kinh doanh, thị trường là nơi để vốn được bộc lộ đầy đủ bản chất và vai trò của nó. Thực chất vốn là tư bản, là giá trị mang mang lại giá trị thặng dư.
Trong mọi doanh nghiệp, vốn bao gồm hai bộ phận: vốn chủ sở hữu và nợ. Tuy vậy mỗi loại doanh nghiệp lại có những nguồn vốn khác nhau. Vốn của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp quốc doanh có sự khác nhau. Doanh nghiệp tư nhân phải tự tìm nguồn vốn cho mình, có thể là nguồn vốn tự có hoặc vay ngân vốn ngân hàng nhưng không được vay với lãi suât ưu đãi. Ngược lại vốn doanh nghiệp quốc doanh được lấy chủ yếu từ hai nguồn: Thứ nhất là vốn được ngân sách nhà nước cấp, thứ hai là vốn vay tín dụng ngân hàng nhưng với lãi suất thấp. Theo luật kinh doanh, để được kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định, vốn tự có của doanh nghiệp phải đạt đến một quy mô nhất định. Nhà nước quyết định bắt buộc khi doanh nghiệp ra đời phải có vốn pháp định ở mức mà pháp luật mà nhà nước quy định cho từng ngành nghề, đồng thời phải có vốn điều lệ để hoạt động với yêu cầu là vốn pháp định không đươc nhỏ hơn vốn điều lệ. Chỉ khi đạt được mức đó, chủ đầu tư mới được phép vay ngân hàng hoặc huy động vốn từ những ngành khác để bổ xung.
2. Chức năng và tầm quan trọng của vốn doanh nghiệp đối với việc phát triển kinh tế.
Vốn là điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại mở rộng sản suất kinh doanh theo chiều rộng và chiều sâu. Nó tạo điều kiện tăng lợi nhuận từ đó cải thiện cơ sở vật chất và đời sống cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường vốn là yếu tố quyết định sự thành công hay hất bại của doanh nghiệp. Thiếu vốn, doanh nghiệp không thể chủ động sản xuất kinh doanh, không thể mở rộng quy mô, bị đối thủ mạnh hơn cạnh tranh dẫn đến quy mô sẽ bị thu hẹp thậm chí dẫn đến phá sản. Các nguồn tài chính được sử dụng cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp hay còn gọi là nguồn, vận động của chúng là vì mục tiêu sinh lời cho nên chúng được gọi là nguồn tài chính có tính chất kinh tế. Trong tổng nguồn tài chính của xã hội, nguồn tài chính có tính chất kinh tế là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của các nguồn tài chính khác. Như vậy, chúng ta thấy rằng vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta đang trong vòng quay của nền kinh tế thị trường do vậy vấn đề về vốn lại càng trở nên cấp thiết hơn. Các doanh nghiệp chưa hình thành thì cần có vốn để ra đời, còn những doanh nghiệp đã tồn tại thì lại cần nhiều vốn hơn nữa để mở rộng kinh doanh sản xuất. Nếu nguồn vốn được giải quyết tốt thì cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ ngày càng phát triển đi lên. Vốn là yếu tố quan trọng và nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Khi có đủ vốn thì doanh nghiệp mới có thể thực hiện sản xuất hàng hoá, hàng hoá sản xuất được ngày càng nhiều thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta không những không phải nhập khẩu nhiều nữa mà còn có khả năng xuất khẩu ra nước ngoài. Nếu làm được như vậy thì nguồn ngoại tệ nước ngoài sẽ được đảm bảo, thu nhập quốc dân sẽ tăng, cuộc sống của nhân dân sẽ được cải thiện. Hiện nay, chúng ta vẫn còn thiếu vốn do vậy chính phủ ta phải thực hiện chính sách thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài để phát triển sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp của chúng ta chưa hoàn toàn tự chủ được về vốn phải chăng, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho kinh tế trong nước chưa có đà để phát triển nhanh như các nước khác trên thế giới.
Vậy các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh ở nước ta đã và đang làm gì để có vốn kinh doanh sản xuất và phát triển.
3. Phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Hiện nay, những biện pháp sau đang được các doanh nghiệp áp dụng rất rộng rãi trong việc huy động vốn :
- Nguồn vốn trong nội bộ doanh nghiệp: - Vốn ngân sách cấp, có nguồn gốc từ
ngân sách
- Vốn bổ sung do doanh nghiệp tự
tích luỹ được
- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: - Vốn liên kết với doanh nghiệp khác
- Vốn liên kết với doanh nghiệp nước
ngoài
- Vốn chiếm dụng hợp pháp
- Vốn tín dụng
Ngoài những phương pháp trên thì các doanh nghiệp cũng nên huy động tối đa nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Để huy động đủ vốn, đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất và kịp thời các doanh nghiệp cũng cần phải xác định kế hoạch huy động vốn, lựa chọn tìm kiếm nguồn tài trợ có điều kiện thuận lợi nhất, đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho sản xuất kinh doanh với chi phí lãi vay hợp lý. Các doanh nghiệp phải đa dạng hoá các phương thức và nguồn vốn để giảm rủi ro cũng như tận dụng khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hầu như các doanh nghiệp hiện nay đều tìm cho mình những nguồn vốn vay bên ngoài. Nếu căn cứ vào thời thời gian huy động và sử dụng thì ta có hai loại là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn có thời hạn huy động dưới một năm, có lãi suất thấp nhưng độ ổn định kém. Doanh nghiệp thường sử dụng nguồn này cho các khoản thiếu hụt tạm thời, những khoản đầu tư có khả năng hoàn vốn trong thời gian gần. Nguồn ngắn hạn mang lại rủi ro lớn cho doanh nghiệp. Thời gian vay thường ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi yếu tố đầu vào của thị trường gặp biến động lớn, doanh nghiệp khó có thể điều chỉnh, sử dụng tối ưu nguồn vốn vay. Doanh nghiệp sẽ phải xem xét các nguồn trả nợ đến hạn. Vì vậy, khi vay, doanh nghiệp cần phải lựa chọn nên phân bổ nguồn ngắn hạn vào trong tài sản nào của mình. Nếu là tài sản cố định nên đầu tư ở tài sản có mức khấu hao nhanh nhằm chóng thu hồi vốn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu là tài sản lưu động thì đưa vào khoản nhanh thu hồi được vốn. Nguồn vốn ngắn hạn gồm các khoản: phải trả người bán, phải trả cán bộ công nhân viên, phải trả khác, phải nộp, các loại vay ngắn hạn. Còn nguồn vốn dài hạn là nguồn có thời hạn lớn hơn một năm. Người tài trợ cho nguồn này là người cho vay hoặc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trái với nguồn ngắn hạn, nguồn dài hạn chịu mức lãi suất cao hơn, ổn định hơn. Đây là nguồn phù hợp cho doanh nghiệp phát triển các kế hoạch đầu tư cho một chu kỳ hoặc nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của mình. Trong quá trình sử dụng nguồn dài hạn, nếu mục tiêu chưa đạt được thì doanh nghiệp có thời gian để điều chỉnh lại, bổ sung hoạt động cho phù hợp. Sử dụng nguồn dài hạn làm cho hoạt động của doanh nghiệp liên tục hơn. Nguồn dài hạn có thể do doanh nghiệp đi vay như các hợp đồng vay nợ hoặc là vốn chủ sở hữu. Nếu là hợp đồng vay nợ dài hạn, hiện nay tại Việt Nam thường là vay trả niên kim. Nghĩa là khoản tiền vay hoặc trả được chia thành nhiều món nhỏ được vay hoặc phải trả theo một khoảng thời gian đều đặn nhất định. Việc vay trả theo niên kim đảm bảo cho người cho vay có thể theo dõi hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp được vay. Nó thể hiện mối quan hệ ràng buộc trong nền kinh tế giữa các bên để cùng nhau phát triển. Mặt khác, nếu nguồn dài hạn là vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu. Thông thường có hai loại cổ phiếu cơ bản đó là cổ phiếu thông thường và cổ phiếu ưu đãi:
+ Cổ phiếu thường: Là loại cổ phiếu mang lại cho các cổ đông quyền lợi thông thường của công ty cổ phần. Thu nhập của loại cổ phiếu này phụ thuộc vào số lợi nhuận đạt được và cổ đông có quyền tham gia Đại hội cổ đông
+ Cổ phiếu ưu đãi: Là loại cổ phiếu mà người sở hữu nó được quyền nhận lợi tức hàng năm cố định- không phụ thuộc vào số lợi nhuận của công ty, nhưng chủ của loại cổ phiếu này không được tham gia vào Đại hội cổ đông.
Tất cả những biện pháp huy động vốn mà các doanh nghiệp đã và đang áp dụng đã phần nào giải quyết được tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp. Tuy vậy, cũng không phải là đã giải quyết được triệt để vấn đề này. Giải quyết vốn cho các doanh nghiệp không phải là việc của riêng các doanh nghiệp mà cần phải có sự quan tâm hơn nữa của nhà nước. Cụ thể là không chỉ ưu tiên về vốn cho các doanh nghiệp nhà nước mà cần có nhiều hơn nữa những chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh để họ có thể có đủ vốn để phát triển cũng như mở rộng sản xuất. Bên cạnh sự trông mong từ nguồn vốn bên ngoài tức là sự hỗ trợ từ nhà nước hay ngân hàng thì bản thân các doanh nghiệp cũng cần phát huy hết khả năng của mình để có thể có được nguồn vốn doanh nghiệp luôn ổn định và không ngừng tăng trưởng. Trước hết muốn thực hiện được điều này thì các doanh nghiệp cần phải xác định xứ mệnh của doanh nghiệp mình trước khi xác định chiến lược kinh doanh, tiếp đến là phải xác định mục tiêu cụ thể nhằm đạt được tối đa hoá lợi nhuận từ đó làm tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp.
B. Thực trạng về vốn ở công ty dệt may Hà Nội
1.Thực trạng
Công ty Dệt may Hà Nội là một trong những doanh nghiệp quốc doanh trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam đã và đang từng bước tự khẳng định vị thế của mình. Công ty Dệt may Hà Nội đã thực sự thành công trong việc sử dụng, huy động cũng như phát triển nguồn vốn doanh nghiệp. Nhà máy sợi nay là Công ty Dệt may Hà Nội được thành lập ngày 7/4/1978 với sự hợp tác giữa công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNINOMATEX ( Cộng hoà liên bang Đức ) với tổng số vốn ban đầu là 50 triệu USD. Công ty Dệt may Hà Nội là một đơn vị lớn của ngành dệt may Việt Nam được trang bị toàn bộ thiết bị của Italia, CHLB Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Công ty chuyên sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng cao như các loại sợi, sản phẩm dệt kim. Chuyên nhập các loại bông xơ, phụ tùng thiết bị chuyên ngành, hoá chất, thuốc nhuộm. Mặt hàng chủ lực của công ty là sản phẩm dệt kim số lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu quốc tế. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây phát triển khá tốt. Trải qua những năm tháng hoạt động công ty luôn phấn đấu giải quyết những vấn đề khó khăn trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt công ty luôn chú trọng đến việc huy động, sử dụng và phát triển vốn doanh nghiệp. Việc đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn đã giải quyết được nhu cầu về vốn và góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn tăng. Thực tế đã mang lại những hiệu quả đáng kể cho công ty. Tổng số vốn kinh doanh của dệt may Hà Nội năm 2000 là 370.121 triệu, năm 2001 là 496.097 triệu và năm 2002 là 608.215 triệu. Tương ứng với tổng số vốn kinh doanh trên công ty đã đạt những kết quả sau: Tổng doanh thu năm 2000 là 411.112 triệu, năm 2001 là 473.923 triệu, và năm 2002 đạt 557.015 triệu. Với những con số trên đã cho thấy phần nào tình hình hoạt động của công ty. Việc việc chủ động được nguồn vốn và áp dụng nhiều phương pháp mới trong sản xuất kinh doanh thực sự đã mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong ba năm liên tiếp 2000, 2001, 2002 vốn bằng tiền của công ty không ngừng tăng lên đã đáp ứng được nhuu cầu chi trả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khả năng thanh toán của năm 2002 so với năm 2001 và 2000 đều cao hơn. Đạt được những thành công trên là do công ty đã áp dụng những biện pháp sau: Công ty tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm vì công ty nhận thấy rằng chất lượng hàng hoá có tốt thì công ty mới có thể bán được nhiều và cạnh tranh được với những sản phẩm khác, đây chính là một biện pháp tăng doanh thu tốt nhất và hiệu quả nhất. Tăng doanh thu cũng đồng nghĩa với việc đồng vốn được bổ xung, và có thể quanh vòng nhanh chóng. Bên cạnh đó, Công ty Dệt may Hà Nội còn áp dụng các phương thức bán hàng khác nhau: Thực hiện triết khấu, mua hàng nhiều có thể giảm giá, ưu đãi hơn cho việc mở đại lý ( hoa hồng). Không chỉ có vậy, để đảm bảo cho nguồn vốn doanh nghiệp công ty còn nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ, quản lý chặt chẽ các khoản thu, đặc biệt là đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho( đây là biện pháp nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn). Qua những tình hình trên của Công ty Dệt may Hà Nội, chúng ta nhận thấy rằng nguồn vốn doanh nghiệp mà công ty có được phần nhiều là nhờ vào sự năng động trong kinh doanh. Chính vì vậy mà doanh thu hàng năm của công ty năm sau luôn lớn hơn năm trước. Lợi nhuận càng nhiều thì vốn doanh nghiệp càng được củng cố vững chắc hơn. Tuy vậy, Công ty Dệt may Hà Nội cũng còn những tồn tại cần phải giải quyết để ổn định và phát triển nguồn vốn của công ty: Lượng hàng hoá còn tồn kho, ứ đọng mất phẩm chất vẫn chưa giải quyết triệt để do vậy vẫn còn tình trạng ứ đọng vốn. Công ty vẫn chưa tích cực thu hồi vốn nợ phục vụ cho sản xuất và hạn chế những rủi ro. Công ty Dệt may Hà Nội đã sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn và đã chứng tỏ chỗ đứng của mình trong tổng công ty Dệt may Việt Nam, trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Quản lý sử dụng vốn có hiệu quả và bảo toàn phát triển vốn trong các doanh nghiệp quốc doanh như công ty dệt may Hà Nội là vấn đề hết sức cần thiết trong tình hình kinh tế quản lý tình hình quản lý tài chính hiện nay khi nhà nước đã thực hiện giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý. Đứng trước những tồn tại cần giải quyết hiện nay Công ty Dệt may Hà Nội đang áp đụng một số giải pháp sau nhằm ổn định và phát triển nguồn vốn của mình.
2. Các giải pháp
Tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm, duy trì sản xuất liên tục.
Tránh tối đa hàng hoá tồn kho gây ứ đọng vốn.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, có chính sách ưu đãi đối với khách hàng nhằm tăng tốc độ chu chuyển vốn.
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài, mở rộng thị phần, giúp nguồn vốn của công ty ngày càng trường hơn.
Việc sản xuất kinh doanh cũng như bảo toàn vốn của doanh nghiệp hết sức khó khăn do tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Mở rộng quyền làm chủ đồng thời cũng tăng thêm trách nhiệm của các doanh nghiệp trước diễn biến phức tạp và tình hình cạnh tranh gay gắt của thị trường buộc các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả sử dụng mỗi đồng vốn đưa vào sử dụng.
Phần kết luận
Qua những phần đã trình bày ở trên chúng ta nhận thấy rằng vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế là hết sức to lớn. Không có vốn thì không một mô hình doanh nghiệp nào bất kể là doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp cổ phần có thể tồn tại và phát triển được. Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp nhưng làm thế nào để có thể sử dụng và quay vòng vốn một cách hiệu quả cũng không phải là nhiệm vụ thứ yếu. Nền kinh tế của chúng ta có thể phát triển đi lên được hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các doanh nghiệp vì vậy các doanh nghiệp cần phải sử dụng vốn của doanh nghiệp minh một cách hợp lý để có thể đạt được tối đa lợi nhuận do đầu tư vốn mang lại. Càng rút ngắn được thời gian quay vòng vốn thì hiệu quả kinh tế do mỗi đồng vốn mang lại càng cao. Trong tình trạng các doanh nghiệp tư nhân cũng như cổ phần hoá đang mở ra ngày càng nhiều như hiện nay thì các doanh nghiệp quốc doanh như Công ty Dệt may Hà Nội đã nói ở trên lại càng phải cố gắng tận dụng đồng vốn được nhà nước cấp để phát triển và mở rộng quy mô của doanh nghiệp, đồng thời đưa nền kinh tế của nước nhà tiến lên bằng những bước đi vững chắc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Taichinh (42).doc