1. Cổ phần hoá
Đây là biện pháp tăng vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước. Thực chất của việc cổ phần hoá là việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ sở hữu nhà nước sang cổ phần bằng biện pháp phát hành cổ phiếu.
Trong thời kỳ kinh tế ngày càng phát triển, vấn đề hội nhập càng ngày càng trở nên cấp thiết hơn đòi hỏi các ngân hàng cần phải có một tiềm lực tài chính thật lớn mạnh mà nếu chỉ trông chờ vào phần vốn cấp của nhà nước thì không đủ.
Khi cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước trở thành các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước sẽ có rất nhiều lợi thế:
Tăng quy mô vốn của ngân hàng lên và đa dạng thêm nhiều nguồn bổ xung vốn như: Vốn của nhân dân, nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn tài chính.
Khi các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn tài chính lớn trở thành cổ đông, các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước có thể được tiếp xúc với cách thức quản lý mới, khoa học công nghệ mới.nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Tuy trở thành ngân hàng thương mại cổ phần song lượng cổ phần bán ra tối đa cho các nhà đầu tư là 49%, tức là nhà nước vẫn chiếm cổ phần cao hơn là 51%, nên vẫn có thể kiểm soát hoạt động của ngân hàng theo chiến lược của mình
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10879 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vốn tự có của ngân hàng thương mại Việt Nam và các biện pháp tăng cường vốn tự có, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trị lợi thế thương mại được xác định theo quy định tại khoản 12, Điều 2 Quyết định 457.
Tổng cộng
(1B)
Vốn tự có cấp 1 được tính vào vốn tự có của TCTD (I)
(I) = (1A) – (1B)
Xác định vốn tự có cấp 2:
Các chỉ tiêu thuộc vốn tự có cấp 2:
Stt
Khoản mục
Nguồn số liệu từ
Bảng Cân đối TK KT
Ghi chú
1
Giá trị tăng thêm của tài sản cố định
Tổng giá trị tăng thêm của các TSCĐ được đánh giá lại và được hạch toán trên TK 642.
Chỉ lấy 50% phần giá trị tăng thêm của TSCĐ được định giá lại theo quy định của pháp luật.
2
Giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp)
Tổng giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được đánh giá lại và hạch toán trên TK 641.
Chỉ lấy 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy định của pháp luật.
3
Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do TCTD phát hành:
3a
Trái phiếu chuyển đổi do TCTD phát hành
Dư Có TK 43 “Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá” (phần trái phiếu chuyển đổi được theo dõi trên TK, sổ chi tiết) cộng cấu phần vốn trái phiếu chuyển đổi theo dõi trên TK 609 (nếu có).
Chỉ lấy giá trị trái phiếu chuyển đổi có đủ các điều kiện quy định tại tiết c, điểm 1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết định 457.
3b
Cổ phiếu ưu đãi do TCTD phát hành
Dư Có TK 487 “cấu phần nợ của cổ phiếu ưu đãi” cộng cấu phần vốn của cổ phiếu ưu đãi theo dõi trên TK 65 (nếu có).
Chỉ lấy giá trị cổ phiếu ưu đãi có đủ các điều kiện quy định tại tiết c, điểm 1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết định 457.
4
Các công cụ nợ khác
Dư Có TK 43 “Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá” (phần công cụ nợ khác được theo dõi trên TK, sổ chi tiết)
Chỉ lấy giá trị các công cụ nợ có đủ điều kiện theo quy định tại tiết d, điểm 1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết định 457.
5
Dự phòng chung
Dư Có các TK “Dự phòng chung”: 2092, 2192, 2292, 2392, 2492, 2592,2692, 2792, 4895.
Số tiền dự phòng chung được tính vào vốn cấp 2 tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro theo quy định tại tiết đ, điểm 1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết định 457.
Tổng cộng
Giới hạn khi xác định vốn tự có cấp 2:
Sau khi tính toán các chỉ tiêu thuộc vốn tự có cấp 2 theo điểm 1 Mục này, TCTD thực hiện xác định giới hạn vốn cấp 2 theo quy định tại Quyết định 457 và các Quyết định sửa đổi, bổ sung có liên quan.
Vốn tự có cấp 2 được tính vào vốn tự có của TCTD (II):
Vốn tự có cấp 2 được tính vào vốn tự có là phần vốn sau khi đã xác định phần giới hạn quy định tại khoản 2 Mục này.
Các khoản phải trừ khỏi vốn tự có :
Stt
Khoản mục
Nguồn số liệu từ
Bảng Cân đối TK KT
Ghi chú
1
Toàn bộ phần giá trị giảm đi của tài sản cố định
Tổng giá trị giảm đi của các TSCĐ được đánh giá lại và hạch toán trên TK 642.
Toàn bộ phần giá trị giảm đi của TSCĐ do định giá lại theo quy định của pháp luật.
2
Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp)
Tổng giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được đánh giá lại và hạch toán trên TK 641.
Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy định của pháp luật.
3
Tổng số vốn của TCTD đầu tư vào TCTD khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và tổng các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán:
3a
Tổng số vốn của TCTD đầu tư vào TCTD khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần.
Lấy số liệu trên các TK 341, 342, 343, 344, 345, 346, 347, 348 (phần góp vốn, mua cổ phần vào TCTD khác).
3b
Tổng các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán.
Lấy số liệu trên các các TK 341, 342, 343, 345, 346, 347 (phần góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán).
Thuật ngữ “quyền kiểm soát” được hiểu theo quy định tại khoản 2, Điều 1 của Quyết định 03
4
Phần vượt mức vốn tự có của TCTD đối với khoản góp vốn, mua cổ phần:
4a
Phần vượt mức 15% vốn tự có của TCTD đối với khoản góp vốn, mua cổ phần của TCTD vào một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư.
Việc tính toán chỉ tiêu này được thực hiện theo quy định tại điểm 3.4, khoản 3, Điều 3 Quyết định 03 trên cơ sở số liệu chi tiết tại các TK 341, 342, 343, 344, 345, 346, 347, 348.
4b
Phần vượt mức 40% vốn tự có của TCTD đối với tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần của TCTD vào các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, ngoại trừ phần vượt mức 15% đã trừ khỏi vốn tự có nêu trên
5
Khoản lỗ kinh doanh (bao gồm cả những khoản lỗ luỹ kế)
Dư Nợ TK 692 “Lợi nhuận năm trước” (bao gồm cả lỗ luỹ kế từ các năm trước)
Được xác định qua kết quả kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập.
Tổng cộng
(IV)
Ta có công thức xác định vốn tự có như sau:
Vốn tự có = Vốn tự có cấp 1 + Vốn tự có cấp 2 – Các khoản giảm trừ
Đặc điểm của vốn tự có:
Vốn tự có là nguồn vốn ổn định của ngân hàng và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
Vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh (thông thường từ 8% đến 10%), tuy nhiên nó lại giữ một vai trò rất quan trọng vì nó là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng đồng thời tạo nên uy tín ban đầu của ngân hàng.
Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, cụ thể vốn tự có là cơ sở để xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng. Nó còn là yếu tố để các cơ quan quản lý dựa vào để xác định các tỉ lệ an toàn trong kinh doanh ngân hàng (Theo Pháp lệnh ngân hàng năm 1990 thì một ngân hàng không được phép huy động vốn quá 20 lần so với vốn tự có vì nó ảnh hưởng đến năng lực chi trả của ngân hàng). Theo luật các tổ chức tín dụng của VN, một ngân hàng khi cho vay đối với một khách hàng thì tổng dư nợ cho vay cao nhất không được phép vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng...
Chức năng của vốn tự có
Chức năng bảo vệ: Trong hoạt đông kinh doanh luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, đôi khi nó có thể dẫn ngân hàng đến chỗ phá sản. Khi đó vốn tự có sẽ giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên.
Trong một số trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn tự có sẽ được sử dụng để hoàn trả cho khách hàng.
Ngoài ra, do mối quan hệ tương hỗ giữa ngân hàng với khách hàng, vốn tự có còn có chức năng bảo vệ cho khách hàng không bị mất vốn khi gửi tiền tại ngân hàng.
Chức năng hoạt động: Thể hiện ở chỗ vốn tự có có thể được sử dụng để cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư chứng khoán nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, do vốn tự có chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận mà nó mang lại cũng không cao. Vì vậy chức năng hoạt động ở đây cũng chỉ là thứ yếu.
Chức năng điều chỉnh: Vốn tự có là đối tượng mà các cơ quan quản lý ngân hàng thường hướng vào đó để ban hành những quy định nhằm điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, là tiêu chuẩn để xác định tính an toàn (ví dụ như các ngân hàng không được đầu tư vào tài sản cố định vượt quá 50% vốn của ngân hàng). Vốn tự có còn là căn cứ để xác định và điều chỉnh các giới hạn hoạt động nhằm đảm bảo ngân hàng an toàn trong kinh doanh.
Các biện pháp tăng vốn tự có ngân hàng thương mại
Phát hành cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu là biện pháp dành riêng cho các ngân hàng thương mại cổ phần! Biện pháp được các ngân hàng thương mại cổ phần sử dụng rất phổ biến trong giai đoạn này để tăng vốn.
Có hai hình thức chủ yếu là phát hành cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) hoặc cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu thường(CP phổ thông): Là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của cổ đông thường đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Cổ phiếu thường cho phép cổ đông thường được hưởng các quyền lợi đối với công ty như quyền biểu quyết những vấn đề liên quan đến quản lý công ty, quyền được hưởng cổ tức cao từ lợi nhuận sau thuế...
Cổ phiếu ưu đãi: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông ưu đãi đối với phần vốn góp vào công ty cổ phần; đồng thời cho phép cổ đông ưu đãi được hưởng một số quyền ưu đãi lớn hơn so với các cổ đông thường như: ưu đãi về cổ tức( nhận cổ tức theo mức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh,tích luỹ cổ tức...),chuyển đổi thành cổ phiếu thường(đối với cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi)...
Các ngân hàng cổ phần tuỳ thuộc vào nhu cầu cụ thể của mình mà có thể phát hành thêm cổ phiếu thường hay cổ phiếu ưu đãi.
Ưu điểm của biện pháp tăng vốn bằng cổ phiếu:
Việc phát hành cổ phiếu vừa giúp các ngân hàng tăng quy mô vốn kinh doanh dài hạn lại vừa giúp các ngân hàng tránh được nghĩa vụ nợ nần, không phải lo việc trả vốn gốc và lãi
Khi sử dụng biện pháp này sẽ giúp các ngân hàng thương mại tăng quy mô vốn chủ sở hữu do đó làm thay đổi kết cấu các loại vốn ( kết cấu giữa vốn chủ sở hữu / nợ phải trả, vốn thường xuyên(dài hạn) / vốn tạm thời(ngắn hạn)...).Như vậy, làm tăng độ vững chắc về tài chính của ngân hàng, tăng hệ số đảm bảo nợ, tăng độ tín nhiệm của ngân hàng... từ đó giúp tăng khả năng vay vốn, huy động vốn của ngân hàng trong tương lai.
Vì cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu của người nắm giữ cổ phiếu trong ngân hàng và việc phân chia cổ tức cho cổ đông không phải là cố định mà tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng nên các ngân hàng thường có độ chủ động cao hơn trong việc sử dụng vốn thu được do phát hành cổ phiếu.
Nhược điểm của biện pháp tăng vốn bằng cổ phiếu:
Việc phát hành cổ phiếu(đặc biệt là cổ phiếu thường) ra công chúng sẽ làm tăng số cổ đông sở hữu ngân hàng và như vậy dẫn tới việc phân chia quyền kiểm soát và quyền biểu quyết. Điều này dẫn đến bất lợi cho các cổ đông hiện hành.
Vì cổ phiếu liên quan đến cổ tức nên việc phát hành thêm cổ phiếu mới ra công chúng đồng nghĩa với việc các cổ đông hiện hành sẽ phải chia sẻ một phần lợi ích của mình với cổ đông mới. Để giảm thiểu nhược điểm này các ngân hàng cần phải sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn tăng thêm do phát hành cổ phiếu, tạo ra một tỉ suất lợi nhuận cao để đảm bảo việc chi trả cổ tức cho các cổ đông.
Khác với các hình thức vay vốn thì lãi phải trả được tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên giảm được khoản thuế phải nộp cho nhà nước, thì cổ tức chi trả cho cổ đông lại lấy từ lợi nhuận sau thuế. Đặc điểm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn cổ phiếu - yếu tố quan trọng mà các ngân hàng phải cân nhắc khi lựa chọn các giải pháp tăng vốn.
Phát hành trái phiếu
Trái phiếu ngân hàng là chứng chỉ vay vốn do các ngân hàng phát hành, thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của ngân hàng về thanh toán số lợi tức tiền vay cho người nắm giữ trái phiếu vào những thời hạn đã xác định và hoàn trả khoản vay ban đầu khi trái phiếu đáo hạn.
Tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu dài hạn:
Đây là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng những nhu cầu trước mắt, nhưng về bản chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, còn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng.
Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi:
Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm xác định trong tương lai.
Loại trái phiếu này vừa có đặc điểm của trái phiếu là được trả một mức lãi suất cố định, nhưng mặt khác lại có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu thường của ngân hàng và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi.
Một số lợi điểm khi phát hành trái phiếu:
Lãi suất( hay lợi tức) phải trả cho trái phiếu thường được cố định trước và được tính vào chi phí kinh doanh của ngân hàng nên sẽ giúp các ngân hàng giảm được một khoản thuế phải nộp đồng thời giúp nâng cao mức doanh lợi vốn chủ sở hữu.
Vì trái phiếu là chứng khoán nợ nên ngân hàng không phải phân chia quyền kiểm soát cho các trái chủ ; số lượng cổ phiếu không tăng nên thu nhập trên mỗi cổ phần được đảm bảo.
Vì là nợ phải trả có kỳ hạn nên ngân hàng có thể thay đổi cơ cấu vốn kinh doanh một cách linh hoạt, chủ động thông qua việc ngừng phát hành trái phiếu hoặc mua lại các trái phiếu đang lưu hành.
Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, ngân hàng có thể định một mức lãi suất cố định thấp hơn của trái phiếu không có khả năng chuyển đổi.
Một số nhược điểm khi phát hành trái phiếu:
Ngân hàng sẽ chịu sức ép về nợ nần, phải thanh toán các khoản nợ gốc và lãi khi tới hạn
Hệ số nợ của ngân hàng sẽ tăng lên khi phát hành thêm trái phiếu.
Trái phiếu chuyển đổi cũng sẽ mang đến một số bất lợi có thể có cho ngân hàng và các cổ đông của ngân hàng khi trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu, vốn chủ sở hữu bị “pha loãng” do tăng số lượng cổ phiếu lưu hành, từ đó gây ra sự thay đổi trong việc kiểm soát ngân hàng; nợ của ngân hàng giảm thông qua chuyển đổi sẽ làm mất đi sự cân bằng của cán cân nợ_vốn.
Lợi nhuận giữ lại
Sau mỗi kỳ kinh doanh, số lợi nhuận thu được sau khi nộp thuế cho nhà nước được phân chia một phần cho các chủ sở hữu dưới dạng cổ tức, một phần được giữ lại tại ngân hàng để bổ xung vốn kinh doanh.
Tỷ lệ phân chia cổ tức cho cổ đông và giữ lại để tăng vốn cho ngân hàng phụ thuộc vào chính sách phân chia cổ tức của từng ngân hàng thương mại và đây là một trong những chính sách tài chính quan trọng của các ngân hàng.
Việc giữ lại lợi nhuận để tăng vốn cho ngân hàng là hình thức tích luỹ vốn để tái đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh được tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng. Tuy nhiên việc giữ lại nhiều hay ít, một phần hay toàn bộ lợi nhuận đòi hỏi các ngân hàng cần phải có những tính toán sao cho hợp lý, phù hợp với mục tiêu và kế hoạch của ngân hàng mình.
Khi tỷ lệ lợi nhuận giữ lại ở mức cao sẽ càng đẩy mạnh quá trình tích luỹ vốn và làm giảm yêu cầu huy động vốn từ bên ngoài; do đó làm giảm mức độ phụ thuộc vào các nguồn cung cấp từ bên ngoài, dẫn đến giảm rủi ro tài chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc này dẫn đến làm giảm thu nhập của cổ đông, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu cũng như lòng tin của các nhà đầu tư.
Ngược lại, khi tỷ lệ lợi nhuận giữ lại ở mức thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, tăng rủi ro phá sản.
Vì vậy, nếu một ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có thì chứng tỏ ngân hàng đang có một sự phát triển ổn định, thể hiện mức độ ủng hộ cao của các cổ đông đối với chính sách cổ tức của ban lãnh đạo ngân hàng.
Cổ phần hoá
Đây là biện pháp tăng vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước. Thực chất của việc cổ phần hoá là việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ sở hữu nhà nước sang cổ phần bằng biện pháp phát hành cổ phiếu.
Trong thời kỳ kinh tế ngày càng phát triển, vấn đề hội nhập càng ngày càng trở nên cấp thiết hơn đòi hỏi các ngân hàng cần phải có một tiềm lực tài chính thật lớn mạnh mà nếu chỉ trông chờ vào phần vốn cấp của nhà nước thì không đủ.
Khi cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước trở thành các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước sẽ có rất nhiều lợi thế:
Tăng quy mô vốn của ngân hàng lên và đa dạng thêm nhiều nguồn bổ xung vốn như: Vốn của nhân dân, nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn tài chính...
Khi các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn tài chính lớn trở thành cổ đông, các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước có thể được tiếp xúc với cách thức quản lý mới, khoa học công nghệ mới...nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Tuy trở thành ngân hàng thương mại cổ phần song lượng cổ phần bán ra tối đa cho các nhà đầu tư là 49%, tức là nhà nước vẫn chiếm cổ phần cao hơn là 51%, nên vẫn có thể kiểm soát hoạt động của ngân hàng theo chiến lược của mình.
Chương 2
THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Tình hình tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại trước khi Việt Nam ra nhập WTO
Trong những năm đầu của thế kỷ mới, khi nhà nước vẫn đang từng bước thoả thuận với các nước trong tổ chức thương mại thế giới về việc Việt nam ra nhập WTO, thì các doanh nghiệp trong nước cũng từng bước thay đổi mình để chuẩn bị cho quá trình Việt nam hội nhập_Cơ hội thì lớn nhưng thách thức cũng rất lớn!
Riêng trong lĩnh vực tài chính_ngân hàng, từ năm 1990, cơ chế đổi mới ngân hàng được hoàn thiện thông qua việc công bố hai Pháp lệnh ngân hàng vào ngày 24.5.1990 (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước VN và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NHVN từ “một cấp” sang “hai cấp”. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng của Nhà nước…, còn hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng do các tổ chức tín dụng thực hiện. Các tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính. Tháng 12.1997 trước yêu cầu cao của thực tiễn hai Pháp lệnh ngân hàng đã được Quốc hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng là luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng(có hiệu lực từ ngày 1.10.1998) và sau đó Luật NHNN và Luật các TCTD được sửa đổi và bổ sung vào năm 2003, 2004.
Trải qua chặng đường trên, hệ thống NHTM VN đã không ngừng phát triển về quy mô (vốn điều lệ không ngừng gia tăng, mạng lưới chi nhánh…), chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh.
Mạng lưới ngân hàng thương mại VN đến cuối năm 2005 đã có những bước phát triển mạnh phủ khắp các quận, huyện, tỉnh thành. Hệ thống NHTM ở nước ta bao gồm: 5 NHTM nhà nước (Ngân hàng ngoại thương VN, Ngân hàng đầu tư và phát triển VN, Ngân hàng công thương VN, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long), 36 NHTM cổ phần đô thị và nông thôn, 29 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 04 ngân hàng liên doanh. Trong đó Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN có mạng lưới rộng nhất với hơn 100 chi nhánh cấp 1 và 2000 chi nhánh cấp 2-4 phủ khắp huyện và cả hệ thống ngân hàng lưu động.
Hệ thống NHTM VN đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua. Với nhiều hình thức huy động vốn tương đối đa dạng, NHTM VN đã huy động vốn hàng trăm tỷ đồng (năm 2005 tăng gấp 30 lần so với năm 1990-trên 600.000 tỷ đồng, tại TP.HCM các NHTM huy động đến cuối năm 2005 là 184.600 tỷ đồng gấp 2,8 lần so với năm 2001) từ các nguồn vốn trong xã hội, tăng dư nợ cho vay với mọi thành phần kinh tế (dư nợ năm 2005 tăng 40 lần so với năm 1990, tại TP.HCM dư nợ cho vay cuối năm 2005 của các NHTM 170.200 tỷ đồng gấp 3 lần so với năm 2001), tăng đầu tư vào những chương trình trọng điểm quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao (GDP tăng bình quân 7.5% trong 5 năm 2001-2005), góp phần tạo công ăn việc làm cho xã hội (trong 5 năm 2001-2005 cả nước tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động), góp phần xóa đói giảm nghèo (tỷ lệ hộ nghèo còn 7%) và làm giàu hợp pháp. Nhiều dịch vụ tiện ích (chi lương, thu chi hộ, thanh toán chuyển khoản, chuyển tiền tự động, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ…) và nhiều sản phẩm mới xuất hiện đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư và sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế
Vốn điều lệ của các NHTM VN không ngừng gia tăng, NHTMNN sau nhiều lần bổ sung vốn đã nâng tổng vốn chủ sở hữu của 05 NHTMNN lên trên 20.000 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2000. Vốn điều lệ của NHTMCP được gia tăng đáng kể từ lợi nhuận giữ lại, sáp nhập, các quỹ bổ sung vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phiếu… từ đó giúp tổng vốn điều lệ NHTMCP đến cuối năm 2005 tăng gấp 5 lần so với năm 2000, nhiều NHTMCP có vốn điều lệ trên 500 tỷ đồng-1000 tỷ đồng.
Dựa trên các số liệu thống kê của cơ quan quản lý, ta có bảng số liệu tổng hợp sau về quy mô vốn tự có và tổng tài sản có của hệ thống ngân hàng thương mại VN trước khi ra nhập WTO như sau:
Q4/2003
Q4/2004
Q4/2005
Q2/2006
Vốn tự có
26
32
43
49
Tổng tài sản
539.42
672.27
841.488
944.123
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Từ bảng số liệu ta có các biểu đồ như sau:
Nguồn:www.div.gov.vn/Bulletin/ VN/2007/1/Ban_ve_tang_von_tu_co.pdf
Như vậy nhìn trực quan vào biểu đồ ta có thể thấy từ năm 2003 đến năm 2006, hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam đã có sự tăng trưởng khá và ổn định về quy mô vốn tự có (Từ 26000 tỷ đồng năm 2003 đã tăng thành 49000 tỷ đồng vào quý 2/2006)
Nguồn:www.div.gov.vn/Bulletin/ VN/2007/1/Ban_ve_tang_von_tu_co.pdf
Tỷ trọng vốn tự có/tổng tài sản của các ngân hàng thương mại nhìn chung còn thấp chỉ đạt trên dưới 5%. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng các nguồn vốn và đảm bảo phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh thì các ngân hàng thương mại nên tăng tỷ lệ này nên khoảng từ 8% - 10 % là hợp lý
Tình hình tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại sau khi Việt Nam ra nhập WTO (11/2006).
Hoạt động của các ngân hàng sau một năm gia nhập WTO vẫn diễn biến bình thường, ngoại trừ sự tăng trưởng khá nhanh của mỗi ngân hàng. Điều này dường như khác so với dự báo về những thuận lợi và thách thức sau khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. Nhưng trên thực tế, trong chiều sâu của sự biến chuyển nội tại, các ngân hàng đang có sự chuyển mình rất lớn.
Độ sâu tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) đã tăng rất đáng kể, thể hiện ở các chỉ số tổng tiền gửi/GDP và tổng dư nợ/GDP ngày càng tăng. Nếu năm 2006 tổng tiền gửi/GDP là 78,4% so với mức 66,7% năm 2005 (tăng khoảng 12%), tín dụng/GDP tăng khoảng 5% thì năm 2007 tốc độ tăng này đã mạnh hơn nhiều, chỉ số tăng lần lượt là khoảng 92,4% và 84,6%.
Xét về năng lực tài chính thể hiện ở quy mô vốn điều lệ, cũng có tốc độ tăng nhanh hơn năm 2006 (năm 2006 vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng tăng 44% so với năm 2005, thì năm 2007 tăng 54% so với 2006, nhất là khối NHTM nhà nước tăng 59%, vượt xa con số 2% của năm 2006 so với 2005). Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng có sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn, tài sản có trong năm 2007, đưa thị phần tín dụng và huy động năm 2007 tăng khoảng 0,4% so với năm 2006, trong khi thời điểm trước năm 2006 thị phần của khối này hầu như không thay đổi.
Bên cạnh các chỉ số tài chính thể hiện tốc độ phát triển và độ sâu tài chính của hệ thống ngân hàng trong năm 2007, chúng ta cũng thấy rõ tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ở khía cạnh khác như mức độ sôi động của thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường của các NHTM cũng khá gay gắt, thể hiện ở việc các đơn vị đã mở thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch. Mức độ mở tăng nhanh so với năm 2006 (riêng TP. HCM chỉ trong tháng 10 đã có hơn 20 chi nhánh ngân hàng, phòng và điểm giao dịch được mở). Đồng thời, các NHTM cũng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, mở rộng thực hiện các nghiệp vụ phái sinh. Nhiều NHTMCP đã nới lỏng các điều kiện vay vốn để thu hút khách hàng và đa dạng hoá các sản phẩm đầu tư tín dụng như mở rộng lĩnh vực cho vay tiêu dùng (mua nhà đất, sửa chữa nhà ở, mua ô tô...).
Xu hướng hình thành tập đoàn tài chính từ các NHTM đã có bước phát triển trong năm 2007. Cùng với việc đa dạng hoá hoạt động ra nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, tài chính, thuê mua tài chính..., một số NHTM đang tích cực mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Quay lại với đề tài tăng quy mô vốn tự có, trong năm 2007 tất cả các ngân hàng thương mại đều xây dựng cho mình một kế hoạch tăng vốn cụ thể và đã đạt được những thành công nhất định.
Sau đây là một bảng tổng hợp các thông số về tình hình tăng vốn tự có của một số ngân hàng tiêu biểu trong năm. Các số liệu trong bảng thống kê từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng công bố!
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Ngân hàng
Tổng Tài sản
Vốn tự có
Vốn tự có/Tổng tài sản (%)
Nợ phải trả
Vốn tự có/Nợ phải trả(%)
12/06
12/07
12/06
12/07
12/06
12/07
12/06
12/07
12/06
12/07
Agribank
238.5
321.5
2.56
10.45
1.07
3.25
235.94
311.1
1.08
3.36
Vietcombank
166.9
196.1
11.12
12.98
6.66
6.62
155.78
183.1
7.14
7.09
BIDV
161.2
204.5
7.55
11.63
4.68
5.69
153.65
192.8
4.91
6.03
Vietinbank
135.4
175
5.61
10.2
4.14
5.83
129.8
164.8
4.32
6.19
ACB
44.6
85.4
1.69
6.25
3.79
7.32
42.91
79.15
3.93
7.89
Sacombank
24.8
64.6
2.8
5.6
11.29
8.67
22
59
12.72
9.49
Eximbank
18.3
33.7
1.95
6.3
10.66
18.69
16.35
27.4
11.92
23
Techcombank
17.32
39.56
1.76
3.57
10.16
9.02
15.56
36
11.31
9.92
VIB
16.5
39.3
1.19
2.18
7.21
5.55
15.31
37.12
7.77
5.87
Từ bảng số liệu trên ta có các biểu đồ sau:
Từ biểu đồ trên, ta thấy trong số 9 ngân hàng thì trong năm 2006 mới chỉ có ngân hàng Vietcombank có số vốn tự có trên 10 nghìn tỷ đồng (11.12 nghìn tỷ) nhưng đến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vốn tự có của ngân hàng thương mại Việt Nam và các biện pháp tăng cường vốn tự có.doc