Tiểu luận Xã hội học chính trị Việt Nam

Tư tưởng của HCM về đoàn kết quốc tế thể hiện qua câu nói của Người: “ Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có mối tình hữu ái là thật mà thôi – tình hữu ái vô sản”.

Trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức này đã trở thành tiền đề của một tư tưởng lớn, sự cần thiết tất yếu phải liên minh, đoàn kết chiến đấu giữa những người bị áp bức tất cả các nước. Đây cũng là sự bắt gặp lịch sử giữa tư tưởng Người với tư tưởng của Mac – Ăngghen “vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” và với sự phát triển cỉa Lênin “vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4767 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xã hội học chính trị Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát sự hình thành xã hội học chính trị trên thế giới 1. Sự hình thành của xã hội học chính trị Xã hội học chính trị là môn học nghiên cứu chính trị dưới góc độ xã hội học. Cơ sở của xã hội học chính trị: Vai trò của cá thể và xã hội là mối quan hệ phổ biến trong xã hội, trong mọi hành vi, hành động của cá thể đều do xã hội quy định. Vai trò của văn hóa, kinh tế đối với hành vi ứng xử của con người. Văn hóa, kinh tế là yếu tố động trong tất cả các xã hội, nó luôn luôn quy định hành vi của con người trong từng giai đoạn. Bất bình đẳng xã hội, trong xã hội luôn luôn tồn tại sự bất bình đẳng. 2. Các nhà xã hội học thời kì đầu. a. A. Comte (1789 – 1857) Ông phân kì xã hội thành ba giai đoạn. Giai đoạn đặc biệt quan trọng là giai đoạn thực chứng. Ông cho rằng có những hiện tượng xã hội không thể giải quyết bằng lý thuyết hoặc nguyên lý mà cần phải có sự chứng minh bằng những số liệu định lượng. Số liệu đó là cơ sở cho lý thuyết thực chứng. Theo Comte các nhà hoạt động tôn giáo là những nhà hoạt động chính trị. b. C.Mác (1818 – 1883) Lý thuyết kinh tế từ bộ tư bản gồm ba quyển là: quá trình sản xuất, quá trình lưu thông, toàn bộ quá trình sản xuất và lưu thông. Theo Mac, nền tảng phát triển kinh tế - xã hội nói chung đều bắt nguồn từ sản xuất. Vì vậy khi nghiên cứu về chính trị - xã hội, bao giờ cũng xuất phát từ một cấu trúc kinh tế. Ngoài ra, trong nhiều tác phẩm của Mác như “Tư bản luận” , “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” … đã để lại những luận điểm cơ bản về xã hội học chính trị, như sự phân tầng xã hội sự biến đổi xã hội. c. H. Spence (1820 – 1903) Ông là một trong số những nhà xã hội học thời kỳ đầu. Ông đã phân xã hội ra thành hai loại: xã hội quân sự và xã hội công nghiệp. Ông dự đoán tương lai của xã hội loài người là xã hội tài chính. Một trong những tác phẩm vĩ đại của ông là “ Triết học kim tiền” Ông đã có nhiều ý tưởng quan trọng trong xã hội học chính trị, đặc biệt là sự tiến hóa xã hội và là người đã có những dự báo chính xác về sự phát triển chính trị - xã hội. d. E.Durkhiem (1858 – 1917) Ông là nhà triết học người Pháp, và là một nhà xã hội học thời kì đầu. Ông đã đặt nền móng cho xã hội học chính trị qua tác phẩm: “Phân công lao động xã hội’’. Trong đó, ông miêu tả những yếu tố chính trị - xã hội có tác động quan trọng trong tiến trình phân công lao động xã hội. Theo ông, xã hội học chính trị là môn khoa học nghiên cứu các sự kiện xã hội. Các sự kiện này cần được thực chứng hóa. Nhưng sự thực chứng cần phải xem xét đến yếu tố phong tục, tập quán, và trong nhiều trường hợp còn có cả yếu tố tâm lý. e. Max Weber (1864 – 1920) M.Weber là nhà xã hội học người Đức, đã có những đóng góp rất lớn về mặt phương pháp luận đối với xã hội học hiện đại trong bối cảnh lịch sử xã hội và triết học Đức cuối thế kỷ XIX. Với những cuộc tranh luận về bản chất phương pháp khoa học xã hội và khoa học tự nhiên: + Đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên là các sự kiện vật lý của giới tự nhiên, còn đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội là hoạt động xã hội của con người. + Tri thức khoa học tự nhiên là sự hiểu biết về giới tự nhiên, có thể giải thích nó bằng các quy luật khách quan, chính xác. Còn tri thức khoa học xã hội là sự hiểu biết về xã hội do con người tạo ra. + Khoa học tự nhiên chỉ cần quan sát các sự kiện của tự nhiên và tường thuật lại kết quả quan sát là đủ. Còn khoa học xã hội, ngoài phạm vi quan sát thì còn phải giải thích, lý giải động cơ, quan niệm và thái độ của các cá nhân. Đặc biệt, giải thích xem những chuẩn mực văn hóa, hệ giá trị và những hiểu biết của cá nhân ảnh hưởng như thế nào đến hành động của họ. Có 4 loại hành động: + Hành động duy lý – công cụ. + Hành động duy lý – giá trị. + Hành động duy lý – truyền thống. + Hành động duy cảm( cảm xúc ). Đối tượng của xã hội học chính trị. 1. Khái niệm. Xã hội học chính trị là môn học nghiên cứu các loại hình hoạt động của con người như văn hóa, tôn giáo, chiến tranh. Nó khác căn bản với chính trị ở chỗ không phải là hoạt động của các chính khách mà nghiên cứu các hiện tượng chính trị trong xã hội thông qua những tương tác của các nhóm dân cư. Vì vậy còn được biểu hiện như là mối quan hệ của các cấu trúc – chức năng. Xã hội học chính trị còn được hiểu là xã hội học về chính trị. Là môn học nghiên cứu hình thức của cấu trúc chính trị - xã hội. 2. Đối tượng. Theo Mác, đối tượng của xã hội học chính trị nghiên cứu sự khát vọng mang tính xã hội của con người trong quá trình con người tham gia vào quyền lực của nhà nước. Nghiên cứu các hoạt động xã hội liên quan đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, dân tộc, quốc gia. Nghiên cứu lịch sử phát triển của một xu hướng chính trị trong các giai đoạn được thể hiện qua các phong tục, tập quán, tôn giáo, nhà nước. Xã hội học chính trị còn nghiên cứu tính quy luật của các thể chế chính trị và chuẩn mực xã hội. Cơ sở hình thành xã hội học chính trị ở Việt Nam Cơ sở lý luận Về mặt lý luận: Những tác phẩm của Mark, Ăngghen là những mẫu mực về sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn trong việc phân tích các quá trình và hiện tượng xã hội. Tiếp thu tư tưởng tiến bộ của các vị lãnh tụ trên thế giới, HCM đã phân tích cách mạng Đông Dương, phân tích tình hình chính trị quốc tế và sự phát triển của CNTB, Người đã phân tích về sự phân tầng xã hội, tập trung vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và CNXH. Trên cơ sở đó, các nhà lý luận cách mạng Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử cụ thể đã phát triển và xây dựng hệ thống phương pháp luận xã hội học Việt Nam nói chung và xã hội học chính trị Việt Nam nói riêng. Cơ sở lý luận cho xã hội học chính trị được thể hiện ở nhiều vấn đề cụ thể như vấn đề đấu tranh giai cấp, phân tầng xã hội, vấn đề tôn giáo và dân tộc,… Cơ cở lý luận về vấn đề tôn giáo và dân tộc: Về tôn giáo: Đối với vấn đề tôn giáo, chủ tịch HCM là người Việt Nam đầu tiên soạn thảo và ban bố các sắc lệnh tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Việt Nam. Người luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân không chỉ trong tư tưởng mà cả trong hành động cụ thể. Ngay sau ngày tuyên bố “Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 3/9/1945, khi quy định về việc tiếp chuyện đại biểu các đoàn thể, Người đã chú ý dành thời gian tiếp chuyện các đoàn đại biểu các tôn giáo. Một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, do Người vạch ra ngày 3/9/1945 là vấn đề tự do tín ngưỡng và đoàn kết lương - giáo. Người quy định: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do và Lương-Giáo đoàn kết”. Và trong nhiều bài nói, bài viết khác người cũng khẳng định lại lập trường đó. Nói chung quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Tôn giáo thể hiện ở những điểm sau: 1) Người kịch liệt phê phán chủ nghĩa giáo hội bị lợi dụng bởi mục đích thực dân, nhưng luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân. Người kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan, bài trừ những hủ tục làm cản trở sự vận động và phát triển của xã hội Việt. 2) Sự tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân trong các bài nói và viết của Người về Tôn giáo là: Mỗi công dân có quyền theo hoặc không theo bất kỳ một Tôn giáo nào. Người có tín ngưỡng và không có tín ngưỡng đều bình đẳng như nhau trước pháp luật. Mỗi tín đồ tôn giáo cả trên cương vị tổ chức và cá nhân vừa làm tròn bổn phận của tín đồ, vừa làm tròn nghĩa vụ của một công dân. Mọi Tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi công dân đều có quyền thay đổi hoặc không thay đổi tôn giáo của mình mà không cần một điều kiện xã hội nào kèm theo. 3) Mọi người Việt không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng phải thực sự đoàn kết cùng nhau phấn đấu vì Việt hòa bình, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh tiến lên CNXH. Những tư tưởng cơ bản đó đã định hướng cho việc quy định chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam từ 1945 đến nay. Nó được thể hiện ở điều 10 trong Hiến pháp 1946; Điều 26 và điều 42 trong Hiến pháp 1959; Điều 57, 68, 76, 77 và 78 trong sửa đổi Hiến pháp 1980; Điều 54, 70, 76, 77 và 79 trong Hiến pháp 1992; Trong nghị định 69 của HĐBT ký ngày 21/3/1991 quy định về các hoạt động của tôn giáo và trong Nghị định 26/1999/NĐ-CP của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo ký ngày 19 tháng 4 năm 1999; Quyết định số 83/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Nhà xuất bản Tôn giáo và gần đây là trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX về công tác Tôn giáo ngày 12 tháng 3 năm 2003. Nghị quyết lần thứ bảy Ban chấp hành Trung Ương khoá IX về vấn đề Tôn giáo đã chỉ rõ phương hướng: “Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nghị quyết cũng yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cấp, các ngành cần thống nhất nhận thức về các quan điểm và chính sách của Đảng đối với Tôn giáo. Về dân tộc:  Dân tộc là vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Mác-Ăngghen đã đặt nền móng tư tưởng cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một cách khoa học. Hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của các dân tộc tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhỏ từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Mác và Ăngghen nêu lên quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất của dân tộc, những quan hệ cơ bản của dân tộc, thái độ của giai cấp công nhân và Đảng của nó về vấn đề dân tộc. Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc thuộc địa. Khi các nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị trường, chúng thực hiện sự áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hoá đối với các nước bị xâm chiếm- thì vấn đề dân tộc trở thành vấn đề dân tộc thuộc địa. Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập. Đối với vấn đề đại đoàn kết dân tộc coi đây là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng. Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân. Cơ sở lý luận về vấn đề quốc tế. Tư tưởng của HCM về đoàn kết quốc tế thể hiện qua câu nói của Người: “ Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có mối tình hữu ái là thật mà thôi – tình hữu ái vô sản”. Trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức này đã trở thành tiền đề của một tư tưởng lớn, sự cần thiết tất yếu phải liên minh, đoàn kết chiến đấu giữa những người bị áp bức tất cả các nước. Đây cũng là sự bắt gặp lịch sử giữa tư tưởng Người với tư tưởng của Mac – Ăngghen “vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” và với sự phát triển cỉa Lênin “vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Tư tưởng của Người về đoàn kết quốc tế được thể hiện trong đoàn kết giai cấp vô sản quốc tế, đoàn kết nhân dân lao động thế giới và đoàn kết giữa các dân tộc thuộc địa. Theo Bác, đề cao sức mạnh của tình đoàn kết quốc tế hoàn toàn không có nghĩa là ỷ lại, dựa dẫm, trái lại phải “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, phát huy tối đa sức mạnh dân tộc. Bởi vì đó là cách tốt nhất để phát huy sức mạnh của quốc tế. Cơ sở lý luận về dân chủ trong chính trị. V.L. Lenin đã từng khẳng định, không có dân chủ thì xã hội sẽ không có một bước tiến nào, dù là nhỏ nhất, của CNXH. Chủ tịch HCM khẳng định: dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân, nó có vai trò tác động to lớn đối với sự phát triển của con người và xã hội. Trong xã hội hiện đại, dân chủ là một trong những điều kiện thúc đẩy xã hội phát triển. dân chủ và kinh tế thị trường như hai bánh của một cỗ xe ngựa, cả hai cùng chuyển động để đưa xã hội tiến về phía trước. Chủ tịch HCM đặc biệt chú trọng vấn đề dân chủ, cũng như tầm quan trọng của nó trong đời sống xã hội, coi dân chủ là mục đích chính trị trực tiếp của cách mạng. Đời sống xã hội cần đến dân chủ trong mọi lĩnh vực hoạt động của nó, trước hết là trong chính trị và kinh tế. Đây là hai bộ phận quan trọng của hình thái kinh tế xã hội. dân chủ trong chính trị thúc đẩy chính trị phát triển, chính trị là những hoạt động liên quan đến lợi ích của các giai cấp, đảng phái, dân tộc, quốc gia mà vấn đề quan trọng nhất của nó là tổ chức chính quyền nhà nước. Cơ cở lý luận về vấn đề đấu tranh giai cấp: Lý luận về đấu tranh giai cấp là một trong những nội dung cơ bản của học thuyết Mác. Tất cả của cải vật chất trong xã hội, đều do công nhân và nông dân làm ra. Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn và phát triển. Song đa số người lao động thì suốt đời nghèo khó, mà thiểu số người không lao động thì lại hưởng thụ thành quả lao động đó. Đó là do một số ít người đã chiếm làm tư hữu những tư liệu sản xuất của xã hội. Họ có tư liệu sản xuất nhưng họ không làm lụng, họ bắt buộc người khác làm cho họ hưởng. Do đó mà có giai cấp. Những người chiếm tư liệu sản xuất không làm mà hưởng, là giai cấp bóc lột hay giai cấp tư sản. Học thuyết đấu tranh giai cấp của Mark khẳng định, mọi sự bất bình đẳng trong xã hội, mọi sự phân chia giai cấp trong xã hội, xét đến cùng là do nguyên nhân kinh tế, là do chế độ tư hữu về TLSX, giải phóng sự bất bình đẳng trong xã hội chỉ có một con đường duy nhất là đấu tranh giai cấp, xóa bỏ chiếm hữu về TLSX. HCM xem đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với đấu tranh giải phóng giai cấp. Chế độ chính trị của Việt Nam tôn trọng quyền lợi của tất cả các giai cấp. Nguồn gốc thực tiễn Từ cuối thập kỉ 70 đến cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX, đất nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội. Cuộc khủng hoảng này diễn ra rất gay trong bối cảnh chung của nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa lúc đó cũng đang rơi vào tình trạng trì tuệ. Có thể nói, khủng hoảng đã đặt đất nước trước một thử thách rất lớn. Trong bối cảnh đó, Đảng tiến hành Đại hội lần thứ VI (tháng 12-1986) thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đưa nền kinh tế nước ta vượt qua khó khăn, khắc phục tình trạng đình đốn, suy thoái và vươn lên giành nhiều thắng lợi to lớn. Cụ thể: Về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực từ một nước phải nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Sản lượng sản xuất gạo năm 1997 là 27.523 nghìn tấn, 1998 là 29.141 nghìn tấn. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục và ổn định qua GDP tăng hàng năm. Bình quân trong 5 năm 1991-1995 nhịp độ tăng trưởng GDP nước ta đạt 8,2%vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (kế hoạch là 5,5-5,6%),tính đến năm 2000GDP cuả đất nước đã tăng gấp đôi so với 1991 Trong sản xuất công nghiệp, nhịp độ tăng trưởng bình quân (1991-1995) là 13,3% cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 8-10% Quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa, mở rộng giao lưu với nhiều đối tác và bạn bè mới. Tính đến cuối năm 1995 tổng số vốn đăng kí của các dự án đầu tư nước ngoài khoảng 18 tỷ USD . Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng nâng lên. Đó là những thành tựu về kinh tế-xã hội mà kinh tế thị trường mang lại tuy nhiên những tiêu cực do kinh tế thị trường mang lại cũng không ít. Đảng ta nhận định: “ Cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực to lớn, cũng đã bộc lộ mặt trái của nó, ảnh hưởng đến ý thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân ta” Nhiều người xem đồng tiền là trên hết chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí đồng nghiệp. Ma túy và mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng, nạn mê tín dị đoan khá phổ biến, nhiều hủ tục mới và cũ tràn lan nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có các cán bộ có chức có quyền. Nạn tham nhũng dung tiền của nhà nước tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đọa không được ngăn chặn có hiệu quả. Hiện tượng quan liêu cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kéo bè kéo phái gây mất doàn kết. Nhiều biểu hiện trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo đức trong quan hệ thầy trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp, lối sống thiếu lí tưởng hoài bão, ăn chơi nghiện ma túy ở một bộ phận học sinh, sinh viên, việc coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẫm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn Tóm lại, việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã có những mặt tích cực và tiêu cực đã tạo ra cơ sở thực tiễn cho việc phát triển môn học xã hội học chính trị. Những vấn đề về đạo đức lối sống, chính trị, giáo dục, thất nghiệp, nhà ở, sức khỏe …. Là những vấn đề thực tiễn phong phú cho việc nghiên cứu dưới góc độ xã hội học chính trị. Để giải quyết vấn đề nêu trên cần có xã hội học chính trị ra đời. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận của xã hội học chính trị. 1.Phương pháp triết học Đây là phương pháp lý luận nền tảng để nghiên cứu xã hội học chính trị. Phương pháp triết học là phương pháp nhận thức thế giới nói chung (tự nhiên, xã hội, tư duy). Trong lịch sử triết học đã có hai phương pháp đối lập nhau là siêu hình và biện chứng. Phép siêu hình là phương pháp nhận thức thế giới trong trạng thái không liên hệ, vận động và phát triển. Nó không thừa nhận có mâu thuẫn bên trong sự vật hoặc nếu có thừa nhận thì chỉ thấy tăng lên về lượng mà không nhìn thấy nhảy vọt về chất. Phép biện chứng đối lập với phép siêu hình. Nó nghiên cứu thế giới trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động và phát triển. Nó thừa nhận mâu thuẫn là động lực bên trong của sự vận động phát triển. Nó thừa nhận phát triển thông qua những bước nhảy vọt về chất, phủ định cái cũ, khẳng định cái mới. Đối với xã hội học chính trị, phép biện chứng là cơ sở cho lý luận cùng với chủ nghĩa Mac – Lenin, phép biện chứng được được đặt trên cơ sở duy vật, do đó nó khoa học và cách mạng. Nó trở thành phép biện chứng duy vật, là công cụ sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới, trong đó có các vấn đề chính trị, tôn giáo, chiến tranh… thuộc đối tượng nghiên cứu của xã hội học chính trị. Một số phương pháp khác: - Phương pháp thống kê - Phương pháp quan sát xã hội. - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp bảng hỏi - Phương pháp phân tích tư liệu 2. Cách tiếp cận Cách thức tiếp cận trong nghiên cứu xã hội học chính trị tại việt nam: Tiếp cận là sự lựa chọn chỗ đứng để quan sát đối tượng nghiên cứu, là sự khởi đầu của quá trình tiếp xúc đối tượng nghiên cứu, là sự đi trước của tư duy trước khi bắt tay vào thực hiện những việc cụ thể trong nghiên cứu khoa học. Cách thức tiếp cận trong nghiên cứu xã hội học chính trị việt nam là chúng ta cần đứng trên phương diện, lập trường nào để quan sát đối tượng nghiên cứu. Thông thường chúng ta có các cách tiếp cận như cách tiếp cận thiết chế, cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận nhóm, cách tiếp cận lịch sử… trong nghiên cứu. Cụ thể như về Trong cuộc nghiên cứu về những biến đổi xã hội trong thời kỳ Đổi mới tại Hà Nội vào năm 1992 (lần đầu tiên, khái niệm PTXH được sử dụng), các tác giả đã sử dụng hướng tiếp cận mức sống, tác giả đề xuất ý tưởng sử dụng khái niệm PTXH theo mức sống, gồm 4 chỉ báo “khách quan” và 1 chỉ báo “chủ quan” để xét sự phân tầng các hộ gia đình theo mức sống: Điều kiện nhà ở, bao gồm các yếu tố: sở hữu, diện tích và loại nhà, khu phụ, vị trí, hoạt động cải tạo nâng cấp trong 5 năm qua, chất lượng nhà và đánh giá. Tiện nghi trong nhà, bao gồm 12 loại tiện nghi chủ yếu, đa số mới xuất hiện trong đời sống của các gia đình trong 5 năm vừa qua. Ví dụ: tivi màu, xe máy, đầu Video, máy giặt, máy điều hoà nhiệt độ… Chi tiêu, bao gồm các yếu tố: thói quen dùng năng lượng đun nấu, tiền điện hàng tháng, thói quen ăn sáng, ăn trưa, chi cho việc học của con cái, các chi tiêu cho nhu cầu văn hoá… Thu nhập, bao gồm các yếu tố: nguồn thu nhập, mức độ ổn định, bất ổn định của thu nhập, tổng thu nhập và thu nhập bình quân trong gia đình (theo kê khai của chủ hộ). Chỉ báo chủ quan, bao gồm 2 loại đánh giá: tự đánh giá của chủ hộ về mức sống của gia đình hiện nay trên thang đo 5 bậc; đánh giá của điều tra viên qua phỏng vấn và quan sát cũng trên thang đo 5 bậc trên cơ sở các nhận xét về nhà ở, tiện nghi, gia phong, gia cảnh, trang trí nội thất, phong cách trả lời… hoặc một phần thông tin thu thập được từ bên ngoài (từ cán bộ tổ dân phố, phường, hàng xóm…). Một công trình nghiên cứu khác của Viện Xã hội học thuộc Chương trình Nghiên cứu khoa học cấp nhà nước (KX.04) cũng đã tập trung cho chủ đề PTXH được thực hiện trong 3 năm 1992-1994. Trong công trình này, các tác giả chỉ sử dụng khái niệm PTXH, không nói cụ thể là PTXH theo mức sống. Tuy nhiên, xem xét hệ biến số được sử dụng khi thu thập thông tin cũng như khi phân tích kết quả thì về thực chất là nghiên cứu PTXH theo thu nhập và mức sống. Trong nghiên cứu có một cách tiêp cận khác như: nghiên cứu đầu đi hay đầu đến của quá trình di dân. Tại khu vực nông thôn, điểm xuất phát của quá trình di dân và nguyên nhân di cư hiện nay vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ. Chính sách di dân như thế nào ở những nơi đi và nơi đến, đó là một cách tiếp cận trong nghiên cứu xã hội học chính trị. Hướng nghiên cứu xã hội học chính trị ở Việt Nam Trong nghiên cứu xã hội học chính trị ở Việt Nam, tập trung chủ yếu vào 9 hướng cụ thể sau, mang đặc trưng và căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam: 1. Những nghiên cứu lý luận về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các nhà xã hội học chính trị đã xem công nghiệp hóa, hiện đại hóa có mối quan hệ biện chứng, nhằm mục đích xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước, tạo lập và giải quyết việc làm. Vì vậy công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những vấn đề trọng tâm nghiên cứu của xã hội học chính trị. 2. Phân tầng xã hội, cấu trúc xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xã hội học chính trị nghiên cứu thực trạng phân tầng xã hội, sự phân hóa giàu nghèo trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. 3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tác động của nó đến thiết chế gia đình và những chiến lược sống. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang làm biến đổi mối quan hệ gia đình. Chiến lược sống của gia đình và tương lai của gia đình cũng có những biến đổi phức tạp 4. Đời sống kinh tế và nguồn nhân lực. Sự chuyển đổi nguồn nhân lực đã tác động lớn đến đời sống chính trị của cư dân. 5. Xã hội học chính trị về đời sống hàng ngày thông qua sự biến đổi. Đây là vấn đề trọng tâm của xã hội học chính trị. Vì nó ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày và sự thích ứng của cá thể trước nền kinh tế thị trường 6. Xã hội học chính trị về vai trò của truyền thông và dư luận xã hội. Vấn đề truyền thông đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, việc truyền tải các nội dung và hình thức lại rất phức tạp. 7. Xã hội học chính trị về động thái nhân khẩu. Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với những biến đổi và dịch chuyển của cư dân. Những vấn đề về di dân tự phát từ nông thôn – đô thị, những đặc trưng về số lượng và chất lượng của nhóm người nhập cư…trong quá trình phát triển đều là những chủ đề cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ. 8. Các vấn đề xã hội học của sức khỏe dân cư và hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu xã hội học về sức khỏe dân cư, những biến đổi trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam bao gồm cả những vấn đề lâu dài và những vấn đề mang tính thời sự và cấp bách. 9. Xã hội học và vấn đề phát triển bền vững. Phát triển bền vững là một khái niệm mang tính học thuật khá phức tạp, chưa có một định nghĩa chung về nó. Khi nói đến phát triển bền vững người ta đã nói đến ít nhất năm thành tố hợp thành: bền vững về môi trường, bền vững về kinh tế, về chính trị, về dân số và bền vững về xã hội. Trong điều kiện kinh tế xã hội như Việt Nam hiện nay, để đảm bảo những điều kiện cho sự phát triển bền vững về mặt xã hội, thì cần có những yếu tố: + Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. + Bảo vệ môi trường. + Có những quá trình và yếu tố xã hội cần được xem xét đúng mức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXã hội học chính trị Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan