Nghệ thuật Byzance, về Kiến trúc, xây dựng những nhà thờ lớn, Chúa chiếm vị trí quan trọng nhất ở trên vòm nhà thờ, tượng trương cho bầu trời và tiếp theo là đức mẹ đồng trinh, các thánh và các mục sư. Phần tường nội thất của các nhà thờ Byzance được trang trí bằng những tấm đá cẩm thạch, nhưng bề mặt vòm và cuốn lai không thích hợp với việc ốp đá cho nên việc sử dung tranh mosaic là một phat kiến khá quan trọng của người Byzance. Ánh sáng từ những bức tranh mang lại cho những tín đồ như cảm thấy có một ánh sáng thần thánh từ một vũ trụ khác, in dấu lên những bức vẽ. Về Điêu khắc, một tác phẩm có thể tiêu biểu cho nghệ thuật cơ đốc giáo tiền kỳ thế kỷ thứ IV là tượng thờ Đức Chúa, hiện đang lưu giữ trong bảo tàng Rôma. Tượng thể hiện Đức Chúa mình mặc áo dài giống hệt một triết gia người Hy Lạp . Tượng thánh là nhân vật chính của nghệ thuật Byzance, mục đích của sự tồn tại của tượng thánh không phải là đem đến mỹ cảm khi quan sát mà nó nhằm kêu gọi các tín đồ, tưởng nhớ đến các vị thánh, nhớ đến lời dặn của các vị thánh, nhớ đến công việc mà các vị thánh đã làm. Dần dần thì tượng thánh trở thành một hình ảnh cố định sau một quá trình quy nạp lâu dài. Về Hội họa, tác phẩm “Người làm sách phúc âm”, “Nữ hoàng Theodora và triều đình”,. phục vụ cho việc giúp các tín đồ hiểu các tích truyện trong tôn giáo hơn, vì phần đông dân chúng thời đó không biết chữ. Mỹ nghệ có tranh thánh – hội họa xách tay, làm bằng gỗ. Tranh thánh không biểu hiện sự thờ những thần cụ thể mà cụ thể hóa họ.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2805 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xác định và phân tích những nhân tố làm cho Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Đồ họa, Mỹ nghệ có sự thống nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Xác định và phân tích những nhân tố làm cho Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Đồ họa, Mỹ nghệ có sự thống nhất về hệ thống hình tượng và cách thức biểu hiện mỗi khi chúng cùng thuộc về một phong cách nghệ thuật nào đó.
Bài làm.
Các nhà triết học thời cận đại, từ Hegel đến Heidegger cũng đều công nhận rằng: những ý tưởng về mỹ học chỉ có thể đến sau các tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, những tư tưởng triết học hay tôn giáo, đã có những ảnh hưởng quyết định lên các nền nghệ thuật, từ những tư tưởng triết học của Planton về cái đẹp tuyệt đối, về những ý tưởng tiên nghiệm của Thượng đế, và những lí thuyết cổ điển của Aristote về nghệ thuật, coi nghệ thuật như là một sự sao chép thiên nhiên, đến những tư tưởng tôn giáo của Saint Augustin về quan hệ gắn bó giữa con người và Chúa sinh ra vạn vật,...Cùng với những nhân tố lịch sử trong quá trình phát triển của xã hội loài người chính là lý do tại sao các nền nghệ thuật Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc và Đồ họa, Mỹ nghệ có sự thống nhất về hệ thống hình tượng và cách thức biểu hiện mỗi khi chúng thuộc về cùng một phong cách nghệ thuật nào đó.
Thời nguyên thủy.
Con người xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng hơn 3 triêu năm, lúc đầu loài vượn – tổ tiên của loài người ngày nay có cuộc sống khắc nghiệt, hoang dã, hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Họ sống thành bầy, lấy thức ăn từ thiên nhiên nhờ hái lượm, đào bới củ rễ và săn bắn, lấy tán cây hang động làm nơi trú ẩn. Trong buổi bình minh nhân loại này, những tác phẩm nghệ thuật độc đáo đã được ra đời do trí tưởng tượng và sức sáng tạo phong phú của con người. Với hoàn cảnh lịch sử như vậy, những tác phẩm nghệ thuật thời nguyên thủy chủ yếu tập trung mô tả cuộc sống hàng ngày. Hội họa là sự biểu hiện trên mặt phẳng, trên không gian hai chiều, các bức tranh được vẽ trên vách đá miêu tả lại công cuộc săn bắt hái lượm và miêu tả bò ngựa, hươu nai,... Kiến trúc thời nguyên thủy, tập trung đáp ứng yêu cầu công năng nhưng cũng bát đầu quan tâm đến sự trang trí, đến cái đẹp: phòng đá( Dolmen, còn gọi là thạch đài hay bàn đá), Cột đá (Menhir, hay Monolith), lan can đá (Cromlech, hay còn gọi là thạch hoàn), đền thờ Mnajdar – thờ nữ thần mùa màng ở Malta,...những vết tích nói trên tuy không còn nguyên vẹn nhưng đã dánh dấu bước đi đầu tiên của buổi bình minh nghệ thuật kiến trúc nhân loại. Điêu khắc tập trung vào mô tả hình dáng con người (giai đoạn Gravettia): Venus of Lespugue, Venus of Laussel, động vật (giai đoạn Magdalenian) được thực hiện trên đá hoặc ngà voi hay xương.
Bò rừng phát hiện tại hang Altamira Tây Ban Nha
Nghệ thuật Cổ đại.
Đến thời Cổ đại khi con người đã gắn bó với văn minh trồng trọt và trao đổi, buôn bán. Văn minh cổ đại bao gồm: Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã.
Ở Ai Cập cổ đại người ta quan niệm sự sống và cái chết luôn gắn kết với nhau, tôn giáo Ai Cập cổ đại có đặc điểm là tin tưởng vào vô bờ bến vào tương lai vào kiếp sau. Chuẩn mực của thẩm mỹ gắn bó sâu sắc với truyền thống tôn thờ thần linh và nghệ thuật phục vụ chủ yếu cho việc hình thành các đồ thờ cúng. Với quan niệm này cùng với tay nghề cao của người dân Ai Cập, cùng với vật liệu xây dựng tốt, kiên cố đã tạo nên đặc điển của Kiến trúc Ai Cập là quy mô lớn, kích thước đồ sộ, phong cách bố trí tôn nghiêm chặt chẽ, nặng nề và thần bí. Kiến trúc Ai Cập chú ý sự cân bằng ổn định, chú ý đến trục đôi khi mô phỏng thiên nhiên. Với tư tưởng như trên các loại hình kiến trúc chủ yếu là: Mastaba và Kim tự tháp, Lăng mộ đục trong núi đá, những đền thờ Ai cập cổ đại, kiến trúc dinh thự, cung điện và nhà ở. Về Hội họa và Điêu khắc ở thời kì này kết hợp rất mạnh với kiến trúc, vì vậy khi khai quật chúng ta rất hay tìm thấy các chữ viết, tranh tường điêu khắc thể hiện cảnh đánh nhau, thắng lợi, nhận quà, yến tiệc, đi săn ở các khu vực lăng mộ. Về Mỹ nghệ, nghệ thuật khắc vẽ quan tài được xem trọng. Nghệ thuật Ai Cập cổ đại có những đặc điểm chính: tạo ra được những hình tượng bất tử, rất quan tâm đến hình ảnh con người, có xu hướng xây dựng một trật tự tối đa, bất luận một nội dung phức tạp nào họ đều đơn giản và săp xếp ngăn nắp trong không gian. Các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu: Tấm bia của vua Rắn, tấm đá để trang trí của nhà vua Narmer, tấm bia đá trong một ngôi nhà ở Akhetaton, tượng bốn vị vua của thời Tân vương quốc, cột ghi công,con đường Sphinx trước mộ đền Thần Amon,điêu khắc trong mộ Ti ở Saqquarah, tranh tường trong ngôi mộ ở Thèbes, tượng con Sphinx đang luuw giữ ở bảo tàng Louvre. Quả thực nghệ thuật Ai Cập cổ đại đã phục vụ mục đích tôn vinh các Pharaon và các vị thần.
Chữ tượng hình trên một bức vẽ
Ở Hy Lạp, vào thế kỉ V Tr. CN, thế kỉ của những nền tảng cơ bản của lịch sử nghệ thuật hiện đại và của những tư tưởng triết học Socrates và Platon, Aristotle. Những tư tưởng triết học của thời kì này ảnh hưởng mạnh mẽ đến công việc sáng tác của các nghành nghệ thuật. Vì thời kì này triết học có một uy quyền rất lớn trong xã hội, và tiếng nói của các triết gia có thế lực như Platon và Aristotle là quyết định, nhất dây lại là những nhà giáo dục có đầy đủ thẩm quyền và phương tiện để truyền bá những điều mình phán quyết. Một tưởng của Planton đã có ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm cổ điển về đối tượng của nghệ thuật. Platon cho rằng: cái đẹp (khách thể) là nguồn gốc của sự ham thích nó ở nơi con người (chủ thể). Chính cái đẹp của đối tượng, tức khách thể, đã cuốn hút người nhìn và gây nên sự ham thích ở người nhìn, tức nơi chủ thể. Như vậy, có nghĩa là: cái đẹp của đối tượng là có thật, độc lập với ta và ở ngoài ta. Còn Aristotle, mặc dầu không đồng ý với ý kiến trên của Platon, nhưng vì tôn trọng ông thầy của mình, và vì bản thân không phải là một nghệ sĩ, nên vẫn chủ trương bắt chước thiên nhiên, coi đó là mẫu mực là sự thật khách quan, ví dụ như thân thể con người là gương mẫu của cái đẹp của tỷ lệ và của sự hài hòa. Với tư tưởng triết học như vậy thời kì này đã cho ra đời những tỷ lệ hoàn hảo, những chuẩn mực lý tưởng về cái đẹp cơ thể con người trong kiến trúc và trong nghệ thuật, là nền tảng của nghệ thuật Châu Âu suốt thời kỳ Phục Hưng sau này. Thời kì này cùng với sự ảnh hưởng của tôn giáo và các nhân tố lịch sử, các tác phẩm nghệ thuật có sự thống nhất về hệ thống hình tượng.
Dưới sự lãnh đạo của Pericles (429 Tr, CN), Hy lạp bước vào chế độ quân chủ - nô chủ với thủ đô là Athens, trung tâm tôn giáo, nghi lễ tinh thần là Acropole - nơi mà Pericles đã khởi xướng xây dựng những công trình quy mô lớn, đồ sộ. Kiến trúc Hy Lạp đã kết hợp chặt chẽ với những thành tựu của điêu khắc Hy Lạp. Những điêu khắc trang trí mượn từ những yếu tố thiên nhiên khác nhau (những lá cọ, những bó hoa sen, những lá phiên thảo diệp – acanth) kết hợp vời những yếu tố trang trí hình học, tiếp theo là những phù điêu mang những chủ đề lịch sử. Với ba loại thức cột Doric, Ionic, Corinth đã khẳng định phong cách kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Thức cột mang đến cho kiến trúc một hình thức mới, một sức sống mới chịu đựng được sụ thử thách của thời gian. Thức cột là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, một trong nhưng tìm tòi trí thức nhất của người Hy Lạp cổ đại nhằm đạt đến cái đẹp lý tưởng. Các công trình kiến trúc của Hy Lạp được xây dựng dựa trên một hệ thống tỷ lệ chặt chẽ, các công trình tiêu biểu thời kì này là: Acropolis ở Athena, Propylaia – Sơn môn, đền Athena Nike (đền thờ thần Athena Chiến thắng), đền Parthenon, đền Erecteyon. Cũng như Kiến trúc, nghệ thuật Điêu khắc Hy Lạp thế kỉ V – IV Tr, CN cũng cho ra đời những tác phẩm kinh điển mà khuôn mẫu là cơ thể hài hòa của con người, nó phản ánh đúng tư tưởng triết học thời kì này, các tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này là các bức tượng: Người đánh chiến xa (480 – 475 Tr. CN), Thần Zeus, Tượng người ném đĩa, Ba nữ thần Sinh mệnh, Tượng Apollo Belvedere, Tượng Lacoon và hai con trai đánh nhau với rắn, Nữ thần Nike, Thần Venus của Milo, Võ sĩ quyền anh ngồi. Hệ thống hình tượng nghệ thuật của các tác phẩm thời kì này phần lớn là những nhân vật trong thần thoại Hy Lạp.
Nghệ thuật Hy Lạp không chỉ là khởi điểm của nghệ thuật phương Tây, mà còn gợi ý rất nhiều cho nghệ thuật toàn thế giới. Người Hy Lạp đã tìm ra cái đẹp phải bắt đầu từ thân thể con người , cái đẹp bao gồm cái đẹp thể chất và cái đẹp tinh thần cả hai yếu tố này không hề đối lập mà thống nhất với nhau. Và nghệ thuật Hy Lạp là nghệ thuật đầu tiên đề xướng tự do của thân thể con người, tìm đến cái đẹp chuẩn mực, lý tưởng. Đó cũng là một nền mỹ học ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nghệ thuật của đời sau.
Di tích Parthenon, Athenes, Hy Lạp.
Nghệ thuật La Mã cổ đại có nguồn gốc từ nghệ thuật Etruscan. Nghệ thuật Etruscan không lớn mạnh như nghệ thuật Hy Lạp. Các tác phẩm có kích thước nhỏ, ngày nay còn lại rất ít, chủ yếu là những tượng nhỏ hay những bức tranh sống đọng được tìm thấy trong những hầm mộ của người Etruscan. Các tác phẩm nghệ thuật của người Etruscan mô tả sự đẹp đẽ, sung túc của cuộc sống đời thường. Đây chính là đặc điểm tạo nên sự khác biệt giữa nghệ thuật La Mã và Hy Lạp. Bắt đầu từ khoảng năm 146 Tr. CN, khi đã chinh phục xong Hy Lạp. Đây là thời kì các đạo quân La Mã trở về từ Hy Lạp, mang theo hàng đoàn xe chiến lợi phẩm với vô số những tác phẩm tượng, điêu khắc, những cột đá cẩm thạch,...Đồng thời với sự phát triển hùng mạnh của mình, La Mã cũng thu hút rất nhiều nghệ sĩ hy Lạp đến để làm đẹp cho các công trình công cộng cũng như tư nhân trong các thành phô La Mã. Đây là thời kỳ du nhập đơn thuần nền nghệ thuật Hy Lạp vào La Mã. Một trong những đặc điểm quan trọng, xuyên suốt các tác phẩm nghệ thuật La Mã thời kì này là tính hiện thực. Trong khi nghệ thuật Hy Lạp theo đuổi một lý tưởng cao cả của nghệ thuật, đi tìm chuẩn mực của cái đẹp thì người La Mã lại đi sâu vào mô tả cái đẹp hiện thực của con người, họ không vứt bỏ bất cứ chi tiết nào trên khuôn mặt, dáng vẻ nhân vật. Do đó các tác phẩm tượng chân dung trong điêu khắc La Mã cũng như tính hiên thực nói chung trong nghệ thuật La Mã chính là nền tảng cho sự phát triển của nghệ thuật phương tây sau này. Vậy yếu tố lịch sử đã tác động làm cho nghệ thuật La Mã chịu ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật Hy Lạp. Tuy nhiên với tôn giáo và những tưởng riêng, nghệ thuật La Mã vẫn tạo được phong cách riêng cho mình.
Tượng Lacoon và hai con trai đánh nhau với rắn,
Đá cẩm thạch, cao 1,84m, Bảo tàng Vatican – Rôma.
Qua phân tích nghệ thuật thời kỳ cổ đại, ta thấy tưởng triết học, tôn giáo và lịch sử đã làm cho Kiến trúc, Hội họa, Điêu khắc, Mỹ nghệ có sự thống nhất về hệ thống hình tượng và cách thức thể hiện mỗi khi chúng thuộc về cùng một phong cách hoặc một nền văn minh. Chuyển qua các giai đoạn về sau, những nhân tố này vẫn là những nhân tố ảnh hưởng quyết định lên các nền nghệ thuật.
Tiếp theo nền nghệ thuật cổ đại là 17 thế kỉ của nghệ thuật Kitô giáo. với các nền nghệ thuật như: Byzance, Nghệ thuật tiền trung thế kỉ, Nghệ thuật thời đại Phục hưng. Những ý tưởng của Planton và Aristotle về quan niệm giữ khách thể và chủ thể (một bên là cái đẹp, hay chủ thể vẽ, một bên là nghệ sĩ, hay người thưởng thức nghệ thuật) cũng như về sự bắt chước, hay sao chép thiên nhiên, về đại thể cũng đã được nghệ thuật Kitô giáo lấy lại và tiếp tục phát triển trong suốt 17 thế kỉ, mặc dầu trên một sốt điểm, nhất là trong lĩnh vực siêu hình học, quan niệm của Kitô giáo có khác với quan niệm của các triết gia Hy Lạp. Chỉ riêng về cái đẹp, quan niệm Kitô giáo cho rằng: mọi vật trên đời này đều đẹp, vì tất cả đều do Đức Chúa Trời Ba Ngôi sáng tạo ra, chúng phản ánh cái đẹp toàn mỹ của Chúa (Con người được Chúa sáng tạo ra dự theo hình ảnh của Chúa, nghĩa là mặc dầu khác Chúa, nhưng con người vẫn có đủ những đức tính và khả năng để tham gia vào công cuộc sáng tạo của Chúa đặc biệt là sáng tạo cái đẹp). Như vậy có nghĩa là trong đạo Kitô đức chúa trời đã được “nhân hóa” , và do đó cái đẹp được thể hiện một cách cụ thể trên tất cả các nhân vật, từ đức chúa Giêsu, đến đức bà Maria, đến Chư thánh,... Thời Trung thế kỷ thứ V sau CN trở đi tôn giáo phát huy ảnh hưởng và khống chế toàn bộ sự phát triển của nghệ thuật cũng như khống chế toàn bộ tổ chức xã hội.
Nghệ thuật Byzance, về Kiến trúc, xây dựng những nhà thờ lớn, Chúa chiếm vị trí quan trọng nhất ở trên vòm nhà thờ, tượng trương cho bầu trời và tiếp theo là đức mẹ đồng trinh, các thánh và các mục sư. Phần tường nội thất của các nhà thờ Byzance được trang trí bằng những tấm đá cẩm thạch, nhưng bề mặt vòm và cuốn lai không thích hợp với việc ốp đá cho nên việc sử dung tranh mosaic là một phat kiến khá quan trọng của người Byzance. Ánh sáng từ những bức tranh mang lại cho những tín đồ như cảm thấy có một ánh sáng thần thánh từ một vũ trụ khác, in dấu lên những bức vẽ. Về Điêu khắc, một tác phẩm có thể tiêu biểu cho nghệ thuật cơ đốc giáo tiền kỳ thế kỷ thứ IV là tượng thờ Đức Chúa, hiện đang lưu giữ trong bảo tàng Rôma. Tượng thể hiện Đức Chúa mình mặc áo dài giống hệt một triết gia người Hy Lạp . Tượng thánh là nhân vật chính của nghệ thuật Byzance, mục đích của sự tồn tại của tượng thánh không phải là đem đến mỹ cảm khi quan sát mà nó nhằm kêu gọi các tín đồ, tưởng nhớ đến các vị thánh, nhớ đến lời dặn của các vị thánh, nhớ đến công việc mà các vị thánh đã làm. Dần dần thì tượng thánh trở thành một hình ảnh cố định sau một quá trình quy nạp lâu dài. Về Hội họa, tác phẩm “Người làm sách phúc âm”, “Nữ hoàng Theodora và triều đình”,... phục vụ cho việc giúp các tín đồ hiểu các tích truyện trong tôn giáo hơn, vì phần đông dân chúng thời đó không biết chữ. Mỹ nghệ có tranh thánh – hội họa xách tay, làm bằng gỗ. Tranh thánh không biểu hiện sự thờ những thần cụ thể mà cụ thể hóa họ.
Nhà vua Justinien và triều đình.
Mosaic, nhà thờ San Vitale ở Ravenne (thế kỷ V) , 547 Tr.CN
Với nghệ thuật Tiền trung thế kỉ, Rôman và Gôtích, tôn giáo cũng ghi dấu ấn lên tất cả các nhành nghệ thuật. Kiến trúc với các công trình lớn chủ yếu là nhà thờ, tiêu biểu là các nhà thờ ở Nga như: nhà thờ Hagia Sophia ở Kiev, Nhà thờ Hagia Sophia ở Nôvgôrốt, nhà thờ Vaxili Blagiennưi ở Moxkva và nhà thờ San Pedro ở Nave, San Juan de Banos hay Santa Marie de Quintanilla ở Las Vinas. Về Hội họa, với hội họa Tiền Trung thế kỷ, Grégoire le Grand nói: “ Nghệ thuật hội họa được dùng trong các nhà thờ để cho những người không biết đọc học được những điều họ không thể hiểu được bằng sách”, còn hội họa Rôman là một trong những thông điệp tôn giáo siêu tự nhiên và thần diệu, đó là một nền giáo dục được minh họa bằng
hình ảnh, hội họa Gôtích coi trọng tự nhiên và con người, các bức tranh đều toát lên mối liên hệ nhân cách hóa giữa con người và thượng đế nó đã chú ý tới sự biểu đạt của nhân loại. Về Điêu khắc, trong thời kì Tiền Trung thế kỷ, phát triển trong cả ba lĩnh vực: quách đá hoa cương, đồ vật trong nhà thờ, mũ cột và các hàng vi tượng. Trung thế kỷ có một nghề rất quan trọng là nghề tô chữ và trang trí sách. còn nghệ thuật. Nghệ thuật Rôman, Điêu khắc
Giotto di Bondone, Khóc thương về cái chết của Chúa Kitô,
Tranh tường 180 x 120cm, Padua, Italia
được sử dụng trong các nhà thờ, tu viện,cả ở trong nội thất lẫn ngoại thất, chủ đề hay được dùng nhất trong điêu khắc các tympan điêu khắc là chủ đề “Cuộc phán xét cuối cùng”. Điêu khắc Gôtích tập trung và chi tiết mặt đứng, cửa vòm, các hàng vi tượng của nhà thờ tôn giáo. Nhìn chung, Hội họa, điêu khắc là tấm gương phản ánh nghệ thuật tôn giáo gắn liền với kiến trúc bằng điêu khắc tượng, phù điêu tranh tường, kể chuyện kinh thánh bằng bản thảo chép tay, hay minh họa các nhà bác học Ả Rập.
Leonardo, Mona Lisa (77 x 53 cm),
Sơn dầu trên gỗ, 1503 – 1506, Louvre – Paris – Pháp
Thời đại Phục hưng, những phát kiến lớn về khoa học và về các lĩnh vực khác như phát kiến của Copernic về trái đất, việc phát triển của nghề in, nghề giấy, việc phát minh ra địa bàn, thuốc súng và tìm ra con đường sang Châu Á vòng qua mũi Hảo Vọng đã “xuyên thủng” những quan niệm và tư duy truyền thống. Nhà thờ không còn là nguồn tri thức duy nhất và có một nhu cầu thiết thân của thời đại là tái phát hiện các văn bản cổ đại. Con người Văn nghệ Phục hưng ý thức rất rõ sứ mệnh của chính mình và nhận thức được mình đang ở vào một thời đại lịch sử đặc biệt. Họ đoạn tuyệt với Trung thế kỷ và coi trọng Cổ đại. Nếu tiêu điểm của Trung thế kỷ là Thần thì tiêu điểm của Phục Hưng là con người. Công sức góp nên những thành tựu lớn lao của thời đại Phục hưng là công sức chung của các nhà tưởng, các nhà sử học, các nhà triết học, các nhà khoa học, các nhà chính trị và các nhà nghệ thuật.
Với những hoàn cảnh như vậy, về Kiến trúc, nhấn mạnh đến những nguyên tắc tổ hợp, tính quy luật, ổn định và sự hài hòa. Kiến trúc Phục hưng nhấn mạnh vẻ đẹp của con người và đẩy mạnh việc dùng số học và hình học để xác định tỷ lệ công trình. Các công trình tiêu biểu: Nhà thờ S. Maria de Fiore ở Floence, Công trình Dục Anh Viện, đền thờ Pazzi,...;Về Điêu khắc chủ yếu dựa trên Chủ nghĩa tự nhiên, qua việc hứng thú tìm tòi nghiên cứu về hình thức con người và các tính của nó. Tác phẩm tiêu biểu: Tượng David, tượng Mose,...; Về Hội họa, đưa những chi tiết hiện thực của đời sống vào hội họa, dù là hội họa tôn giáo, hay chỉ là những truyện tích thần thoại, lịch sử, hoặc những cảnh sinh hoạt đời thường. Mục đích của nghệ thuật không còn giới hạn vào việc minh hoạ những truyện tích có tính chất tôn giáo nữa, mà người hoạ sĩ còn có sứ mệnh phản ánh cái thế giới xung quanh mà mắt mình nhìn thấy.
Qua phân tích nghệ thuật thời Cổ đại và nghệ thuật Kitô giáo ta thấy, tôn giáo và những tư tưởng triết học đã có ảnh hưởng mạnh mẽ và quyết định đến các xu hướng nghệ thuật. Nó thâu tóm và quyết định hệ thống hình tượng và cách thức biểu hiện của các tác phẩm nghệ thuật Hội họa, Kiến trúc, Điêu khắc, Mỹ nghệ và Đồ họa.
Đến những năm đầu thế kỉ XX cho tới ngày nay là thời kì của Nghệ thuật hiên đại. Với những quan điểm triết học mới về cái đẹp, nếu như trước đây Planton quan niệm: cái đẹp của đối tượng là có thật, độc lập với ta, và ở ngoài ta. Thì đó lại là điều mà, 22 thế kỷ sau, Kant đã phủ định với tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán (1790). Đối với Kant, cái đẹp không nằm trong đối tượng, dù cho đó là một cảnh thiên nhiên, hay một tác phẩm nghệ thuật, mà tuỳ thuộc vào sự phán đoán của người nhìn ngắm nó, tức chủ thể.Sau Kant, Hegel đã có những ý tưởng cực đoan hơn về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nghệ thuật, và ông đã có một thái độ khinh rẻ đối với tất cả những gì là của thiên nhiên. Đối với ông cái đẹp của nghệ thuật mới đáng để cho ta chú ý đến, vì nó là sản phẩm của trí tuệ con người. Còn cái đẹp của thiên nhiên là cái đẹp của những vật vô tri, và do đó không có giá trị. Ngày nay, Pháp luật đảm bảo quyền tự do tín nghưỡng và tự do tôn giáo, nên tôn giáo không còn là nhân tố quan trọng quyết định nội dung của các tác phẩm nghệ thuật. Về nhân tố lịch sử, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Sự xuất hiện của máy ảnh, máy photocopy ... sự tìm tòi, phát minh các vật liệu mới... đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến hệ thống hình tượng và phương thức biểu hiên của các tác phẩm nghệ thuật. Như vậy với Nghệ thuật hiện đại, phải chăng yếu tố lịch sử và tư tưởng triết học mới là hai yếu tố chính khiến cho Hội họa, Kiến trúc, Điêu khắc, Mỹ nghệ, Đồ họa có sự thống nhất về hệ thống hình tượng và cách thức biểu hiện mỗi khi chúng thuộc về một phong cách nghệ thuật nào đó.
Pablo Picasso, Những cô gái ở Avignon,
Sơn dầu, 243,9 x 233,7 cm, 1907,Bảo tàng nghệ thuật hiện đại (MOMA), New York, Mỹ.
Để làm rõ ý trên, ta tìm hiểu Chủ nghĩa Lập thể, một phong cách nghệ thuật tiêu biểu cho Nghệ thuật hiện đại. Về Hội họa, Chủ nghĩa Lập thể là một trào lưu hội họa có tính cách mạng, phát triển ở Paris đầu thế kỉ XX. Chủ nghĩa Lập thể xuất hiện khi giới họa sỹ muốn tìm kiếm một phương pháp thể hiện thế giới tự nhiên dưới hình thức mới mẻ, để giúp họ phản ánh những điều vượt lên trên vẻ bề ngoài thông thường của vật chất. Tác phẩm hội họa của phái này đã từ bỏ hầu hết khái niệm truyền thống về phối cảnh, không gian và hình khối. Thông thường, chúng ta luôn chỉ có thể quan sát những sự vật dưới một góc nhìn duy nhất ở khoảnh khắc ta thấy chúng. Tuy nhiên các họa sĩ Lập thể lại miêu tả đối tượng mà họ lựa chọn dưới nhiều góc nhìn khác nhau trong cùng một thời điểm. Hình thức của đối tượng, do đó bị phá vỡ thành những diện, mảng hình mang tính kỷ hà. Có thể nói rằng, tác giả thuộc chủ nghĩa Lập thể nhìn sự vật một cách song song về mặt thời gian và không gian.Chủ nghĩa Lập thể có thể được chia ra làm 3 giai đoạn: Chủ nghĩa Lập thể chịu ảnh hưởng của Cézanne (1907 – 1909); Chủ nghĩa Lập thể phân tích (1909 – 1912); Chủ nghĩa Lập thể Tổng hợp (1912 – 1914). Quả thực, quan điểm của chủ nghĩa Lập thể khác hẳn với quan điểm triết học của Planton hay Aristotle về cái đẹp. Chủ nghĩa Lập thể đã chủ chương cắt đứt mọi sự liên hệ giữa hội họa và tự nhiên.
Khi trường phái Lập thể hưng khởi, mới đầu chỉ là một phong trào hội họa, nhưng sau khi phát triên và mở rộng, đã ảnh hưởng tới Điêu khắc và tạo hình cùng với nghệ thuật Kiến trúc và các loại hình nghệ thuật trang trí khác. Nhiều tác phẩm điêu khắc và tạo hình khi đó rất gần với hội họa. Hội họa của trường phái Lập thể là đem hình ảnh của vật thể phân giải ra rồi tổ hợp trên mặt phẳng, điêu khắc và tạo hình của trường phái Lập thể thì lại qua phân tích rồi tổ hợp lại trong cấu trúc của hình khối. Do đó, điêu khắc và tạo hình cảu trường phái Lập thể chỉ chú trọng đến sự kết hợp của “bề mặt hình khối”, mà phủ nhận sự thể hiện cảm nhận về sự nặng nhẹ, ít nhiều biểu hiện ra của vật thể trong tác phẩm khi tạo hình nghệ thuật, quan sát từ nhiều góc độ, việc đi từ biến đổi cấu trúc, sẽ làm hình thái lôn xộn và phức tạp hơn. Trong số rất nhiều nhà điêu khắc tạo hình thuộc trường phai Lập thể, nổi tiếng nhất là Duchamp Villon (1876 – 1918) và Ossip Zadkine (1890 – 1967). Chủ nghĩa Lập thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó vào thời diểm bắt đầu Đại chiến thế giới thứ II. Tuy vậy ảnh hưởng của nó trong kiến trúc, cùng với vai trò của một trong những danh nhân nghệ thuật, một nhà tưởng lớn, một cây đại thụ trong kiến trúc thế kỷ XX là Le Corbusier, lại bắt đầu vào năm 1920, khi các nhà kiến trúc bắt đầu vào một cuộc trường chinh của một “tinh thần mới”.
Với mỗi thời đại, sự phát triển của nghệ thuật lại có những đặc điểm khác nhau, mang dấu ấn của thời đại đó. Trong lịch sử, nghệ thuật luôn biến chuyển, thay đổi trên nhiều phương diện do chịu ảnh hưởng từ các tiến bộ xã hội, khoa học kỹ thuật. Những tác động đó đã làm hình thành nên các nền nghệ thuật, phong cách, trường phái, trào lưu. Và các nhân tố Lịch sử, Tôn giáo, Triết học tùy theo từng giai đoạn, thời kì phát triển nghê thuật mà tác động, chi phối, làm cho Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Đồ họa và Mỹ nghệ có sự thống nhất về hệ thống hình tượng và cách thức biểu hiện mỗi khi chúng cùng thuộc về một phong cách nghệ thuật nào đó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xác định và Ptích những nhân tố làm cho Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Đồ họa, Mỹ nghệ có sự thống nhất về….DOC