CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ANGIMEX 1
1.1. Tổng quan về công ty 1
1.2. Lĩnh vực hoạt động: 1
1.3. Năng lực sản xuất 1
1.4. Quá trình hình thành 1
1.5. Kết quả xuất khẩu gạo trong các năm gần đây 2
1.6. Tầm nhìn và sứ mệnh 2
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 3
2.1. Yếu tố kinh tế 3
2.2. Yếu tố nhân khẩu học 4
2.3. Yếu tố chính trị 4
2.4. Yếu tố tự nhiên 5
2.5. Yếu tố công nghệ 6
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP 8
3.1. Khách hàng 8
3.2. Đối thủ cạnh tranh 9
3.2.1. Tổng quan về cạnh tranh trong ngành 9
3.2.2. Xác định đối thủ cạnh tranh 9
3.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh 10
3.3. Đối thủ cạnh trạn tiềm ẩn 13
3.4. Nhà cung cấp 14
3.5. Sản phẩm thay thế 15
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 16
4.1. Chuỗi giá trị của công ty Angimex 16
4.2. Các hoạt động chủ yếu 17
4.2.1. Hậu cần đầu vào 17
4.2.2. Vận hành 17
4.2.3. Hậu cần đầu ra 18
4.2.4. Marketing và bán hàng 18
4.3. Các hoạt động hỗ trợ 19
4.3.1. Thu mua 19
4.3.2. Phát triển công nghệ 19
4.3.3. Quản trị nguồn nhân lực 19
4.3.4. Cơ sở hạ tầng 19
4.4. Ma trận đánh giá nội bộ: 23
CHƯƠNG V: CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY ANGIMEX 24
5.1. Mục tiêu của công ty đến năm 2015 24
5.2. Đề ra một số giải nhóm giải pháp chính để thực hiện chiến lược 25
5.2.1. Chiến lược tích hợp dọc về phí trước 25
5.2.2. Chiến lược tích hợp dọc về phía sau 26
5.2.3. Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo cao cấp 26
31 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4777 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho mặt hàng gạo xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hách hàng
Khách hàng của ngành gạo xuất khẩu được phân thành hai nhóm chính:
Nhóm khách hàng gián tiếp: Nhóm khách hàng này là những người tiêu dùng gạo cuối cùng ngoài nước. Theo ông Trương Thanh Phong chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam, “trong chín tháng đầu năm nay, chỉ có Việt Nam xuất khẩu gạo tăng cả lượng và giá trị, còn lại những nước có lượng xuất khẩu gạo lớn trước đây như: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đều giảm. Trong khi đó, nhu cầu gạo thế giới lại tăng khá mạnh do thời tiết bất thường dẫn đến mất mùa tại nhiều nơi. Indonesia sau khi thông báo xuất khẩu gạo hồi đầu năm hiện phải quay sang nhập khẩu do mất mùa” Trần Mạnh. 09/10/2010. Nhu cầu gạo thế giới tăng nhanh. [trực tuyến]. Tuổi trẻ online. Đọc từ: (Đọc ngày 17/11/2010).
. Như vậy nhu cầu của nhóm khách hàng này là rất lớn, hứa hẹn đây là tiềm năng rất khả quan cho các công ty trong ngành. Tuy đây là nhóm khách hàng có nhiều tiềm năng nhưng họ không có khả năng gây sức ép cho các công ty trong ngành vì họ mua gạo chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số của các công ty trong ngành
Nhóm khách hàng trực tiếp: đây là nhóm khách hàng mục tiêu của các công ty trong ngành bao gồm các công ty nhập khẩu gạo nước ngoài, nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số của các công ty trong ngành, chiếm 86% tổng doanh thu của Angimex năm 2006 Hải Bằng. 18/08/2007. Công ty xuất khẩu gạo đầu tiên bán cổ phần. [trực tuyến]. Đọc từ: (Đọc ngày 17/11/2010)
. Tuy nhiên, lượng mua của các công ty này lại phụ thuộc vào nhu cầu của nhóm khách hàng gián tiếp. Do đó, khi nhu cầu của nhóm khách hàng gián tiếp thay đổi thì lượng gạo mà các nhóm trực tiếp cần nhập sẽ thay đổi theo.
Đặc điểm của nhóm khách hàng trực tiếp là:
Họ đòi hỏi các công ty trong ngành cung cấp gạo đúng với hợp đồng.
Sản phẩm gạo không có sự khác biệt nhiều giữa các công ty trong ngành. Chính vì thế các công ty nhập khẩu sẽ đòi hỏi giá cạnh tranh từ các công ty trong ngành.
Nhóm khách hàng này có khả năng gây sức ép lớn cho các công ty trong ngành vì các lý do sau:
Nhóm khách hàng này mua với số lượng lớn trong tổng doanh số của các công ty trong ngành. Họ là nhà phân phối gạo của các công ty trong ngành đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Nhóm khách hàng này có đầy đủ thông tin về nhóm khách hàng gián tiếp, giá cả gạo trên thị trường.
Sản phẩm gạo không có sự khác biệt nhiều giữa các công ty trong ngành.
Đối thủ cạnh tranh
Tổng quan về cạnh tranh trong ngành
Hiện nay, bên cạnh hơn 200 Không ngày tháng. Xuất khẩu gạo sẽ là ngành kinh doanh có điều kiện (Thời báo kinh tế Sài Gòn). [trực tuyến]. Hau giang food company. Đọc từ: (Đọc ngày 25.09.2010)
doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước còn có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo khác bên ngoài nước đến từ Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Pakistan đang giành nhau các hợp đồng xuất khẩu gạo. Hơn nữa, từ 2011 Việt Nam cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo, kéo theo khả năng dư thừa các nhà máy xay xát, kho chứa... Xuất khẩu gạo sẽ là ngành kinh doanh có điều kiện. Tài liệu đã dẫn
Vì thế, trước tình hình Philippines - nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới - ngừng nhập khẩu gạo khiến cho tình hình xuất khẩu gạo thế giới đã gay gắt lại càng trở nên gay gắt hơn.
Mặc khác, ngành kinh doanh doanh lương thực thiếu vắng sự khác biệt về sản phẩm, đặc biệt là về sản phẩm gạo, mặt hàng thiết yếu hàng ngày. Vì vậy, yếu tố quyết định trong cạnh tranh lúc này là cạnh tranh về giá và tính kịp thời trong giao hàng. Muốn làm được điều này, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực gạo phải có vốn mạnh để đầu tư cho các dây chuyền, công nghệ sản xuất chuyên môn hóa tiên tiến, vùng nguyên liệu, hệ thống quản lý kho chuyên và kênh phân phối. Ví dụ như theo đề xuất của Tiến sĩ (TS) Phạm Văn Tấn, cán bộ Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch: 1 silo có sức chứa 10.000 tấn có giá thành xây dựng là 60.000 USD. Hệ thống sấy có công suất 20-24 tấn/giờ và khoảng 245.000USD. Dây chuyền chế biến gạo có công suất 10-12 tấn/giờ vào khoảng 355.000USD. Như vậy, một địa điểm được đầu tư hoàn thiện tốn tổng cộng 1,2 triệu USD. Riêng cũng theo TS Tấn thì muốn nâng cao chất lượng gạo ở ĐBSCL thì cần đến khoảng 480 triệu USD Hồ Hùng. 24.05.2009. Thu 226 triệu USD/năm nếu đầu tư đúng. [trực tuyến]. Kinh tế 24h. Đọc từ: (Đọc ngày 24.09.2010)
.
Như vậy, đầu tư ban đầu cao là một rào cản cho việc rút lui ra khỏi ngành, khi công nghệ này chỉ chuyên sản xuất gạo xuất khẩu mà không thể dùnng cho sản phẩm khác, khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư như máy móc, thiết bị, nhà kho,… Đồng thời chính phủ cũng lo ngại việc tăng tỷ lệ thất nghiệp nếu các công ty rút lui khỏi ngành bởi ngành lương thực, chủ yếu là sản phẩm gạo có liên quan đến công ăn việc làm của rất nhiều đối tượng vì nước ta là một nước thuần nông. Tóm lại rào cản rút lui khỏi ngành hiện nay là cao.
Xác định đối thủ cạnh tranh
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuần, thị trường tiêu thụ gạo nội địa chủ yếu ở các thành phố, khu vực đô thị cách xa vùng canh tác lúa. Vì vậy, các sản phẩm gạo sản xuất trong nước chủ yếu là để xuất khẩu sang nước ngoài. Do đó, việc xác định các đối thủ cạnh tranh sẽ dựa vào kim ngạch xuất khẩu gạo của các công ty trong ngành. Dựa vào kết quả xuất khẩu trong tháng 5 năm 2010 Nguyễn Hiếu Tâm. 30.06.2010. Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo tháng 5/2010 [trực tuyến]. ArgoMonitor. Đọc từ: (đọc ngày 24.09.2010)
ta có bảng top 7 doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam như sau:
Bảng 3.1. Top 7 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 5 năm 2010
Thứ
hạng
Tên công ty
Sản lượng
xuất khẩu
(nghìn tấn)
Giá trị
xuất khẩu
(triệu USD)
Mức tăng trưởng kim ngạch so với tháng 4/2010
1
Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2)
184
121,5
-30%
2
Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1)
86
37
950%
3
Cty TNHH Kiên An Phú
35
13
97%
4
Cty CP kinh doanh Nông sản KG
23,7
8,5
118%
5
Cty CP Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long
21,5
7,7
395%
6
Cty Lương thực Long An
17
6,9
67%
7
Cty CP xuất nhập khẩu An Giang
17
5,5
17%
Với tầm nhìn của công ty ANGIMEX là phấn đấu trở thành công ty xuất gạo nằm trong top 5 các công ty xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam nên đối thủ cạnh tranh mà ANGIMEX sẽ chọn để phân tích là một công ty dẫn đầu ngành (Vinafood 2), một công ty nữa cũng đang trong top 5 (Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long) và công ty đang đứng ở vị trí thứ 6 (Công ty Lương thực Long An).
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Tổng công ty Lương thực miền Nam
Tổng công ty lương thưc miền Nam (Vinafood 2) đứng đầu cả nước về xuất khẩu chiếm 184 nghìn tấn, trị giá 121,5 triệu USD. Để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, “Tổng Công ty Lương thực miền Nam sẽ xây dựng vùng lúa nguyên liệu chất lượng cao dùng xuất khẩu tại 6 tỉnh An Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang và Bạc Liêu ngay vụ đông-xuân 2010 - 2011 24/08/2010. Vinafood 2 hợp tác 6 tỉnh trồng lúa chất lượng cao [trực tuyến]. Tổng công ty Lương thục miền Nam. Đọc từ: (đọc ngày 25/09/2010).
. Hiện nay, Vinafood2 sở hữu một hệ thống các nhà máy, kho tàng trải dài từ Đà Nẵng đến Cà Mau, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL để phục vụ cho việc tồn trữ, chế biến nông sản xuất khẩu. Hầu hết nhà máy của Vinafood2 hiện sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại của các nước Nhật Bản, Đức, Ý, Pháp, Đan Mạch... để tồn trữ và chế biến tất cả các loại gạo đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường. Vinafood2 hàng năm thu mua, chế biến và xuất khẩu bình quân 3 triệu tấn gạo/năm, đến hầu hết các thị trường tiêu thụ trên thế giới như Châu Á, các nước vùng Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ, các nước Đông Âu và một số nước thuộc liên minh Châu Âu (EU)”Không tên. 22/04/2010. Tổng công ty Lương thực miền Nam [trực tuyến] . Đọc từ: (Đọc ngày 24.09.2010)
.
Tổng công Lương thực miền Nam hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ-Con gồm 11 công ty thuộc khối mẹ và 16 công ty con gồm 4 Công ty TNHH, 10 Công ty Cổ phần và 2 công ty đặt tại nước ngoài. Ngoài ra, Vinafood2 còn sở hữu vốn trong 12 công ty liên kết Không tên. 28/04/2010. Giới thiệu Tổng công ty Lương thực miền Nam [trực tuyến]. Tổng công ty Lương thực miền nam. Đọc từ: (đọc ngày 25/09/2010)
.
Về tài chính thì BIDV là ngân hàng chủ lực cung ứng vốn và tất cả các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho Vinafood 2 để đảm bảo cho Tổng công ty này hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và nâng cao năng lực thu mua và xuất khẩu lúa gạo cùng các mặt hàng nông sản khác. SANOTC. 23/12/2008. BIDV ký kết Thoả thuận Hợp tác toàn diện với Vinafood 2 [trực tuyến]. Vina Corp. Đọc từ: (đọc ngày 25/09/2010).
Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long
Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long là một trong những công ty nằm trong top 5 công ty xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm của công ty đạt chuẩn quản lý chất lượng và giải vàng chất lượng Việt Nam năm 2004 Không ngày tháng. Sứ mệnh và tầm nhìn. [trực tuyến]. Công ty cổ phần lương thực Vĩnh Long. Đọc từ: (đọc ngày 25.09.2010)
. Để chủ động cho nguồn nguyên liệu, Công ty cổ phần Lương thực – thực phẩm Vĩnh Long (VinhLong Food) tập trung mua gạo thành phẩm chất lượng cao loại 5% tấm với giá từ 7.200 – 7.500 đồng/kg, loại 15% tấm với giá từ 6.600 – 6.700 đồng/kg cung ứng cho các hợp đồng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU. Bênh cạnh đó công ty đã triển khai kế hoạch đầu tư 85 tỷ đồng xây dựng Xí nghiệp Chế biến lương thực tại xã Xuân Hiệp (huyện Trà Ôn) có sức chứa kho 30.000 – 40.000 tấn, lắp đặt thiết bị xay xát chế biến hiện đại để tổ chức mua, tiêu thụ lúa hàng hóa của các vùng trọng điểm sản xuất lúa Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm, Long Hồ trong vụ thu đông năm 2010, góp phần thực hiện kế hoạch xuất khẩu 380.000 tấn gạo của tỉnh Vĩnh Long trong năm 2010 và tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân 26.08.2010. Vĩnh Long: Mua Tạm Trữ Hơn 61.000 Tấn Gạo Và Tiếp Tục Đẩy Mạnh Xuất Khẩu. [trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày 25.09.2010).
.
Công ty đã năng động mở rộng cung ứng cho các đơn vị xuất khẩu với sản lượng trên 486 ngàn tấn, góp phần đem lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bênh cạnh đó công ty áp dụng phương thức thực hiện trả lương trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc và mức độ hoàn thành công việc của người lao động gắn với kết quả kinh doanh của công ty. Từ đó tạo được động lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên góp phần vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra 10.03.2010. Thanh Bình. Phát triển kinh tế. [trực tuyến]. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Đọc từ: (đọc ngày 25.09.2010)
Đến nay, Công ty đã đầu tư 107 tỷ đồng lắp đặt hoàn chỉnh 38 dây chuyền đồng bộ có khả năng sản xuất từ 300.000 - 350.000 tấn/năm, phát triển mạng lưới 8 xí nghiệp trong đó có 3 xí nghiệp lớn có sức kho chứa từ 10.000 tấn trở lên, tổng sức kho chứa trên 80.000 tấn. Năm 2007, Công ty đầu tư thêm 1 xí nghiệp sản xuất chế biến lương thực số 8 công suất từ 70.000 - 80.000 tấn/năm với tổng trị giá 28 tỷ đồng tại tỉnh An Giang. Nhờ mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, Công ty đã từng bước đưa mặt hàng gạo xuất khẩu thâm nhập các thị trường lớn, tỷ lệ gạo cao cấp chiếm tỷ trọng 65-68% trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu 06.09.2007. Gạo Vĩnh Long: Đẩy mạnh công nghệ, thích ứng linh hoạt, tăng năng lực cạnh tranh. [trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày 25.09.2010)
.
Công ty Lương thực Long An
Công ty Lương thực Long An đứng vị trí thứ 6 trong ngành xuất khẩu gạo Việt Nam chiếm 17 nghìn tấn trị giá 6,9 triệu USD. Công ty đã nâng cấp, hoàn thiện dây chuyền công nghệ để tăng năng suất và sản lượng cũng như tăng giá trị sản xuất. Bên cạnh việc đầu tư dây chuyền máy xay và máy sấy hiện đại có công suất 5 tấn/giờ ở các Xí nghiệp lương thực trực thuộc, Công ty còn đầu tư thống máy tách hạt màu theo công nghệ tiên tiến của Châu Âu để nâng cao chất lượng xuất tại các thị trường “khó tính” như Đông Á, Bắc Á và Châu Âu. Sản phẩm của công ty đã nhận được giải thưởng Thương hiệu Xanh bền vững do Tạp chí Thương hiệu Việt (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - VUSTA), phối hợp với Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức, giải thưởng “Giải Vàng thương hiệu thực phẩm chất lượng an toàn Việt Nam“ năm 2009 do Tạp chí Thương hiệu Việt phối hợp với Trung tâm Khoa học - Công nghệ thực phẩm Việt Nam tổ chức tháng 6 năm 2009. Và nhờ thực hiện tốt việc tiếp thị và chăm sóc khách hàng mà Công ty đã duy trì được thị trường trong nước và khu vực Đông Nam Á.. 21.09.2009. Thanh Hùng. Công ty lương thực tỉnh Long An – Thương hiệu Xanh bền vững. [trực tuyến]. Tạp chí thương hiệu Việt. Đọc từ: (đọc ngày 25.09.2010)
Công ty đã chủ động và chỉ đạo quyết liệt, tổ chức và điều hành tốt công tác mua vào bằng các giải pháp kết hợp mua tại các cơ sở, đặt 25 trạm mua lưu động và khai thác tốt 25 nhà cung ứng đạt kết quả mua vào quy gạo trong năm là 272.087 tấn đạt 108,83% kế hoạch. Từ tháng 8/2008 đến nay công ty đã triển khai được 3 cửa hàng lương thực - thực phẩm (2 tại Long An và 01 tại thành phố Hồ Chí Minh), 5 đại lý; tuy bước đầu sản lượng và doanh số đạt chưa cao, hiệu quả chưa nhiều, nhưng điều này nhằm góp phần thực hiện chủ trương lớn là đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa trong lúc thị trường thế giới có nhiều biến động và cũng góp phần bình ổn giá cả lương thực trên thị trường nội địa. Công ty chủ động quan hệ với nhiều ngân hàng và vay dưới nhiều hình thức thích hợp nên luôn bảo đảm được đủ vốn phục vụ cho mua vào cả năm, tổ chức tốt khâu luân chuyển vốn, tăng cường kiểm soát công nợ phải thu của khác hàng, kiểm soát thanh toán chi trả khách hàng và nhất là các khoản chi phí, kiểm tra chặt chẽ số dư ngân hàng nên đã không để xảy ra tình trạng nợ lâu tiền hàng đối với khách hàng cũng như nợ quá hạn đối với ngân hàng nhằm quay nhanh vòng vốn lưu động. Việc bố trí bộ máy tổ chức, lao động ở các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc phù hợp với tổ chức bộ máy của công ty, tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm sự phân công hợp tác chặt chẽ trong sản xuất và trong quản lý điều hành, có sự phân cấp nhưng vẫn bảo đảm sự quản lý kiểm tra, kiểm soát toàn diện đầy đủ đã làm cho bộ máy tổ chức hoạt động khoa hoc, nhịp nhàng, tăng năng suất và mang lại hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu đổi mới của công ty. 20.01.2009. Thái Chuyên. Công ty lương thực Long An với một năm thắng lợi lớn. [trực tuyến]. Cổng thông tin điện tử Long An. Đọc từ:
(đọc ngày 25.09.2010)
Để đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ đã phân tích và của Angimex, thì cần phải so sánh năng lực của mỗi doanh nghiệp ứng với các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành thông qua ma trận hình ảnh cạnh tranh:
Ma trận hình ảnh cạnh tranh:
Các yếu tố thành công trong ngành được tìm thấy trong phần phân tích môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp.
Trọng số được cho bằng cách tính tỷ lệ điểm trung bình các điểm số đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố được cho bới các thành viên trong nhóm và điểm số trong ma trận được cho dựa vào thảo luận đánh giá khả năng phản ứng tốt của các công ty trong phần phân tích vĩ mô và tác nghiệp của nhóm.
Bảng 2.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty Angimex
Số
TT
Yếu tố thành công
Trọng số
Vinafood 2
Vĩnh Long
Long An
Angimex
Điểm
Điểm
có
trọng
số
Điểm
Điểm
có
trọng
số
Điểm
Điểm
có
trọng
số
Điểm
Điểm
có
trọng
số
1
Khả năng kiểm soát
nguồn nguyên liệu
0,18
4
0,72
3
0,54
3
0,54
4
0,72
2
Chất lượng sản phẩm
0,17
4
0,68
4
0,68
3
0,51
3
0,51
3
Kênh phân phối thị
trường xuất khẩu
0,16
4
0,64
3
0,48
3
0,48
2
0,32
4
Quy mô sản xuất
0,14
4
0,56
3
0,42
3
0,42
2
0,28
5
Năng lực tài chính
0,14
4
0,56
2
0,28
2
0,28
3
0,42
6
Hệ thống trang thiết bị,
công nghệ hiện đại
0,13
4
0,52
3
0,39
3
0,39
3
0,39
7
Quản trị nhân sự
0,08
3
0,24
4
0,32
4
0,32
3
0,24
Tổng
1,00
3,92
3,11
2,94
2,88
Nhận xét:
Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy công ty Vinafood 2 (tổng điểm 3,92) đang dẫn đầu ngành; tiếp đó công ty cổ phần lương thực Vĩnh Long (tổng điểm 3,11) và công ty cổ phần lương thực Long An (tổng điểm 2,94) cũng khá mạnh; còn công ty Angimex (tổng điểm 2,88) cũng tương đối mạnh nhưng không bằng các công ty đã nêu trên. Mạnh nhất là Vinafood 2 với các thế mạnh về kênh phân phối thị trường xuất khẩu, quy mô sản xuất, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm, hệ thống trang thiết bị hiện đại. Các công ty cổ phần lương thực Long An và cổ phần lương thực Vĩnh Long đang có thế mạnh về quản trị nhân sự. So với các đối thủ, Angimex mạnh hơn các đối thủ về khả năng kiểm soát nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, Angimex lại yếu hơn các đối thủ về kênh phân phối xuất khẩu và quy mô sản xuất.
Đối thủ cạnh trạn tiềm ẩn
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, vì vậy tiềm năng của ngành xuất khẩu gạo là rất lớn. Do đó, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của ngành có khả năng xuất hiện thêm nhiều từ các doanh nghiệp chế biến các loại lương thực khác.
Đối với các doanh nghiệp chế biến các loại lương lực khác họ có sẵn các kho chứa, kênh phân phối và kiến thức về chế biến lương thực. Do dó, họ có thể thực hiện chiến lược phát triển đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, vì thế khả năng xâm nhập ngành là rất cao. Ví dụ như Công
ty Cổ phần chế biến Thủy hải sản Hiệp Thanh có trụ sở chính tại quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ đã phát triển thêm ngành chế biến gạo xuất khẩu. Hàng năm, công ty cung cấp từ 300.000 đến 350.000 tấn cho thị trường xuất khẩu và luôn đảm bảo chất lượng gạo đạt chất lượng xuất khẩu sang các thị trường khó tính Châu Âu và Châu Mỹ Mai Linh. 24/08/2010. Tập Đoàn Hiệp Thanh: Chất lượng tạo nên thương hiệu. [trực tuyến]. Đọc từ: (Đọc ngày 15/11/2010)
. Trên địa bàn tỉnh An Giang thì công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang đang xây dựng nhà máy chế biến gạo xuất khẩu đặt tại Xã Vĩnh Bình – Châu Thành – An Giang Cao Tâm.08/11/2010. Triển vọng dự án xuất khẩu gạo của AGPPS. [trực tuyến]. Báo An Giang online. Đọc từ : (Đọc ngày: 16/11/2010)
. Đối thủ tiềm ẩn rất mạnh nữa là các doanh nghiệp nước ngoài vì năm 2011 Việt Nam sẽ cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia xuất khẩu gạo. Thời báo kinh tế việt Nam. Không ngày tháng. Xuất khẩu gạo sẽ là ngành kinh doanh có điều kiện. [trực tuyến]. Đọc từ: (Đọc ngày 16/11/2010)
Tuy nhiên, ngành có rào cản xâm nhập rất cao vì chi phí đầu tư cho dây chuyền công nghệ sản xuất gạo xuất khẩu rất cao, các công ty trong ngành đã có thị trường và kênh phân phối rộng rãi. Một rào cản nữa đối với các doanh nghiệp muốn xâm nhập ngành là chính phủ vừa ban hành Nghị định 109 để sàn lọc lại các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, trong nghị định có nêu các cơ sở xay xát gạo có công suất tối thiểu 10 tấn lúa/giờ, phải duy trì mức dự trữ lưu thông là 10% TBKTSG. 07/11/2010. Nghị định 109 sẽ sàng lọc doanh nghiệp xuất khẩu gạo. [trực tuyến]. Đọc từ: (Đọc ngày 15/11/2010)
. Chính vì thế các doanh nghiệp mới muốn xâm nhập ngành sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xâm nhập thị trường, xây dựng các kênh phân phối và chính sách xuất khẩu gạo của chính phủ.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp của ngành bao gồm một số đối tượng chính: nông dân, nhà cung cấp vốn, thương lái, người cung cấp máy móc thiết bị.
Về nông dân: hiện nay, các doanh nghiệp đang trong quá trình triển khai mô hình khép kín với nông dân nhằm gắn chặt mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp. Điển hình như "Mô hình đầu tư khép kín trong sản xuất lúa của Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang - ANGIMEX" ANGIMEX. 14/4/2010. Hội thảo “phát triển bền vững chuỗi giá trị hạt gạo ĐBSCL từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ”[trực tuyến]. Trang web ANGIMEX. Đọc từ: (đọc ngày 24/9/2010).
Về nhà cung cấp vốn: gồm có các cổ đông góp vốn cổ phần và các Ngân hàng. Nhà cung cấp này có khả năng gây sức ép lớn với ngành vì vốn là nguồn yếu tố đầu vào rất quan trọng đối với bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào của doanh nghiệp.
Về các thương lái: Kể từ vụ lúa đông xuân 2009-2010 thì các nhà xuất khẩu gạo ở vựa lúa ĐBSCL bắt đầu hợp tác với thương lái để tìm nguồn cung đồng thời kiểm soát dễ dàng hơn giá mua lúa gạo của nông dân Hồng Vân – TBKTSG. 26/03/2010. Nhà xuất khẩu bắt tay với thương lái. [trực tuyến]. Đọc từ: (Đọc ngày: 15/11/2010)
. Đây là lực lượng quan trọng trong việc thu mua lúa về để chế biến thành gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, thương lái chỉ là lực lượng trung gian để lúa gạo từ
nông dân đến với các doanh nghiệp chế biến gạo, họ chỉ mua lúa của nông dân theo giá của các doanh nghiệp chế biến gạo nên họ không có khả năng gây sức ép đối với các doanh nghiệp chế biến gạo.
Từ những phân tích cho thấy thị trường nguyên liệu đối với các doanh nghiệp tương đối ổn định do có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các thương lái.
Về nhà cung cấp máy móc chế biến gạo: hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty cung cấp các loại công nghệ phục vụ cho chế biến gạo xuất khẩu như: công ty LAMICO, công ty SINCO cung cấp dây chuyền xay xát gạo xuất khẩu từ 1-10 tấn/giờ, công ty HAN-A SYSTEM CO.,LTD, cung cấp day chuyền chế biến gạo (G-6515-1) và rất nhiều công ty cung cấp dây chuyền chế biến gạo của các quốc gia khác như Nhật, Đức… chính vì có nhiều nhà cung cấp công nghệ chế biến gạo xuất khẩu nên họ không có khả năng gây sức ép cho các doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu.
Sản phẩm thay thế
Áp lực từ sản phẩm thay thế đối với gạo là rất ít, hầu như không đáng kể. Bởi vì:
Gạo là sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống. Sản phẩm có thể thay thế gạo là nếp, ngũ cốc nhưng chỉ có thể thay thế ở một chức năng nào đó mà không thể thay thế hoàn toàn được.
Dù giá có tăng hay giảm thì vẫn không có sản phẩm thay thế, bởi vì dù giá có tăng cao thì mức cầu về gạo vẫn không thay đổi nhiều và mọi người vẫn phải ăn cơm vì gạo là nguồn thức ăn chính.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài:
Trong bảng ma trận, các yếu tố bên ngoài được tìm thấy sau khi phân tích môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp, trọng số và điểm là dựa trên ý kiến đánh giá của thành viên nhóm.
Bảng 2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ngành chế biến gạo xuất khẩu:
STT
Các yếu tố bên ngoài
Trọng số
Điểm
Điểm có trọng số
1
Nhu cầu về gạo chất lượng tăng cao
0.20
4
0.8
2
Nguồn nguyên liệu bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu
0.18
3
0.54
3
Chính sách tăng giá trị xuất khẩu gạo của chính phủ
0.16
4
0.64
4
Nguồn cung gạo thế giới giảm
0.14
3
0.42
5
Tỷ giá USD/VND tăng có lợi cho hoạt động xuất khẩu
0.14
2
0.28
6
Chi phí lãi vay giảm do lãi suất giảm
0.10
2
0.2
7
Sự thiếu hụt nguồn lao động lành nghề
0.08
3
0.24
Tổng
1.00
3.12
Nhận xét:
Tổng điểm có trọng số là 3.12 cho thấy khả năng phản ứng của công ty đối với các đe dọa và các cơ hội bên ngoài ở mức khá tốt. Các chiến lược hiện tại đã giúp công ty phản ứng tốt với nhu cầu gạo chất lượng ở các nước nhập khẩu hiện tại, điều kiện xuất khẩu gạo của chính phủ. Tuy nhiên công ty phản ứng chưa tốt từ việc tăng tỷ giá và tỷ suất lãi vai giảm.
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
Chuỗi giá trị của công ty Angimex
Hậu cần
đầu vào
Cơ sở hạ tầng của Angimex
Tuyển dụng
Tuyển dụng
Lợi nhuận
Lắp đặt tháp sấy lúa tại kho dự trữ
Hệ thống nhà máy chế biến
Phát triển công nghệ thông tin
Phát triển bộ phận nghiên cứu marketing
Dịch vụ vận chuyển lúa
Nguyên vật liệu, hệ thống máy tự động
Dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ truyền thông
Quản lý nguyên vật liệu nhập, kiểm tra, thu gom
Dây chuyền sản xuất và chế biến
Quản lý đơn hàng, phân phối xuất khẩu.
Tổ chức các hoạt động PR
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ
Thu
mua
Các hoạt động hỗ trợ
Marketing và bán hàng
Vận hành
Hậu cần
đầu ra
Các hoạt động chủ yếu
Hình 4.1. Chuỗi giá trị của công ty Angimex
Các hoạt động của Angimex được chia thành hai loại chính: các hoạt động chủ yếu và các hoạt động hỗ trợ.
Các hoạt động chủ yếu : bao gồm các hoạt động hậu cần đầu vào, vận hành, hậu cần đầu ra, marketing và bán hàng. Các hoạt động này nhằm mục đích tạo ra, bán và chuyển giao sản phẩm đến khách hàng.
Các hoạt động hỗ trợ: bao gồm các hoạt động quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và thu mua. Các hoạt động này nhằm hỗ trợ các hoạt động chủ yếu và hỗ trợ lẫn nhau bằng cách kết hợp với mỗi hoạt động chủ yếu cũng như hỗ trợ toàn bộ chuỗi. Riêng cơ sở hạ tầng của công ty không liên kết với một hoạt động chủ yếu riêng lẻ nào mà chỉ hỗ trợ cho toàn bộ chuỗi giá trị.
Cụ thể chi tiết các hoạt động chủ yếu và các hoạt động hỗ trợ của công ty Angimex được phân tích dưới đây.
Các hoạt động chủ yếu
Hậu cần đầu vào
Vụ hè thu năm 2010 vừa qua, công ty Angimex đã lắp đặt thêm hai tháp sấy lúa tại kho dự trữ lúa thuộc xã Vọng Đông huyện Thoại Sơn – An Giang. Theo anh Nguyễn Hữu Danh nhân viên ban quản lý dự án công ty Angimex thì “Đây là hệ thống sấy tiên tiến nhất do Công ty TNHH Cơ khí công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ (huyện Đức Hòa, Long An) lắp đặt, sử dụng nhiệt từ khí gas trấu tương tự như công nghệ sấy bằng khí hơi nước của Đan Mạch”. Ngô Chuẩn. 15/06/2010. Công ty Angimex đẩy mạnh đầu tư công nghẹ sau thu hoạch. [trực tuyến]. Cổng thông tin điện tử An Giang. Đọc từ: (Đọc ngày: 17/11/2010)
Lúa sấy xong sẽ được lưu lại kho chứa của công ty tại địa phươn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh cho mặt hàng gạo xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu an giang (angimex) giai đoạn 2011 – 2015.doc