Tiểu luận Xây dựng con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay ở Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

B. PHẦN NỘI DUNG 2

I. Lý luận cơ bản 2

1. Những đặc điểm của con người Việt Nam trước thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2

2. Sự cần thiết khách quan của việc xây dựng con người Việt Nam trong quá trình này. 3

II.Thực trạng xây dựng con người Việt Nam trong thời gian qua 5

1. Những thành công. 6

2. Những hạn chế 8

III. Những yêu cầu và giải pháp xây dựng con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu hiện nay. 12

1. Những yêu cầu đặt ra 12

2. Giải pháp 13

C. PHẦN KẾT LUẬN 17

Danh mục tài liệu tham khảo 18

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xây dựng con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện của Đảng ta. 1. Những đặc điểm của con người Việt Nam trước thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,HĐH). Con người việt nam có những đặc tính tốt rất cần cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội : Con người việt nam cần cù trong lao động nhưng cũng rất sáng tạo . Các hoạt động thực tiễn mà con người khắc phục thiên nhiên nhiệt đới giàu có nhưng cũng hết sức khắc nghiệt đã rèn luyện cho họ sự bền bỉ, vượt qua mọi khó khăn. Những cuộc chiến tranh khốc liệt và kéo dài càng làm sáng lên phẩm chất con người việt Nam:tinh thần yêu nước, gắn bó với dân tộc với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của của nhân dân mình, ý chí phấn đấu không mệt mỏi vì lý tưởng cao cả độc lập dân tộc. Những năm trước đổi mới đã từng bước tạo lập, xây dựng được những con người có lý tưởngcách mạng vững vàng ý thức rõ về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là con người hoàn thiện, phát triển toàn diện cả về tư cách đạo đức và lối sống. Con người Việt Nam còn có tinh thần tập thể hoà hợp với cộng đồng, lối sống lành mạnh, vị tha, nhân ái, nếp sống văn minh cần kiệm giản dị, tình nghĩa. Đặc biệt người việt nam rất thông minh và hiếu học có truyền thống tôn sư trọng đạo. Nhưng bên cạnh những điều tốt đẹp đó , con người Việt Nam vẫn còn rất nhiều điều cần được sửa chữa về tác phong, lối sống, cách suy nghĩ thì mới có thể phát triển kinh tế bền vững, xây dựng thành công thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá(CNH,HĐH): Con người việt Nam trước đây phần lớn làm nghề nông lạc hậu nên mang nhiều nét tiêu cực của người sản xuất nhỏ. Đó là tư tưởng hẹp hòi, tác phong lao động tuỳ tiện, tự do không đúng giờ giấc kế hoạch. Điều này là rất đáng lo ngại cho một nền kinh tế hội nhập với thế giới . Vì thế cần phải được thay đổi ngay. Trước đây cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã nuôi duỡng tính thụ động ỷ lại về phía người lao động khiến cho họ không phát huy được khả năng vốn có của mình . Người quản lý thìquan liêu, đặc quyền đặc lợi gây bất công . Họ không có điều kiện để tiếp thu những tri thức mới và ngày càng trở lên bị động. Đây là tác phang nên tránh trong thời kỳ CNH,HĐH. 2. Sự cần thiết khách quan của việc xây dựng con người Việt Nam trong quá trình này. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lê Nin: con người là sản phẩm của kịch sử nhưng lịch sử lại do con người tạo ra. Sự phù hợp giữa con người và hoàn cảnh chỉ được thông qua hoạt động thực tiễn. Bản chất của con người không phải là cái thể hiện bên ngoài mà là phẩm chất xã hội của nó và trong tính hiện thực của nó “bản chất con người là tổng hoà nhũng mối quan hệ xã hội “. Bản chất ấy không cố định mà thay đổi tuỳ thuộc vào thời đại, hình thái kinh tế – xã hội, hoàn cảnh xã hội và văn hoá. Quan hệ xã hội chi phối sự tổng hoà là quan hệ sản xuất.Nghĩa là con người không thể chọn cho mình mmột xã hội sinh ra, mà phụ thuộc vào một chế độ xã hội nhất định. Để thoả mãn nhu cầu cần thiết để tồn tại và phát triển con người chỉ còn cách tác động, cải tạo môi trường đó đẻ phục vụ cho con người và giúp con người ngày càng hoàn thiệh hơn.Trong thời kỳ CNH,HĐH cũng vậycon người là sản phẩm nhưng cũng là người sáng tạo nội dung các quan hệ xã hội , yếu tố đòng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất .Không một môi trường nào tự bản thân nó lại có thể đào tạo được con người nếu con người không tích cực tác động vào môi trường với mục đích cải tạo nó biến nó thành một môi trường tốt phục vụ cho lợi ích của con người.quá trình hình thành con người Việt Nam mới cũng chính là quá trình thúc đẩy CHN,HĐH, xây dựng xã hội phát triển. Vì thế con người không thể đứng ngoài công nghiệp. Vì CNH,HĐH là một quá trình xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại, và con người là lực lượng sản xuất hàng đầu. Con người là chủ thể tạo ra động lực phát triển lực lượng sản xuất, quyết định thành công quá trình CNH,HĐH. Lịch sử đấu tranh của con người xét đến cùng là với mục đích phát triển toàn diện con người trong một xã hội văn minh. Không môtị dân tộc nào là không chú ý tới vấn đề phát triển dù ở thời đại nào, dù mục đích và phương pháp khác nhau.Chính vì thế xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ CNH,HĐH là một đòi hỏi cấp bách. Vì đất nước của chúng ta là một đất nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ sản xuất rất tụt hậu, kém xa so với các nước trên thế giới. Thêm vào đó chúng ta lại bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bảnđi lên chủ nghĩa xã hội túc là bỏ qua giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tích luỹ vốn. Cho nên sự đi lên của chúng ta phải dựa vào thế mạnh duy nhất là con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam,tiềm năng chất xám Việt Nam. Điều này đã dược khẳng định trong nghị quyết trung ương khoá VIII và đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ 9. Đối với nhiều quốc gia kể cả nhũng nước phát triển và những nước đang phát triển, con người người là một nội lực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong điều kiện cách mạng khoa hộc công nghệ phát triển mạnh mẽ và xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế mở rộng như hiện nay. Trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia.Bởi thế để xây dựng thời đại CNH,HĐH trong diều kiện mang tính quốc tế hoá cao, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì đổi mới con người, đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực đó là diều hết sức cần thiết ở nước ta hiện nay. Nhưng bên cạnh việc xây dựng đào tạo con người thành nguồn nhân lực chính thì việc giữ gìn và phát huy nền tảng truyền thống con người Việt Nam không để con người Việt Nam bị thoái hoá biến chất là rất cần thiết. Hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng ta ngay từ nhũng ngày đầu bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã chú ý tới con người thường xuyên đề cập vấn đề này trong các văn kiện của Đảng và thường xuyên đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh.Nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã được đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ CNH,HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên đăcj biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam.” II. Thực trạng xây dựng con người Việt Nam trong thời gian qua Tại hội nghị Ban chấp thành trung ương lần thứ năm(khúa VIII), Đảng ta đó cú sự đỏnh giỏ đỳng đắn, khỏch quan về những thành tựu, những yếu kộm của văn húa và con người Việt Nam trờn nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực hoạt động. Tiếp nối những đỏnh giỏ đú, tiếng núi của cụng luận trờn phương tiện thụng tin đại chỳng, như cỏc bỏo chớ xuất bản hàng ngày, vụ tuyến truyền hỡnh, đài phỏt thanh của trung ương và cỏc địa phương, đó thường xuyờn bổ sung, gúp phần phản ỏnh ngày càng đầy đủ, toàn diện và kịp thời cả những mặt mạnh và những mặt yeeuscuar con người Việt Nam. 1. Những thành công. Về mặt thể lực và sức khoẻ: Sự phát triển thể lực, sức khoẻ là cơ sở phát triển toàn diện con người, sự lành mạnh về thể xác và tâm hồn là điều kiện quan trọng cho sự phát triển hài hoà các phẩm chất và năng lực của con người. Hiện nay đời sống của người dõn đó tăng lờn nờn con người cũng cú nhiều điều kiện trong việc phỏt triển thể chất. Những năm gần đõy thể trạng con người Việt Nam đó phỏt triển hơn trước rất nhiều. Về trình độ học vấn của con người Việt Nam: Nó thể hiện ở trình đọ học vấn, kiến thức văn hoá khoa học kỹ thuật, khoa học nhân văn, kỹ năng, nghề nghiệp. Theo số liệu của Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ giáo dục và đào tạo)tổng cục thống kê dạy nghề: Quy mô đào tạo nghề từ năm 1998 đến năm 2004 tăng hơn 2 lần đào tạo đại học tăng khoảng 2lần, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ khoảng 12%(1996) lên 22%(2003) hình thành đội ngũ chuyên môn kỹ thuật đông đảo với trình độ cao. Số sinh viên năm học 2003 – 2004tăng so với năm học 1998-1999 là 35,9% Năm học 2003-2004 số sinh viên cao học là 28.970, nghiên cứu sinh là 4.534 học viên. Nước ta có 13.500 tiến sỹ và 1039 giáo sư và 4.951 phó giáo sư, hàng trăm ngàn trí thức ở 80 nước trên thế giới, có mặt ở hầu hết các ngành nghề, kể cả các lĩnh vực đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao như hàng không, vũ trụ, một số là chuyên gia đầu nghành trong các ngành mũi nhọn. Nguồn nhân lực trí thức của ta có khả năng sáng tạo lớn có tư chất thông minh, sáng tạo khéo léo dễ thích ứng với nhiều môi trường hoạt động khác nhau. Họ nắm bắt rất nhanh và ngày càng làm chủ được dây chuyền hiện đại giải pháp kỹ thuật đòi hỏi tay nghề cao kỹ năng nghề nghiệp tinh thông. Đây là những tín hiệu đáng mừng. Những nguồn nhân lực trên sẽ là nguồn nhân lực chính giúp đất nước ta xây dựng thành công công nghiệp hoá, hiên đại hoá. Những vấn đề khác: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học- công nghệ trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay và nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng to lớn đến đời sống của nhân dân. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ đã làm phát triển năng suất lao động, giảm thời gian lao động, tăng thời gian nhàn rỗi, nghỉ ngơi. Đời sống của nhân dân dựoc cải thiện kể cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, phát huy dược quyền làm chủ của mình. Thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến đời sống của nhân dân. Dù có những biến đổi phức tạp do sự tác động của kinh tế thị trường, cơ chế thi trường, do những biến đổi của xã hội đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Những giá trị tinh thần, đạo lý, những nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam vẫn được giữ gìn và phát huy. Không những thế thời đại mới đã hình thànhcho con người thói quen suy nghĩ tính thiết thực của công việc, tính năng động hoạt bát trong công việcvà cuộc sống, khẩn trương tích cực chứ không trì trệ như trước, đã biết chú trọng đến kết quả lao động, có ý thức, ý chí tìm tòi sáng tạo. 2. Những hạn chế Tuy đạt được môt số thành công trong lĩnh vực giáo dục nhưng nhìn chung giáo dục trình độ con người chúng ta còn nhiều hạn chế. Trí lực con người đã từng bước phát triển nhưng không đồng đều; chất lượng chưa cao. Thể hiện ở sự chênh lệch lớn về trình độ học vấn giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn. Năm 1997, tốt nghiệp cấp I, II ơ thành thị là 61,85% còn ở nông thôn thì chỉ có 42,62%.Nội dung phương thức đào tạo thiếu đồng bộ chưa phù hợp quá nhiều lí thuyết không có liên hệ với thực tế. Trình độ cơ sở vật chất kĩ thuật còn quá yếu dẫn đến tình trạng học sinh phải”học chay” thiếu thực tế. Độ vênh giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn là lớn, nhất là tầng lớp trẻ do sớm học lệch học tủ, học để đi thi. Điều này sẽ hạn chế về mặt nhân lực trí tuệ cho lớp thanh niên- nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Cơ cấu đào tạo đại học/ trung học/ công nhân kĩ thuật của Việt Nam bất hợp lí 1,0/ 0,25/ 0,18 trong khi của thế giới là1,0/ 2,5/ 3,5 đến tình trạng” thừa thầy, thiếu thợ”. Hơn nữa đội ngũ” thầy và thợ”được đào tạo đa phần lại không đạt yêu cầu, thiếu thực tế. Vì thế cán bộ khoa học kĩ thuật, khoa học nhân văn những người thực sự có nhân lực về trí tuệ, đủ sức đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn Theo trình độ học vấn, tri thức trên đại học chiếm tỉ lệ thấp: 12%/ tổng số tri thức( các nước phát triển tỉ lệ nàyla 25- 30%). Trí thức khoa học tự nhiên chiếm 15.45%; trí thức trong nghành kinh tế quốc dân, trong các cơ quan hành chính sự nghiệp chiếm63,7%, còn các nghành sản xuất kinh doanh chỉ là 32,7%. Theo thành phần kinh tế, tri thức hầu hết tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước. Theo vùng lãnh thổ, sự mất cân đối trong phân bổ tri thức lại càng nghiêm trọng hơn. Phần lớn chuyên gia tập trung ở thành phố lớn. Đội ngũ tri thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm 50% tổng số tri thức cả nước. Mạng lưới cơ quan phân bố không đều, tập trung 80% ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực tri thức còn rất nhiều hạn chế Nguồn nhân lực tri thức của Việt Nam còn bộc lộ nhưng yếu kém toàn diện: chưa mạnh, lao động sáng tạo đạt hiệu quả chưa cao; còn thiếu nhiêu chuyên gia giiỏi để giải quyết những vấn đề khoa học chiến lược; có quá ít cán bộ quản lý khoa học giỏi để đưa đơn vị, nghành và cả đội ngũ lao động trí tuệ phát triển nhanh, vượt bậc. Khả năng sáng tạo của đội ngũ tri thức chưa được phát huy đầy đủ.Tổ chức nghiên cứu khoa học nhiều khi mang tính hình thức, thiếu dân chủ, và nảy sinh hiện tượng tham nhũng trong lĩnh vực hoạt động khoa học.. Người tri thức lao động kém hứng thú thiếu say mê nghiên cứu, ít quan tâm đến sản phẩm khoa học của mình; mối quan hệ giữa trí thức với xã hội, với thực tiễn cuộc sống thiếu bền chặt. Trình độ lí luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cơ sở nhìn chung còn nhiều hạn chế. Về phẩm chất đạo đức , ý thức trách nhiệm tốt vẫn còn một bộ phận cán bộ chưa gương mẫu, ít rèn luyện, tu dưỡng bản thân, thiếu tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỉ luật...; thậm chí khong ít cán bộ thoái hoá, biến chất, quan liêu, tham nhũng, vi phạm pháp luật, mất uy tín trước nhân dân. Nhiều cán bộ công chức nhà nước thoái hoá về bản chất :tham ô, tham nhũng... Tiêu cực trong bộ máy nhà nước nhất là trên các lĩnh vực : hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu, thi hành pháp luật... đã ít nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của đảng đối với nhân dân. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với quá trình mới mở cửa hội nhập với bên ngoài. Con người Việt Nam cũng bị ảnh hưởng ít nhiều tiêu cực. Điều này thể hiện: Sự phân hoá xã hội sâu sắc giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nghành nghề khác, giữa người thu nhập thấp và người thu nhập cao. Dẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội. Sự cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, thu nhập phát triển lên khiến một số cá nhân và cơ quan ngày ngày bắt đầu nhiễm lối sống thực dụng, xa hoa, lãng phí; cá nhân vị kỉ. Đã gây hại đến thuần phong mĩ tục của dân tộc. Văn hoá bên ngoài tràn vào vừa mang theo nhieu văn hoá tốt vừa mang theo nhiều tiêu cực đã làm biến dạng ít nhiều các giá trị văn hoá truyền thống. “tệ sùng bái văn hoá hiện đại nước ngoài, xem nhẹ giá trị văn hoá dân tộc, truyền thống thuần phong mĩ tục” đang la một vấn đề bức xúc của xã hội. Những lối sống tiêu cực của văn hoá phương tây đã khiến cho con người đặt lợi íh của mình lên lợi ích tập thể, suy thoái đạo đức, lối sống , sống thực dụng, đua đòi, tiêu xài phung phí. Tinh thần cần cù lao động, tiết kiệm không được chú ý phát huy. Sống vì đồng tiền. Vì đồng tiền mà chà đạp lên nhân cách, lòng yêu thương con người, chà đạp lên tình cảm gia đình. Vì đồng tiền, mà không ít người đã dùng mọi thủ đoạn xấu xa để có được nó. Cũng vì đồng tiền mà không ít anh em đánh nhau, tranh chấp tài sản..... Đây thật là nhưng điều đáng buồn. Những tiêu cực trên có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung. Những tiêu cực này ảnh hưởng đến ý thức tư tưởng đạo đức lối sốngcủa nhân dân ta. Nếu không đặt vấn đề giáo dục truyền thống, nếu không chú trọng giáo dục đào tạo đạo đức, lối sống...một cách đúng mực thì tình trạng suy thoái đạo đức chẳng những sớm được ngăn chặn, mà còn đứng trước nguy cơ gia tăng. Nguyờn nhõn: Nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bị ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá phương tây đã làm ăn mòn nhiều nguyên tắc đạo đức của xã hội chủ nghĩa nhiều giá trị truyền thống của dân tộc dần đến làm tha hóaá con người.Cụng cuộc xõy dựng đất nước trong điều kiện phỏt triển kinh tế thị trường cựng quan hệ đối ngoại mở rộng, đa phương húa, đa dạng húa bờn cạnh mặt tỏc động tớch cực cũng chịu đựng khụng ớt nhõn tố phi văn húa, phản húa văn húa tỏc động tiờu động tiờu cực đến sống xó hội. Cuộc tấn công của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, đạo đức nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong khi đó nước ta chưa đặt đúng vị trí của văn hoá, chưa xây dựng được chiến lược phát triển văn hoá song song với chiến lược phát triển kinh tế giáo dục con người còn thiếu sót, nội dung giáo dục còn nghèo nàn, lạc hậu; giáo dục lí luận Mác – LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được chú ý đúng mức, chúng ta cũng chưa sàng lọc loại bỏ được nhiều yếu tố phản văn hoá từ bên ngoài vào. Sai lầm trước thời kì đổi mới đã giải quyết nhưng chưa khắc phục hết được vẫn còn lưu lại. Chưa xử lí nghiêm minh những phần tử thái hoá biến chất trong đảng và bộ máy nhà nước, việc quản lí còn có dấu hiệu buông lỏng. Đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém là do chính sách đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu tính tổng thể, đồng bộ, chắp vá. Chính sách đãi ngộ dối với cán bộ nhất là vùng sâu, vùng xa còn nhiều bất hợp lí. Chưa tạo được phong trào quần chúng mạnh mẽ tham gia phát triển văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh, bảo vệ văn hoá dân tộc. Chưa coi trọng bồi dưỡng, giáo dục và phát huy khả năng của tổi trẻ là lực lượng chính của hoạt động văn hoá Nhiều năm qua cuộc vận động xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa chưa sâu, chưa bền vững, hiệu quả còn hạn chế, hình ảnh con người Việt Nam mới còn mờ nhạt III. Những yờu cầu và giải phỏp xõy dựng con người Việt Nam phự hợp với yờu cầu hiện nay. 1. Những yêu cầu đặt ra Quá trình hình thành con người Việt Nam là quá trinh xây dựng một cách chủ động, tích cực, một quá trình có tính quy luật gắn liền với sự phát triển của xã hội ở từng giai đoạn nhất định trong công cuộc đổi mới. Nên nhà nước ta phải hình dung bộ mặt con người Việt Nam một cách rõ ràng, có nhiều đặc trưng cơ bản phù hợp với thực tế khách quan của mỗi gia đình. Vì thế trong gia đình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngoài những đặc điểm chung cua quá trình hình thành và phát triển con người trong xã hội cách mạng mà Các Mác, Anghen và LêNin nêu ra chúng ta cần có nhiệm vụ xây dựng rõ ràng điểm riêng của con người Việt Nam hiện nay; Để từ đó xây dựng và hoàn thiện hệ thống các giá trị mới của con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá Phát huy những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam trước đổi mới Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh; kết hợp sâu sắc giữa giá trị truyền thống tốt đẹp và giá trị mới; bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thường xuyên học tập, nâng cao hiêu biết, trình độ chuyên môn. Luôn luôn có ý chí vươn lên lam giàu theo pháp luật, lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, lao đông có kĩ thuật sáng tạo Có tri thức khoa học, năng động, tay nghề cao, có đầu óc quản lí kinh doanh ,dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, tác phong công nghiệp, tổ chức kỉ luật cao, có khả năng thích ứng cao. Có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức, tư cách tốt. Đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, căn bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội. Đấu tranh chống thoái hoá về tư tưởng, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân nhằm làm lành mạnh hoá xã hội. Đây đều là những vấn đề bức xúc của toàn xã hội, của Đảng và nhà nước. Bồi dưỡng giá trị văn hoá trong thanh niên học sinh, sinh viên – những nguồn nhân lực chính và quan trọng cho việc phát triển kinh tế trong tương lai. Thế hệ trẻ chính là tương lai của đất nước. Đó là những con người được phát triển toàn diện, cả đức lẫn tài, cả thể lực lẫn trí tuệ, cả đạo đức, thẩm mỹ lẫn kỹ năng lao động. 2. Giải pháp Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo con người đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH,xây dựng con người với đầy đủ những đức tính mà nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ là công việc đầy khó khăn. Trong mọi công việc thì giáo dục, rèn luyện con người bao giờ cũng là công việc khó khăn nhất.Công việc này đòi hỏi sự kiên trì cảm hoá, thuyết phục rất công phu, nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Tuy khó khăn như vậy nhưng giáo dục đầo tạo vẫn được coi là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia. Nừu không có giáo dục đào tạo thì sẽ không có những người sáng tạo, tiếp thu công nghệ cao, quản lý kinh tế đạt hiệu quả (giáo sư, bác sỹ, bác học, kỹ sư...). Giáo dục không chỉ tạo nên trình độ học vấn, năng lực thực tiễn cho người lao động mà còn tạo ra nhân cách cho con người. Điều này đã được chứng minh qua thực tế. Những quốc gia phát triển( Nhật Bản, Mỹ, EU...)đã làm nên diều kỳ diệu trong sự phát triển kinh tế xã hội nhờ sớm nhận thức và khai thác được triệt để kho tài nguyên vô tận này. Đối với nước ta bên cạnh những thành công, thuận lợi đạt được trong giáo dục đào tạo (như đã nói ở trên) còn rất nhiều hạn chế cần có giải pháp để khắc phục. Kiên quyết và nhanh chóng phát triển nguồn đầu tư ngân sách hơn nữa cho giáo dục đào tạo. Không những thế còn phải phân bổ ngân sách hợp lý cho các cấp học, bậc họcnhư:xác định rõ được ngân sách chi cho việc dào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ trong ngành giáo dục là bao nhiêu để nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện cho họ có thể chuyên tâm vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học; ngân sách chi cho việc bồi dưỡng nhân tài, phát triển tài năng cho học sinh là bao nhiêu để tránh tình trạng chảy máu chất xám, để cho họ có điều kiện cống hiến nhiều hơn cho đất nước; ngân sách chi cho việc đầu tư trang thiết bị, dụng cụ học tập, mở rộng hệ thống giáo dục rộng khắp; đặc biệt cần chi một khoản đầu tư lớn cho giáo dục ở miền núi và trung du.... Đào tạo phải căn cứ từ nhu cầu của từng ngành nghề, địa phương, cần gắn liền với sử dụng lao động trí tuệ được đào tạo, tránh tình trạng “lãng phí, chảy máu chất xám”. Cân đối tỷ lệ học nghề và học đại học, tỷ lệ nguồn nhân lực trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế, các vùng. Nâng cao chất chất lượng giáo dục toàn diện bằng việc thực hiện đồng bộ việc : đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp học và giảng dạy ở tất cả cấp học và bậc học. Khuyến khích người học độc lập suy nghĩ, tìm tòi nâng co năng lực tư duy và bản lĩnh con người Việt Nam. Giáo dục cả về chính trị và tư tưởng đạo đức. Thực hiện xã hội hoá giáo dục nghĩa là sự nghiệp giáo dục là của toàn dân. Cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phát triển đào tạo giáo dục. Nền văn minh công nghiệp cũng góp phần làm thay đổi cách suy nghĩ, cách thức lao động và thói quen, tập tục của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Nhưng phải mất nhiều thời gian, sự chuyển đổi phải dần dần từ thực tiễn phản ánh đến nhận thức. Chính vì thế giáo dục văn minh tinh thần có vai trò rất to lớn cần phải được chú trọng. Không ngừng nâng cao văn minh tinh thần: đạo đức, văn hoá truyền thống của nhân loại và dân tộc. Văn hoá truyền thống sẽ giữ gìn một xã hội trật tự kỷ cương nền nếp, phát huy tính dân tộc và tinh thần tự lực tự cường sẽ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển. Tạo mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu cho công tác khoa học nghiên cứu của các tri thức. Có chế độ đãi ngộ giúp họ nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống để họ yên tâm công tác. Đặc biệt cần lưu ý đến nguồn nhân lựuc miền núi. Ta phải tạo mọi điều kiện thuận lợi, chính sách ưu tiên cho các trí thức ở đây. Trẻ hoá đội ngũ cán bộ khoa học sao cho phù hợp với tình hình mới của đất nước. Xác định rõ phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và phương pháp làm việc của đội ngũ cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tinh gọn, hiệu quả cao. Hoàn thiện hệ thống giá trị mới của con người Việt Nam: sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại. Việc xây dựng dựng con người cần được triển khai tích cực, khẩn trương chủ động nhưng không thể nóng vội, đơn giản ,trái với quy luật của tư tưởng, tình cảm, văn hoá. Đây là công việc bền bỉ lâu dài. Phải huy động mọi lực lượng , vận dụng sức mạnh tổng hợp để xây dựng con người từ khi sinh ra và trong suốt cả cuộc đời, trong mọi hoàn cảnh, bằng nhiều hình thức biện pháp khác nhau tuỳ từng loại đối tượng. Vừa xây dựng bồi đắp cái tốt đẹp của văn hoá truyền thống và hiện đại vừa đấu tranh đẩy lùi cái cũ lạc hậu tiêu cực. Kiên quyết đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng, đại đức lối sống trong cán bộ và quần chúng. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá cho thanh niên, học sinh, sinh viênđể họ vừa là những con người năng động hiện đại phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, với quá trình CNH,HĐH ở nước ta hiện nay nhưng vẫn mang trong mình nét đẹp của người Việt Nam truyền thống. Như vậy bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ quan trọng của chúng ta là xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những giải pháp đề ra ở trên thì để đảm bảo cho chúng ta thưch hiện được cần phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của nhà nước trong quá trình xây dựng con người. Nhà nước cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, đổi mới và bổ sung những chính sách này theo yêu cầu của công cuộc đổi mới. Bên cạnh đó, công tác tư tưởng cần phải được tăng cường, đổi mới hơn bao giờ hết. Vừa phải gắn bó chặt chẽ với quản lý xã hội bằng pháp luật, phát huy sức mạnh của dư luận xã hội để ngày một loại trừ những ảnh hưởng xấu tác động đến con người Việt Nam. Cuối cùng điều quan trọng và cơ bản trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay là phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế để con người Việt Nam hoàn thiện hoàn mỹ theo đúng định hư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35957.doc
Tài liệu liên quan