Công trình giảm vận tốc ven bờ: Đây là một giải pháp quan trọng được dùng phổ biến trong thời gian qua, nhất là đối với những trường hợp vận tốc ven bờ lớn, đáy sông sâu, mái bờ dốc lớn. Giải pháp này thường kết hợp với kè lát mái tạo nên hệ thống công trình liên hoàn có hiệu quả chống sạt lở bảo vệ bờ tốt, được áp dụng ở nhiều nơi như công trình kè Quang Lãng, Hàm Tử, Hà Xá. Các công trình này đã phát huy hiệu quả và tỏ ra thích hợp với điều kiện Việt Nam.
Công trình chuyển hướng dòng chảy: Đối với những vùng bờ bị xói quá dài, phương pháp bảo vệ trực tiếp có khối lượng công việc quá lớn hoặc do các điều kiện khác khó thực hiện, ta dùng giải pháp công trình chuyển hướng chảy. Giải pháp này thường dùng hệ thống mỏ hàn hướng dòng hoặc đào luồng, cắt dòng hay đập ngăn, gây bồi lấp lạch.
25 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6072 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xây dựng mô hình chống sạt lỡ bờ sông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
ooOoo
BỘ MÔN XỬ LÝ Ô NHIỄM VÀ THOÁI HÓA MÔI TRƯỜNG ĐẤT
@&?
TIỂU LUẬN
Người thực hiện:
Phan Thị Thanh Ngà
MSSV: 07721211
Lớp : ĐHMT3A
Khoa: Công nghệ môi trường
Giảng viên hướng dẫn: GSTSKH: Lê Huy Bá
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 05 năm 2010
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi đã được sự giúp đỡ của nhà trường nơi đã tạo cơ sở vật chất và môi trường làm việc khoa hoc cho nhóm .Thư viện trường là nguồn cung cấp thông tin rất bổ ích và chính xác cho việc tìm kiếm tài liệu trong quá trình học tập cũng như làm tiểu luận. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của GSTSKH LÊ HUY BÁ đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những sai xót,rất mong thầy thông cảm bỏ qua.
MỤC LỤC
1.Nguyên nhân 1
2.Thực trạng 2
3.Mô hình giải pháp 8
Lời mở đầu
Sạt lở bờ sông luôn là mối đe dọa cho công trình và các hoạt động kinh tế ven bờ, đặc biệt là khu vực đồng bằng Bắc Bộ, sạt lở bờ sông còn đe dọa đến cả ổn định của hệ thống đê - công trình an toàn quốc gia. Các yếu tố tham gia vào quá trình sạt lở bờ sông rất đa dạng và tỷ phần tham gia của các yếu tố rất khác nhau
Chính vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức bảo vệ rừng đầu nguồn, khai thác đánh bắt tài nguyên khoáng sản hợp lý để bảo vệ dòng sông của chúng ta. Bên cạnh đó nhà nước cần có nhiều chủ trương chính sách bảo vệ dòng sông đã và đang bị sạt lở. bảo vệ cho dòng sông chính là bảo vệ cho tính mạng cho mỗi chúng ta. Vì vậy cần có nhiều mô hình công tác phòng chống cụ thể để phòng chống sạt lở bờ sông một cách kịp thời và hiệu quả. Bài tiểu luận này tôi xin đưa ra một vài mô hình nhằm chống sạt lở bờ sông. Trong quá trình làm bài vì kiến thức còn hạn hẹp nên mong thầy bỏ qua những thiếu xót.
1. Nguyên nhân.
- Đặc điểm địa chất, địa hình, chế độ thủy văn, thủy lực dòng chảy, đặc biệt là đặc điểm thủy triều biển Đông (sông cong, biên độ triều lớn, chân triều rút sâu…) làm thay đổi đường bảo hòa thấm, áp lực thấm, trọng lượng khối đất mép bờ sông; chế độ thủy văn, thủy lực có sự thay đổi tạo nên những dòng nước xoáy tác động vào vùng, khu vực có nền đất yếu, hình thành những hàm ếch và gây sạt lở;
- Các hoạt động xây dựng nhà cửa, kho hàng, vật kiến trúc và lập các bến bãi sát mép bờ… làm gia tăng tải trọng trên nền đất yếu tạo ra áp lực, gây hiện tượng nén lún, ép trồi khối đất bờ ra mái bờ làm mất ổn định mái bờ sông dẫn đến nguy cơ sạt lở;
- Các hoạt động kinh doanh khai thác cát trái phép trên sông, nhất là tình trạng đào, hút sâu xuống lòng sông, bãi bồi đã được tích tụ nhiều năm để lấy cát tạo nên hàm ếch. Việc khai thác cát trái phép không chỉ làm sạt lở đất ngay tại nơi đào, hút cát mà có thể làm thay đổi dòng chảy gây nên tình trạng sạt lở bất thường, ngay cả những nơi đã xây dựng kè bảo vệ;
- Xây dựng công trình bảo vệ bờ tự phát không theo quy hoạch chung, không đúng yêu cầu kỹ thuật và không được cấp có thẩm quyền cho phép;
- Ảnh hưởng của các mố, trụ cầu giao thông làm thay đổi, cản trở dòng chảy;
- Ảnh hưởng của việc nạo vét sâu lòng sông, kênh, rạch, luồng chạy tàu đã làm hư hại các cây chắn sóng, giữ đất hai bên bờ và không tuân thủ theo quy trình, theo lưu vực thoát nước (sông Soài Rạp đang được tiếp tục nạo vét sâu để các tàu, thuyền có tải trọng lớn ra vào);
- Một số phương tiện giao thông thủy, tàu biển lưu thông tạo sóng, neo đậu tàu, xà lan trái phép gây hư hại bờ và cây bảo vệ bờ;
- Các cây mọc dọc bờ, mép sông có tác dụng chắn sóng, ổn định bờ do nhiều nguyên nhân khác nhau bị phá hoại, chết, cuốn trôi...
Rừng đầu nguồn bị khai thác quá mức cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi chế độ dòng chảy và chế độ bùn cát của hệ thống sông, gây tác động xấu đến diễn biến lòng sông.
Mặt khác, do cấu tạo lòng sông, nhất là sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long, chủ yếu là lớp cát mịn nên rất dễ bị xói lở. Vì vậy, chỉ cần một tác động hay một thay đổi nhỏ cũng có thể tạo sự biến động thủy lực gây biến động mạnh lòng sông, bờ sông.
2. Thực trạng.
Việt Nam có 2 con sông chính là sông Cửu Long và sông Hồng. Nhưng hiện nay hai con sông này đang bị sạt lở nghiêm trong ảnh hưởng đến an toàn và lợi ích kinh tế của người dân.
Sông Cửu Long: 68 vị trí sạt lở bờ trên toàn tuyến sông Cửu Long. Sông Cửu Long là tên gọi phần chảy qua lãnh thổ Việt Nam của sông Mê Kông. Đây là hệ thống sông lớn nhất Việt Nam, với chiều dài khoảng 250 km tính từ biên giới Việt Nam - Campuchia tới Biển Đông. Sông Cửu Long gồm hai nhánh chính: Sông Tiền và sông Hậu. Dòng chảy sông Tiền đổ ra Biển Đông qua sáu cửa: Cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu. Dòng chảy sông Hậu đổ ra Biển Đông qua ba cửa: Cửa Định An, cửa Trần Đề và cửa Bassac (cửa Bassac nay đã bị bồi lấp). Nguồn cung cấp nước ngọt phục vụ cho dân sinh, nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp.
- Là tuyến giao thông thủy đặc biệt quan trọng nối ĐBSCL với Đông Nam Bộ, với thành phố Hồ Chí Minh, với cả nước và quốc tế.
- Nơi cung cấp nguồn thủy sản, đồng thời cũng là tuyến du lịch quan trọng của đất nước.
- Nơi tập trung nhiều công trình xây dựng, công trình kiến trúc, công trình văn hóa, kho tàng, các công trình giao thông, cầu, phà, bến cảng, các công trình thủy lợi...
khảo sát thực tế trong năm 2000, đã thống kê được 68 điểm sạt lở bờ trên sông Cửu Long. Trong số 68 điểm sạt lở nêu trên nếu:
Thống kê theo sông thì sông Tiền có 37 điểm, sông Hậu có 31 điểm sạt lở.
Thống kê theo đơn vị hành chính: Tỉnh Đồng Tháp có 16 điểm, tỉnh An Giang - 20 điểm, tỉnh Tiền Giang - 4 điểm, tỉnh Vĩnh Long - 10 điểm, tỉnh Bến Tre - 4 điểm, tỉnh Cần Thơ - 6 điểm, tỉnh Sóc Trăng - 1 điểm, tỉnh Trà Vinh - 7 điểm sạt lở.
Thống kê theo tốc độ sạt lở trung bình hàng năm: Tốc độ sạt lở mạnh (trên 10 m/năm) có 11 điểm, tốc độ sạt lở trung bình (từ 5 đến 10 m/năm) - 32 điểm, tốc độ sạt lở yếu (dưới 5 m/năm) - 25 điểm sạt lở.
Thống kê theo đặc điểm hình thái sông có 18 điểm sạt lở trên đoạn sông cong, gấp khúc, 4 điểm sạt lở trên đoạn sông co hẹp đột ngột, 6 điểm sạt lở trên đoạn sông nằm tại các cửa phân lưu, 12 điểm sạt lở trên các cù lao nằm trong lòng dẫn, và các điểm còn lại nằm trên các đoạn sông tương đối thẳng với tốc độ và phạm vi sạt lở nhỏ.
Thống kê theo chế độ dòng chảy: Phần sông ảnh hưởng của chế độ dòng chảy thượng nguồn có 52 điểm sạt lở, phần sông ảnh hưởng của chế độ thủy triều Biển Đông có 16 điểm sạt lở.
Ngoài ra nếu xét về mức độ thiệt hai do sạt lở gây ra thì trên toàn tuyến sông Cửu Long hiện có 6 khu vực sạt lở nghiêm trọng là: Khu vực sạt lở bờ sông Tiền đoạn Thường Phước, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; khu vực sạt lở bờ sông Tiền đoạn thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang; khu vực sạt lở bờ sông Tiền đoạn thị trấn Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; khu vực sạt lở bờ sông Tiền đoạn thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp; khu vực sạt lở bờ sông Hậu đoạn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; khu vực sạt lở bờ sông Hậu đoạn thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ. Hiện tượng sạt lở bờ sông Cửu Long hiện nay xảy ra nghiêm trọng và ngày càng phức tạp trên toàn tuyến. Số điểm sạt lở bờ trên sông Tiền nhiều hơn trên sông Hậu và thiệt hại do hiện tượng sạt lở trên sông Tiền lớn hơn trên sông Hậu rất nhiều. Vùng thượng châu thổ sông chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy thượng nguồn có lòng sông sâu, bờ dốc. Hiện tượng sạt lở xảy ra nhiều, tốc độ sạt lở nhanh, sạt lở thường xảy ra vào những ngày mưa lớn trong thời kỳ lũ rút, mỗi lần sạt lở thường gây nên thiệt hại rất lớn về con người và của cải vật chất. Đoạn sông vùng hạ châu thổ (vùng cửa sông và vùng gần cửa sông) chịu ảnh hưởng chính của chế độ thủy triều Biển Đông, sạt lở bờ ít, bồi tụ chiếm ưu thế, lòng sông không sâu, sạt lở thường chỉ xảy ra trên lớp đất bề mặt bờ sông, các đợt sạt lở ở những vùng này thường xảy ra vào thời điểm triều rút của những ngày triều cường, sau mùa gió chướng và sau những đợt mưa bão lớn.
Sông Hồng. Nhiều khu vực bờ sông Hồng thuộc địa phận 5 tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Tây,Hà Nội và Vĩnh Phúc đang bị sạt lở nghiêm trọng . Những hộ dân sống gần khu vực sông Hồng bắt buộc phải di dời đến nơi khác để sinh sống vì khu gần bờ bị sạt lở nghiêm trọng.
Tình trạng sạt lở bờ sông ở các tỉnh miền Trung cũng diễn ra khá nghiêm trọng vào mùa nước lũ. Bão lũ miền trung đã cuốn trôi nhà cửa, đất đai, đặc biệt những hộ dân sống gần bờ sông bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả tiền bạc và tính mạng trong mỗi mùa bão lũ đi qua.
Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh: Khu vực phường Long Phước, quận 9 diện tích sạt lở đã lên đến 7 ha. Khu vực Thanh Đa sạt lở tới 1.300 m2 với bề sâu 20 m và dài 50 m, trong đó có 300 m2 mới lở ngày 26/5. Sông Soài Rạp có 3 điểm đang sạt lở, nặng nhất là bến phà Bình Khánh dài 1.000 m, sâu vào bờ 1-2 m, bên cạnh đó các khu vực nhu Nhà Bè, Bình Chánh. Cần Giờ là những khu vực bị sạt lở bờ sông khá nghiêm trọng.
Được biết trong năm 2009, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 14 vụ sạt lở. Trong đó, nhiều nhất là ở huyện Nhà Bè (7 vụ); quận Bình Thạnh (4 vụ); quận Thủ Đức và 2 huyện Bình Chánh, Củ Chi mỗi nơi xảy ra 1 vụ. 14 vụ sạt lở này đã “nuốt” hơn 4.000 m2 đất và 5 căn nhà, rất may là không có thiệt hại về người.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão TP thì hiện TP có 42 vị trí có nguy cơ sạt lở cao (trong đó sạt lở bờ sông có 40 điểm và sạt lở bờ biển có 2 điểm). Các điểm nguy cơ sạt lở chủ yếu tập trung tại huyện Nhà Bè (17 điểm), huyện Cần Giờ (9 điểm), quận Bình Thạnh (8 điểm) và một số quận như: quận Thủ Đức (4 điểm), quận 2 (2 điểm), quận 4 (1 điểm), quận 9 (1 điểm)
Một số khu vực có nguy cơ sạt lở cao
Sông Sài Gòn: thượng và hạ lưu nhà kho tang vật Công an quận Bình Thạnh, dài khoảng 100m; khu vực từ bờ kè Công đoàn đến trại cai nghiện ma túy phường 27, quận Bình Thạnh; khu vực hố xói nhà thờ Lasan Mai Thôn và hạ lưu của hố xói nhà thờ Lasan Mai Thôn đến biệt thự Lý Hoàng; khu vực từ cảng container về phía hạ lưu (phường Trường Thọ, quận Thủ Đức) có chiều dài 500m, nằm trên bờ lõm hố xói sâu 20-25m.
Sông Nhà Bè: tại ngã ba sông Nhà Bè và sông Phú Xuân, chiều dài 400m.
Sông Mương Chuối: hai bên bờ sông đoạn cầu Mương Chuối thuộc các xã Phú Xuân, Nhơn Đức, huyện Nhà Bè với tổng chiều dài lên tới 1.800m.
Rạch Tôm: phía bờ phải thượng lưu cầu Rạch Tôm, đoạn nối tiếp với bờ kè hiện tại có nguy cơ sạt lở trên chiều dài khoảng 300m.
Sông Phước Long: cả thượng, hạ lưu cầu Phước Long (thuộc xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè) với tổng chiều dài hơn 400m.
Sông Lòng Tàu và sông Ngã Bảy: khu vực đoạn bờ từ mũi Nước Vận đến sông Đồng Đình dài khoảng 4km; khu vực từ rạch Bùa (ấp Thiềng Liềng) đến cửa sông, có chiều dài 3,5 km.
Sông Soài Rạp: đoạn từ ấp Chợ đến sông Cần Lộc có chiều dài 1,5km; đoạn bờ từ sông Cần Lộc ra đến cửa sông Soài Rạp (xã Kiểng Phước) dài 0,5km; đoạn bờ từ rạch Mương Thông kéo dài 600m về phía UBND xã Lý Nhơn.
Đất ven sông phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức
3. Mô hình giải pháp.
- Kiểm tra, rà soát và cắm biển cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt lở;
- Lập dự án xây dựng kè chống sạt lở, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng kè chống sạt lở đã có chủ trương;
- Kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm sông, rạch trái phép, xem xét giảm tải nhà hợp lý tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao để hạn chế xảy ra sự cố;
- Thống kê các hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở và lập kế hoạch di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở.
Hàn khẩu bờ bao bị bể do triều cường
Vì mưa bão, lũ lụt là một trong những nguyên nhân chính gây nên sạc lở bờ sông nên chúng ta cần có những biện pháp phòng tránh lượng nước dâng lên vào mỗi mùa mưa.
Hiện nay chúng trên sông Sài Gòn tại trạm Phú An xây dựng , triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn bờ bao ngăn lũ, ngăn triều giúp phòng tránh sạc lở bờ sông
+ Đắp tôn cao bờ bao đề phòng nước tràn qua, gây vỡ bờ. Những đoạn bờ bao chưa đủ cao trình chống lũ lụt, ngăn triều cường, phải chủ động đắp tôn cao bằng đất, bao tải đất, cát đề phòng nước tràn qua, gây vỡ bờ bao. Các đoạn bờ bao mái dốc, bề mặt nhỏ thực hiện đắp áp trúc mái trước khi đắp tôn cao.
+ Tôn cao tường kè:
Ở những đoạn xây tường kè để chống lũ, triều cường khi mực nước vượt qua đỉnh tường thì dùng bao tải đất xếp lên đỉnh tường. Khi tôn cao tường, phải đắp thêm đất ở chân tường đề phòng tường đổ vì mất ổn định.
- Hàn khẩu khi bờ bao bị vỡ bằng phương pháp thủ công:
Bước 1: Bảo vệ bờ mố không cho dòng nước phá hoại mở rộng bằng cách cắm hai hàng cừ tre hoặc cừ tràm bao lấy hai đầu mố, cắm quá về phía bờ sông, rạch một ít, rồi thả bao đất vào sát hàng cừ.
Bước 2: Tiến hành hàn khẩu chặn dòng bằng cách: cắm cọc cừ tre hoặc cừ tràm theo tuyến hàn khẩu, có dạng cong lồi về phía sông, rạch. Dùng cừ kép gồm hai hay nhiều hàng cừ đơn liên kết lại với nhau. Sau khi đã có các hàng cừ, tiến hành bỏ các bao đất vào giữa các hàng cừ để chặn dòng. Khi thả bao tải đất, thả từ hai đầu mố lấn dần ra giữa hoặc kết hợp thả từ hai đầu mố với thả giữa dòng.
- Biện pháp xử lý khẩn cấp kè, bờ sông, rạch bị sạt lở:
+ Tại bờ lõm các đoạn sông, rạch cong, do ảnh hưởng của chủ lưu dòng chảy khoét sâu chân bờ sông, rạch hoặc do đáy sông, rạch ở gần bờ có hố xói cục bộ, làm cho mái kè hay bờ sông, rạch bị sạt lở từng mảng lớn gây nguy hiểm cho bờ bao hoặc công trình xây dựng ven sông, rạch, cần phải tiến hành xử lý khẩn cấp bằng biện pháp làm giảm tốc độ dòng chảy chỗ thượng lưu nơi sạt lở và giữ chân bờ sông, rạch nơi xói lở;
+ Làm giảm tốc độ dòng chảy gây bồi chống xói ở thượng lưu chỗ sạt lở bằng cách thả các cụm cây có đeo rọ đá xuống đáy sông, rạch sát bờ. Mỗi cụm cây từ 5-6 cây tre hoặc tràm tươi để nguyên cành lá, bó thành cụm, ở gốc đeo buộc 1-2 rọ đá loại 0,5-1m3, nếu vận tốc dòng chảy lớn buộc loại 1-1,5m3. Cứ khoảng từ 4-5m thả một cụm cây;
+ Tùy theo chỗ lở có thể thả các cụm cây thành bãi dọc hoặc thả theo hình thức mỏ hàn. Dùng xà lan hay bè chắc chắn có neo an toàn để thả các cụm cây, thả ở hạ lưu trước, thượng lưu sau, chỗ nước xoáy mạnh xói sâu thả trước, chỗ xói ít thả sau;
+ Củng cố chân bờ sông, rạch nơi bị sạt lở bằng cách dùng rọ sắt đựng đá thả xuống để giữ chân bờ sông, rạch nơi bị sạt lở; rọ sắt loại 2m×1m, chứa từ 1-2m3 đá hộc. Các rọ đá ở trên xà lan rồi thả xuống vị trí đã định theo nguyên tắc từ hạ lưu lên thượng lưu, từ ngoài vào trong bờ;
+ Ở những nơi sạt lở có tốc độ dòng chảy và độ sâu không lớn (nhỏ hơn 10 m) có thể dùng bao tải đựng cát thả xuống củng cố chân bờ sông, rạch.
+ Thả cụm cây rọ đá tạo thành kè mềm lái dòng, gây bồi chống xói lở ở thượng lưu chỗ sạt lở và thả xuống các hố xói sát bờ (nếu có);
Thả rọ đá hoặc bao tải đựng cát giữ chân bờ sông nơi sạt lở.
Các vụ sạt lở bờ sông, biển đã diễn ra cùng lúc ở nhiều địa phương nước ta, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng con người, phá hủy công trình xây dựng. Mới đây ,các nhà khoa học đã đưa ra những giải pháp công trình và phi công trình
Công nghệ kè lát mái: Đây là giải pháp công nghệ dùng các loại vật liệu bền vững làm lớp áo phủ phía ngoài, giữ cho đất bờ không bị xói trôi, bảo vệ trực tiếp mái lở. Giải pháp này hiện được dùng phổ biến và rộng rãi ở hầu hết các công trình bảo vệ bờ nước ta.
Kè lát mái gồm 3 bộ phận chính: chân kè, thân kè, đỉnh kè. Chân kè là bộ phận nằm dưới mực nước, dùng để bảo vệ, giữ cho chân mái bờ ổn định và làm thế cho phần thân kè ở trên. Gần đây, người ta đã dùng các tấm bêtông hình chữ nhật có kích thước phù hợp liên kết với nhau bằng khuy móc, tạo thành mảng lớn hoặc các kết cấu bêtông có hình dạng đặc biệt xếp nối với nhau theo kiểu khớp móc tạo thành mảng chắc chắn, rất khó bị bật tung ra khi bị tác động. Nhưng công nghệ này mới chỉ được áp dụng thử nghiệm.
Công trình giảm vận tốc ven bờ: Đây là một giải pháp quan trọng được dùng phổ biến trong thời gian qua, nhất là đối với những trường hợp vận tốc ven bờ lớn, đáy sông sâu, mái bờ dốc lớn. Giải pháp này thường kết hợp với kè lát mái tạo nên hệ thống công trình liên hoàn có hiệu quả chống sạt lở bảo vệ bờ tốt, được áp dụng ở nhiều nơi như công trình kè Quang Lãng, Hàm Tử, Hà Xá... Các công trình này đã phát huy hiệu quả và tỏ ra thích hợp với điều kiện Việt Nam.
Công trình chuyển hướng dòng chảy: Đối với những vùng bờ bị xói quá dài, phương pháp bảo vệ trực tiếp có khối lượng công việc quá lớn hoặc do các điều kiện khác khó thực hiện, ta dùng giải pháp công trình chuyển hướng chảy. Giải pháp này thường dùng hệ thống mỏ hàn hướng dòng hoặc đào luồng, cắt dòng hay đập ngăn, gây bồi lấp lạch.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi địa phương mà áp dụng công nghệ cho phù hợp.
Cỏ Vetiver
Trồng cỏ Vetiver ven sông chống sạt lở
Có khả năng chống xói mòn, sạt lở cao vừa kiến tạo môi trường xanh, sạch.
Cỏ vetiver là một trong những giống cỏ chống xói mòn, sạt lở đất được các nhà khoa học đánh giá hiệu quả nhất hiện nay vì các đặc tính tốt như: bộ rễ phát triển nhanh, khoẻ, cắm sâu vào lòng đất hình thành một dàn cừ sống sâu 3-4m, thân cây thẳng đứng, không bò lan, phát triển tốt trên nhiều địa hình khác nhau; rễ cỏ vetiver là môi trường cố định đạm tốt, giảm phèn cho đất đặc biệt không tranh giành dinh dưỡng của đất đối với cây nông nghiệp xung quanh bên cạnh đó bộ rễ có tinh dầu mùi thơm không thích nghi với mùi vị của các loài gậm nhấm…với những đặc tính ưu việt này, đề tài đã triển khai trồng thử nghệm cỏ Vetiver cho 3 vùng sinh thái : ngọt, lợ và mặn trong tỉnh nhằm nghiên cứu khả năng thích ứng, phát triển và chống xói mòn sạt lở của cỏ Vetiver trên các vùng sinh thái của tỉnh từ đó có kế hoạch nhân rộng.
Trồng thử nghiệm trên 3 vùng ngọt, lợ và mặn bước đầu cho thấy cỏ Vetiver có khả năng sinh trưởng và phát triển trên 3 vùng khác nhau nhưng nhìn chung khả năng sống và phát triển khá tốt. Chiều cao cỏ Vetiver tăng nhanh sau khoảng 15 ngày trồng và đạt cao nhất vào giai đoạn 90 ngày sau khi trồng. Tốc độ đẻ nhánh của cỏ Vetiver trên vùng đất nước ngọt cao hơn vùng lợ và vùng mặn. Khả năng chống xói mòn, sạt lở của cỏ Vetiver rất tốt do Vetiver có hệ thống rễ chùm phát triển thành mạng lưới dày đặc giữ cho đất kết dính lại đồng thời không cho đất bật ra khi gặp dòng chảy có vận tốc lớn, thân cỏ mọc thẳng đứng giảm lớp đất bị nước cuốn trôi. Bên cạnh đó, cỏ Vetiver còn có khả năng duy trì độ ẩm cho đất, hạn chế tình trạng đất bốc hơi ; cố định các kim loại nặng do khả năng hấp thu có hiệu quả các khoáng chất có độc tính từ nguồn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm trong đất, nước làm tăng độ phì cho đất một cách tự nhiên. Hiện nay cỏ Vetiver được trồng khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để hạn chể việc sạc lở bờ sông, xói mòn đất đạng diễn ra hàng ngày ở các tỉnh này.
Bên cạnh đó chúng ta cần có nhiều biên pháp như: trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng nhiều loại cây có khả năng giữ nước tốt trong mùa mưa lũ để tránh xói mòn, sạt lở bờ sông vào mỗi mùa mưa.
Mô hình SALT
Đây là mô hình canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc (phương thức nông – lâm kết hợp)
Phần cứng: lâm phần trên đỉnh và những băng kép cây họ đậu đa mục đích trồng theo đường đồng mức.
Phần mềm: cây lương thực, thực phẩm trồng xen kẽ giữa các băng kép cây họ đậu.
Ưu điểm khi sử dụng mô hình này :
Cải thiện và duy trì độ phì nhiêu cho đất.
Làm tăng chất hữu cơ và đạm cho đất.
Lấy ngắn nuôi dài và ngược lại.
Tạo độ che phủ đất có tác dụng chống xói mòn và rửa trôi do dòng chảy bề mặt. ...
Đào mương, đắp bờ trên mặt dốc, ngăn chặn dòng chảy hoặc hạn chế tốc độ dòng chảy
Đào hố vảy cá
Xây dựng bờ vùng bờ thửa ở miền núi
Biện pháp nông nghiệp
Làm đất gieo trồng theo đường đồng mức
Che phủ đất
Bồi dưỡng đất, nhất là bón phân hữu cơ tăng keo mùn và kết cấu đất
Biện pháp lâm nghiệp
Giao đất, giao rừng cho dân
Bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng hành lang, rừng phòng hộ
Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc
Nếu khai hoang thì luôn phải chừa lại chỏm rừng, không khai hoang kiểu “cạo trọc đầu”
Giải đệm thực vật
Tài liệu tham khảo
1. GS.TSKH Lê Huy Bá, Sinh thái môi trường đất, Nxb ĐHQG, 2007.
2. GS.TSKH Lê Huy Bá, Môi trường, tập 1, Nxb KHKT, 2000.
3. Nghuyễn Thị Kiều Diễm, Bài giảng Xử lý ô nhiễm và thoái hoá môi trường đất, ĐHCNTp.HCM, 2009.
4.
5.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây Dựng Mô Hình Chống Sạc Lỡ Bờ Sông.doc