Ông Q đang có vợ là bà K nhưng ông đã chung sống với bà M như vợ như chồng. Do vậy ông Q và bà M đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định tại Luật HN&GĐ năm 1959. Vì vậy, tài sản của ông Q và bà K là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng còn tài sản chung của ông Q và bà M là thuộc quan hệ sở hữu chung theo phần. Theo đặc điểm của sở hữu chung theo phần thì chủ thể nào tạo ra nhiều, đóng góp nhiều thì được hưởng phần quyền tài sản nhiều và ngược lại. Nhưng trong trường hợp này không có căn cứ để xác định công sức của ông Q và bà M trong việc tạo ra khối tài sản chung theo phần. Trong trường hợp đặc biệt này thì coi như phần quyền tài sản của ông Q và bà M là ngang nhau, mỗi người được hưởng một nửa số tài sản chung đó.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3961 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xây dựng một tình huống về thừa kế phù hợp với những kết quả phân chia di sản mà Tòa án đã quyết định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI
Đề số 2: Xây dựng một tình huống về thừa kế phù hợp với những kết quả phân chia di sản mà Tòa án đã quyết định dưới đây:
1.Chia di sản của Q:
Tài sản chung hợp nhất của Q và K = 720.000.000 đồng + (320.000.000/2) = 880.000.000 đồng
( M= 160.000.000 đồng)
Q= 880.000.000 :2 = 440.000.000 đồng
Q= 440.000.000 đồng- 8.000.000 đồng= 432.000.000 đồng
K= G = H= L= 432.000.000 đồng :4 = 108.000.000 đồng ( con của L là E và F).
E= F= 108.000.000 đồng :2=54.000.000 đồng
2. Chia di sản của L
L= B= 240.000.000 đồng :2 = 120.000.000 đồng
M= B= E= F= 120.000.000 đồng :4= 30.000.000.
BÀI LÀM
1. Xây dựng tình huống.
Năm 1960, ông Q kết hôn với bà K. Ông Q và bà K có hai người con là anh G và chị H. Năm 1980, ông Q đi làm xa và chung sống như vợ chồng với bà M, hai ông bà có với nhau 1đứa con là anh L. Năm 2008, ông Q và anh L chết cùng thời điểm trong một vụ tai nạn giao thông và không để lại di chúc. Tại thời điểm anh L qua đời, anh đã có vợ là chị B và 2 con gái là E và F.
Sau khi ông Q và anh L qua đời, bà K và chị B gửi đơn yêu cầu Tòa án quận X chia di sản thừa kế. Tòa án quận X đã xác định:
- Tài sản chung hợp nhất của ông Q và bà K được xác định là 720.000.000 đồng
- Tài sản chung hợp nhất của ông Q và bà M là 320.000.000 đồng.
- Tiền mai táng phí cho ông Q là 8.000.000 đồng, được trích ra từ tài sản chung hợp nhất với bà K.
2. Giải quyết tình huống.
Trước hết, ông Q và anh L chết không để lại di chúc nhưng theo quy định tại Điều 675 của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì tài sản của ông Q và của anh L được chia theo pháp luật.
2.1 Chia tài sản của ông Q.
Ông Q đang có vợ là bà K nhưng ông đã chung sống với bà M như vợ như chồng. Do vậy ông Q và bà M đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định tại Luật HN&GĐ năm 1959. Vì vậy, tài sản của ông Q và bà K là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng còn tài sản chung của ông Q và bà M là thuộc quan hệ sở hữu chung theo phần. Theo đặc điểm của sở hữu chung theo phần thì chủ thể nào tạo ra nhiều, đóng góp nhiều thì được hưởng phần quyền tài sản nhiều và ngược lại. Nhưng trong trường hợp này không có căn cứ để xác định công sức của ông Q và bà M trong việc tạo ra khối tài sản chung theo phần. Trong trường hợp đặc biệt này thì coi như phần quyền tài sản của ông Q và bà M là ngang nhau, mỗi người được hưởng một nửa số tài sản chung đó.
Phần tài sản của ông Q chung với bà M vẫn thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng ông Q bà K mà không phải tài sản riêng của ông Q. Như vậy, tài sản chung hợp nhất của ông Q và bà K có được trong thời kì hôn nhân hợp pháp là: 720.000.000 đồng + ( 320.000.000 đồng : 2) =880.000.000 đồng.
Phần tài sản của bà M trong khối tài sản chung theo phần với ông Q là: 320.000.000 : 2 =160.000.000 đồng. Đây là tài sản riêng của bà M.
Theo quy định của pháp luật thì di sản thừa kế của ông Q được xác định từ tài sản chung hợp nhất với bà K là ½. Vậy di sản mà ông Q để lại là: 880.000.000 đồng : 2 =440.000.000 đồng.
Khi ông Q qua đời, bà K đã mai táng cho ông hết 8.000.000 đồng từ tài sản chung hợp nhất của ông bà Q, K. Theo quy định tại điều 683 Bộ luật dân sự năm 2005 thì mai táng phí được trừ vào di sản của người chết. Vậy phần di sản của ông A được xác định từ tài sản chung còn lại sau khi trừ đi mai táng phí là: 440.000.000 đồng -8.000.000 đồng =432.000.000 đồng.
Ông Q chết không để lại di chúc, theo điều 677 Bộ luật Dân sự 2005 thì những người thừa kế theo pháp luật của ông Q, tại hàng thừa kế thứ nhất gồm: bà K, anh G, chị H và anh L. Tài sản của ông Q được chia đều cho 4 người này.
Vậy: K =G =H =L =432.000.000 : 4 =108.000.000 đồng
Theo sự kiện anh L chết cùng thời điểm với ông Q, theo quy định tại điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 về thừa kế thế vị thì: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng khi còn sống”,do vậy con của anh L là E và F được thừa kế thế vị phần tài sản của anh L nếu còn sống được hưởng phần của ông Q. Theo đó: E = F = 108.000.000 đồng : 2 = 54.000.000 đồng.
2.2 Chia di sản thừa kế của L.
L và B là vợ chồng hợp pháp nên di sản thừa kế của anh L được xác định là ½ tổng số tài sản hợp nhất của vợ chồng anh. Theo đó thì di sản thừa kế của anh L được xác định như sau: L =B =240.000.000 đồng : 2 =120.000.000 đồng.
Anh L chết không để lại di chúc, những người thừa kế theo pháp luật của ông Q, tại hàng thừa kế thứ nhất gồm: bà M, chị B, 2 con là E và F, tài sản của L được chia đều cho cả 4.
Như vậy: M =B =E = F = 120.000.000 đồng : 4 =30.000.000 đồng.
3. Nhận xét.
Trong tình huống trên có thể thấy:
Ông Q và anh L chết đều không để lại di chúc nhưng theo quy định tại Luật Dân sự 2005 thì tài sản của ông Q và anh L vẫn được chia theo pháp luật.
Mặc dù bà M và ông Q chung sống như vợ chồng nhưng vì đó là quan hệ trái pháp luật nên theo pháp luật bà M không được hưởng thừa kế di sản của ông Q. Tài sản chung của ông Q và bà M là tài sản chung theo phần, phần tài sản của ông Q trong khối tài sản chung đó được tính vào khối tài sản chung hợp nhất với vợ của ông là bà k chứ không được coi là tài sản riêng của ông Q. Quy định này của pháp luật là rất hợp lí, nhằm bảo vệ hôn nhân hợp pháp.
Anh L và ông Q chết cùng thời điểm, do vậy con của anh L được thừa kế thế vị phần của anh L nếu còn sống được hưởng của ông Q. Nhưng trước hết, phải xác định phần tài sản mà mỗi người con của ông Q được hưởng nếu còn sống để có căn cứ chia cho các con của họ là những người thừa kế thế vị.
Đây là những quy định rất hợp tình hợp lí và phù hợp với thực tiễn đời sống của Bộ luật Dân sự 2005.
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN 2.
Môn: Luật dân sự.
Họ tên: Nguyễn Thị Hường.
MSSV: 341635.
Lớp : NO2
Hà Nội ngày 20/05/2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng một tình huống về thừa kế.doc