Tiểu luận Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học sinh thái học ở trường THPT

 

MỤC LỤC

I. Lời mở đầu

II. Cơ sở lý luận

III. Thực hành soạn giáo án bằng phương pháp sơ đồ hóa

IV. Kết luận

 

doc24 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6214 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học sinh thái học ở trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và đủ. + Mã hóa chúng cho thật súc tích, có thể dùng ký hiệu quy ước. + Đặt chúng vào các đỉnh trên mặt phẳng (có thứ tự hoặc không). - Bước 2: Thiết lập các cung thực chất là nối các đỉnh với nhau bằng các đoạn có hướng hặc không để diễn tả mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với nhau làm sao phản ánh được logic phát triển nội dung đó + Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ: khi hoàn thiện sơ đồ thì sơ đồ phải trung thành với nội dung được mô hình hóa, về cấu trúc logic giúp học sinh dễ dàng lỉnh hội nội dung đó và nó phải đảm bảo thẩm mỹ về mặt trình bày. Tóm lại sơ đồ hóa nội dung cần tuân thủ cả về mặt khoa học, mặt sư phạm và hình thức trình bày bố cục. 3.2. Theo giáo sư Trần Bá Hoành - Phân chia một khái niệm có nghĩa là chia đối tượng nằm trong một khái niệm lớn thành những nhỏ và xác định xem một khái niệm “giống” có bao nhiêu khái niệm loài. - Mục đích phân chia: để củng cố và mở rộng sự hiểu biết đối với một số đối tượng nghiên cứu. - Các quy tắc phân chia đối tượng: + Tổng ngoại diên của các khái niệm nhỏ được phân chia bằng ngoại diên của khái niệm lớn phân chia. + Bậc phân chia phải dựa vào cùng một thuộc tính hoặc cùng một tiêu chí. Tùy theo mục đích phân chia ở mỗi thứ bậc ta lấy một tiêu chí nào đó làm căn cứ, do vậy cùng một khái niệm lớn nhưng do mục đích khác nhau mà kết quả cuối cùng phân chia thành bảng hệ thống không giống nhau. + Các khái niệm được phân chia phải ngang hàng không chồng chéo. + Khi phân chia khái niệm không được vượt cấp nghĩa là khái niệm loài phân chia ra phải là khái niệm loài gần nhất. - Các phương pháp phân chia khái niệm: + Phân đôi: chia khái niệm giống thành 2 khái niệm loài có quan hệ trái ngược nhau coi như khái niệm giống chỉ có 2 thuộc tính đối lập, mỗi khái niệm loài mang 1 trong 2 thuộc tính. + Chia đối tượng thành những bộ phận nhỏ: khái niệm bị chia và các khái niệm nhỏ không phải quan hệ giống loài mà quan hệ toàn thể - bộ phận. + Phân loại: phân một khái niệm giống thành những khái niệm loài, rồi đến lượt khái niệm loài lại tiếp tục phân chia cuối cùng được khái niệm nhỏ nhất. Cách phân chia này ở mỗi bậc của mỗi nhóm ta phải lấy một tiêu chí làm cơ sở. 4. Cơ sở lý luận của phương pháp và biện pháp sử dụng sơ đồ Vai trò của sơ đồ hóa trong dạy học là rất lớn song hiệu quả đạt được lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào phương pháp và biện pháp sử dụng sơ đồ. Khi dạy học bằng phương pháp sơ đồ hóa ta có thể sử dụng được ở tất cả các khâu: hình thành kiến thức mới, cũng cố và hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá. Song nội dung, hình thức và phương pháp sử dụng sơ đồ ở các khâu là khác nhau. Ở mức độ thấp nhất, sơ đồ hóa được sử dụng như là một phương tiện để giáo viên truyền đạt hay giải thích minh họa kiến thức. Ở mức cao hơn sơ đồ do giáo viên sơ đồ giáo viên xây dựng được sử dụng như một phương tiện tổ chức hoạt động tự học cho học sinh. Giáo viên tổ chức cho học sinh tự lực nghiên cứu sách giáo khoa và yêu cầu học sinh sử dụng sơ đồ để diễn đạt nội dung đọc được. - Mức cao nhất sơ đồ hóa là sản phẩm quá trình hoạt động tích cực sáng tạo của chính học sinh. Ở mức này hiệu quả phương pháp dạy học là lớn nhất vì: + Tiến hành sơ đồ hóa chính là tiến hành nhận thức sự vật hiện tượng theo phương pháp tổng – phân – hợp, vì vậy thông qua sơ đồ hóa nội dung tri thức học sinh sẽ tự hình thành cho mình phương pháp nhận thức sự vật, hiện tượng + Muốn xây dựng sơ đồ, ngoài việc có kỹ năng đọc sách giáo khoa học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa… để cùng một lúc vừa phân tích đối tượng nhận thức thành các sự kiện, các yếu tố cấu thành lại vừa tổng hợp chúng lại, thiết lập các mối quan hệ qua lại giữa chúng. Khi sản phẩm hoạt động tư duy kết tinh lại thành ngôn ngữ sơ đồ cũng là lúc hoạt động bên trong và hoạt động bên ngoài của học sinh được bộc lộ trong mối tác động qua lại với nhau. Quá trình này không chỉ tạo ra nguồn thông tin ngược xuôi phong phú, giúp điều khiển quá trình dạy học một cách linh hoạt, hiệu quả mà còn phát triển được năng lực nhận thức của học sinh. Như vậy hiệu quả sơ đồ được khai thác một cách triệt để. Đặc biệt giá trị dạy học của sơ đồ có thể tăng lên rất nhiều khi sơ đồ tỉnh được chuyển thành sơ đồ động thông qua kĩ thuật vi tính. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG SƠ ĐỒ HÓA TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT. 1. Phân tích nội dung, cấu trúc chương trình sinh thái học Chương trình sinh thái học lớp 12 THPT hiện hành bao gồm 3 chương, trình bày các cấp độ tổ chức sống từ cá thể lên quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường. Trong đó chú ý đến các mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống sống, các quy luật và các quá trình xảy ra trong các hệ thống sống đó. Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật trình bày những vấn đề cơ bản của các mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường: khái niệm môi trường, các loại môi trường và các nhân tố sinh thái của môi trường, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật, quần thể các đặc trưng của quần thể. Mỗi cá thể đều bị tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp và hình thành quy luật về giới hạn sinh thái. Trên cơ sở các yếu tố sinh thái cùng tác động lên sinh vật xem xét sự tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái và rút ra những quy luật sinh thái cơ bản đó là quy luật giới hạn sinh thái, quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái lên chức phận sống của cơ thể và quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. Sự tác động qua lại của các nhân tố sinh thái và sinh vật dẫn đến sự biến động số lượng của quần thể. Chương 2: Quần xã sinh vật trình bày các khái niệm quần xã, các đặc trưng cơ bản cảu quần xã sinh vật. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. Diễn thế sinh thái và các loại diễn thế sinh thái. Ở mức quần xã sinh vật, các mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố sinh thái và các tập hợp sinh vật được nghiên cứu trên bình diện bao quát và tổng hợp tương ứng, những tính chất cơ bản của quần xã ( nghiên cứu tính chất về thành phần loài và sự phân bố các cá thể trong không gian) những mối quan hệ tác động cơ bản giữa ngoại cảnh và quần xã (chính là sự tổng hợp mối quan hệ giữa các cá thể và ngoại cảnh). Kết quả tổng hợp sự tác động qua lại giữa ngoại cảnh và quần xã ở mức nào đó có thể dẫn tới diễn thể sinh thái – mức tổng hợp nhất và đầy đủ nhất của đối tượng sinh thái. Các kiểu hệ sinh thái được giới thiệu với các nội dung tập trung vào mối quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái: chuỗi và lưới thức ăn. Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường cung cấp những hiểu biết khái quát về hệ sinh thái, sinh quyển, các thành phần của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái trên trái đất. Trao đổi chất và năng lượng trong hệ sinh thái. Chu trình sinh địa hóa và vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 2. Đối tượng xây dựng và tiếp thụ phương pháp sơ đồ hoá phần kiến thức sinh thái học Theo quan niệm giáo dục hiện đại quá trình dạy học là quá trình tương tác giữa thầy và trò, trong đó người học vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình dạy học, người thầy giữ vị trí tổ chức và trọng tài khoa học. Cần xác định và khẳng định vị trí chủ thể của học sinh lớp 12 trong quá trình dạy học vì mấy lý do sau đây: - Học sinh lớp 11 thuộc lứa tuổi 17-18 đã ở giai đoạn trưởng thành về tâm lý và sinh lý, mong muốn tự khẳng định mình, ưa thích hoạt động chủ động tự quản, có năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp khái quát cao, có tính năng động sáng tạo trong học tập cũng như trong các lĩnh vực khác nếu được hướng dẫn tốt. Học sinh đã làm quen với những tri thức sinh thái học trong nhiều môn học đặc biệt là môn sinh học và địa lý. Ở cấp tiểu học, tri thức sinh thái học được cung cấp cho học sinh qua một số môn học “ tìm hiểu tự nhiên và xã hội”, “ tiếng việt”. Cấp THCS, các tri thức sinh thái học được cung cấp theo các phần: hình thái giải phẫu và sinh lý thực vật, động vật không xương sống, động vật có xương sống, sinh lý người. Trong tất cả các phần trên, các tri thức sinh thái về mối quan hệ tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường, vấn đề bảo vệ thiên nhiên và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đều đã được tích luỹ một cách hợp lý và phần nào đã được hệ thống lại trong mấy bài cuối của chương trình động vật ở cuối lớp 8. Sinh học lớp 9 giới thiệu giải phẫu và sinh lý người. Những vấn đề cơ bản về giáo dục giới tính và đời sống gia đình, giáo dục dân số đã được đề cập đến. Như vây học xong lớp 9, ở học sinh đã có những kiến thức và kỹ năng cơ bản để nhận biết về tác động của các nhóm sinh vật khác nhau trong thiên nhiên và bản thân con người. Những tri thức này có thể bị rơi vãi nhưng nếu khai thác có định hướng học sinh dễ dàng nhớ lại. Lên THPT, chương trình sinh thái học được trình bày ở dạng nâng cao với các kiến thức mang tính tổng hợp, trừu tượng và khái quát. Kiến thức được trình bày ở dạng khái niệm và quy luật. Trong quá trình học tập ở trong và ngoài nhà trường cũng như quá trình lớn lên trong gia đình và xã hội, học sinh đã có vốn phong phú về thiên nhiên, về xã hội và các mối quan hệ tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường. Trên cơ sở nội dung bài giảng được nghiên cứu một cách nhuần nhuyễn, giáo viên có thể mạnh dạng nâng cao vai trò của chủ thể của học sinh trong quá trình học tập môn sinh thái học với những dự kiến có định hướng, tạo điều kiện cho học sinh tham gia xây dựng bài. Phần sinh thái học là một phần học mới ở phổ thông, do đó kết quả dạy học của nó càng phụ thuộc vào sự giảng dạy của giáo viên. Mặt khác những khái niệm sinh thái học được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ, có tính kế thừa cao, học sinh không nắm vững khái niệm của các chương trình sinh thái học cá thể thì sẽ ảnh hưởng đến sự tiếp thu khái niệm ở chương sau là quần xã và hệ sinh thái. Chính vì vậy khi giáo viên nắm vững các khái niệm sinh thái học một cách hệ thống và thực hiện bài giảng theo một quá trình hay chương trình hoá một cách linh hoạt nôi dung bài giảng mang lại hiệu quả dạy học cao. Phương pháp sơ đồ hoá sẽ giúp chúng ta nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học sinh thái học chính là ở gốc độ đó. Để sử dụng phương pháp sơ đồ hoá trong dạy học sinh thái học, trước hết người giáo viên phải nắm vững cấu trúc hệ thống của chương trình sinh thái học và tính hệ thống của từng chương, từng bài, từng mục. Người giáo viên phải biết kích thích sự hứng thú học tập và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Muốn vậy làm sao cho bài giảng của mình sinh động, hấp dẫn và sâu sắc, kiến thức phải được mở rộng ngoài sách giáo khoa và liên hệ kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống nhằm làm phong phú thêm kiến thức cho học sinh nhưng phải xác định rõ nhiệm vụ học tập và các bước thực hiện nhiệm vụ đó, nghĩa là phải xác định cụ thể mục tiêu bài giảng. Trong giờ dạy giáo viên phải biết tạo ra tình huống có vấn đề bằng những câu hỏi đúng lúc, gây được sự tò mò cho học sinh, kích thích các em trả lời để giải quyết vấn đề. Khi giải quyết được vấn đề, kiến thức của các em sẽ được nâng lên một mức cao hơn. Câu trả lời có thể các em phải vận dụng kiến thức thực tiễn, kiến thức cũ đã học hay trong sách giáo khoa và các tài liệu khác. Giáo viên cần gợi ý cho các em đi đúng chủ đề và trả lời đúng câu hỏi. Muốn làm được như vậy giáo viên cần chỉ dẫn chu đáo cho học sinh cách giải quyết vấn đề từng bước một, mặt khác phải hình thành và rèn luyện cho các em kỹ năng, kỹ xảo nghiên cứu sách giáo khoa. Trong mỗi bài giáo viên cần định hướng cho các em mục nào có thể sử dụng trong sơ đồ, lập sơ đồ trong tình huống nào là hợp lý và có hiệu quả nhất. Giáo viên phải dần hình thành cho các em khả năng tự xây dựng sơ đồ thể hiện nội dung của một phần nào đó và cách nhớ bài học theo ngôn ngữ sơ đồ, đọc nội dung từ sơ đồ. Đây là một công việc khó khăn và yêu cầu phải hiểu một cách sâu sắc bài học. Nhờ đó làm cho học sinh có khả năng tự lực ngày càng cao. Tóm lại sinh thái học là bộ môn mà có thể sử dụng phương pháp sơ đồ một cách hợp lý nhất bởi tính hệ thống của các kiến thức và mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố trong chương trình cũng như các quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố trong chương trình cũng như các quan hệ tác động tương hỗ giữa các cấp tổ chức sống với nhau và với môi trường được đề cập trong sinh thái học. Tuy nhiên để sử dụng được phương pháp sơ đồ hoá trong dạy học, giáo viên phải hướng học sinh nắm vững cấu trúc bài học, hệ thống các khái niệm và quá trình trong từng bài, từng chương trong chương trình sinh thái học rồi mới đi vào từng phần cụ thể, muốn vậy phải nghiên cứu kỹ sách giáo khoa cộng với kiến thức thực tiễn và khả năng sáng tạo của học sinh. Đối tượng xây dựng sơ đồ: Tùy theo mức độ tổ chức xây dựng sơ đồ mà đối tượng xây dựng sơ đồ là thầy, trò hay hợp tác giữa thầy và trò. Song dù chủ thể xây dựng sơ đồ là ai đi nữa cũng rất cần sự suy ngẫm sâu sắc, xây dựng sơ đồ sao cho vừa “đúng bản chất, vừa bắt mắt”. Để tổ chức bài giảng theo phương pháp sơ đồ hoá đạt hiệu thật tốt, có thể theo các bước sau: 1. Giáo viên yêu cầu các em nghiên cứu sách giáo khoa đúng nội dung bài học để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong các phiếu yêu cầu hoặc câu hỏi ghi chúng lên bảng. 2. Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa để có nguồn thông tin, học sinh phải gia công để trả lời câu hỏi. 3. Học sinh phân tích nội dung bài học xác định dạng sơ đồ. 4. Học sinh tự lập sơ đồ 5. Thảo luận trước lớp về kết quả đã lập được. 6. Giáo viên chỉnh lý để có các sơ đồ chính xác, tinh giản, khoa học và có thẩm mỹ cao. 7. Ra bài tập củng cố III. HỆ THỐNG CÁC LOẠI SƠ ĐỒ DÙNG ĐỂ DẠY HỌC SINH THÁI HỌC Khi sử dụng phương pháp sơ đồ trong dạy học ta có thể áp dụng để hình thành kiến thức mới hoặc có thể để cũng cố và hoàn thiên kiến thức sau mỗi bài, mỗi phần hay mỗi chương cũng như ta sử dùng sơ đồ để kiểm tra đánh giá. Để sử dụng sơ đồ vào các mục tiêu khác nhau trong dạy học ta có các dạng sơ đồ sau: 1. Sử dùng sơ đồ để hình thành kiến thức mới 1.1. Dạng sơ đồ nhánh Hệ sinh thái Sinh cảnh QX sinh vật Chế độ khí hậu, ánh sáng, đất, nhiệt độ… Các chất vô cơ Các hất hữu cơ Sinh vật sản xuất Sinh vật tiêu thụ Sinh vật phân giải - Dạng sơ đồ này ta có thể sử dụng để diễn đạt loại kiến thức thể hiện giữa cái toàn thể và bộ phận, hay những kiến thức mục tiêu rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng so sánh. VD: Cấu trúc hệ sinh thái 1.2. Sơ đồ vòng - Thường dùng để thể hiện cấu tạo hệ thống sống và mối tương quan giữa các thành phần trong hệ thống đó, ta có thể sử dùng sơ đồ vòng để thể hiện sự vận động các chất trong hệ thống sống. VD:Chu trình chuyển hóa các chất. NL Mặt trời Sinh vật tự dưỡng Các chất hữu cơ SV dị dưỡng Sinh vật phân hủy Các chất vô cơ đơn giản 1.3. Sơ đồ dưới dạng bảng biểu - Dạng sơ đồ này thường được dùng để rèn luyện kỹ năng so sánh VD:So sánh hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên Chỉ tiêu HST Tự nhiên HST nhân tạo Cấu trúc Độ đa dạng Tính bền vững Năng suất sinh học 1.4. Sơ đồ dạng thẳng - Dạng sơ đồ này thường dùng để diễn đạt kiến thức thể hiện tính nguyên nhân và kết quả hay những khái niệm có thể phân tích thành những cấu trúc nhỏ hơn. VD: Khái niệm diễn thế sinh thái QX khởi đầu QX trung gian 1 QX trung gian 2 QX trung gian n-1 Quần xã ổn định MT 1 MT 2 … MT n 2. Sử dùng sơ đồ để củng cố và hoàn thiện kiến thức 2.1. Sơ đồ đầy đủ (có thể nhánh, vòng, thẳng) từ đó giáo viên giảng giải củng cố kiến thức cho học sinh. 2.2. Sơ đồ dưới dạng bảng biểu so sánh - Sau khi học xong giáo viên đặt những câu hỏi để học sinh so sánh những chỉ tiêu cần so sánh. 3. Sử dùng sơ đồ để kiểm tra đánh giá Thông thường có thể sử dụng sơ đồ khuyết hoặc sơ đồ câm, hay sửa chữa những sai sót trong sơ đồ để ta kiểm tra đánh giá khả năng nắm kiến thức cũng như kỹ năng: phân tích, tổng hợp và khái quát hóa của học sinh. IV. SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY HỌC SINH THÁI HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Giáo án I: Giảng dạy theo phương pháp trực quan tìm tòi bộ phận có sử dụng sơ đồ để hình thành kiến thức mới cho học sinh. BÀI 35 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, các loại môi trường sống. - Hiểu được nhân tố sinh thái, các loại nhân tố sinh thái. - Trình bày được khái niệm giới hạn sinh thái, ổ sinh thái, ý nghĩa sự thích nghi đối với đời sống sinh vật. 2. Kỷ năng, kỷ xảo: - Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh khái quát tổng hợp, làm việc độc lập với sgk. - Rèn luyện kỹ năng phân tích các yếu tố môi trường. 3. Thái độ nhận thức: - Xây dựng ý thức biết tôn trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên. - Có hành động thiết thực xây dựng nơi mình sống, học tập, làm việc ngày càng thân thiện, gần gũi với thiên nhiên. II. Phương tiện: - Hình 35.1, 35.2 phóng to - Sơ đồ các nhân tố sinh thái, các loại môi trường, bảng sự thích nghi của sinh vật đối với môi trường sống. - Giấy vẽ A1, bút màu xanh, đỏ. III. Phương pháp: - Trực quan tìm tòi bộ phận. - Vấn đáp tìm tòi bộ phận. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp học: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (bài đầu của chương nên bỏ qua) 3. Bài mới: Vào bài: chúng ta cùng hiện đang cùng sống trong một môi trường, vậy môi trường là gì, những thành tố nào cấu thành môi trường? Chúng ta và môi trường có mối quan hệ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài ”TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI” Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường sống và các nhân tố sinh thái TG Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung chính - Hãy cho biết một số loài sinh vật cùng với môi trường sống của chúng? - Từ đó em cho biết môi trường (MT) sống của sinh vật (SV) là gì? - Hãy tìm đọc sách giáo khoa (SGK) và quan sát sơ đồ các loại môi trường của sinh vật sau (Treo hình 1 lên bảng). Cho biết sinh vật có thể sống những loại môi trường nào? - GV nhận xét, hoàn thiện, cho điểm khuyến khích HS, yêu cầu các em vẽ lại ở nhà. - Các nhân tố được nói đến trong khái niệm môi trường gọi chung là gì? Nó được hiểu ra sao? - Quan sát sơ đồ tiếp theo (GV treo hình 2), cho biết có những nhóm NTST nào? - Phân tích các NT đó và ảnh hưởng của chúng đối với SV như thế nào? - GV nhận xét, hoàn thiện, cho điểm khuyến khích HS, yêu cầu các em vẽ lại ở nhà. - Quan điểm “SV và MT có quan hệ một chiều, chỉ MT tác động đến SV, SV tiếp nhận ảnh hưởng của MT một cách thụ động”, quan điểm này đúng hay sai, em có suy nghĩ gì? - Các loài cá sống trong nước, giun đất sống trong đất, các loài chim thường sống trên bầu khí quyển… - Như khái niệm phần “nội dung chính”. - Đọc nhanh SGK , quan sát sơ đồ, xung phong trả lời câu hỏi. - Theo hướng dẫn của GV. - Là nhân tố sinh thái (NTST): là tất cả những nhân tố MT có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. - Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi của GV. - Cùng thảo luận, đóng góp ý kiến. - Theo yêu cầu của GV. - Quan điểm này sai. MT và SV có mối quan hệ hữu cơ. MT tác động đến SV qua các NTST, SV cũng có thể thay đổi các NTST tức là làm biến đổi MT. I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái: 1. Môi trường sống: a. Khái niệm: Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. b. Phân loại: Sơ đồ hình 1. 2/ Các nhân tố sinh thái: a.K.niệm: NTST là tất cả những nhân tố MT có ahưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. b.Các nhóm NTST - Nhóm nhân tố vô sinh (các yếu tố lí hóa) - Nhóm nhân tố hữu sinh (là thế giới hữu cơ của môi trường va mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật). Con người là nhân tố hữu sinh có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của nhiều loài sinh vật. Hoạt động 2: Tìm hiểu giới hạn sinh thái và ổ sinh thái TG Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung chính - Giới hạn sinh thái (GHST) là gì? - Hãy nghiên cứu hình 35.1 và phân tích sơ đồ? - Yêu cầu HS xác định khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu của các ví dụ trong SGK? - Cho biết ổ sinh thái (ÔST) là gì?ÔST khác với nơi ở như thế nào? Cho ví dụ chứng minh? - Quan sát hình 35.2 ÔST về kích thước thức ăn của 2 loài A và B như thế nào? Nếu khoảng giao nhau của 2 miền cong càng lớn thì đều gì xảy ra? - Là khoảng giá trị xác định của một NTST mà trong sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. - Trong giới hạn sinh thái có: + Khoảng thuận lợi: thuận lợi nhất cho các chức năng sống. + Khoảng chống chịu: gây ức chế các hoạt động sinh lí. - Ngoài giới hạn sinh thái, SV chết hay sống tiềm sinh. - Theo hướng dẫn của GV. - Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về NTST đó. Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài. - Nơi ở chỉ là nơi cư trú, còn ÔST biểu hiện cách sinh sống của loài đó. VD: SGK - 2 ÔST đã có sự trùng nhau, nghĩa là có cạnh tranh về thức ăn, nếu khoảng giao nhau càng nhiều tức cạnh tranh càng gay gắt hơn. II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI 1. Giới hạn sinh thái: là khoảng giá trị xác định của một NTST mà trong sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Trong giới hạn sinh thái có: + Khoảng thuận lợi: thuận lợi nhất cho các chức năng sống. + Khoảng chống chịu: gây ức chế các hoạt động slí. 2. Ổ sinh thái: Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về NTST đó. - Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài. ( Lưu ý : nơi ở chỉ là nơi cư trú, còn OST biểu hiện cách sinh sống của loài đó) Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống: TG Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung chính - Hãy lấy một vài ví dụ về sự thích nghi của sinh vật đối với ánh sáng? - Vậy sự thích nghi với ánh sáng của SV thể hiện qua những đặc điểm nào? - Hãy hoàn thành bảng sau về sự thích nghi của thực vật đối với ánh sáng (Bảng 1 – chưa hoàn thành). - Tại sao ĐV thích ứng áng sáng tốt hơn Thực vật ? - Dựa vào đặc điểm thích nghi khác nhau với ánh sáng, có những nhóm động vật nào? Cho ví dụ từng nhóm? - Quy tắc về kích thước cơ thể thể hiện như thế nào? - Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,. . .của cơ thể thể hiện như thế nào? - Rút ra kết luận gì về qui tắc thích nghi? - Cây ưa sáng: vươn cao; cây ưa bóng sống dưới tán rừng. - Ong, chim sử dụng ánh sáng để định hướng; một số động vật có màu sắc sặc sỡ để dọa nạt kẻ thù, hay chiếm ưu thế trong tìm bạn giao phối… - Thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẩu và hoạt động sinh lý của chúng. - Hoàn thành bảng. - Động vật có cơ quan tiếp nhận ánh sáng nên chúng thích ứng tốt hơn với điều kiện chíếu sáng luôn thay đổi của môi trường. - nhóm động vật ưa họat động vào ban ngày: thằn lằn, ong, bướm…; nhóm động vật ưa họat động vào ban đêm: chuột chũi, ngài, dơi… - Trình bày quy tắc Becman. - Trình bày quy tắc Anlen. - Nhiệt độ thấp thì S/V giảm. III. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG 1/ Thích nghi của sinh vật với ánh sáng: Thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẩu và họat động sinh lý của chúng. Bảng 1 ( đã hoàn thành) + Động vật có cơ quan tiếp nhận ánh sáng nên chúng thích ứng tốt hơn với điều kiện chíếu sáng luôn thay đổi của môi trường. Có hai nhóm động vật: nhóm động vật ưa họat động vào ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động vào ban đêm. 2/ Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ: a- Qui tắc về kích thước (qui tắc Becman): - ĐV đẳng nhiệt:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận - Dùng sơ đồ hóa để dạy học Sinh thái học.doc
Tài liệu liên quan