Để xây dựng ruộng bậc thang đất đai phải có các điều kiện sau:
Đất phải có tầng dày tối thiểu từ 60cm trở lên, đất càng dày càng làm ruộng bậc than thuận lợi, bề rộng của mặt ruộng càng rộng.
Độ dốc có thể xây dựng ruộng bậc thang tốt nhất 5-250, ở những nơi có độ dốc lớn hơn 250 vẫn có thể làm ruộng bậc thang như ở vùng Sapa, tuy nhiên phải đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và rất tốn đất.
Những nơi làm ruộng bậc thang để trồng lúa nước đòi hỏi phải có nguồn nước hoặc có khả năng giải quyết được nước tười.
Nguyên tắc thiết kế ruộng bậc thang
Ruộng bậc thang phải thiết kế theo đường đồng mức
Ruộng bậc thang nhất thiết phải có bờ. Mặt ruộng rộng hay hẹp phụ thuộc vào độ dốc và tầng dày đất.
Đất bị san làm tầng không vượt quá 2/3 độ dày tầng đất ban đầu, phải đảm bảo trả được lớp đất màu trên mặt, tỷ lệ sử dụng đất phải đạt 65%- 70% so với diện tích ban đầu.
33 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 19788 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xói mòn và rửa trôi đất – biện pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều, đất bị cuốn đi theo từng lớp, phiến.Yếu tố ảnh hưởng lượng đất xói mòn
Phương trình mất đất phổ dụng:A = R.K.L.S.C.PTrong đó:A - Lượng đất mất bình quân trong năm (tấn/ha/ năm);R - Yếu tố mưa và dòng chảy;K - Hệ số bào mòn của đất (tấn/ha/ đơn vị chỉ số xói mòn);L - Yếu tố chiều dài của sườn dốc;S - Yếu tố độ dốc;C - Yếu tố che phủ và quản lý đất;P - Yếu tố hoạt động điều tiết chống xói mòn.3.1.1. Yếu tố mưa và dòng chảy (R)Ðây là thước đo sức mạnh xói mòn của mưa và sức chảy tràn trên mặt. Yếu tố được thể hiện qua tổng lượng mưa và cường độ mưa. Sự phân bố của mùa mưa cũng là yếu tố chi phối và quyết định đến lượng đất mất do xói mòn. Những trận mưa lớn nếu xảy ra ở những thời điểm đất trống trải cũng là nguyên nhân làm cho lượng đất bị mất nhiều hơn.3.1.2. Hệ số xói mòn đất (K)Hệ số xói mòn K thể hiện mức độ bị bào mòn vốn có của đất, Có hai đặc tính ảnh hưởng và liên quan chặt chẽ tới hệ số xói mòn đó là khả năng thấm và sự ổn định về mặt cấu trúc của đất. Khả năng thấm của đất chịu ảnh hưởng chủ yếu bằng sự ổn định của cấu trúc, đặc biệt là ở các tầng đất trên mặt và thêm vào đó là thành phần cơ giới, hàm lượng hữu cơ có trong đất.3.1.3. Yếu tố địa hình (L,S)Phản ánh chiều dài dốc và mức độ dốc.Đất có độ dốc càng lớn khả năng xói mòn càng lớn bởi vì chúng làm tốc độ của dòng chảy và lượng nước chảy tràn tăng lên.Chiều dài dốc cũng góp phần quan trọng đối với khả năng xói mòn đất bởi vì chúng mở rộng diện tích nghiêng của dốc, do nó tập trung nhiều lượng nước chảy trên mặt. 3.1.4. Yếu tố che phủ và quản lý (C)Yếu tố này chỉ ra mức độ tác động của các hệ thống cây trồng và những khác biệt trong quản lý sử dụng đất đối với lượng đất bị mất do xói mòn. Các rừng và đồng cỏ là những hệ thống bảo vệ đất tự nhiên tốt nhất, tiếp đó là các loại cây trồng có khả năng che phủ cao thường được trồng mật độ dày (ngũ cốc, họ đậu...) có khả năng bảo vệ đất khá tốt. 3.2. Kiểu xói mòn do gió-Kiểu xói mòn do gió là hiện tượng xói mòn gây ra bởi sức gió. Xói mòn có thể xảy ra ở bất kì nơi nào khi có những điều kiện thuận lợi sau đây:- Ðất khô, tơi và bị tách nhỏ đến mức độ gió có thể cuốn đi.- Mặt đất phẳng, có ít thực vật che phủ thuận lợi cho việc di chuyển của gió.- Diện tích đất đủ rộng và tốc độ gió đủ mạnh để mang được các hạt đất đi.3.3. Xói mòn do gió chịu ảnh hưởng của các yếu tố:- Tốc độ gió và sức cuốn của gió- Điều kiện bề mặt đất- Đặc tính của đất - Tình trạng thực vật che phủ trên bề mặt đất.- Sự ổ định về các đặc tính cơ lý của đất như dung trọng, tỷ trọng và kích thước.
TÁC HẠI CỦA XÓI MÒN ĐẤT:
4.1. Mất đất do xói mòn:
Lượng đất mất do xói mòn là rất lớn phụ thuộc vào độ dốc, chiều dài sườn dốc, thực trạng lớp phủ trên mặt đất, dao động từ 100 đến 500 tấn đất/ha/năm.
Theo nghiên cứu về lượng xói mòn trên đất canh tác rẫy ở Tây Bắc của hội Khoa Học Đất Việt Nam:
Vụ
Độ dày tầng đất bị xói mòn (cm )
Lượng đất mất (tấn/ha )
Vụ 1 (1962)
Vụ 2 (1963)
Vụ 3 (1964)
0,79
0,88
0,77
119,2
134,0
115,5
Cả 3 vụ gieo
2,44
366,7
Bảng 2: Lượng đất hang năm bị mất do xói mòn.
4.2. Mất dinh dưỡng:
- Đất bị thoái hóa bạc màu
- Làm thay đổi tính chất vật lý của đất, đất trở nên khô cằn, khả năng thấm hút và giữ nước cảu đất kém.
- Làm tổn hại tới môi trường sống của sinh vật, động thực vật đât, nên hạn chế khả năng phân giải của chúng, do đó độ phì của đất giảm.
4.3. Tác hại đến sản xuất:
- Năng xuất cây trồng giảm nhanh chóng .
- Tăng chi phí sản xuất để phục hồi đất, thu nhập của người dân thấp, đời sống của người dân gặp khó khăn.
Tác hại đến sản xuất nông nghiệp
Đất mặt bị bào mòn, đất trở nên nghèo, xấu, mất hết chất hữu cơ độ phì trong đất. Xói mòn đất gây nhiều thiệt hại to lớn trong nông nghiệp, đã lôi cuốn phần lớn các hạt đất có kích thước nhỏ có chứa chất phì làm đất trở nên nghèo nàn. Làm giảm năng xuất cây trồng.
Tác hại đến sản xuất công nghiệp
Hình 3: Đất bị rửa trôi và xói mòn khi rừng bị tàn phá.
Do xói mòn đất, nương rẫy chỉ làm vài ba vụ rùi bỏ hóa. Chế độ canh tác bừa bãi theo kiểu đốt nương làm rẫy đã làm cho nông sản giảm đi rất nhiều.
Rừng bị chặt phá sẽ kèm theo hạn hán, lũ lụt.
Tác hại đến thủy lợi
Mức độ xói mòn ở nước ta thuộc loại cao, phù xa các sông lớn cuốn từ thượng nguồn về bồi đắp các con sông ở hạ lưu làm nâng mực nước sông dẫn đến lụt lội. Ngoài ra, sa bồi làm cho các công trình thủy lợi như hồ chứa nước, kênh mương bị thu hẹp diện tích, hiệu suất sử dụng bị hạn chế, công tác tưới tiêu gặp nhiều trở ngại.
4.4. Tác hại đến môi trường:
Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tục làm ô nhiễm nguồn nước và gây ra nhiều thiệt hại cho nhà nước và nhân dân.
Xói mòn đất ở mức độ cao người ta gọi là hiện tượng lở đất, sạt núi gắn liền với hiện tượng lũ quét đã gây thiệt hại không những cho môi trường sinh thái, cảnh quan mà cả con người và xã hội.
4.5. Tác động của xói mòn đất:
Rửa trôi tăng
Chăn thả quá mứa
Xói mòn đất
Phá rừng
Giảm sản lượng gỗ
Thiếu củi đun
Không ổn định năng suất thấp
Khô hạn
Phá huỷ đường xá
Giảm độ phì nhiêu
Thiếu phân chuồng
Thiếu thức ăn gia súc
Suy giảm chăn nuôi động vật
Mở rộng canh tác
NGHÈO ĐÓI
Bảng 3: Tác động tiêu cực của xói mòn đất.
NGUYÊN NHÂN:
5.1. Xói mòn do gió:
Hiện tượng xói mòn đất do gió thường xảy ra ở những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ: như những vùng đất cát ven biển, đất vùng đồi bán khô hạn.
Mức độ xói mòn do gió mạnh hay yếu phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Tốc độ gió
Thành phần cơ giới của đất
Độ ẩm đất
Độ che phủ của thảm thực vật
5.2. Xói mòn do nước:
Xói mòn do nước là loại xói mòn do sự công phá của những hạt mưa đối với lớp đất mặt và sức cuốn trôi của dòng chảy trên bề mặt đất. Đây là loại xói mòn ỡ những vàng đất dốc khi không có lớp phủ thực vật, gây ra các hiện tượng xói mặt, xói rãnh, xói khe.
Hình 4: Đất bị xói mòn tạo thành rãnh.
Các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn do nước:
Mưa : là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến xói mòn đất. Chỉ cần lượng mưa trên 100mm, ở những nơi có độ dốc trên 100 là có thể gây ra hiện tượng xói mòn đất. Giọt mưa công phá đất trực tiếp gây ra xói mòn, giọt mưa càng lớn sức công phá càng mạnh.
Đất: đất có độ thấm nước càng lớn thì càng hạn chế được vói mòn, vì lượng nước dòng chảy giảm. Độ thấm nước phụ thuộc vào: độ dày của lớp đất, thành phần cơ giới cảu đất, kết cấu đất,…
Địa hình: độ dốc quyết định đến thế năng của hạt đất và dòng chảy phát sinh trên bề mặt. Độ dốc càng lớn thì độ xói mòn càng mạnh. Cường đọ xói mòn còn phụ thuộc vào chiều dài dốc: dốc càng dài khối lượng nước chảy,tốc độ dòng chảy, lực quán tính càng tăng, xói mòn càng mạnh.
Độ che phủ thực vật: thảm thực vật có tác dụng ngăn chặn xói mòn nhờ làm tắt năng lượng hạt mưa, làm chậm tích tụ nước, tạo kết cấu bền của thể đất, tăng mức độ thấm nước của đất, tăng ma sát cơ học thông qua bộ rễ và thảm lá rụng.
Nguyên nhân
Xói mòn do nước
Xói mòn do gió
Thoái hóa hóa học
Thoái hóa lý học
Tổng số
Phá rừng
43
8
26
2
384
Chăn thả quá mức
29
50
6
16
398
Canh tác không hợp lý
24
16
58
80
339
Nguyên nhân khác
4
16
10
2
93
Tổng số
100
100
100
100
1214
Bảng 4 : Nguyên nhân gây xói mòn đất . (đơn vị %)
5.3. Xói mòn do trọng lực:
Do đặc tính vật lý của đất là có độ xốp, đất có nhiều khe hở với nhiều kích thước khác nhau và do lực hút của quả đất nên đất có khả năng di chuyển từ tầng đất trên bề mặt xuống tầng đất sâu do chính trọng lượng của nó hoặc có thể là đất bị trôi nhẹ theo khe, rãnh. Hay người ta còn gọi là hiện tượng rử trôi đất theo chiều sâu của phẩu diện đất.
5.4. Xói mòn đất do các hoạt động sản xuất và quản lý của con người:
Nhịp độ tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội trong nhiều thập kỷ qua đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên đặc biệt là tài nguên đất. Con người với các hoạt động và quản lý tài nguyên đất khác nhau đã góp phần gây ra xói mòn đất dẫn đến suy thoái đât.
Hình5 : Việc chặt phá rừng làm nương rẫy đã làm xói mòn đất, ảnh hưởng đến dòng chảy của kênh.
Các hoạt động và quản lý đất đã dẫn đến xói mòn đất: khai thác rừng không hợp lý, phá rừng làm nương rẫy. Canh tác nông nghiệp không bền vững, cháy rừng, chăn thả gia súc quá mức, xây dựng đường điện, cầu cống, đường điện ở vùng núi không hợp lý, trồng rừng quy mô lớn nhưng không chú ý đến hỗn loài và chọn loại cây thích hợp.
+ Đốt nương làm rẫy:
Quảng Ninh
Lạng Sơn
Tuyên Quang
Sơn La
Nghệ An
Binh Định
Bình Thuận
Đăk Lăk
Đồng Nai
Bình Phước
Cà Mau
3,56
0,17
1,97
1,2
0,59
1,48
1,37
0,44
2,14
1,73
1,4
Bảng 5: Diện tich đất nương rẫy bình quân 1 hộ gia đình ở các vùng (ha)
+ Chặt phá rừng: Tây nguyên là vùng có nhiều diện tích rừng tự nhiên nhất nước ta, nhưng diện tích này năm 2005 đã giảm gần một nửa so với năm 1999
Chỉ tiêu
1999
2002
2003
2004
2005
Diện tích tự nhiên
5.447.3790
3.018.285
3.000.550
2.982.526
2.973.076
Diện tích có rừng
2.991.653
2.898.478
2.867.435
2.848.310
2.828.657
Dt rừng tự nhiên
2.930.367
119.807
133.115
116.399
144.420
Bảng 6: Diễn biến tài nguyên rừng ở Tây Nguyên từ 2001-2005
+ Canh tác không hợp lý trên đất dốc. Hậu quả của các quá trình này là:
Mất các chất dinh dưỡng
Tầng đất mỏng đi
Độ pH giảm mạnh và chất độc nhôm tăng cao
Gây bùn lắng, làm giảm tuổi thọ các hồ chứa, bồi lấp các dòng chảy và cửa biển, gây trở ngai cho giao thông đương thủy.
Hiện trạng sử dụng đất tại Việt Nam năm 2006 cho thấy trên thực tế hiện nay
Cấp xói mòn
Mức độ xói mòn
Lượng đất mất (tấn/ha/năm)
1
Yếu
0 - 20
2
Trung bình yếu
20 – 50
3
Trung bình khá
50 – 100
4
Mạnh
100 – 150
5
Rất mạnh
150 – 200
6
Nguy hiểm
> 200
Bảng 7 : Xói mòn đất.
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
6.1. Một số công trình biện pháp chống xói mòn:
Trong các vùng nhiệt đới biện pháp công trình (thiết kế đồng ruộng, xây dựng ruộng bậc thang nắn dòng chảy,…) là rất cần thiết trông việc canh tác và bảo vệ đất dốc. Chức năng chủ yếu của công trình là giữ dòng, ngăn dòng và làm cho chảy chậm lại lưu chứa tạm thời hay bố trí dòng chảy an toàn đến xói mòn là thấp nhất. Các biện pháp công trình bao gồm thiết kế lô thửa, xây dựng hệ thống ruộng bậc thang. Những biện pháp này có tác dụng bảo vệ đất tốt nhất (đạt hiệu quả bảo vệ 80%- 90%) nhưng cúng đòi hỏi việc đầu tư vốn lớn.
Sau đây là một số biện pháp chính thường được áp dụng ở vùng núi nước ta.
6.1.1. Thềm bậc thang:
Để xây dựng ruộng bậc thang đất đai phải có các điều kiện sau:
Đất phải có tầng dày tối thiểu từ 60cm trở lên, đất càng dày càng làm ruộng bậc than thuận lợi, bề rộng của mặt ruộng càng rộng.
Độ dốc có thể xây dựng ruộng bậc thang tốt nhất 5-250, ở những nơi có độ dốc lớn hơn 250 vẫn có thể làm ruộng bậc thang như ở vùng Sapa, tuy nhiên phải đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và rất tốn đất.
Những nơi làm ruộng bậc thang để trồng lúa nước đòi hỏi phải có nguồn nước hoặc có khả năng giải quyết được nước tười.
Nguyên tắc thiết kế ruộng bậc thang
Ruộng bậc thang phải thiết kế theo đường đồng mức
Ruộng bậc thang nhất thiết phải có bờ. Mặt ruộng rộng hay hẹp phụ thuộc vào độ dốc và tầng dày đất.
Đất bị san làm tầng không vượt quá 2/3 độ dày tầng đất ban đầu, phải đảm bảo trả được lớp đất màu trên mặt, tỷ lệ sử dụng đất phải đạt 65%- 70% so với diện tích ban đầu.
6.1.2. Các công trình và thềm đơn giản:
Thềm cây ăn quả: là một dạng thềm canh tác không liên tục của dạng thềm bậc thang hẹp, dốc nghịch. Thềm cây ăn quả có thể làm trên sườn dốc >300 (58% ). Khoảng cách giữa hai hàng cây ăn quả được bảo vệ bằng lớp đất phủ thực vật tự nhiên lâu năm hay các cây cỏ, cây họ đậu và các cây bảo vệ đất khác. Cây trồng chính được trồng trong các bồn riêng.
Thềm sử dụng linh hoạt: là các dạng thềm nằm cách nhau khá xa, xen kẽ là các dãy sườn đồi chưa được xử lý dùng để canh tác hỗn hợp. Thềm để trồng cây lương thực là chủ yếu, trong khi ở phần sườn dốc chưa xử lý ở giữa thì trồng cây daid ngày hay cây lấy gỗ.
Thềm tự nhiên: được hình thành sau khi tạo ra các bờ thấp (dải chắn ) bằng đất hay đá có thể thu lượm tại chỗ, hay các dải cỏ dày theo đường đồng mức trên các sườn dốc thoải. Chúng được thiết kế và thi công sao cho đỉnh của đê chắn phái dưới cao ngang tâm điểm của đoạn sườn dốc tới đê kế tiếp ở phái trên. Sau vài năm canh tác thềm sẽ được hình thành do sự bồi đắp tự nhiên. Loại này thường chỉ áp dụn cho sườn dốc 7- 100.
6.2. Biện pháp nông nghiệp:
Hình 6: Canh tác theo đường đồng mức.
Các biện pháp thường được áp dụng trong nông nghiệp như:
Canh tác theo đường đồng mức
Cày bừa ngang dốc
Bố trí đa canh
Trồng cây thành dải
Trồng cây bảo vệ đất
Trồng các dải cây chắn
…
Tuy nhiên các biện pháp trên chỉ áp dụng được trên vùng đồi dốc không dốc lắm (< 120 ) còn ở những nơi có độ dốc cao hơn thì cần phải kết hợp giữa biện pháp nông nghiệp với các biện pháp công trình đơn giản.
6.3. Biện pháp lâm nghiệp:
Trên các đỉnh đồi, núi, sườn dốc đứng và ở những vị trí hợp thủy không có điều kiện xây dựng đồi ruộng phải được trồng rừng và bảo vệ rừng tái sinh. Các diện tích rừng bảo vệ này có tác dụng chống xói mòn, năn chặn dòng chảy và giữ ẩm cho đất đồng thời còn hạn chế cả xói mòn gây ra do gió.
6.4. Biện pháp tái chế và giảm thiểu xói mòn:
Hình 7: Bảo vệ rừng là bảo vệ đất.
Luôn duy trì độ ẩm cho đất, tránh các hiện tượng đất bị khô kiệt. Có thể thực hiện bằng các biện pháp xây dựng hồ chứa nước, hệ thống thủy lợi phụ vụ tưới tiêu, các giêng khoan.
Thường xuyên che phủ cho đất bằng các đai rừng chắn gió, thảm thực vật tự nhiên (rừng đồng cỏ…) và các hệ thống cây trồng thích hợp cho khu vực thông qua việc sử dụng các mô hình nông- lâm kết hợp các công thức luân canh và xen canh.
Ví dụ như sử dụng loại hình nông nghiệp SALT
SALT: là một loại hình nông nghiệp tái sinh trên đất dốc. Nông nghiệp tái sinh trên đất dốc là một thực tiễn nhằm cải thiện nguồn tài nguyên đất dốc để tăng sức sản xuất của đất và sinh lợi nhiều hơn. Đặc trưng nổi bật của nó là xúc tiến việc sử dụng các nguồn tài nguyên dồi dào, sẵn có ở địa phương và giảm thiểu đầu tư tù bên ngoài.
Hình 8: Mô hình SALT 2.
Trong hoạt động quản lý canh tác ở các vùng xói mòn do đó phải hết sức chú ý tới các đai rừng bảo vệ, không cày bừa hoặc lên luống theo hướng gió thổi thường xuyên mà phải cắt vuông góc với hướng gió, tạo cho mặt đất có độ gồ ghề bằng cách lên luống cao, không nên làm đất quá kỹ làm các hạt đất bị vỡ nhỏ hình thành nhiều các hạt bụi mịn dễ bị gió cuốn đi.
Hình 9: Mô hình băng cây trên đất dốc.
Phân bón hóa học kết hợp hữu cơ và trả lại phụ phẩm cây trồng cải thiện độ phì nhiều của đất và giảm lượng xói mòn.
CHƯƠNG 3: RỬA TRÔI ĐẤT
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN:
Hình 10 : Đất bị thoái hóa do rủa trôi.
- Rửa trôi (RT) đất là quá trình di chuyển của các phần tử mịn và một số chất màu ở lớp đất mặt, do nước mưa, nước tuyết tan, chảy tràn theo các dòng chảy hoặc ngấm xuống các lớp đất sâu. RT lí học là sự di chuyển của các hạt sét và limông. RT hoá học là sự di chuyển của các ion kiềm và kiềm thổ (Na, K, Ca, Mg, vv.). RT làm cho các loại đất trở thành chua dần, ngay cả các loại đất phù sa tốt ở châu thổ các dòng sông. RT mang sét và limông đi xuống sâu tham gia vào sự hình thành lớp đế cày tương đối chắc ở ruộng lúa. RT làm cho nhiều loại đất ruộng cao ở trung du hay ở đồng bằng thành ruộng bạc màu, bạc điền, làm cho các ruộng cát ven biển các châu thổ thêm rời rạc, nhiều cát, một số các loại đất Miền Đông Nam Bộ trở thành loại đất xám bạc màu địa phương. RT là một quá trình thổ nhưỡng xảy ra một cách tất yếu ở đất nhiệt đới, mưa nhiều. Thâm canh, bón nhiều phân hữu cơ, bón vôi, phân hoá học hợp lí sẽ hạn chế được một phần hậu quả của RT.
- Ngăng suất cây trồng (NSCT) là sản lượng cây trồng đạt được trên một đơn vị diện tích (thường là một hecta) sau một vụ sản xuất đối với cây hằng năm hay sau một năm đối với cây lâu năm đến tuổi thu hoạch.
- Năng suất sinh học (thân, lá, quả, hạt) được phân biệt với năng suất kinh tế (chỉ tính nông sản có ích, vd. đối với lúa là hạt thóc).
- NSCT có thể tính theo những hình thái sản phẩm khác nhau: lúa, ngô, đậu... tính theo khối lượng hạt khô; khoai lang, sắn, khoai tây... tính theo khối lượng củ tươi; chè tính theo khối lượng lá búp tươi, vv.
- Trong kinh tế nông nghiệp, việc đánh giá NSCT thường dựa vào năng suất thống kê (là năng suất thu hoạch tại gốc) do cơ quan thống kê xác định và mới chỉ thực hiện trong sản xuất lúa (năng suất thống kê chưa tính đầy đủ hao hụt trong khâu thu hoạch và vận chuyển), và năng suất thực thu là số sản phẩm thực tế thu được dựa trên cơ sở tài liệu hạch toán của đơn vị sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân. Nâng cao NSCT là phương hướng phát triển có ý nghĩa cơ bản của nông nghiệp, nhất là đối với các nước chậm phát triển, độ phì nhiêu tự nhiên cao.
TÁC HẠI CỦA RỬA TRÔI ĐẤT:
- Năng suất cây trồng giảm nhanh chóng.
- Rửa trôi làm giảm khả năng giữ nước của đất, làm cây bị khủng hoảng nước thường xuyên và nghiêm trọng
- Rửa trôi đất dẫn đến đất bị bào mòn, trở nên nghèo, xấu, bạc màu.
- Càng ngày đất càng nghèo chất dinh dưỡng, và đi đến thoái hóa đất.
Hình 12: Suy giảm đất canh tác bởi suy thoái chất lượng đất do xói mòn, rửa trôi.
Hình 11: Đất bị rửa trôi sau những cơn mưa làm những đám ruộng dưới chân núi.
Đối với môi trường:
- Rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước: làm cho nước bị đục, phú dưỡng
hóa…và gây hại đến người dân sử dụng nước mặt để sinh hoạt.
- Làm sụp lỡ đất gây ảnh hưởng lên cơ sở hạ tầng.
NGUYÊN NHÂN:
- Do hàm lượng muối dinh dưỡng trong đất bị rửa trôi vào môi trường nước gây sự biến đổi về tính chất của đất, cấu trúc đất, đất trở nên nhẹ, chua, nghèo chất dinh dưỡng. Đất bị rửa trôi mạnh, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở tầng canh tác bị trực vi xuống sâu, tầng rửa trôi dầy trong phẩu diện đất, làm các tầng đất mặt ngày càng kiệt màu, sa cấu thô dần, hàm lượng nước hữu dụng cung cấp cho cây trồng thấp.
- Có 2 loại hình bạc màu vật lý chính trên các vùng thâm canh lúa là sự nén dẽ và sự suy thoái cấu trúc của đất. Thâm canh lúa liên tục trong thời gian dài, gia tăng cơ giới hóa trong khâu chuẩn bị đất cùng với quá trình rửa trôi và tích tụ của các hạt sét xuống các tầng bên dưới tạo nên sự nén dẽ. Sự suy giảm chất hữu cơ và việc cày ướt sẽ khiến cấu trúc đất bị suy thoái.
Bảng 8: Đất bị bạc màu.
- Do con người phá hủy môi trường đất nhanh chóng qua các hoạt động chủ yếu sau: khai thác đất một cách bừa bãi, không bảo vệ cây rừng, khai phá ở những nơi đất dốc, phá cả rừng đầu nguồn, rừng hành lang, khai hoang trắng, không đúng thời vụ …
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
- Tăng cường sử dụng bền vững quỹ đất đai cả về số lượng và chất lượng:
- Tăng cường sử dụng bền vững quỹ đất đai ở tất cả các cấp và đối với tất cả các chủ sử dụng đất trên nguyên tắc “tiết kiệm đất”, bảo vệ và tăng độ phì nhiêu của đất, đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.
- Xây dựng hệ thống cơ sở thông tin dữ liệu về môi trường đất từ Trung ương đến địa phương. Trong đó vấn về môi trường đất phải được quan trắc, phân tích và cập nhật thường xuyên vào cơ sở dữ liệu. Đặc biệt phải sớm phát hiện những điểm nóng về môi trường đất để kịp thời đề xuất hướng xử lý và giải pháp khắc phục.
- Quan tâm đến việc quản lý lưu vực, phát triển thủy lợi: Quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ cân bằng sinh thái và điều hòa các tác động lẫn nhau giữa đồng bằng và miền núi, hạn chế được các vấn đề suy thoái đất: xói mòn, sạt lở, bạc màu, khô hạn, sa mạc hóa, nhiễm mặn, nhiễm phèn,...
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, công nghệ sạch, công nghệ thích hợp trong sản xuất và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu: Việc sử dụng đất hợp lý nhất thiết phải đi đôi với bảo vệ và bồi dưỡng đất, song muốn bảo vệ đất không thể chỉ áp dụng một biện pháp duy nhất. Nếu chỉ áp dụng biện pháp đơn độc, thiếu tính tổng hợp thì biện pháp đó sẽ mang lại hiệu quả thấp. Cần phải chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó, chú ý việc chọn lựa các giống cây con thích hợp trên từng loại đất, sử dụng các giống có năng suất chất lượng cao.
- Tiếp tục nghiên cứu và sử dụng các loại phân hữu cơ, vô cơ, vi sinh. Áp dụng các biện pháp sinh học, các phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp... để hạn chế việc ô nhiễm và suy thoái đất.... Tăng cường đầu tư cho công tác khuyến nông, coi việc đầu tư cho công tác này là khoản đầu tư dài hạn dưới dạng hỗ trợ kỹ thuật.
- Đảm bảo thực hiện và đạt được các tiêu chuẩn về môi trường đất: Xúc tiến những nghiên cứu cụ thể, chi tiết các tiêu chuẩn định mức về môi trường đất để chuẩn hoá các tiêu chí đánh giá môi trường đất đồng thời làm cơ sở cho các ngành, địa phương và các nghiên cứu chuyên ngành áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
- Biện pháp thủy lợi: đào mương, đắp bờ trên mặt dốc, ngăn chặn dòng
chảy, hạn chế tốc độ dòng chảy
- Biện pháp nông nghiệp:
•Che phủ đất.
•Làm đất gieo trồng theo đường đồng mức.
•Bón phân hữu cơ cho đất tăng lượng mùn và kết cấu đất.
- Biện pháp lâm nghiệp:
•Bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ môi trường
•Trồng rừng phủ xanh đồi trọc, chú ý mật độ để tránh xói mòn
Hình 13: Phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
•Trồng rừng với bộ rễ ăn sâu kết hợp xen với cây phủ đất, chống
xói mòn.
Hình 14: Trồng chè để dữ đất.
- Chè là loại cây công nghiệp lâu năm, có tác dụng thiết thực trong phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống rửa trôi, xói mòn ở những vùng đất dốc. Hiện nay cây chè không chỉ là cây xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào trung du, miền núi mà thực sự đã giúp nhiều gia đình khá giả, các sản phẩm chè đang được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước và đang là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Phát triển sản xuất cây chè giúp cho xã hội giải quyết được công ăn việc làm cho nông dân, đặc biệt ở các vùng xa xôi, hẻo lánh. Theo tổ chức Nông lương thế giới (FAO), trong nhiều năm gần đây, chè Việt Nam đứng thứ 7 về sản lượng, đứng thứ 6 về khối lượng xuất khẩu; được xuất sang 107 thị trường các châu lục, trong đó có 18 thị trường truyền thống, 68 thị trường là thành viên WTO (theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt nam, ngày 24/8/2007)
CHƯƠNG 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG ĐẤT BỊ XÓI MÒN VÀ RỬA TRÔI.
4.1 Con người:
Con người là chủ thể tích cực quan trọng nhất thông qua các hoạt động sản xuất, con người có thể tác động quá trình xói mòn và ngược lại. con người có thể hạn chế và ngăn chặn xói mòn thông qua các biện pháp sử dụng và quản lý đất đai hợp lý và khôn khéo.Các tác động về khí hậu, thủy văn, địa hình và tính chất đất, con người có thể ở mức độ nhất độ nhất định kiểm soát và điều chỉnh nhờ các biện pháp quản lý: Tác động của con người thông qua cac hoạt động: phá rừng, đốt rừng, mất thảm phủ, khai phá đất trồng bừa bãi, phá rừng phòng hộ đầu nguồn, phá rừng ở nơi đất dốc, du canh, du cư…, làm cho mức độ xói mòn tăng nhanh.
4.2. Yếu tố khí hậu:
Hai yếu tố khí hậu quan trọng nhất có tác động trực tiếp đến xói mòn là lượng giáng thủy ( precipitation) và tốc độ gió (velocity). Những yếu tố khí hậu có tác động giáng tiếp là: cân bằng nước, bay hơi, nhiệt độ và độ ẩm tương đối.các yếu tố này ảnh hưởng tới lượng mưa bằng việc thay đổi chế độ nước trong đất tỷ lệ lượng mưa – tác nhân gây dòng chảy bề mặt.
Lượng giáng thủy là khái niệm tổng hợp, nó bao gồm các dạng nước trong khí quyển rơi vào đất: sương, tuyết rơi, mưa đá và mưa. Trong số này thì mưa và tuyết đóng vai trì quan trọng nhất đối với xói mòn đất. Ở những vùng ôn đới khi tuyết tan vào mùa xuân đã gây xói mòn và rửa trôi đất rất mạnh, còn những vùng nhiệt đới và á nhiệt đối trái lại mưa và gió xảy ra kèm theo lại là những yếu tố gây xói mòn mạnh mẽ.
* Ảnh hưởng của lượng mưa: ảnh hưởng lớn nhất đến xói mòn đất. quá trình xói mòn bị chi phối bởi các đặt trưng mưa: phân bố mưa, cường độ mưa, lượng mưa,loại mưa và chế độ mưa. kết quả quan trắc về lượng đất bị xói mòn trên đất trồng chè, độ dốc 8o ở các địa điểm khác nhau như sau:
Bảng 5.3. Ảnh hưởng của lượng mưa đến xói mòn
Địa điểm
Lượng mưa, mm
Lượng đất sói mòn, T/ha/năm
Phú hộ
1500
52
Khải Xuân (Phú thọ)
Di Linh
Plâyku
1769
2041
2447
58
150
189
Bảng 9: Lượng đất bị xói mòn có tương quan thuận với lượng mưa.
Năng lượng rơi tự do của hạt mưa đã công phá trực tiếp làm vỡ hạt đất, số lượng hạt mưa càng nhiều, càng lớn thì sức công phá càng mạnh. sau đó là dòng chảy: phần nước không thấm vào lòng đất và không bốc hơi, sẽ cuốn các hạt đất trôi đi.
Theo tính toán của B.Oxbori (1954), khi mưa rào, 1 ha, sau 20 phút, những giọt mưa đã tung lên không trung là 140 tấn hạt đất. Nếu tốc độ giọt mưa là 5,5 m/s đường kính hạt mưa 3,5 mm, cường độ mưa là 12 cm/h thì lượng đất bắn lên không trung là 446 g/h.nhưng nếu cường độ mưa là 20 cm/h thì lượng đất bắn lên không trung là 690 g/h.
4.3. Yếu tố độ dốc:
Độ dốc có tác động đến mọi kiểu xói mòn. sự phân chia và cường độ dòng nước chảy đều bị chi phối bởi độ dốc. Những đặt trưng dốc có liên quan đến xói mòn là do độ sâu của dốc (steepness), chiều dài dốc và dạng dốc (shape).
Xói mòn có thể xảy ra ở độ dốc 3o và nếu độ dốc tăng lên 2 lần thì cường độ xói mòn sẽ tăng lên 4 hoặc nhiều lần.Có thể xếp mức độ xói mòn do độ dốc:
+ < 3o: xói mò
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xói mòn và rửa trôi đất – biện pháp khắc phục.doc