Tiểu luận Xu hướng của ngành dịch vụ giải trí điện ảnh Việt Nam

I. Khái Quát Chung Về Sự Phát Triển Của Dịch Vụ Giải Trí

2. Một số khái niệm

a. Khái niệm dịch vụ

b. Khái niệm dịch vụ giải trí

2. Xu hướng chung về của dịch vụ giải trí

a. Trên thế giới

 Công viên giải trí

 Nghệ thuật biểu diễn

 Điện ảnh

 Kinh doanh sòng bạc

 Thể loại khác

b. Tại Việt Nam

 Khu vui chơi giải trí

 Biểu diễn nghệ thuật

 Dịch vụ internet, truyền hình.

 Các dịch vụ khác

II. Xu Hướng Phát Triển Ngành Điện Ảnh Tại Việt Nam

1. Khái niệm Điện Ảnh

2. Thực trạng nền điện ảnh

c. Trên thế giới :

 CGI áp đảo

 3D lên ngôi

 Nền điện ảnh châu Á phát triển

 Hoạt hình tăng sức hút

 Trào lưu phim làm lại

b. Tại Việt Nam :

 Giai đoạn 1923- 1975 :

 Giai đoạn 1975- 2009 :

+) Các giải thưởng lớn

+) Dòng phim giải trí

+) Hãng phim tư nhân

+) Luật sửa đổi và bổ sung một một số điều của Luật Điện ảnh

c. Rào cản khi ra nhập thị trường thế giới

 Rảo cản khách quan - Những vấn đề về CSVC-KT

 Rào cản chủ quan – Những vấn đề về nhân lực

3. Xu hướng phát triển điện ảnh tại Việt Nam :

 Tập trung nâng cao trình độ sản xuất cũng như chất lượng phim chủ yếu để phục vụ thị trường trong nước

 Dòng phim thương mại giải trí tiếp tục được đầu tư và khai thác

 Đề tài chiến tranh,lịch sử, các anh hùng dân tộc vẫn luôn hấp dẫn

 Đón nhận sự trở về đầy nhiệt huyết của dòng phim Việt kiều

 Đầu tư nước ngoài tăng

 Khai thác sang lĩnh vực phim thần tượng

 

doc29 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5190 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xu hướng của ngành dịch vụ giải trí điện ảnh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mọi kỳ quan”. Nhờ đó, đạo diễn James Cameron cũng tự tin tuyên bố: “3D sẽ là tương lai của điện ảnh”. Sau hiện tượng ăn khách của phim Avatar-3D, thì Alice ở xứ sở thần tiên -3D hứa hẹn sẽ khuấy động trí tưởng tượng của người xem trên toàn thế giới.Không chỉ dừng lại ở đó c ơn sốt phim 3D chắc chắn sẽ tiếp tục với phần 3 của Toy story, phần 4 của Shrek và phần 7 của Saw. Siêu người hùng Iron man sẽ tiếp tục sứ mạng đầy vinh quang với Iron man 2 qua diễn xuất của ngôi sao phim Wrestler Mickey Rourke. Thế giới game cũng không nằm ngoài vòng phủ sóng, phần tiếp theo của các phim làm từ game như Meet the fockers, Cats & dogs và The abd lieutenant hi vọng hốt bạc nhờ vào những ảnh hưởng tốt có được từ trước đó. Trong khi đó, Hãng Disney đang toan tính thu phục tín đồ game bằng một phim chuyển thể từ trò chơi được nhiều người biết đến là Prince of Persia. Nền điện ảnh Châu Á phát triển mạnh      Sau những thế lực điện ảnh Trung Quốc tạo được chỗ đứng ở Mỹ, thì đột phá tiếp theo của điện ảnh Châu Á chính là điện ảnh  Hàn Quốc trên màn ảnh Mỹ... Hàn Quốc được biết đến với những bộ phim có cốt truyện hay, được thực hiện theo bài bản phim Mỹ.      Nhiều hãng phim lớn của Mỹ đã nghĩ ra một phương pháp khá hữu hiệu để tranh thủ sự sáng tạo của nền điện ảnh trẻ này: họ mua bản quyền kịch bản của nhiều bộ phim Hàn Quốc để về dựng lại theo cách Mỹ.      Warner Bros đã mua bản quyền của Il Mare và Kết hôn với mafia, DreamWorks sẽ dựng lại Cô nàng ngổ ngáo và Câu chuyện hai chị em, Miramax/Dimension sẽ tung ra "version" Mỹ của Vợ tôi là găngxtơ và Thầy giáo Kim, còn Universal sẽ khai thác kịch bản của Old boy... Dù thế nào chăng nữa, điện ảnh Hàn Quốc cũng đã trực tiếp và gián tiếp gia tăng sự ảnh hưởng của mình tại thị trường phim lớn và cũng khắc nghiệt nhất thế giới này. Phim hoạt hình ngày càng tăng sức hút      Hoạt hình từng chỉ là mảng phim dành cho thiếu nhi và chiếm một thị phần nhỏ trong nền công nghiệp điện ảnh. Nhưng với sự phát triển không ngừng về công nghệ làm phim cũng như những cốt truyện độc đáo, ngày càng có nhiều phim hoạt hình thống trị các bảng xếp hạng doanh thu.      Phải nói rằng thị trường phim hoạt hình đạt được thành công như ngày nay phần nào là nhờ vào hiệu  ứng từ các trò chơi điện tử. Nhiều thế  hệ người lớn quen với thế giới 3D của các trò chơi này giờ đây cũng cảm thấy thích thú  khi xem những bộ phim hoạt hình vốn được coi là sản phẩm giải trí dành cho thiếu nhi. Ví  dụ như Coraline, bộ phim hoạt hình 3D hết sức tinh tế kể về một cô gái mạo hiểm, đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của khán giả người lớn và thu về 75,2 triệu USD riêng ở Bắc Mỹ. Trào lưu phim làm lại      Hiện nay khán giả yêu điện ảnh thường nghe rất nhiều các thuật ngữ đã trở nên quen thuộc trên các phương tiện thông tin như “phim làm lại”,  “phim xây dựng lại”, “phim sản xuất lại”  hay “làm lại phim”… Những thuật ngữ này không hề xa lạ, chúng biểu thị cho một dòng phim đã xuất hiện khá lâu ở nhiều nền điện  ảnh trên thế giới, đó là dòng phim làm lại.Cơ  sở đầu tiên cho một bộ phim gốc được nhào đi nhào lại, đấy là bản thân nó phải là tác phẩm đã được khẳng định về thành công nghệ thuật lẫn doanh thu phòng vé. Có như vậy thì các nhà sản xuất mới chịu bỏ tiền ra “xào nấu” lại. Vì thế phim làm lại muốn đạt đến độ hay hoặc muốn vượt mặt phim gốc là điều không hề dễ dàng gì. Có thể nói phim gốc là một phần quảng bá và bảo chứng thành công cho phim làm lại, nhưng đồng thời nó cũng là chướng ngại vô cùng khó khăn nếu phim làm lại không đủ sức vượt qua nó.         Đối với một tác phẩm điện ảnh được xây dựng lại từ một bộ phim truyền hình thì  các nhà sản xuất và êkip thực hiện sẽ gặp rất nhiều chướng ngại và khó khăn. Vì về  cơ bản phim truyền hình kéo dài về thời gian, không gian, sự kiện, tình huống, bối cảnh, nhân vật khá lớn… Do vậy trong một bộ phim nhựa vài ba tiếng đồng hồ các nhà làm phim không thể  bê nguyên dung lượng khổng lồ ấy vào phim của mình. Họ phải biết lựa chọn bối cảnh hợp lý  nhất, sự kiện cần thiết nhất, các chi tiết và  tình huống đắt nhất, những nhân vật thực sự nổi bật và ấn tượng… trong phim truyền hình để  đưa vào phim của mình. Trong quá trình làm lại bộ  phim các tác giả cũng có thể lược bỏ  bớt hoặc thêm thắt quá trình diễn biến trong phim truyền hình sao cho hợp lý nhất trong bản phim điện  ảnh. Do đó phim điện ảnh làm lại không sao chép một cách y nguyên từ phim truyền hình mà chỉ lấy một phần ý tưởng, bối cảnh, nhân vật và  phần cốt chính của phim. Chúng ta đã từng biết đến những bộ phim truyền hình nhiều tập nổi tiếng của Mỹ như Wild Wild West (Miền Tây hoang dã), Mission Impossible (Nhiệm vụ bất khả thi), Charlie’s Angels (Những thiên thần của Charlie), Sex and the city (Tình dục là chuyện nhỏ), Hanna Montana… đã từng làm công chúng Mỹ và khán giả yêu điện ảnh thế giới rất ngưỡng mộ và say sưa ngồi trước máy thu hình dõi theo từng tập. Khi các nhà làm phim Hollywood biến chúng thành các tác phẩm điện ảnh thì chúng cũng thu được thành công vang dội không kém phiên bản phim truyền hình. Thậm chí những phim điện ảnh làm lại này còn thành công hơn so với nguyên tác phim truyền hình về chất luợng nghệ thuật và gây sức hút lớn đối với khán giả.           Đối với các nước châu Á có nền điện  ảnh phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông…  phim làm lại của họ cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể đặc biệt là phim truyền hình làm lại. Có thể kể đến các tác phẩm  điện ảnh làm lại đình đám những năm gần  đây, như phim Đầu danh trạng (2007) của Trần Khả Tân làm lại từ phim Thích mã phiên bản 1973 của đạo diễn Hồng Kông Trương Triệt, The Connected của Trần Mộc Thắng làm lại từ phim Cellular của Hollywood, Ông bà Smithcủa điện ảnh Mỹ, Hàn Quốc cũng đã tái sản xuất dưới phiên bản tiếng Hàn với cái tên Nữ thám tử xinh đẹp… Phim điện ảnh làm lại ở các nền điện ảnh châu Á xuất hiện rất ít không ồ ạt như Hollywood, nhưng phim truyền hình thì được tái sản xuất rất nhiều. Chúng ta đều đã quen thuộc với những bộ phim kiếm hiệp chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung như Anh hùng xạ điêu, Thiên long bát bộ, Tiếu ngạo giang hồ, Ỷ thiên đồ long ký, Lộc đỉnh ký… hay các phim Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Tây du ký, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa…  được các nhà làm phim Trung Quôc, Hồng Kông nhào đi nhào lại và thu được những thành công đáng kể. Và có lẽ các nhà chế tác phim Trung Quốc, Hồng Kông chưa có ý định ngừng nghỉ tái sản xuất các phim này.        Với các nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Phillipin, Hồng Kông, Trung Quốc… thường xuyên nhìn ngó các phim truyền hình của nhau. Nếu một bộ  phim của nước nào gây được tiếng vang thì ngay lập tức các nhà làm phim nước khác sẽ lên kế  hoạch mua bản quyền sản xuất lại. Đầu năm 2009 khắp cả châu Á lên “cơn sốt” với bộ  phim truyền hình làm lại của Hàn Quốc Boys Over Flowers. Tác phẩm gây ra làn sóng hâm mộ khổng lồ mà đến tận bây giờ vẫn chưa dứt. Hàng loạt các sản phẩm ăn theo phim bán chạy rất nhanh, thổi bùng nhiều diễn viên vô danh thành người nổi tiếng. Đây có thể nói là bộ phim làm lại thành công nhất của điện ảnh châu Á từ trước đên nay. Trước đó bộ phim này cũng đã được sản xuất hai lần, lần đầu tiên là phiên bản của Nhật, sau đó là Đài Loan. Nếu kể đến phiên bản của Trung Quốc và Phillipin mới được làm lại thì tổng cộng là sáu phiên bản, nhưng Boys Over Flowers của Hàn Quốc vẫn là bộ phim làm lại thành công nhất cho đến thời điểm này. Xu hướng sản xuất đi sản xuất lại phim truyền hình lẫn nhau của các nước châu Á hầu như chưa có dấu hiệu thoái trào. Hiện tại nó vẫn là trào lưu gây nhiều ảnh hưởng nhất đối với nhiều nền sản xuất phim truyền hình ở các nước châu Á.   Thị  trường Việt Nam:      Điện ảnh Việt Nam bắt đầu từ năm 1923, khi xuất hiện bộ phim đầu tiên Kim Vân Kiều do người Pháp và người Việt cùng thực hiện. Trước đó, điện ảnh đã du nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 1890. Từ năm 1925 xuất hiện những hãng phim Việt Nam, có những bộ phim Việt Nam hợp tác với nước ngoài. Đến thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, ở miền Bắc với những diễn viên như Trà Giang, Thế Anh, đạo diễn Hải Ninh, Nguyễn Hồng Sến đã thực hiện những bộ phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Nổi gió, Em bé Hà Nội... ghi dấu ấn cho nền điện ảnh Cách mạng. Miền Nam với Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, các đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Lê Dân, Lê Mộng Hoàng đã thực hiện Chân trời tím, Loan mắt nhung, Người tình không chân dung... đạt được doanh thu cao và giành những giải thưởng trong các liên hoan phim châu Á.      Sau năm 1975, các đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Nguyễn Hồng Sến tiếp tục thực hiện những bộ phim như Ván bài lật ngửa, Cánh đồng hoang... thu hút được nhiều khán giả, giành được giải thưởng trong những liên hoan phim quốc tế. Vượt qua giai đoạn khủng hoảng của thập niên 1990, gần đây điện ảnh Việt Nam lấy lại được khán giả với những bộ phim ăn khách như Gái nhảy, Những cô gái chân dài... Một số bộ phim Việt Nam đã được khán giả nước ngoài biết tới, trong đó nhiều phim của các đạo diễn Việt kiều. Mùi đu đủ xanh của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng đã được đề cử giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất năm 1994.       Năm 2009 có thể xem là một năm đáng nhớ  của điện ảnh Việt Nam. Chỉ xét về  số lượng và tần số xuất hiện của những bài báo về điện ảnh trên các báo in, báo  điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng khác không kém bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, thậm chí còn vượt trội rất nhiều trong thời gian có  các sự kiện điện ảnh như Liên hoan phim Quốc gia, Giải Cánh diều vàng, những dịp phim mới sản xuất ra mắt khán giả hoặc các phim Việt Nam được chọn dự thi hay đoạt giải tại các Liên hoan...             Mà điện ảnh, cũng như bất cứ một nghệ thuật nào, cần làm nên những “đợt sóng” trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, cho nên, khi tạo được những “sự kiện đình đám” cũng là lúc điện ảnh đang có sự cựa mình…             Điểm nhấn đậm nét nhất của điện ảnh năm 2009 là sự thành công ở trong nước và quốc tế của nhiều bộ phim do Nhà nước tài trợ hoặc đặt hàng. Đầu tiên phải kể đến phim Đừng đốt (đạo diễn Đặng Nhật Minh, hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam sản xuất). Hiếm có bộ phim đặt hàng nào lại vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị, lại vừa khiến khán giả xúc động như Đừng đốt. Xây dựng trên chất liệu cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm - cuốn sách lần đầu tiên được xuất bản tại VN năm 2005 đã làm rung động hàng triệu con tim khán giả, trở thành một hiện tượng xã hội, sau đó được tái bản nhiều lần và được dịch để phát hành ở nhiều nước. Ra mắt khán giả trong dịp kỷ niệm 34 năm Đại thắng Mùa xuân năm 2009, phim Đừng đốt có sức lay động khi tái hiện những tháng ngày sống, chiến đấu và hy sinh của BS Đặng Thùy Trâm, về số phận cuốn nhật ký của chị và những đổi thay trong cuộc đời người lính Mỹ sau khi đọc nhật ký của Chị. Đừng đốt cũng đạt được những thành công ở trong nước và quốc tế: Giải Bông sen vàng, Giải Biên kịch xuất sắc và giải của BGK Báo chí tại LHPVN lần thứ XVI, Giải A của Bộ Quốc phòng dành cho các tác phẩm VHNT về đề tài Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng 5 năm (2004-2009); Giải Khán giả bình chọn tại LHPQT Fukuoka - Nhật Bản. Phim cũng được Hội đồng Quốc gia chọn gửi đi tham dự giải Oscar năm 2009 của Viện Hàn lầm Điện ảnh Mỹ.               Một điểm  nhấn xứng đáng khác trong bức tranh điện ảnh 2009 được tạo nên bởi các hãng phim tư nhân. Theo thời điểm quyết định cấp phép phổ biến, có 4 phim được xuất xưởng trong năm 2009 là Chuyện tình xa xứ, Huyền thoại bất tử, 14 ngày phép và Bẫy rồng - cả 4 phim đều của các đạo diễn Việt kiều.   Nếu như những mùa phim Tết trước đây thường chỉ có 3 bộ phim tư nhân “làm mưa làm gió” trên màn ảnh từ Nam chí Bắc thì mùa phim Tết Canh Dần tới đây, có đến 5 bộ phim để khán giả lựa chọn. Ngoài Bẫy rồng sẽ còn “đứng  lai rai” ở rạp, sẽ có bốn phim mới chuẩn bị ra mắt công chúng là: Những nụ hôn rực rỡ (Hãng phim BHD, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng), Công chúa Teen và ngũ hổ tướng (Hãng phim Phước Sang, đạo diễn Lê Lộc), cùng hai phim của Hãng phim Thiên Ngân là Nhật kí Bạch Tuyết (đạo diễn Lê Bảo Trung) và Khi yêu đừng quay đầu lại (đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh). Ba bộ phim đầu thuộc loại phim tình cảm hài nặng gam màu giải trí, chủ yếu dành cho khán giả trẻ - tầng lớp thượng đế đông đảo nhất tại các rạp chiếu phim. Riêng Khi yêu đừng quay đầu lại là bộ phim mà nhà sản xuất muốn kết hợp yếu tố hấp dẫn của tình ái trong sự bí ẩn liêu trai với yếu tố triết lý về ý nghĩa cuộc sống, cái chết và tình yêu đối với con người. Không thể nói rằng các phim tư nhân đã đạt được chuẩn mực nghề nghiệp của một tác phẩm điện ảnh, nhưng có thể khẳng định rằng những bộ phim này đã đáp ứng thị hiếu của số đông khán giả thường xuyên của các rạp chiếu phim hiện nay tức là nhắm đúng mục tiêu của nhà sản xuất: thu hút thật đông người xem trong mùa phim Tết. Bởi vậy, tuy chưa có được những tác phẩm xuất sắc nhưng phim tư nhân năm 2009 đã có những bước tiến đều cả về số lượng và chất lượng.              Điểm nhấn cuối cùng của điện ảnh 2009 là Luật sửa đổi và bổ sung một một số điều của Luật Điện ảnh đã được Quốc hội thông qua tháng 6/2009 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009 đã có những điều chỉnh căn bản liên quan đến việc đầu tư của Nhà nước cho việc sản xuất phim. Cụ thể, khoản 3 điều 24 được sửa đổi như sau: “Đối với phim sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư dự án sản xuất phim phải thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản, được quyết định hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật đấu thầu để lựa chọn dự án sản xuất phim, đảm bảo chất lượng tác phẩm và hiệu quả kinh tế - xã hội”. Nghĩa là chủ đầu tư quyết định lựa chọn dự án sản xuất phim (không phân biệt hãng phim “trong” hay “ngoài” nhà nước) theo hai hình thức sau: Đối với dự án sản xuất phim đã có kịch bản được tuyển chọn, chủ đầu tư quyết định hình thức đấu thầu phù hợp để chọn nhà sản xuất. Đối với dự án sản xuất phim có hồ sơ tham gia đấu  thầu bao gồm kịch bản và phương án sản xuất, phát hành, chủ đầu tư quyết định hình thức đấu thầu phù hợp để chọn dự án  sản xuất phim.      Sự thay đổi này khắc phục được bất cập trước đây trong Luật Điện ảnh khi quy định Nhà nước sẽ đầu tư sản xuất phim thông qua hình thức đầu thầu lựa chọn nhà sản xuất trên cơ sở kịch được Hội đồng thẩm định và tuyển chọn, dẫn đến khả năng đơn vị sản xuất hoặc cá nhân có kịch bản rất có thể không chấp nhận đơn vị trúng thầu được giao làm phim. Theo quy định  mới, cách thẩm định và tuyển chọn kịch bản sản xuất phim từ nguồn kinh phí Nhà nước sẽ tiến tới những thay đổi, sao cho có sự gắn kết vững chắc với dự án sản xuất phim hoặc sẽ cơ sở để tuyển chọn và đưa vào sản xuất không phải chỉ là kịch bản mà kịch bản chỉ là một phần của dự án sản xuất phim. Đây là cách làm theo thông lệ quốc tế mà điện ảnh ta muốn phát triển không thể không tiếp thu.       Chúng ta có thể thấy rằng phim truyền hình nhiều tập được sản xuất trong năm qua tăng về số  lượng, một số khá về chất lượng, được  đông đảo công chúng đón nhận nhiệt tình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, xuất hiện không ít phim chất lượng thấp, kéo dài vô lý, cấu trúc câu chuyện rời rạc, xung đột giả tạo, thể hiện đơn giản, một chiều, thiếu chất ngẫu hứng làm men cho nghệ thuật bay thoát...            Với những điểm nhấn đậm nét và có sức lan tỏa trong bức tranh điện ảnh 2009, và những bài học kinh nghiệm được rút ra, hy vọng rằng năm 2010 sẽ là một năm sôi động với nhiều sự kiện nổi bật hơn của điện ảnh Việt Nam! Rào cản đối với Việt Nam:      Những năm gần đây, thị trường điện ảnh của chúng ta có sôi động hơn trước. Nhưng tỉnh táo nhìn lại, sự sôi động đó chưa phải là một làn sóng mạnh mẽ của một cuộc bùng nổ, của sự phát triển. Thời gian qua, nền điện ảnh có sôi động đôi chút với những bộ phim được tiếp thị rầm rộ của một số hãng phim tư nhân nhưng cũng chỉ có một vài bộ phim ăn khách và có lãi. Với những bộ phim giải trí mang tính thương mại nhiều hơn là nghệ thuật đó, chưa thể nói điện ảnh VN đang phát triển. Những người yêu điện ảnh nước nhà vẫn cứ phải hoài tưởng đến những bộ phim kinh điển của Việt Nam như: Cánh đồng hoang, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm... Điện ảnh VN vẫn còn làm ăn theo kiểu manh mún, cầm chừng. Những nhà làm phim, sản xuất phim, kinh doanh phim, phát hành phim đã cùng ngồi lại để tiếp tục thảo luận về vấn đề "muôn năm cũ": điện ảnh Việt Nam yếu kém những khâu nào và giải pháp ra sao trong bối cảnh cơ chế thị trường, với nhu cầu ngày một bức thiết về hội nhập điện ảnh. Chúng ta đang thiếu một chiến lược đầu tư phát triển nền điện ảnh, thiếu chiến thuật tiếp cận thị trường. Quả thực, với việc chiều lòng thị trường nội địa còn gặp nhiều khó khăn thì những rào cản để gia nhập thị trường thế giới của nền điện ảnh nước ta sẽ là vô cùng lớn. Rảo cản khách quan - Những vấn đề về CSVC-KT :      CSVC-KT luôn là 1 trong những yếu tố quan trọng hạng đầu trong bất kì lĩnh vực nào. Trong thời đại bùng nổ CM KH-KT, điện ảnh thế giới luôn đánh giá cao những bộ phim mang kĩ xảo cao cùng công nghệ sản xuất phim tiên tiến. Nhưng với CSVC còn yếu và KT còn thấp, điện ảnh Việt Nam đã vấp phải một rào cản khá lớn khi vươn ra thị trường thế giới.      Sự yếu kém này được lý giải bằng sự kiện Việt Nam bước sang giai đoạn đổi mới vào những năm cuối thập niêm 1980. Những năm trước, trong thời kỳ bao cấp, các hãng phim được nhà nước cấp kinh phí để sản xuất phim, khâu phát hành phim do cơ quan khác quản lý.Thời kỳ này, sự cắt giảm ngân sách của Nhà nước làm cho điện ảnh không đủ kinh phí để sản xuất phim và thực sự bước vào khùng hoảng. Nhà nước bắt đầu xóa bỏ bao cấp dành cho điện ảnh, chuyển từ chế độ bao cấp sang chế độ hạch toán kinh tế, có sự tài trợ một phần của Nhà nước. Các máy móc thiết bị làm phim đã cũ kỹ, tiền của Nhà nước đầu tư cho điện ảnh cũng bị thất thoát.      Tiếp đó, từ giữa thập niên 1990, điện ảnh Việt Nam bắt đầu bước dần ra khỏi thời kỳ khủng hoảng.Số lượng phim dần tăng lên nhưng hầu hết những bộ phim này, với tư duy làm phim cũ, đã không kéo được khán giả tới rạp, các phim làm ra tiếp tục thua lỗ.Nhà nước vẫn cấp kinh phí để sản xuất những phim kỷ niệm các ngày lễ lớn. Những bộ phim đó thường được thực hiện với kinh phí lớn, nhưng ít được khán giả quan tâm, thậm chí Ký ức Điện Biên (2004) kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ được đầu tư 13 tỷ đồng, khi công chiếu ba ngày chiếu tại rạp Đống Đa Thành phố Hồ Chí Minh chỉ bán được 60 vé. Tại Hà Nội, ngoài hai suất chiếu phục vụ công ích cũng chỉ chiếu được tám suất doanh thu, bình quân 25, 30 vé. Chính sự thua lỗ này kô chỉ làm nản lòng nhà sản xuất mà còn dẫn đến việc thiếu kinh phí để đầu tư, phát triển CSVC-KT .      Nói đến CSVC, ông Ngô Thảo - đại diện Hãng phim BHD lại nhắc đến nỗi "khắc khoải" : “ Thời buổi này chúng ta làm được phim hay mới là chuyện lạ. Cả miền Bắc hiện vẫn chưa có một phim trường nào thực sự.” Cơ sở “hạ tầng” như phim trường thì cứ phập phù, có gì làm đó, đi mượn là chính, thậm chí quay phim lịch sử Việt phải sang Trung Quốc thuê phim trường, bối cảnh.. Trong khi nhiều khu đất trống của chính ngành ĐAVN bị bỏ hoang hoặc không sử dụng đúng muc đích. Và nhiều dự án “dự định”vẫn chỉ nằm trên giấy. Các vấn đề liên quan đến đạo cụ, phục trang cũng vô cùng thiếu thốn. Trong khi Trung Quốc có những kho chứa rộng hàng ngàn ha để chứa trang phục cổ trang phục vụ cho điên ảnh thì người ta chỉ thấy trên màn ảnh rộng Việt Nam những ông vua,bà chúa ăn mặc không khác các tiết mục hát chèo, cải lương là mấy, với phục trang hết sức sơ sài, có hơi hướng cắt may dát vàng bạc lấp lánh như đồ hàng mã. Thử hỏi đến khán giả Việt Nam còn thấy khó chịu thì sao khán giả thế giới có thể chấp nhận?       Còn về mặt kĩ thuật thì còn tồn tại nhiều bất cập nhức nhối hơn. Kỹ thuật điện ảnh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan (phim, phương tiện, thiết bị) và chủ quan (nhà quay phim, kĩ thuật viên ánh sáng, âm thanh) thì ở cả 2 mặt khách quan và chủ quan này, điện ảnh Việt Nam đều chưa thể bắt kịp với thế giới. Làm phim kô có lãi, thiếu vốn; tiền đầu tư cho máy móc, phương tiện lại rất tốn kém, mua được thiết bị hiện đại thì thiếu người đủ chuyên môn vận hành; có thiết bị, có người lại nảy sinh vấn đề kô có nơi lắp đặt,ứng dụng, nếu lắp đặt ứng dụng được thì lại gặp trở ngại kỹ thuật kô đồng bộ. Đây có lẽ là cách nhìn có phần quá tiêu cực nhưg sự thật không phải không tồn tại. Thực tế cho thấy tuy luôn thiếu và ít nhưng thống kê số tiền để đầu tư cho ngành điện ảnh Việt Nam những năm qua không hề nhỏ, nhưng cách mua sắm trang thiết bị không khoa học, không có kế hoạch chiến lược nên cho đến bây giờ vẫn là sự cũ kỹ, thiếu đồng bộ, nhiều thiết bị hiện đại tạm thời “để dành” trong kho. Bên cạnh đó,khi cả thế giới đang chao đảo trước những bộ phim 3D kỹ thuật cao, sống động như thật thì phim ảnh Việt Nam mới bỡ ngỡ làm quen với phương pháp làm phim sitcom hay kĩ thuật thu tiếng trực tiếp. Phim truyện nhựa VN khi mang ra nước ngoài tham dự các LHP quốc tế, luôn bị “vướng” ở chất lượng kỹ thuật. Không âm thanh thì hình ảnh hoặc chất lượng phim nhựa kém - do bị chuyển đổi từ phim kỹ thuật số sang phim nhựa cho đúng quy định của các LHP quốc tế, cho dù là dùng máy quay kỹ thuật số hiện đại nhất bây giờ là Red One cũng không thể bằng chất lượng quay bằng phim nhựa…Quả thật, với kĩ thuật còn non kém nhu vậy việc lấn sân qua thị trường thế giới với Việt Nam quả thực là rất nan giải.     Theo kinh nghiệm của ông J. Herman (Giám đốc Trung tâm Cinematheque ) thì: Bất kỳ nước nào cũng có thể có những nghệ sĩ lớn. Nhưng để có một ngành công nghiệp điện ảnh, ta cần thiết lập một hệ thống thương mại chính quy, có tổ chức và làm ra tiền. Nếu muốn hội nhập VN phải có nền công nghiệp điện ảnh. Xem ra việc đó không hề đơn giản vì để có nền công nghiệp điện ảnh đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn, phải có sự hỗ trợ của Chính phủ. Mà nền điện ảnh của VN hiện nay đang bị xã hội hóa quá mạnh và đang bị nghiệp dư hóa. Với tình hình như hiện nay thì VN chỉ có thể giao lưu quốc tế chứ hội nhập thì chắc khó.   Rào cản chủ quan – Những vấn đề về nhân lực:      Có ý kiến cho rằng điện ảnh là môn nghệ thuật thứ 7, đã là một môn nghệ thuật thì cứ hay cứ truyền cảm ắt sẽ được đón nhận, đâu nhất thiết phải hoành tráng, phải tốn kém? Xin được trích lời đạo diễn Bùi Thạc Chuyên:” Nếu ngay bây giờ cho tôi 20 triệu USD, tôi cũng không thể cho ra một sản phẩm tương đương Hollywood. Tôi không dám chắc tôi tiêu tốn 20 triệu USD ấy mà thu về được 40 triệu USD tiền bán vé, theo thông lệ tối thiểu. Tôi cũng chắc chắn không đạo diễn VN nào dám đảm bảo về điều đó. Vấn đề của chúng ta không phải là thiếu tiền mà là thiếu người để vận hành một bộ máy làm phim chuyên nghiệp.”      Khó khăn chung là thực tế điện ảnh Việt Nam còn đầy chộn rộn, bát nháo, nhiều người yêu nghề sẽ cảm thấy chơi vơi. Nhà nước thì không có hỗ trợ, đầu tư cho tài năng. Tư nhân thì lăng nhăng sao cũng được miễn là kiếm tiền. Người làm nghề phải vật lộn, nhiều khi bị cuốn vào cuộc sống kiếm ăn… Với thực trạng nhân lực đầy nan giải thì việc hội nhập điện ảnh thế giới quả thật xa vời.      Trước hết về về đào tạo nhân lực, lực lượng làm điện ảnh chủ yếu xuất thân từ 2 nôi đào tạo tại Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, công tác đào tạo tại các cơ sở trên vẫn tồn tại khá nhiều bất cập. Bất cập ngay từ khâu tuyển sinh. Ngoài số ít tài năng thực sự thì hiện tượng “chạy trường” khá phổ biến. Ngoài ra, cái thuận lợi chung là bây giờ cho giáo dục giới trẻ là cơ hội nhiều hơn, làm phim dễ dàng hơn, nhanh chóng nổi tiếng hơn nhưng thường không đam mê và kiên nhẫn như lớp đi trước. Nhiều người trẻ vội chạy theo danh và lợi, không quyết chí, không bền bỉ, thiếu khát vọng lớn. Điều này cũng hợp với xu thế thời đại bây giờ, nhưng khi cái đích của họ chỉ như vậy thì nghề nghiệp khó phát triển. Thế hệ tương lai của điện ảnh Việt Nam cần có một môi trường đào tạo chuyên nghiệp và thực sự nghiêm túc.      Thứ hai là vấn đề xung quanh đạo diễn và các nhà sản xuất. Các nhà làm phim VN chưa biết cách chấp nhận thất bại, từ nhà sản xuất đến đạo diễn, ai cũng chịu áp lực “không thắng phim này là phá sản, phim không ăn khách là không ai dám giao tiền cho làm phim nữa”, nên nảy ra tâm lý đón ý chiều lòng khán giả thái quá và sinh ra hẳn một dòng “phim tết”. Không nền điện ảnh nào chỉ tồn tại bằng phim chiếu tết cả, cũng như không ai phân biệt phim nghệ thuật với phim thị trường như ta cả. Chúng ta làm ít, rón rén trong mức đầu tư 4-7 tỉ đồng/phim, cho 100 phòng chiếu, chiếu hai tháng trước và sau tết, chúng ta chưa có thị trường điện ảnh và đang bị rơi rụng đội ngũ làm phim. Điện ảnh Việt Nam đã trượt không phải vì xã hội phát triển lên còn điện ảnh phát triển theo chiều ngược lại, mà vì các nghệ sĩ cũng như các nhà sản xuất bị cuốn theo những giá trị nhất thời mang tính đại chúng. Đại chúng bao giờ cũng tốt, cũng đúng, nhưng một nền văn hóa phát triển lại nhờ ở những số ít tinh hoa và dũng cảm, nhưng họ thường vừa mới xuất hiện thì đã bị cuốn theo cơn lốc của văn hóa đại chúng.       Một vấn đề nữa là đề tài, kịch bản hay thiếu trầm trọng. Đề tài phim của ta cứ lặp đi lặp lại. Hết phim về chiến tranh đến phim đấu tranh chống tiêu cực rồi lại phim về những chuyện quẩn quanh ở xóm làng, khu phố. Thi thoảng có một số bộ phim chất lượng khá thì cũng lấy từ những tác phẩm văn học cũ. Chẳng hạn: phi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXu Hướng Của Ngành Dịch Vụ Giải Trí Điện Ảnh Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan