MỤC LỤC trang
PHẦN I: Ô NHIỄM ĐẤT DO VI SINH VẬT 4
I. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM ĐẤT DO VI SINH VẬT 4
1. NGUYÊN NHÂN 4
2. MẦM BỆNH TỒN TẠI TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẤT
NHƯ THẾ NÀO? 4
II. TÁC NHÂN SINH HỌC GÂY Ô NHIỄM ĐẤT VÀ
GÂY BỆNH Ở NGƯỜI. BIỆN PHÁP XỬ LÝ 5
II.1 TÁC NHÂN SINH HỌC GÂY Ô NHIỄM ĐẤT
VÀ GÂY BỆNH Ở NGƯỜI 5
1 Truyền bệnh từ người → đất → người 5
2 Truyền bệnh từ vật nuôi → đất → người 5
3 Truyền bệnh từ đất → người 6
4 Các siêu vi khuẩn truyền bệnh từ đất 7
II.2 BIỆN PHẤP PHÒNG TRỪ 7
III. BỆNH GÂY HẠI CÂY CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT. MỘT SỐ
BIỆN PHÁP CANH TÁC PHÒNG TRỪ 8
III.1 MỘT SỐ THIỆT HẠI CÂY TRỒNG DO BỆNH
CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT 8
III.2 CÁC BỆNH CÂY CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ 8
1. Bệnh do nấm 9
2. Bệnh do vi khuẩn 11
3. Bệnh do vi rus 13
4. Bệnh do tuyến trùng kí sinh thực vật 14
PHẦN II: XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM DO VI SINH VẬT 16
I. MÔ HÌNH KHỬ TRÙNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 16
II. KHỬ TRÙNG ĐẤT BẰNG HÓA CHẤT 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
19 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4311 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xử lý ô nhiễm và thoái hóa môi trường đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN: “XỬ LÝ Ô NHIỄM VÀ THOÁI HÓA MÔI TRƯỜNG ĐẤT”
Đề tài: “XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM DO VI SINH VẬT”
SV: Mai Thị Thân
MSSV: 07700851
Lớp: DHMT03A
GV: GS-TSKH Lê Huy Bá
Tháng 04 năm 2010
----------&----------
MỤC LỤC trang
PHẦN I: Ô NHIỄM ĐẤT DO VI SINH VẬT 4
NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM ĐẤT DO VI SINH VẬT 4
NGUYÊN NHÂN 4
MẦM BỆNH TỒN TẠI TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẤT
NHƯ THẾ NÀO? 4
TÁC NHÂN SINH HỌC GÂY Ô NHIỄM ĐẤT VÀ
GÂY BỆNH Ở NGƯỜI. BIỆN PHÁP XỬ LÝ 5
II.1 TÁC NHÂN SINH HỌC GÂY Ô NHIỄM ĐẤT
VÀ GÂY BỆNH Ở NGƯỜI 5
1 Truyền bệnh từ người → đất → người 5
2 Truyền bệnh từ vật nuôi → đất → người 5
3 Truyền bệnh từ đất → người 6
4 Các siêu vi khuẩn truyền bệnh từ đất 7
II.2 BIỆN PHẤP PHÒNG TRỪ 7
BỆNH GÂY HẠI CÂY CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT. MỘT SỐ
BIỆN PHÁP CANH TÁC PHÒNG TRỪ 8
III.1 MỘT SỐ THIỆT HẠI CÂY TRỒNG DO BỆNH
CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT 8
III.2 CÁC BỆNH CÂY CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ 8
Bệnh do nấm 9
Bệnh do vi khuẩn 11
Bệnh do vi rus 13
Bệnh do tuyến trùng kí sinh thực vật 14
PHẦN II: XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM DO VI SINH VẬT 16
MÔ HÌNH KHỬ TRÙNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 16
KHỬ TRÙNG ĐẤT BẰNG HÓA CHẤT 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
LỜI MỞ ĐẦU
Vi sinh vật là một thành phần không thể thiếu trong hệ sinh thái đất. Các chất dinh dưỡng mà thực vật hấp thu từ đất, không khí, qua động vật lại quay trở lại môi trường đất. Vi sinh vật chuyển hóa và phân hóa các chất hữu cơ cặn bả và trả lại môi trường xung quanh và chu trình chuyển hóa của chúng lại được tiếp tục. Vi sinh vật là góp phần hoàn thiện chu trình khép kín này.
Tuy nhiên trong môi trường đất cũng là nơi tồn tại nhiều loại vi sinh vật gây hại cho người, động vật và thực vật sống trên mặt đất như các trực khuẩn, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật.
Do đó yêu cầu đặt ra là phải xử lý những vùng đất ô nhiễm vi sinh vật này để phục vụ cho sinh hoạt, và sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn sức khỏe con người. Khử trùng đất là nhằm loại bỏ vi sinh vật ra khỏi môi trường đất bằng phương pháp nhiệt và hóa chất. Phương pháp này đơn giản và rẻ tiền được áp dụng ở nhiều quốc gia kể cả Việt Nam.
Trong quá trình tìm hiểu sẽ còn có những sai sót, mong thầy nhận xét và đóng góp ý kiến để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn thầy.
NỘI DUNG
PHẦN I:
Ô NHIỄM ĐẤT DO VI SINH VẬT
NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM ĐẤT DO VI SINH VẬT
1. NGUYÊN NHÂN
Nguồn gây ô nhiễm này chủ yếu là chất thải chưa qua xử lý của người và động vật, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt... trong đó nguy hại lớn nhất là chất thải chưa được xử lý khử trùng của các bệnh viện truyền nhiễm. Rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây trồng nông nghiệp và truyền vào cơ thể người, động vật.
Việc lợi dụng nước thải để tưới cho nông nghiệp mà chưa qua xử lí có nguy cơ gây ô nhiễm đất, nhiều vi sinh vật tồn tại trong nước thải thấm vào đất
Mặc khác, ở nhiều địa phương,sau mưa lũ, nhiều loài vi sinh vật, theo dòng lũ mang từ khu vực này đến khu vực khác, khi lũ rút, mầm bệnh tồn tại lại trong đất, gây nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và cho con người.
2. MẦM BỆNH TỒN TẠI TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẤT NHƯ THẾ NÀO?
Mầm bệnh trong phạm vi là các loại vi trùng và virus gây bệnh cho người và gia súc, gây bệnh ở thực vật. Mỗi loại vi trùng, virus có đặc điểm sinh học, sức đề kháng và khả năng gây bệnh khác nhau, tuy nhiên do kích thước nhỏ, chúng có thể được lọc qua đất. Sự loại bỏ vi sinh vật trong quá trình thấm qua đất tỷ lệ nghịch với kích thước các hạt đất. Vi sinh vật có khả năng tích điện do đó chúng có khả năng bám chặt trên các hạt đất.
Khi sử dụng các loại chất thải chăn nuôi, chất thải lò mổ làm phân bón có thể gây ô nhiễm thực phẩm. Ngoài các nguy cơ ô nhiễm do kim loại nặng, chất độc hại, hợp chất hữu cơ còn khả năng ô nhiễm do mầm bệnh. Mầm bệnh có thể tồn tại trên các loại hoa màu, rau, củ quả, đặc biệt là các loại rau ăn lá khi được bón phân hoạc nước thải. Các khảo sát trong và ngoài nước cho thấy sự hiện của Salmonella, E.coli, Shigella… có trên nhiều loại rau quả trên thị trường, do đó cần xử lý chất thải, phân hợp lý trước khi sử dụng cho cây trồng.
TÁC NHÂN SINH HỌC GÂY Ô NHIỄM ĐẤT VÀ GÂY BỆNH Ở NGƯỜI. BIỆN PHÁP XỬ LÝ
II.1 TÁC NHÂN SINH HỌC GÂY Ô NHIỄM ĐẤT VÀ GÂY BỆNH Ở NGƯỜI
1.Truyền bệnh từ người → đất → người
Trực khuẩn và nguyên sinh động vật đường ruột có thể làm ô nhiễm đất do:
Những phương pháp phóng uế chất thải bỏ mất vệ sinh.
Sử dụng phân bón lấy từ các hố xí hay bùn trong nước sinh hoạt hoặc sử dụng cánh đồng tưới bằng các loại nước thải sinh hoạt. Đất bị ô nhiễm bởi: trực khuẩn lị, thương hàn, phẩy khuẩn tả, amip.
Tuy nhiên những bệnh do vi sinh vật này gây ra thường lan truyền bởi nước và tiếp xúc trực tiếp từ người này sang người khác hoặc do thực phẩm. Ngoài ra, ruồi cũng là một tác nhân lan truyền mầm bệnh đi do ruồi tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm phân.
Trực khuẩn lỵ
Salmonella typhi
Salmonella choleraesuis
2. Truyền bệnh từ vật nuôi → đất → người
Trong một số bệnh của động vật truyền sang người thì đất có thể giữ một vai trò chủ yếu truyền tác nhân nhiễm khuẩn từ vật nuôi sang người. Một số bệnh do chuột mang lại cho con người như:
Bệnh dịch hạch:
Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn yersinia pestis gây ra, lây truyền chủ yếu bằng đường máu (do bọ chét đốt). Bệnh cảnh lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng. Tổn thương hạch đặc hiệu, phổi và một số cơ quan khác.
Viêm não Nhật Bản do bọ chét kí sinh trên cơ thể chuột là loại động vật trung gian truyền bệnh.
Bệnh xoắn trùng vàng da ( bệnh Leptosirosis ): Leptosirosis gây bệnh cho cả động vật và người, truyền từ vật nuôi sang vật nuôi và từ vật nuôi sang người. Xoắn khuẩn xâm nhập qua da, niêm mạc, đường tiêu hóa và đường hô hấp.
Bệnh Brucellosis: đây là bệnh sẩy thai truyền nhiễm mãn tính chung cho nhiều loài gia súc rồi lây sang người và các loại gia súc khác.
Vi khuẩn Brucella abortus
Trực khuẩn than: người mắc bệnh than ít gặp nhưng khi xảy ra rất nguy hiểm cho người. Trực khuẩn than có khả năng đề kháng mạnh với các tác nhân hóa học và với các điều kiện bất lợi của môi trường bao quanh. Chúng có thể sống hàng ngàn năm trong đất và trong những tổ chức của động vật như lông, da của trâu, bò dê. Khi các con vật này chết đi, chôn trong đất mầm bệnh sẽ tiếp tục tồn tại trong đất và gây bệnh cho người.
Bệnh khuẩn Clostridium perfrigen, viêm màng não tủy, bệnh khuẩn Tulare,..
3. Truyền bệnh từ đất → người
Các bệnh do nấm:
Trên mặt đất, những loại nấm như nấm có sợi lông (Geotrichosis), mốc lá cây hay quả thối (Phycomycetosis). Nấm trong đất giàu phân gà, phân chim, phân dơi (Histophasmosis), nấm trong tổ chim và phân chim bồ câu (Cruotococcosis), nấm trong cỏ ôi thúi (úa) (Aspergillosis), nấm trên gỗ cây vừa bị chặt (Sporotrichosio). Tất cả đều theo cơ chế: bụi bị gió cuốn bay gây bệnh cho người.
Đất trồng trọt là nguồn gốc chứa tự nhiên của nấm độc họ Fusarium, Penicillium. Độc tố của nấm Stachibitris Alternans gây viêm và hoại tử trên toàn bộ đường tiêu hóa của ngựa.
Hầu hết các bệnh nấm nặng ở da ăn sâu vào trong hay lan toàn thân đều do nấm hay xạ khuẩn gây ra, xâm nhập vào da qua các vết thương.
Những ruộng khoai bị ngập nước chết thúi, củ và lá sau khi đã thối rữa thải ra những độc tố, những loại nấm có hại cho người và gia súc.
Uốn ván
Uốn ván là một bệnh nặng ở người do độc tố của trực khuẩn Nicolaier gây ra. Phát triển kị khí ở những vết thương nhiễm khuẩn. Nguồn gây ô nhiễm có thể là đất hoặc chất thải của súc vật và người mà tác nhân nhiễm khuẩn là Clostridium tetani. Vi khuẩn uốn ván được gặp khá nhiều trong đất canh tác, đất bỏ hoang, có thể sống vài năm trong đất trồng, tồn tại khá lâu trong đất bón phân tươi
Bệnh ngộ độc thịt
Bệnh thường gây chết người do những độc tố của Clostridium bitulilium sinh ra. Nguồn mầm bệnh đất hoặc ruột súc vật. Độc tố được tạo thành do sự phát triển kị khí của các nha bào trong thức ăn và gây ngộ độc. Bệnh thường xảy ra do ăn đồ hộp không nấu kĩ hoặc những loại thực phẩm thanh trùng chưa được tốt. Do lúc đầu thực phẩm đã bị các nha bào chứa độc tố rải rác trên mặt đất truyền vào.
4. Các siêu vi khuẩn truyền bệnh từ đất
Trong đất người ta đã tìm thấy siêu vi khuẩn bại liệt Echo và Coxsackie gây viêm màng não và sốt phát ban, viêm cơ tim, viêm não trẻ sơ sinh. Đất sét pha cát chứa nhiều vi khuẩn đường ruột hơn. Siêu vi khuẩn từ đất tách ra và xâm nhập vào cơ thể con người. Đất có môi trường trung tính hay hơi chua, siêu vi khuẩn dễ tách ra hơn , môi trường kiềm thì dễ sinh sản. Siêu vi khuẩn phát triển mạnh ở 3-100C, nó chỉ sống được 15 ngày trong đất cát khô, Echo chỉ 5 ngày, nếu độ ẩm tăng càng kéo dài thời gian sống. Các nước xứ lạnh siêu vi khuẩn đường ruột dễ lan tràn hơn ở xứ nóng.
Rau quả nếu tiếp xúc ở đất từ 18-220C thì sức sống của siêu vi khuẩn đường ruột giảm sút nhanh, ngược lại nếu để trong tủ lạnh chúng có thể sống đến 68 ngày. Phân người chứa rất nhiều siêu vi khuẩn, nhất là phân của người mắc bệnh (pha loãng mẫu 6000 lần sau 4 tuần vẫn còn tìm thấy). Nó dễ lây bệnh qua đường tiêu hóa (đường miệng). Những virus truyền bệnh cho vật nuôi gồm: những virus ưa da (virus gây lở mồm long móng, viêm họng có mụn nước của lợn ngựa,…), virus dại.
II.2 BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Khi dùng nước thải để tưới cho nông nghiệp cần phải biết rõ nguồn gốc, thành phần, phải qua xử lí, tránh tận dụng cánh đồng tưới để sản xuất nông nghiệp, mầm bệnh và các virus sẽ phát triển trong thực vật và gây bệnh cho người.
Để hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng do dịch bệnh,việc chôn lấp gia xác chết, cần chú ý: chôn lấp xa nội thành, nội thị, khu dân cư, xa khu vực trồng trọt lương thực, xa nguồn nước; hố chôn lấp phải phủ vật liệu chống thấm, tránh bị rách đốt xác chết trong hố, phun thuốc sát trùng hoặc rải vôi bột giảm sự khuếch tán mầm bệnh. Tránh để vết thương hở trên da tiếp xúc trực tiếp với đất nhất là những vùng đất ô nhiễm.
BỆNH GÂY HẠI CÂY CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CANH TÁC PHÒNG TRỪ
III.1 MỘT SỐ THIỆT HẠI CÂY TRỒNG DO BỆNH CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT
Bệnh hại cây có nguồn gốc từ đất ở nước ta đang ngày càng trở nên quan trọng và nguy hiểm hơn: chỉ tính từ năm 1999 tới 2004 (trong khoảng 5 năm) bệnh đã gây nên những thiệt hại sau:
- Gần 500.000 ha lúa bị nhiễm khô vằn trong đó có nhiều ruộng bị chết, thu hoạch thấp ở nhiều vùng trong nước trên các ruộng bị bệnh.
- 8.000 cây vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương) đã bị nhiễm bệnh và chết.
- Nhiều ruộng dứa ở Bắc Giang, Đồng Giao (Ninh Bình), Hữu Lũng (Lạng Sơn) và các tỉnh miền Trung bị bệnh thối nõn.
- 2.000 ha vườn hồng xiêm (xa-bô) ở Trà Vinh, 1.300 ha quít Tiều ở Lai Vung (Đồng Tháp), 40% cây cam Sành ở Trà Ôn, Tam Bình (Vĩnh Long) bị chết. Các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang và một số tỉnh Nam Bộ đều bị bệnh trên cam, chanh. Cây hồ tiêu, cà phê ở Bắc và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều bị bệnh với tỷ lệ biến động từ 5 – 20%.
Có thể nói dịch bệnh gây chết cây trở nên rất nguy hiểm và gây nhiều tác hại kinh tế to lớn cho sản xuất.
Về các nghiên cứu khoa học những bệnh cây có nguồn gốc từ đất, sau nhiều năm nghiên cứu chúng ta đã đi đến kết luận một số loài nấm, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh chủ yếu là:
- Nấm Fusarium oxysporum, nấm F. solani, nấm Rhizoctonia solani và nấm Sclerotium rolfsii
- Nấm Phytophthora nicotianae, P. palmivora, P. cinamomi và Pythium sp.
- Vi khuẩn: Ralstonia solanacearum và Erwinia carotovora.
- Tuyến trùng: Pratylenchus copea, Radopholus similis...
Thường là các nguyên nhân gây bệnh chính trên đồng ruộng, dẫn đến hiện tượng chết cây. Chúng thường phá hoại hỗn hợp, cùng một lúc nhiều nguyên nhân gây bệnh khiến cho việc phòng trừ trở nên rất khó khăn.
III. 2 CÁC BỆNH CÂY CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Các bệnh do tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất là nguyên nhân gây tổn hại năng suất nghiêm trọng cho cây trồng ở Việt Nam. Tính chất trồng trọt quanh năm tại các vùng châu thổ, sự lan truyền của các tác nhân gây bệnh trong nước tưới, thoát nước kém, cây giống không sạch bệnh và khí hậu nhiệt đới là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh này.
Các bệnh này gây ra các triệu chứng không điển hình, như còi cọc, vàng lá, héo và chết cây. Cần lưu ý rằng một số tác nhân gây bệnh khác như sâu đục thân, sùng cuốn ăn rễ, và những điều kiện bất lợi cũng có thể gây ra những triệu chứng này.
Những bệnh này do một số tác nhân gây bệnh phổ biến bao gồm nấm, vi khuẩn gây bệnh và tuyến trùng kí sinh thực vật.
Bệnh do nấm
Các nấm tồn tại trong đất gây bệnh cho cây gồm Rhizoctonia, Fusarium, Pythium (gây bệnh héo dây, lở cổ rễ cây non), Sclerotinia sclerotiorum (gây thối ở thân, quả và hoa), Sclerotium rolfsii (nấm gây thối gốc thân), Phytophthora, Pythium,…
Sclerotinia sclerotiorum gây thối thân ở cải xanh, cải bắp
Sclerotium rolfsii gây thối gốc
Héo chết dây do nấm trong đất Rhizoctonia, Fusarium, Pythium...
Nấm Fusarium oxysporum gây héo đậu Hà Lan,thân cây bị héo nâu.
Pythium thuộc lớp nấm trứng, chúng không phải là nấm thực. Pythium và Phytophora sản sinh ra các bào tử di chuyển được (du động bào tử). Đây là đặc điểm khác biệt với lớp nấm thực. Sau đây là sơ đồ chu trình gây bệnh của du động bào tử trong đất.
Nguồn nấm bệnh tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, chúng có khả năng sống rất lâu ở trong đất. Khi ở dạng hạch nấm chúng có thể tồn tại trong những điều kiện môi trường bất lợi.
Trong điều kiện thuận lợi, nấm xâm nhập cây trồng qua vết thương rễ, cổ rễ.
Bệnh hại nặng trong mùa mưa. Đất bị úng nước, đặc biệt khi có mưa to, gió lớn gây xây xát vùng rễ, bệnh nặng có thể gây héo rũ chết hàng loạt.
Biện pháp phòng trừ:
Làm sạch đất, thoát nước tốt, luân canh cây trồng. Sử dụng cây trồng kháng sinh lại bệnh.
2. Bệnh do vi khuẩn
Vi khuẩn gây bệnh cho cây là các vi sinh vật nhân nguyên thủy, đa dạng về kích cỡ và hình thái, một số loài có lông roi và di chuyển được. Các bệnh do vi khuẩn thường phổ biến ở những vùng nhiệt đới. Có rất nhiều bệnh do vi khuẩn gây ra, bo gồm héo vi khuẩn, đốm lá, cháy lá, u sưng và loét. Một số loài gây thối nhũn ở rau quả trước và sau khi thu hoạch.
Các bệnh do vi khuẩn gây bệnh cây thông thường ở nước ta bao gồm các chi Ralstonia, Xanthoomonas, Pseudomonas và Erwinia
Héo vi khuẩn do Ralstonia Solanacearum là một bệnh nghiêm trọng gây hại trên nhiều loại rau và cây trồng ở Việt Nam. Chẳng hạn như ở Quảng Nam, héo vi khuẩn gây hại ở trên cà chua, ớt, cà tím, mướp đắng, thuốc lá, cỏ dại,... Vi khuẩn này tồn tại lâu dài trên tàn dư ký chủ trong đất. Do có phổ ký chủ rộng, bệnh rất khó phòng trừ bằng biện pháp luân canh.
Hình các bệnh do vi khuẩn gây ra: (a) mướp đắng héo do vi khuẩn, (b)Ralstonia solanacearum gây héo trên cây gừng, (c) thối nhũn cải thảo, (d) Pseudomonas syring trên lá bầu bí.
Đây là loại bệnh rất khó phòng trị, sử dụng thuốc hoá học không có hiệu quả cao, do vậy áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp có hiệu quả cao hơn.
* Biện pháp canh tác:
- Luân canh cây trồng; đây là biện pháp có hiệu quả cao, có thể luân canh với cây khác họ cà hoặc luân canh với lúa nước. Không nên trồng 2 vụ liên tiếp trên một chân đất.
- Xử lý hạt giống trong nước nóng 500C trong 25 phút.
- Sử dụng cây giống ở vườn ươm không bị bệnh.
- Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại.
- Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón.
* Biện pháp cơ giới vật lý:
- Nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi đốt.
- Tránh việc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe, lưu ý khi tưới nước, tỉa cành, thu hái trái.
* Biện pháp hóa học:
Bệnh do vi khuẩn gây ra dùng thuốc hóa học hiệu quả không cao. Cần phát hiện sớm dùng các loại thuốc như Kasuran 50 WP, Kanamin 47 W (bệnh héo dây) Kasugamicin, Copper zinc (bệnh thối nhũn) có thể hạn chế được bệnh.
3. Bệnh do virus
Virus thực vật chỉ có thể xâm nhiễm vào tế bào cây thông qua các vết thương nhỏ do sâu bọ, các vết thương cơ giới. Virus tái tạo trong tế bào cây,cản trở các hoạt động bình thường của tế bào, gây còi cọc, biến vàng, khảm hoặc vàng lá.
c
d
a
b
(a)Vi rus vàng lá xoăn ở cà chua; (b) Virus biến vàng ở củ cải đường
(c) Quăn lá do virus ở mãn đình hồng; (d) Virus khảm củ cải ở cây ăn lá họ bắp cây khỏe (bên trái) và cây bệnh (bên phải)
Biện pháp phòng trừ
Loại bỏ ký chủ cỏ dại của virus và vectơ lan truyền
Sử dụng giống sạch bệnh
Vệ sinh cây trồng tốt, làm sạch đất tránh tiếp xúc với mầm bệnh trong tàn dư cây bệnh.
4.Bệnh do tuyến trùng kí sinh thực vật
Tuyến trùng thuộc họ với giun sán nhưng nhỏ hơn rất nhiều sống ký sinh trên các loại côn trùng sống trong đất và truyền bệnh từ cây này qua cây khác thông qua một loại ký sinh khác ăn vào rễ,tuyến trùng có nhiều loại có loại gây vết thương cho rễ có loại chỉ hút chích nhựa rễ cây gây ra những nốt sần cản trở sự vận chuyển chất dinh dưỡng của cây. Tuyến trùng gây hại đối với rất nhiều loại cây trong nông nghiệp như cây hồ tiêu hay một số loại cây ăn trái...và không loại trừ cây cảnh
Tuyến trùng sống trong đất và ăn dịch rễ cây, gây những vết sưng nhỏ ở rễ cây giống như nốt sần hoặc mụn, gây hại bộ rễ làm giảm quá trình hấp thu nước và chất dinh dưỡng. Tuyến trùng cái đẻ trứng trên và trong rễ hoặc phía trong những rễ mục. Tuyến trùng non nở từ trứng và di chuyển về phía đầu rễ hoặc những vết thương nhỏ. Chúng ăn những tế bào rễ. Tuyến trùng tấn công ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây. Triệu chứng phía trên mặt đất thường phát triển chậm và có thể không nhận thấy. Các triệu chứng triệu chứng bao gồm cây còi cọc, vàng và phát triển kém. Cây bị nhiễm có thể héo hoặc chết trong điều kiện thời tiết nóng khô.
Dưới mặt đất, rễ sẽ có những vết sưng tương tự như nốt sần hoặc mụn. Những nốt sần này ngăn cản sự di chuyển nước và dinh dưỡng đến các phần còn lại của cây dẫn đến sự phát triển còi cọc.Cây bị nhiễm tuyến trùng nốt rễ thường dễ bị nhiễm các bệnh khác trong đất gây ra bởi Ralstonia solanacearum (héo rũ vi khuẩn), Sclerotium rolfsii (héo rũ gốc mốc trắng) Fusarium, Pythium, or Rhizoctonia. Sự lây nhiễm thứ cấp này có thể dẫn đến sự bạc màu trên diện rộng của tế bào bên trong thân và rễ, cây sẽ chết nhanh chóng.
Tuyến trùng có phạm vi ký chủ rất rộng bao gồm nhiều loại cây trồng và cỏ dại.Chúng được tìm thấy trong nhiều loại đất nhưng sự phá hoại nhiều thường xảy ra ở đất cát và ấm. Tuyến trùng có thể tồn tại như những trứng ngủ đông khoảng vài tháng cho đến khi điều kiện môi trường phù hợp cho trứng nở ra. Chúng thường không chịu điều kiện ngập nước. Trứng và con non sống ở những rễ cây nguyên vẹn và được phóng thích vào đất khi cây bị phân huỷ. Tuyến trùng thường hoạt động suốt năm ở vùng đất ẩm và ấm. Tuyến trùng lây lan bởi sự sử dụng hoặc di chuyển đất đã nhiễm hoặc do cấy những cây con nhiễm tuyến trùng. Đất nhiễm tuyến trùng cũng có thể từ nước tưới, nước chảy từ các vùng dốc, vùng nhiễm của ruộng này đến vùng khác, trên các máy móc nông trại hoặc đồ dùng, và trên giày của người làm ruộng.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
- Vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, thu dọn tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng.
- Nhổ bỏ tiêu huỷ những cây bị bệnh trên ruộng
- Những ruộng bị hại nặng cần xử lý đất bằng cách cày đất phơi ải, bón vôi, rải thuốc trừ tuyến trùng như Cytokinin (Sincocin…), Carbofuran (Furadan…), Carbosulfan ( Carbosan …).
Hệ thống rễ cây bị phá hủy do: (a) tuyến trùng nốt sưng, (b) tuyến trùng gây loét rễ. Cả hai bệnh đều làm cây còi cọc và vàng lá.
(c) triệu chứng sưng rễ
(a)
(b)
(c)
PHẦN II:
XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM DO VI SINH VẬT
I. MÔ HÌNH KHỬ TRÙNG ĐẤT
Đầu tiên, người ta xới đất thật kỹ, sau đó đặt hệ thống tưới, vì đất ẩm sẽ dẫn nhiệt tốt hơn. Tiếp đó, mặt đất được phủ những tấm màng chất dẻo mỏng và trong suốt. Nắng hè nhiệt đới sẽ làm cho nhiệt độ của đất lên tới 60 độ C. Sau một hoặc hai tháng, lớp bạt chất dẻo được gỡ bỏ và đất đã sẵn sàng để gieo trồng. Nếu áp dụng trong nhà kính, kết quả còn tốt hơn do hiệu ứng nhà kính đem lại. Các vi khuẩn, nấm và nhiều loại động vật gây hại mùa màng sống trong khoảng 30 cm dưới lòng đất sẽ bị sức nóng tiêu diệt.
Tác dụng diệt khuẩn của phương pháp này duy trì được khá lâu. Một số nghiên cứu cho thấy, các sinh vật hại chỉ xuất hiện lại sau 14 tháng. Không những thế, năng lượng mặt trời còn làm thay đổi nhiều tính chất hóa học của đất. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, đất sẽ giải phóng ra một lượng lớn các vi chất như canxi, magie… có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Một nhóm nghiên cứu ở Đại học Tổng hợp California thậm chí còn thành công trong việc dùng năng lượng mặt trời để bù đủ lượng kali cần thiết cho đất trồng bông, mà không cần bón thêm phân hóa học.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp đảo Síp, phương pháp khử trùng đất bằng năng lượng mặt trời có thể làm tăng sản lượng cây trồng lên từ 25% đến 432%, rất khả quan đối với các loại rau màu như đậu, cà chua, khoai tây… Đặc biệt, nông sản và hoa quả sau thu hoạch ít phải xử lý hơn mà vẫn đảm bảo không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng do hàm lượng hóa chất thấp. Vấn đề còn lại là tìm cách giải quyết các tấm bạt chất dẻo sau khi xử lý đất. Giải pháp ở đây là dùng các polymer sinh học, vừa có tác dụng hấp thụ tốt nhất năng lượng mặt trời, vừa có khả năng tự tiêu trong thời gian ngắn mà không gây hại cho môi trường.
Công nghệ khử trùng đất bằng năng lượng mặt trời được giáo sư Katan (Viện Nông học Volcani, Israel) nghiên cứu và phát triển cách đây 25 năm. Khi đó, một sinh viên của ông tình cờ phát hiện ra ở một số mảnh ruộng bị lấp dưới đống bạt nhựa do ai đó bỏ quên, đất được ủ nên nóng hơn hẳn các diện tích xung quanh, và được làm sạch đến bất ngờ.
II. KHỬ TRÙNG ĐẤT VỚI METHYL BROMIDE
Sinh vật hại trong đất không bị kiểm soát bởi thuốc bảo vể thực vật, như tuyến trùng, cỏ dại, nấm bệnh, vi khuẩn... ở các loại đất trồng trọt như đất trồng hoa, rau sạch, cỏ sân golf... Người ta sử dụng hóa chất methyl Bromide (dạng khí) xông vào đất. Methyl bromide là một lọai thuốc trừ sâu phổ rộng dùng để khống chế các côn trùng gây bệnh, tuyến trùng và các loài gặm nhấm.
Ưu điểm của phương pháp này là:
Khuếch tán, thẩm thấu sâu trong đất.
Mehtyl Bromide có khả năng diệt trừ hầu hết các sinh vật hại trong đấtGiúp cây sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao, chất lượng tốt.Sau khi diệt trừ các đối tượng cần diệt thì Methyl Bromide lại được thông thoáng khỏi đất trồng, nhờ vậy mà hầu như không để lại dư lượng hoá chất trong đất như các loại thuốc bảo vệ thực vật thông thường.
Khi sử dụng để xông đất, methyl bromide được đưa vào lớp đất sâu khoảng 12-24 inches trước khi trồng cây. Nó sẽ tiệt trùng đất, giết hầu hết các vi sinh vật đất. Ngay sau khi đưa methyl bromide vào đất, người ta phủ lên đất một tấm bạt nhựa, để giử cho nó không phóng thích vào khí quyển, Tuy nhiên, các loại bạt sử dụng hiện nay vẫn cho methyl bromide đi qua và phóng thích vào khí quyển. Sau đó, khi chúng ta giở tấm bạt ra (sau 24-72 giờ), lượng methyl bromide còn lại sẽ phóng thích vào khí quyển. Khi chúng ta xông một thửa đất lớn thì tấm bạt sẽ được giở ra sau 24-72 giờ, tuynhiên, khi xông cho từng luống nhỏ thì các miếng bạt này có thể giữ suốt muà trồng trọt (60-120 ngày). Khoảng 50-95% lượng methyl bromide đưa vào đất có thể phóng thích vào khí quyển. Các cây trồng thường được áp dụng qui trình xông đất là dâu tây, cà chua, thuốc lá, nho.
Năm 2004 Cục Bảo vệ thực vật và Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã thuê Công ty Khử trùng giám định Việt Nam xử lý mầm bệnh (khảo nghiệm) bằng cách xông hơi hóa chất Methyl Bromide vào đất và ủ bằng tấm phủ nilông trong 96 giờ, sau đó mới tiến hành gieo trồng. Chi phí xử lý đất bằng phương pháp này hao tốn từ 40 đến 50 triệu/hecta, do hóa chất phải hoàn toàn nhập ngoại. Được biết phương pháp này đã được công ty hoa DaLat Hasfarm áp dụng hiệu qủa trong nhiều năm qua để trồng hoa.
ỨNG DỤNG:
Sử dụng màng phủ: Giúp hạn chế rệp truyền virút cho cây, hạn chế cỏ dại, ổn định nhiệt độ cho đất. Màng được căng đều trên mặt luống với ánh bạc hướng lên trên.
Trồng ớt phủ bạt nylon ở Bình Trung (Bình Sơn).
Phủ bạt lên ruộng dâu tây nhằm hạn chế cỏ dại và khử trùng đất, hạn chế bệnh ở Mỹ
Nguồn:
TỔNG KẾT
Tìm hiểu về đặc tính và thành phần vi sinh vật của từng loại đất nhằm tìm ra phương pháp thích hợp để xử lý các vi sinh vật có hại, tận dụng các vi sinh vật có lợi nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất. Mô hình khử trùng đất này phù hợp với điều kiện và khả năng của nền nông nghiệp Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Huy Bá, 2009, Tài nguyên môi trường đất Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dụ
Nguyễn Thị Kiều Diễm, 2009, Xử lý ô nhiễm và thoái hóa môi trường đất, Đại học công nghiệp TP Hồ Chí Minh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xử Lý Đất Do Ô Nhiễm Vi Sinh Vật.doc